> Chuyên mục > Đoàn đại biểu Quốc hội > Tin hoạt động > Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII

15/08/2012
Sau một tháng làm việc (21/5 - 21/6/2012) với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành tốt chương trình đã đề ra, bảo đảm chất lượng nội dung nghị sự và hiệu quả của việc thực hiện những cải tiến, đổi mới theo tinh thần Đề án tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai thông báo với cử tri trong tỉnh những kết quả chủ yếu của kỳ họp này như sau: 1. Về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách trong những tháng đầu năm và triển khai thực hiện 8 tháng cuối năm 2012
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ các báo cáo và nắm bắt tình hình thực tế, Quốc hội đã phân tích sâu sắc, đánh giá khách quan, toàn diện những thuận lợi, khó khăn, những kết quả, hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2011 và những tháng đầu năm 2012. Bước vào năm 2012, kinh tế thế giới nói chung đang trên đà phục hồi nhưng còn diễn biến khó lường. Trong nước, kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro; thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất ngân hàng còn cao; số doanh nghiệp bị giải thể, đình đốn sản xuất tăng cao, nhiều người lao động mất việc làm. Triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012, trong đó trọng tâm chỉ đạo điều hành là thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; triển khai thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, bắt đầu từ tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong 4 tháng đầu năm 2012 đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu. Trong 4 tháng đầu năm 2012, lạm phát được kiềm chế, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) đã giảm từ giữa năm 2011 và giảm mạnh trong những tháng gần đây. Trần lãi suất tiền gửi và lãi suất vay tín dụng đã giảm so với đầu năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt trên 33,4 tỷ USD, tăng 22,1%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 33,6 tỷ USD, tăng 4,4%; nhập siêu 176 triệu USD, bằng khoảng 0,53% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ những năm qua. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng đầu năm tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2011. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I năm 2012 tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. An sinh xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo với nhiều biện pháp thiết thực. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo được quan tâm chỉ đạo, thực hiện theo các chương trình, kế hoạch đã đề ra từ đầu năm và đạt kết quả khả quan.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức lớn như: Đã xuất hiện những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2012 chỉ đạt 4%, trong đó công nghiệp, xây dựng chỉ tăng 2,94%. Đời sống nhân dân ở nhiều vùng vẫn còn khó khăn. Tình hình tệ nạn xã hội, tội phạm còn nghiêm trọng, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm chống người thi hành công vụ. Tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi; xuất hiện nhiều vụ khiếu kiện đông người phức tạp, nhất là về đất đai; việc bảo đảm an toàn các công trình thủy điện, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông ở một số thành phố lớn, vẫn là những vấn đề bức xúc của xã hội.
Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành trong những tháng còn lại của năm 2012, với mục tiêu tổng quát: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Để hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch đã xác định, Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau: (1) Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư, đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; (2) Thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; (3) Thực hiện tốt hơn việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường; (4) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện đồng bộ chương trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí; (5) Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; (6) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.
2. Về hoạt động xây dựng luật, nghị quyết
Quốc hội đã thảo luận, thông qua 13 đạo luật (Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật giá; Luật công đoàn (sửa đổi); Bộ luật lao động (sửa đổi); Luật giáo dục đại học; Luật phòng, chống rửa tiền; Luật bảo hiểm tiền gửi; Luật quảng cáo; Luật tài nguyên nước (sửa đổi); Luật giám định tư pháp; Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; Luật biển Việt Nam), cho ý kiến đối với 06 dự án luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Luật xuất bản (sửa đổi); Luật dự trữ quốc gia; Luật hợp tác xã (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư) và thông qua 07 nghị quyết (Nghị quyết về bổ sung một số dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015; Nghị quyết về việc ban hành một số giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012; Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010; Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII; Nghị quyết về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; Nghị quyết về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII).
