> Chuyên mục > Đoàn đại biểu Quốc hội > Chương trình hoạt động > Khai mạc phiên họp thứ Mười của UBTVQH

Khai mạc phiên họp thứ Mười của UBTVQH

06/08/2012
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư: Nên quy định viên chức là giảng viên ngành luật được tham gia hành nghề luật sư, nhưng giới hạn trong hoạt động tư vấn pháp luật * Đề án thành lập Vụ thi đua, khen thưởng và công tác chính trị của Tòa án nhân dân tối cao: Tán thành với sự cần thiết của việc thành lập Vụ thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân tối cao * Cho ý kiến về việc ban hành Nghị định về tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài và Nghị định tổ chức lễ Quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn tính mạng của nhân dân Sáng 13.8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, UBTVQH đã khai mạc Phiên họp thứ Mười.
Ngay sau khai mạc, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, các Ủy viên UBTVQH đã thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
Qua thảo luận, các Ủy viên UBTVQH vẫn còn ý kiến khác nhau về vấn đề có nên cho phép viên chức là giảng viên ngành luật được hành nghề luật sư hay không. Báo cáo của Ủy ban Tư pháp do Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình bày, đề nghị UBTVQH cho tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư theo hướng không quy định viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật được hành nghề luật sư, vì cho rằng việc cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được hành nghề luật sư sẽ làm phân tán nguồn lực và dẫn tới khả năng làm phát sinh xung đột lợi ích khi luật sư là các giảng viên tham gia tố tụng. Hơn nữa, hành nghề luật sư thường gắn liền với hoạt động tố tụng (tức là chủ yếu được tiến hành trong giờ hành chính), do đó nếu giảng viên được hành nghề luật sư sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn giảng dạy, khó bảo đảm chất lượng hành nghề.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước không tán thành quan điểm này. Thực tế, giảng viên ngành công an vẫn được phép vừa tham gia giảng dạy, vừa tham gia các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm; trong khi đó, giáo sư, giảng viên ngành luật lại không được phép tham gia hành nghề luật sư, một ngành dịch vụ pháp lý quan trọng đối với đời sống xã hội – quy định như vậy là chưa bảo đảm sự công bằng giữa các ngành. Luật hiện hành không chấp nhận các viên chức là giảng viên ngành luật được tham gia hành nghề luật sư - theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN & NĐ Đào Trọng Thi - là vì lo ngại viên chức, giảng viên đó không bảo đảm thời gian giảng dạy. Thay vì cấm hoàn toàn, Chủ nhiệm Đào Trọng Thi đề nghị, nên quy định viên chức là giảng viên ngành luật được tham gia hành nghề luật sư nhưng với điều kiện phải được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan, đồng thời vẫn phải bảo đảm thời gian làm việc chuyên môn. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, chỉ nên cho phép viên chức là giảng viên ngành luật tham gia hoạt động tư vấn và không cho phép tham gia hoạt động tố tụng, nhằm tránh xảy ra xung đột lợi ích. Nếu không cho phép các viên chức là giảng viên ngành luật tham gia hành nghề luật sư sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực, bởi đây là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao về pháp luật. Hơn nữa, việc cho phép lực lượng giảng viên ngành luật tham gia hành nghề luật sư vừa mang lại lợi ích cho xã hội, vừa tạo điều kiện để giảng viên có sự tương tác giữa lý luận và thực tiễn, giúp bổ sung kiến thức giảng dạy.
Về điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước nhấn mạnh, tiêu chí là các tổ chức luật sư hoặc luật sư nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam phải có thâm niên hành nghề ít nhất là 5 năm liên tục. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, quy định như vậy sẽ không bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức hành nghề trong và ngoài nước. Do đó, nên quy định thống nhất về điều kiện thời gian hành nghề của trưởng chi nhánh, giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam tương tự như luật sư Việt Nam muốn thành lập tổ chức hành nghề là 2 năm.
Tiếp đó, UBTVQH đã cho ý kiến về việc thành lập Vụ Thi đua, khen thưởng và công tác chính trị của Tòa án Nhân dân Tối cao. Đa số Ủy viên UBTVQH tán thành với đề nghị của Tòa án Nhân dân Tối cao. Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, chỉ nên thành lập Vụ Thi đua, khen thưởng đúng như Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2002 và Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 4.10.2005 của Chính phủ đã quy định về tổ chức làm công tác thi đua khen thưởng, trong đó có nội dung hướng dẫn về việc thành lập Vụ Thi đua - Khen thưởng ở các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ.
