Nghĩa tình với đồng đội

15/06/2012
1.457 bộ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam được quy tập từ nhiều vùng khác nhau của núi rừng hiểm trở trên đất bạn Cam-pu-Chia, được các cán bộ, chiến sĩ Đội Quy tập mộ liệt sĩ (Gọi tắt là Đội K52) thuộc Tỉnh đội Gia Lai đón về Tổ quốc trong suốt 10 năm qua, là kết quả của sự nổ lực không thể đo đếm được bằng mồ hôi, nước mắt và cả tính mạng của những người được giao nhiệm vụ vinh quang nhưng rất nặng nề này. Nhưng, đằng sau những con số đó, có lẽ sâu trong tâm khảm của họ, còn là nghĩa cử vốn rất đẹp của những người lính Cụ Hồ: Tình đồng đội! Đội K52 được biên chế gồm 67 cán bộ chiến sĩ với ba phân đội, hoạt động chủ yếu trên địa bàn ba tỉnh Đông-Bắc Cam-pu-chia là Stung-Treng, Rát-ta-na-ki-ri và Prết-vi-hia. Do tính chất công việc chủ yếu hoạt động của đội là phải chia lực lượng theo từng nhóm hoạt động độc lập trong vùng sâu, vì thế kỷ luật quân đội, công tác dân vận luôn là điều mà mỗi cán bộ chiến sĩ trong đội phải quán triệt và thực hiện tốt. Trung tá, Nguyễn Ngọc Hiệp tâm sự: Nhiệm vụ khó khăn phứt tạp, chiến trường các tỉnh Đông-Bắc Cam-pu-chia vốn là địa bàn rừng núi hiểm trở mà phần lớn anh em chưa từng đến; tiếng của bạn thì bập bõm nên sự tiếp cận thật khó khăn, đã vậy chúng tôi lại không có bất cứ hồ sơ, tài liệu nào chỉ dẫn, phải tự tìm dân mà hỏi...Dừng một lúc anh Hiệp tiếp: Cũng may, chúng tôi được sự giúp đỡ của chính quyền và người dân địa phương rất nhiều. Có người già yếu, nhưng biết nơi chiến sĩ mình hy sinh, chúng tôi phải dùng cáng đưa đi chỉ mộ. Lại có người như cụ Um Xạ Yên, ở Phum Ô-Tren, đã hơn 70 tuổi , khi nghe có tin Đội tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ của Việt Nam đến, cụ đã nhờ các cháu bé đưa đi tìm gặp và rồi cụ đã không ngần ngại cùng anh em trong đội, vượt qua suốt 10 km đường rừng để chỉ nơi phần mộ một chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh, mà chính cụ cùng dân làng là người chôn cất... Không chỉ những chuyện anh Hiệp kể, mà chúng tôi còn nghe nhiều chuyện gian khổ mà các cán bộ chiến sĩ đội K52 đã trải qua, ví như chuyện anh em bị lạc mất phương hướng trong rừng suốt ba ngày đêm ở khu vực Tà Veng vừa mệt lại đói…Rồi thì còn chuyện Ca-nô va phải đá giữa thác nước đang mùa lũ, cả đội bị một phen hú vía nếu không có sự cứu giúp kịp thời của người dân đánh cá gần đó.. và có cả chuyện chiến sĩ Lê Xuân Hạnh thành viên của đội, hy sinh vì bị rắn độc cắn…Gian lao, vất vả là vậy nhưng hễ khi có lệnh là anh em lại lên đường, mà nói như anh Nguyễn Ngọc Hiệp thì “Ngoài nhiệm vụ được giao, ngoài quyết tâm cao của từng cán bộ chiến sĩ trong đội, thì còn là vì tình thương yêu đồng đội của những người lính và nổi đau tưởng chừng như vô vọng của những bà mẹ, người vợ ngày đêm mong ngóng, không biết con, chồng, người thân của mình hiện nằm ở phương trời nào.. luôn thôi thúc, giúp cho cán bộ chiến sĩ Đội K52 thêm nghị lực và sức khỏe để vượt qua khó khăn, để làm việc có kết quả…” Thiếu tá Nay Thanh Hưng, Đội phó về quân sự Đội K52 nói thêm: “Hành trình tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ ngày càng khó khăn. Những người già, đầu mối tin tức quan trọng cũng mất dần. Bởi vậy công việc tìm kiếm của chúng tôi phải càng phải thêm tích cực, khẩn trương để các anh sớm được trở về với đất mẹ…”.