Các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội thông qua và cho ý kiến tại kỳ họp này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan thực kiện kỹ lưỡng, công phu qua nhiều cuộc hội thảo, hội nghị để lấy ý kiến tham gia và công tác tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, kịp thời. Nội dung các dự án luật có chất lượng tốt, các chính sách lớn quy định trong các dự án luật đã được đánh giá tác động, phạm vi điều chỉnh thể hiện được nhu cầu thực tiễn và yêu cầu quản lý. Đặc biệt, dự án Luật biển Việt Nam được Quốc hội thông qua trong kỳ họp này đã thể hiện nhất quán chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề biên giới, lãnh thổ và khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nguyện vọng của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước.
3. Về hoạt động giám sát
Quốc hội đã xem xét, thảo luận các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng; các báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thi hành pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh, v.v..
Tại kỳ họp này, cử tri cả nước thông qua 63 Đoàn đại biểu Quốc hội đã gửi đến Quốc hội 1.732 ý kiến, kiến nghị, trong đó tập trung vào một số vấn đề: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống, việc làm của nhân dân; chênh lệch giàu nghèo; tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; cải cách thủ tục hành chính, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo Quốc hội kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII; trong đó đã xem xét việc giải quyết 1.678 kiến nghị cử tri và hai vấn đề cử tri kiến nghị nhiều lần (việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác; việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân tại các khu tái định cư). Nhìn chung, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành... đã nghiêm túc xem xét, giải quyết những vấn đề cử tri nêu lên và gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để báo cáo kỳ họp thứ ba của Quốc hội. Theo đó, các cơ quan của Quốc hội đã tiếp thu, giải quyết 193/193 kiến nghị; Chính phủ, các bộ, ngành tiếp thu, giải quyết 1.470/1.476 kiến nghị; Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp thu, giải quyết 9/9 kiến nghị. Báo cáo giám sát cũng đã chỉ rõ kết quả đạt được và những hạn chế trong việc giải quyết các kiến nghị của cử tri của cơ quan có thẩm quyền; đồng thời, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần nâng cao chất lượng giải quyết kiến nghị của cử tri; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về tín dụng ưu đãi, chính sách, pháp luật về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là các nội dung giải quyết bức xúc về kinh tế -  xã hội mà cử tri có nhiều kiến nghị.
Về chất vấn và trả lời chất vấn trong kỳ họp, đã có 175 chất vấn của 90 đại biểu Quốc hội ở 42 Đoàn đại biểu Quốc hội (trong đó, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có 03 chất vấn). Trên cơ sở tổng hợp các nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội, Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về kinh tế - xã hội; những vấn đề bức xúc được dư luận và cử tri quan tâm, Quốc hội đã quyết định 5 thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trực tiếp tại Hội trường, gồm các Bộ trưởng: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Kết thúc hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đánh giá khái quát: Tại phiên chất vấn đã lựa chọn trúng vấn đề mà cử tri cả nước quan tâm; có nhiều nội dung mới cần phải đặt ra, cần phải chất vấn, cần phải làm rõ trách nhiệm, giải pháp để tổ chức thực hiện những nội dung này. Không khí chất vấn, trả lời chất vấn thẳng thắn, có trách nhiệm và có tranh luận, đối thoại với tinh thần xây dựng cao. Các vị đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi gọn, rõ, đi thẳng vào vấn đề, các thành viên Chính phủ trả lời nhiều vấn đề quan trọng mà cử tri cả nước quan tâm, nghiêm túc kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, cũng đã nhận rõ trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của mình. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Chính phủ, các vị Bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các vấn đề đã hứa trước Quốc hội và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 sắp tới.
Bên cạnh các nội dung nêu trên, Quốc hội đã thảo luận Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh. Mục tiêu của Đề án tập trung vào: (1) Tái cơ cấu đầu tư công; (2) Tái cơ cấu tài chính (trong đó tập trung vào tái cơ cấu hệ thống ngân hàng); (3) Tái cơ cấu doanh nghiệp (trong đó tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo mô hình tăng trưởng mới với cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững và phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa). Đồng thời, Quốc hội đã thảo luận Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đề án đã phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong những năm qua. Công tác xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đã có những cải tiến, đổi mới thường xuyên cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đề án đã đề xuất những cải tiến, đổi mới hoạt động của Quốc hội về hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tổ chức kỳ họp Quốc hội, tổ chức phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của Quốc hội; v.v..