Buổi chiều, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, UBTVQH đã cho ý kiến về việc ban hành Nghị định về tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài và Nghị định về việc tổ chức lễ Quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn tính mạng của nhân dân.
Các Ủy viên UBTVQH cơ bản nhất trí việc cần thiết phải ban hành Nghị định về tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài nhằm tạo khuôn khổ pháp lý để các hoạt động này được thực hiện một cách thống nhất, khoa học, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và thông lệ quốc tế, phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Việc ban hành Nghị định sẽ khắc phục được tình trạng một số lễ hội tổ chức tràn lan, lãng phí, trái với thuần phong mỹ tục của nước ta. Một số ý kiến nhấn mạnh, nội dung của Nghị định này không được trái  với Luật Thi đua khen thưởng, Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo đúng Thông báo số 334 của Bộ Chính trị.
Về Nghị định tổ chức lễ Quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tính mạng của nhân dân, một số ý kiến cho rằng, việc ban hành Nghị định này không trái với các quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Tuy nhiên về nội dung của dự thảo Nghị định thì còn ý kiến khác nhau. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị, nên tổ chức lễ tưởng niệm trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tính mạng của nhân dân thay vì tổ chức lễ quốc tang. Đây cũng là việc làm được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Song, theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước, nếu tổ chức lễ quốc tang do thiên tai thảm họa thì cần xác định rõ các tiêu chí thế nào là thiên tai, thảm họa lớn và mức độ gây thiệt hại cụ thể đối với sản xuất và đời sống cũng như tính mạng của người dân như thế nào... 
Theo daibieunhandan.vn

Khai mạc phiên họp thứ Mười của UBTVQH

06/08/2012
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư: Nên quy định viên chức là giảng viên ngành luật được tham gia hành nghề luật sư, nhưng giới hạn trong hoạt động tư vấn pháp luật * Đề án thành lập Vụ thi đua, khen thưởng và công tác chính trị của Tòa án nhân dân tối cao: Tán thành với sự cần thiết của việc thành lập Vụ thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân tối cao * Cho ý kiến về việc ban hành Nghị định về tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài và Nghị định tổ chức lễ Quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn tính mạng của nhân dân Sáng 13.8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, UBTVQH đã khai mạc Phiên họp thứ Mười.
Ngay sau khai mạc, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu, các Ủy viên UBTVQH đã thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư.
Qua thảo luận, các Ủy viên UBTVQH vẫn còn ý kiến khác nhau về vấn đề có nên cho phép viên chức là giảng viên ngành luật được hành nghề luật sư hay không. Báo cáo của Ủy ban Tư pháp do Ủy viên UBTVQH, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện trình bày, đề nghị UBTVQH cho tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Luật sư theo hướng không quy định viên chức đang làm công tác giảng dạy pháp luật được hành nghề luật sư, vì cho rằng việc cho phép viên chức làm công tác giảng dạy pháp luật được hành nghề luật sư sẽ làm phân tán nguồn lực và dẫn tới khả năng làm phát sinh xung đột lợi ích khi luật sư là các giảng viên tham gia tố tụng. Hơn nữa, hành nghề luật sư thường gắn liền với hoạt động tố tụng (tức là chủ yếu được tiến hành trong giờ hành chính), do đó nếu giảng viên được hành nghề luật sư sẽ ảnh hưởng đến hoạt động chuyên môn giảng dạy, khó bảo đảm chất lượng hành nghề.
