> Chuyên mục > Đoàn đại biểu Quốc hội > Tin hoạt động > Hội thảo khoa học ĐBQH chuyên trách với những quy định của pháp luật hiện nay

Hội thảo khoa học ĐBQH chuyên trách với những quy định của pháp luật hiện nay

01/06/2012
Sáng 7/8, tại Hà Nội, Ban Công tác đại biểu đã tổ chức Hội thảo khoa học ĐBQH chuyên trách với những quy định của pháp luật hiện nay. Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương chủ trì Hội thảo. Trong những năm qua, QH nước ta đã có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động, góp phần vào thành công chung của công cuộc đổi mới đất nước. Từ Khóa XI đến nay, thực hiện Luật Tổ chức QH năm 2011, số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách ngày càng tăng lên, bao gồm cả ĐBQH chuyên trách ở trung ương và chuyên trách ở địa phương. Chính ĐBQH chuyên trách đã làm thay đổi đáng kể diện mạo về mặt tổ chức và cũng làm tăng hiệu quả hoạt động của QH, các cơ quan QH, và các Đoàn ĐBQH, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đến nay pháp luật của nước ta chưa có những quy định đầy đủ cho ĐBQH chuyên trách. Hoạt động của ĐBQH chuyên trách vẫn chung nhiệm vụ, quyền hạn, địa vị pháp lý như ĐBQH nói chung; Có chăng chỉ là khác về thời gian tham gia hoạt động và chủ yếu hoạt động ở Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của QH và Đoàn ĐBQH ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tham dự hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luận về các nội dung: Các quy định pháp luật hiện hành về ĐBQH chuyên trách - thực trạng và kiến nghị; ĐBQH chuyên trách trong hoạt động của QH - những vấn đề đặt ra; Một vài suy nghĩ về giải pháp hoàn thiện chế định ĐBQH chuyên trách ở nước ta; Vai trò của phó trưởng đoàn chuyên trách của Đoàn ĐBQH.
Cho ý kiến tại hội thảo, đa số các ý kiến cho rằng, việc hình thành và thiết lập chế định đại biểu chuyên trách là một bước phát triển quan trọng của cơ chế đại diện dân cử ở nước ta. Yêu cầu của sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi pháp huy đầy đủ vị trí, vai trò của QH, trong đó có các ĐBQH đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chế định ĐBQH chuyên trách cần được tiếp tục hoàn thiện trong mối quan hệ với việc đổi mới QH; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của QH. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đổi mới cả trong nhận thức và phương pháp tư duy để chế định này đi vào cuộc sống, trở thành bảo đảm chắc chắn cho quá trình tiếp tục phát huy vai trò của QH là cơ quan đại diện dân cử cao nhất và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta.
Nhằm hoàn thiện chế định pháp lý về ĐBQH hoạt động chuyên trách trong thời gian tới, các đại biểu kiến nghị: Cần xác định rõ ràng và dứt khoát mô hình tổ chức Quốc hội nước ta; Pháp luật nhất là Luật tổ chức QH hoặc Luật Bầu cử ĐBQH cần có quy định tiêu chuẩn ĐBQH hoạt động chuyên trách; Cần quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn cũng như trách nhiệm của ĐBQH hoạt động chuyên trách; Đổi mới chế định ĐBQH chuyên trách phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng đại biểu, không thể vì cơ cấu mà xem nhẹ chất lượng đại biểu; Hoàn thiện chế độ, chính sách về lương, phụ cấp đại biểu, điều kiện vật chất làm việc bảo đảm cho ĐBQH chuyên trách; Phát huy vai trò ĐBQH chuyên trách trong việc chuẩn bị các nội dung trình QH xem xét, quyết định…
Theo daibieunhandan.vn

Hội thảo khoa học ĐBQH chuyên trách với những quy định của pháp luật hiện nay

01/06/2012
Sáng 7/8, tại Hà Nội, Ban Công tác đại biểu đã tổ chức Hội thảo khoa học ĐBQH chuyên trách với những quy định của pháp luật hiện nay. Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên UBTVQH, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương chủ trì Hội thảo. Trong những năm qua, QH nước ta đã có nhiều đổi mới về tổ chức và hoạt động, góp phần vào thành công chung của công cuộc đổi mới đất nước. Từ Khóa XI đến nay, thực hiện Luật Tổ chức QH năm 2011, số lượng ĐBQH hoạt động chuyên trách ngày càng tăng lên, bao gồm cả ĐBQH chuyên trách ở trung ương và chuyên trách ở địa phương. Chính ĐBQH chuyên trách đã làm thay đổi đáng kể diện mạo về mặt tổ chức và cũng làm tăng hiệu quả hoạt động của QH, các cơ quan QH, và các Đoàn ĐBQH, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đến nay pháp luật của nước ta chưa có những quy định đầy đủ cho ĐBQH chuyên trách. Hoạt động của ĐBQH chuyên trách vẫn chung nhiệm vụ, quyền hạn, địa vị pháp lý như ĐBQH nói chung; Có chăng chỉ là khác về thời gian tham gia hoạt động và chủ yếu hoạt động ở Hội đồng Dân tộc, các cơ quan của QH và Đoàn ĐBQH ở 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Tham dự hội thảo, các đại biểu đã được nghe các tham luận về các nội dung: Các quy định pháp luật hiện hành về ĐBQH chuyên trách - thực trạng và kiến nghị; ĐBQH chuyên trách trong hoạt động của QH - những vấn đề đặt ra; Một vài suy nghĩ về giải pháp hoàn thiện chế định ĐBQH chuyên trách ở nước ta; Vai trò của phó trưởng đoàn chuyên trách của Đoàn ĐBQH.
Cho ý kiến tại hội thảo, đa số các ý kiến cho rằng, việc hình thành và thiết lập chế định đại biểu chuyên trách là một bước phát triển quan trọng của cơ chế đại diện dân cử ở nước ta. Yêu cầu của sự nghiệp xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa đòi hỏi pháp huy đầy đủ vị trí, vai trò của QH, trong đó có các ĐBQH đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Chế định ĐBQH chuyên trách cần được tiếp tục hoàn thiện trong mối quan hệ với việc đổi mới QH; nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của QH. Điều này đòi hỏi chúng ta phải đổi mới cả trong nhận thức và phương pháp tư duy để chế định này đi vào cuộc sống, trở thành bảo đảm chắc chắn cho quá trình tiếp tục phát huy vai trò của QH là cơ quan đại diện dân cử cao nhất và là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất ở nước ta.
Nhằm hoàn thiện chế định pháp lý về ĐBQH hoạt động chuyên trách trong thời gian tới, các đại biểu kiến nghị: Cần xác định rõ ràng và dứt khoát mô hình tổ chức Quốc hội nước ta; Pháp luật nhất là Luật tổ chức QH hoặc Luật Bầu cử ĐBQH cần có quy định tiêu chuẩn ĐBQH hoạt động chuyên trách; Cần quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn cũng như trách nhiệm của ĐBQH hoạt động chuyên trách; Đổi mới chế định ĐBQH chuyên trách phải gắn liền với việc nâng cao chất lượng đại biểu, không thể vì cơ cấu mà xem nhẹ chất lượng đại biểu; Hoàn thiện chế độ, chính sách về lương, phụ cấp đại biểu, điều kiện vật chất làm việc bảo đảm cho ĐBQH chuyên trách; Phát huy vai trò ĐBQH chuyên trách trong việc chuẩn bị các nội dung trình QH xem xét, quyết định…
Theo daibieunhandan.vn