Ngoài ra, trên cơ sở tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của các cơ  quan liên quan (Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...), ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An)./.
Hà Sơn Nhin

Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII

15/08/2012
Sau một tháng làm việc (21/5 - 21/6/2012) với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc và trách nhiệm cao, kỳ họp thứ ba, Quốc hội khóa XIII đã hoàn thành tốt chương trình đã đề ra, bảo đảm chất lượng nội dung nghị sự và hiệu quả của việc thực hiện những cải tiến, đổi mới theo tinh thần Đề án tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai thông báo với cử tri trong tỉnh những kết quả chủ yếu của kỳ họp này như sau: 1. Về thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách trong những tháng đầu năm và triển khai thực hiện 8 tháng cuối năm 2012
Trên cơ sở nghiên cứu kỹ các báo cáo và nắm bắt tình hình thực tế, Quốc hội đã phân tích sâu sắc, đánh giá khách quan, toàn diện những thuận lợi, khó khăn, những kết quả, hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội năm 2011 và những tháng đầu năm 2012. Bước vào năm 2012, kinh tế thế giới nói chung đang trên đà phục hồi nhưng còn diễn biến khó lường. Trong nước, kinh tế vĩ mô gặp nhiều khó khăn, tiềm ẩn nhiều rủi ro; thị trường trong nước thu hẹp, sức mua giảm mạnh, hàng tồn kho lớn, lãi suất ngân hàng còn cao; số doanh nghiệp bị giải thể, đình đốn sản xuất tăng cao, nhiều người lao động mất việc làm. Triển khai Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2012, trong đó trọng tâm chỉ đạo điều hành là thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô; triển khai thực hiện chủ trương tái cơ cấu nền kinh tế, bắt đầu từ tái cơ cấu đầu tư, tái cơ cấu doanh nghiệp và tái cơ cấu hệ thống tài chính - ngân hàng.
Với sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và nhân dân, tình hình kinh tế - xã hội nước ta trong 4 tháng đầu năm 2012 đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả bước đầu. Trong 4 tháng đầu năm 2012, lạm phát được kiềm chế, tốc độ tăng giá tiêu dùng (CPI) đã giảm từ giữa năm 2011 và giảm mạnh trong những tháng gần đây. Trần lãi suất tiền gửi và lãi suất vay tín dụng đã giảm so với đầu năm. Tổng kim ngạch xuất khẩu 4 tháng đầu năm ước đạt trên 33,4 tỷ USD, tăng 22,1%; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 33,6 tỷ USD, tăng 4,4%; nhập siêu 176 triệu USD, bằng khoảng 0,53% tổng kim ngạch xuất khẩu, thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ những năm qua. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) 4 tháng đầu năm tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2011. Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản quý I năm 2012 tăng 3,7% so với cùng kỳ năm trước. An sinh xã hội tiếp tục được quan tâm chỉ đạo với nhiều biện pháp thiết thực. Các lĩnh vực văn hoá, xã hội, giáo dục và đào tạo được quan tâm chỉ đạo, thực hiện theo các chương trình, kế hoạch đã đề ra từ đầu năm và đạt kết quả khả quan.
Bên cạnh đó, tình hình kinh tế - xã hội nước ta vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức lớn như: Đã xuất hiện những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2012 chỉ đạt 4%, trong đó công nghiệp, xây dựng chỉ tăng 2,94%. Đời sống nhân dân ở nhiều vùng vẫn còn khó khăn. Tình hình tệ nạn xã hội, tội phạm còn nghiêm trọng, nhất là tội phạm có tổ chức, tội phạm chống người thi hành công vụ. Tình trạng tham nhũng, lãng phí chưa được đẩy lùi; xuất hiện nhiều vụ khiếu kiện đông người phức tạp, nhất là về đất đai; việc bảo đảm an toàn các công trình thủy điện, tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông ở một số thành phố lớn, vẫn là những vấn đề bức xúc của xã hội.