Tuy nhiên, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước không tán thành quan điểm này. Thực tế, giảng viên ngành công an vẫn được phép vừa tham gia giảng dạy, vừa tham gia các hoạt động đấu tranh phòng chống tội phạm; trong khi đó, giáo sư, giảng viên ngành luật lại không được phép tham gia hành nghề luật sư, một ngành dịch vụ pháp lý quan trọng đối với đời sống xã hội – quy định như vậy là chưa bảo đảm sự công bằng giữa các ngành. Luật hiện hành không chấp nhận các viên chức là giảng viên ngành luật được tham gia hành nghề luật sư - theo Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN & NĐ Đào Trọng Thi - là vì lo ngại viên chức, giảng viên đó không bảo đảm thời gian giảng dạy. Thay vì cấm hoàn toàn, Chủ nhiệm Đào Trọng Thi đề nghị, nên quy định viên chức là giảng viên ngành luật được tham gia hành nghề luật sư nhưng với điều kiện phải được sự cho phép của thủ trưởng cơ quan, đồng thời vẫn phải bảo đảm thời gian làm việc chuyên môn. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cho rằng, chỉ nên cho phép viên chức là giảng viên ngành luật tham gia hoạt động tư vấn và không cho phép tham gia hoạt động tố tụng, nhằm tránh xảy ra xung đột lợi ích. Nếu không cho phép các viên chức là giảng viên ngành luật tham gia hành nghề luật sư sẽ gây lãng phí nguồn nhân lực, bởi đây là đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao về pháp luật. Hơn nữa, việc cho phép lực lượng giảng viên ngành luật tham gia hành nghề luật sư vừa mang lại lợi ích cho xã hội, vừa tạo điều kiện để giảng viên có sự tương tác giữa lý luận và thực tiễn, giúp bổ sung kiến thức giảng dạy.
Về điều kiện hành nghề của luật sư nước ngoài, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước nhấn mạnh, tiêu chí là các tổ chức luật sư hoặc luật sư nước ngoài muốn hành nghề tại Việt Nam phải có thâm niên hành nghề ít nhất là 5 năm liên tục. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, quy định như vậy sẽ không bảo đảm sự bình đẳng giữa các tổ chức hành nghề trong và ngoài nước. Do đó, nên quy định thống nhất về điều kiện thời gian hành nghề của trưởng chi nhánh, giám đốc công ty luật nước ngoài tại Việt Nam tương tự như luật sư Việt Nam muốn thành lập tổ chức hành nghề là 2 năm.
Tiếp đó, UBTVQH đã cho ý kiến về việc thành lập Vụ Thi đua, khen thưởng và công tác chính trị của Tòa án Nhân dân Tối cao. Đa số Ủy viên UBTVQH tán thành với đề nghị của Tòa án Nhân dân Tối cao. Tuy nhiên, một số ý kiến cũng cho rằng, chỉ nên thành lập Vụ Thi đua, khen thưởng đúng như Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân năm 2002 và Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 4.10.2005 của Chính phủ đã quy định về tổ chức làm công tác thi đua khen thưởng, trong đó có nội dung hướng dẫn về việc thành lập Vụ Thi đua - Khen thưởng ở các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ.
Buổi chiều, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Tòng Thị Phóng, UBTVQH đã cho ý kiến về việc ban hành Nghị định về tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài và Nghị định về việc tổ chức lễ Quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn tính mạng của nhân dân.
Các Ủy viên UBTVQH cơ bản nhất trí việc cần thiết phải ban hành Nghị định về tổ chức các ngày kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng, nghi lễ đối ngoại và đón tiếp khách nước ngoài nhằm tạo khuôn khổ pháp lý để các hoạt động này được thực hiện một cách thống nhất, khoa học, phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc và thông lệ quốc tế, phù hợp với chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Việc ban hành Nghị định sẽ khắc phục được tình trạng một số lễ hội tổ chức tràn lan, lãng phí, trái với thuần phong mỹ tục của nước ta. Một số ý kiến nhấn mạnh, nội dung của Nghị định này không được trái  với Luật Thi đua khen thưởng, Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan theo đúng Thông báo số 334 của Bộ Chính trị.
Về Nghị định tổ chức lễ Quốc tang trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tính mạng của nhân dân, một số ý kiến cho rằng, việc ban hành Nghị định này không trái với các quy định của Luật Tổ chức Chính phủ và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Tuy nhiên về nội dung của dự thảo Nghị định thì còn ý kiến khác nhau. Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh Nguyễn Kim Khoa đề nghị, nên tổ chức lễ tưởng niệm trong trường hợp thiên tai, thảm họa đặc biệt nghiêm trọng, gây thiệt hại lớn đến tính mạng của nhân dân thay vì tổ chức lễ quốc tang. Đây cũng là việc làm được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Song, theo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’sor Phước, nếu tổ chức lễ quốc tang do thiên tai thảm họa thì cần xác định rõ các tiêu chí thế nào là thiên tai, thảm họa lớn và mức độ gây thiệt hại cụ thể đối với sản xuất và đời sống cũng như tính mạng của người dân như thế nào... 
Theo daibieunhandan.vn