> Chuyên mục > Đoàn đại biểu Quốc hội > Thông tin kỳ họp > Nên sửa quy định trong Luật luật sư hiện hành

Nên sửa quy định trong Luật luật sư hiện hành

30/07/2012
Đó là ý kiến của đại biểu Siu Hương (Gia Lai) trong buổi thảo luận của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư sáng 6/6. Với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, những nội dung sửa đổi, bổ sung lần này đều là vấn đề cấp thiết, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện chế định luật sư. Theo quy định của Luật hiện hành, Đoàn luật sư và các luật sư thuộc sự điều hành, quản lý của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội Siu Hương, quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức luật sư toàn quốc với các Đoàn luật sư tại các tỉnh, thành phố như một hệ thống từ Trung ương xuống địa phương. Điều 67 dự thảo Luật quy định Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc, nhưng thực tế, ngoài Điều lệ chung này, Đoàn luật sư tại các tỉnh, thành phố còn có Điều lệ riêng.
Như vậy, luật sư vừa chịu sự quản lý của Liên đoàn luật sư Việt Nam, vừa chịu sự quản lý của các tổ chức luật sư và chính quyền ở địa phương, ngoài ra còn chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp. Quy định này dẫn tới sự chồng chéo, vừa gây khó khăn cho các Đoàn luật sư, vừa làm giảm hiệu quả hoạt động và tính tự quản của các tổ chức luật sư; đồng thời tạo thêm gánh nặng không cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước.
Đại biểu Siu Hương đề nghị sửa quy định trong Luật hiện hành theo hướng: Ngoài việc chấp hành Điều lệ chung của Liên đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có điều lệ riêng, mà chỉ có các quy định nội bộ về những vấn đề chi tiết, về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư.
(Đại Biểu Nhân Dân)

Nên sửa quy định trong Luật luật sư hiện hành

30/07/2012
Đó là ý kiến của đại biểu Siu Hương (Gia Lai) trong buổi thảo luận của Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư sáng 6/6. Với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, những nội dung sửa đổi, bổ sung lần này đều là vấn đề cấp thiết, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện chế định luật sư. Theo quy định của Luật hiện hành, Đoàn luật sư và các luật sư thuộc sự điều hành, quản lý của Liên đoàn luật sư Việt Nam.
Tuy nhiên, theo đại biểu Quốc hội Siu Hương, quy định của Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật chưa tạo được sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức luật sư toàn quốc với các Đoàn luật sư tại các tỉnh, thành phố như một hệ thống từ Trung ương xuống địa phương. Điều 67 dự thảo Luật quy định Điều lệ của tổ chức luật sư toàn quốc, nhưng thực tế, ngoài Điều lệ chung này, Đoàn luật sư tại các tỉnh, thành phố còn có Điều lệ riêng.
Như vậy, luật sư vừa chịu sự quản lý của Liên đoàn luật sư Việt Nam, vừa chịu sự quản lý của các tổ chức luật sư và chính quyền ở địa phương, ngoài ra còn chịu sự quản lý trực tiếp của Bộ Tư pháp. Quy định này dẫn tới sự chồng chéo, vừa gây khó khăn cho các Đoàn luật sư, vừa làm giảm hiệu quả hoạt động và tính tự quản của các tổ chức luật sư; đồng thời tạo thêm gánh nặng không cần thiết cho cơ quan quản lý nhà nước.
Đại biểu Siu Hương đề nghị sửa quy định trong Luật hiện hành theo hướng: Ngoài việc chấp hành Điều lệ chung của Liên đoàn luật sư Việt Nam, các Đoàn luật sư tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương không có điều lệ riêng, mà chỉ có các quy định nội bộ về những vấn đề chi tiết, về tổ chức và hoạt động của Đoàn luật sư.
(Đại Biểu Nhân Dân)