Về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong chỉ đạo, điều hành trong những tháng còn lại của năm 2012, với mục tiêu tổng quát: Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế. Để hoàn thành tốt mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch đã xác định, Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như sau: (1) Tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh và đầu tư, đồng thời tiếp tục thực hiện nhất quán chủ trương kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô; (2) Thực hiện tốt nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh; (3) Thực hiện tốt hơn việc bảo đảm an sinh xã hội và phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường; (4) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, thực hiện đồng bộ chương trình cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đẩy mạnh công cuộc phòng chống tham nhũng, lãng phí; (5) Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại; (6) Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận xã hội.
2. Về hoạt động xây dựng luật, nghị quyết
Quốc hội đã thảo luận, thông qua 13 đạo luật (Luật xử lý vi phạm hành chính; Luật phổ biến, giáo dục pháp luật; Luật giá; Luật công đoàn (sửa đổi); Bộ luật lao động (sửa đổi); Luật giáo dục đại học; Luật phòng, chống rửa tiền; Luật bảo hiểm tiền gửi; Luật quảng cáo; Luật tài nguyên nước (sửa đổi); Luật giám định tư pháp; Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá; Luật biển Việt Nam), cho ý kiến đối với 06 dự án luật (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Luật xuất bản (sửa đổi); Luật dự trữ quốc gia; Luật hợp tác xã (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật luật sư) và thông qua 07 nghị quyết (Nghị quyết về bổ sung một số dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015; Nghị quyết về việc ban hành một số giải pháp thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân năm 2012; Nghị quyết phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010; Nghị quyết về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2013, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2012 và nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII; Nghị quyết về một số cải tiến, đổi mới để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội; Nghị quyết về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XIII).
Các dự án luật, nghị quyết trình Quốc hội thông qua và cho ý kiến tại kỳ họp này đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo các cơ quan liên quan thực kiện kỹ lưỡng, công phu qua nhiều cuộc hội thảo, hội nghị để lấy ý kiến tham gia và công tác tập hợp, tổng hợp, tiếp thu, giải trình đầy đủ, kịp thời. Nội dung các dự án luật có chất lượng tốt, các chính sách lớn quy định trong các dự án luật đã được đánh giá tác động, phạm vi điều chỉnh thể hiện được nhu cầu thực tiễn và yêu cầu quản lý. Đặc biệt, dự án Luật biển Việt Nam được Quốc hội thông qua trong kỳ họp này đã thể hiện nhất quán chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ta đối với vấn đề biên giới, lãnh thổ và khẳng định, bảo vệ chủ quyền biển, đảo là nguyện vọng của đông đảo cử tri và nhân dân cả nước.
3. Về hoạt động giám sát
Quốc hội đã xem xét, thảo luận các báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về người có công với cách mạng; các báo cáo giám sát của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, thi hành pháp luật, bảo đảm quốc phòng, an ninh, v.v..
Tại kỳ họp này, cử tri cả nước thông qua 63 Đoàn đại biểu Quốc hội đã gửi đến Quốc hội 1.732 ý kiến, kiến nghị, trong đó tập trung vào một số vấn đề: Tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đời sống, việc làm của nhân dân; chênh lệch giàu nghèo; tình trạng ô nhiễm môi trường, mất vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn giao thông, tội phạm, vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân; cải cách thủ tục hành chính, tình trạng quan liêu, tham nhũng, lãng phí. Đồng thời, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã báo cáo Quốc hội kết quả giám sát việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ hai, Quốc hội khóa XIII; trong đó đã xem xét việc giải quyết 1.678 kiến nghị cử tri và hai vấn đề cử tri kiến nghị nhiều lần (việc thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với người nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách khác; việc giải quyết khó khăn trong sản xuất và đời sống của người dân tại các khu tái định cư). Nhìn chung, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các bộ, ngành... đã nghiêm túc xem xét, giải quyết những vấn đề cử tri nêu lên và gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để báo cáo kỳ họp thứ ba của Quốc hội. Theo đó, các cơ quan của Quốc hội đã tiếp thu, giải quyết 193/193 kiến nghị; Chính phủ, các bộ, ngành tiếp thu, giải quyết 1.470/1.476 kiến nghị; Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiếp thu, giải quyết 9/9 kiến nghị. Báo cáo giám sát cũng đã chỉ rõ kết quả đạt được và những hạn chế trong việc giải quyết các kiến nghị của cử tri của cơ quan có thẩm quyền; đồng thời, kiến nghị Chính phủ, các bộ, ngành, Tòa án nhân dân tối cao và Viện kiểm sát nhân dân tối cao cần nâng cao chất lượng giải quyết kiến nghị của cử tri; hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật về tín dụng ưu đãi, chính sách, pháp luật về bồi thường hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói, giảm nghèo bền vững, đặc biệt là các nội dung giải quyết bức xúc về kinh tế -  xã hội mà cử tri có nhiều kiến nghị.
Về chất vấn và trả lời chất vấn trong kỳ họp, đã có 175 chất vấn của 90 đại biểu Quốc hội ở 42 Đoàn đại biểu Quốc hội (trong đó, đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có 03 chất vấn). Trên cơ sở tổng hợp các nội dung chất vấn của đại biểu Quốc hội, Báo cáo của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri; ý kiến thảo luận của đại biểu Quốc hội về kinh tế - xã hội; những vấn đề bức xúc được dư luận và cử tri quan tâm, Quốc hội đã quyết định 5 thành viên Chính phủ trả lời chất vấn trực tiếp tại Hội trường, gồm các Bộ trưởng: Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công Thương, Bộ Công an và Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. Kết thúc hai ngày rưỡi chất vấn và trả lời chất vấn, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã đánh giá khái quát: Tại phiên chất vấn đã lựa chọn trúng vấn đề mà cử tri cả nước quan tâm; có nhiều nội dung mới cần phải đặt ra, cần phải chất vấn, cần phải làm rõ trách nhiệm, giải pháp để tổ chức thực hiện những nội dung này. Không khí chất vấn, trả lời chất vấn thẳng thắn, có trách nhiệm và có tranh luận, đối thoại với tinh thần xây dựng cao. Các vị đại biểu Quốc hội nêu câu hỏi gọn, rõ, đi thẳng vào vấn đề, các thành viên Chính phủ trả lời nhiều vấn đề quan trọng mà cử tri cả nước quan tâm, nghiêm túc kiểm điểm đánh giá tình hình thực hiện theo chức năng nhiệm vụ được Quốc hội và Chính phủ giao, cũng đã nhận rõ trách nhiệm liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc thẩm quyền của mình. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đề nghị Chính phủ, các vị Bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các vấn đề đã hứa trước Quốc hội và báo cáo với Quốc hội tại kỳ họp thứ 4 sắp tới.
Bên cạnh các nội dung nêu trên, Quốc hội đã thảo luận Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, năng suất và năng lực cạnh tranh. Mục tiêu của Đề án tập trung vào: (1) Tái cơ cấu đầu tư công; (2) Tái cơ cấu tài chính (trong đó tập trung vào tái cơ cấu hệ thống ngân hàng); (3) Tái cơ cấu doanh nghiệp (trong đó tập trung vào các tập đoàn, tổng công ty nhà nước theo mô hình tăng trưởng mới với cơ cấu kinh tế hợp lý hơn, hiệu quả hơn, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế, bảo đảm phát triển bền vững và phù hợp với xu hướng toàn cầu hóa). Đồng thời, Quốc hội đã thảo luận Đề án tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Đề án đã phân tích, đánh giá về tình hình thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội trong những năm qua. Công tác xây dựng pháp luật, giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước đã có những cải tiến, đổi mới thường xuyên cả về chiều rộng và chiều sâu, đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước, quản lý xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế. Đề án đã đề xuất những cải tiến, đổi mới hoạt động của Quốc hội về hoạt động lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng, tổ chức kỳ họp Quốc hội, tổ chức phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội, hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, công tác bảo đảm phục vụ hoạt động của Quốc hội; v.v..
Ngoài ra, trên cơ sở tờ trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của các cơ  quan liên quan (Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam...), ý kiến của các đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã tiến hành bỏ phiếu bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Đặng Thị Hoàng Yến (Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Long An)./.
Hà Sơn Nhin