NTLS_1-1.JPG
Còn nhớ dịp tết vừa qua, được đi cùng các đồng chí lãnh đạo của tỉnh Gia Lai đến thăm, động viên cán bộ chiến sĩ Đội K52 đang làm nhiệm vụ ở ba tỉnh Đông-Bắc Cam-pu-chia. Lúc chúng tôi đến, tổng cộng đã có 79 hài cốt liệt sỹ được tìm thấy từ ba nơi này. Tất cả các hài cốt đều không xác định được danh tính. Từng tấm ni-lông, đồ dùng sinh hoạt, những sợi dây võng của các liệt sỹ đều không còn nguyên vẹn nhưng tất cả đều được các chiến sỹ Đội K52 cẩn thận đem về, gói cùng với các hài cốt. Đến và được nghe các anh ở đây kể về những việc làm của mình mới thấy được nổi vất vả mà các anh phải khắc phục, trải qua. Chiến sỹ Nguyễn Hữu Đặng, 21 tuổi về đội từ tháng 11-2008 kể rằng có nhiều chuyến đi, cả nhóm phải ở lại trong rừng đến hơn hai mươi ngày. Cứ vượt rừng mà đi, có khi cả trăm ki-lô-mét. Ngày cặm cụi tìm kiếm, tối mắc võng trên cây ngủ. Chuyện lấy nước uống còn gian khổ hơn, có khi phải đi vài ki-lô-mét mới có. Một số nơi nước bị nhiễm vôi nên các chiến sỹ phải lọc bằng một số dụng cụ thô sơ trước khi sử dụng. Tối nấu ăn nhiều khi không dám bật đèn vì phải tiết kiệm pin và sợ các loại côn trùng bay vào thức ăn. Lắm khi nấu xong, nhìn vào đồ ăn đã thấy một hai con ếch rừng nằm trong nồi nhưng làm việc cả ngày vừa mệt, lại đói nên cả nhóm vẫn ăn cho xong bữa để còn đi nghỉ sớm, ngày sau có sức làm việc. Mừng nhất là khi tìm được hài cốt liệt sỹ, cả nhóm cứ quần quật làm việc, khi nhìn lại đã hai ba giờ chiều, vậy là quên luôn khẩu phần bữa trưa… Lúc chia tay ai cũng bịn rịn…Trên đường về, bên tai tôi vẫn như còn vẳng lại lời tâm sự của Thiếu úy Nguyễn Chí Hòa, người đã có mặt ở Cam-pu-chia từ hơn sáu năm qua: “Biết vợ và hai con sẽ đón một cái Tết không được trọn vẹn từ quê nhà Quảng Nam khi thiếu mình. Đứa con gái đầu cũng vừa gọi điện hỏi chừng nào ba về, còn đứa út thì mới chưa đầy một tuổi..Tết đến, Xuân về ai không mong ngày đoàn tụ nhưng anh em trong đội ai cũng xác định rõ việc mình làm, quyết tâm sẽ tìm thêm nhiều hài cốt liệt sỹ nữa, để không chỉ chúng tôi mà các gia đình đều có được niềm vui sum vầy nơi đất Việt…”.
P1180575.JPG
Cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, Gia Lai) là nơi đã nhiều lần được chọn để tổ chức lễ đón hài cốt các liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam cùng với những con người đã vượt bao gian khổ hiểm nguy trên đất bạn Cam-pu-chia- những CBCS Đội K52, để đưa các anh về nơi an nghỉ cuối cùng trên đất mẹ. Trong mười lần, là cả mười lần người dân nơi đây chứng kiến không khí trang nghiêm và đầy xúc động. Tại các buổi lễ đón hài cốt các liệt sĩ, trong số hàng ngàn con người đang đứng nghiêm mình trước vong linh của những người con đã xả thân vì nước, có không ít những người mẹ, người chị, người em và có cả những cháu bé là con liệt sĩ ở nhiều địa phương trên cả nước, khi được tin không ngại đường xa đã về đây với một niềm hy vọng không bao giờ nguôi là có thể tìm thấy người thân mình trong số các liệt sĩ kia.. Nhưng đâu phải ai cũng có may mắn như vậy, bỡi do hoàn cảnh, do thời gian và do cả sự khốc liệt của cuộc chiến tranh, mà nhiều chiến sĩ ta khi hy sinh đã không kịp để lại một dấu tích nào cho người thân dễ nhận. Đó còn là một thực tế, trong số hơn ngàn bộ hài cốt mà các cán bộ chiến sĩ đội K52 tìm được, chỉ có 40 hài cốt liệt sĩ là đã xác định được danh tánh và được đón về đoàn tụ với người thân, còn lại phải tiếp tục chờ và giờ đây các anh vẫn nằm đó ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Cơ trong sự chăm sóc của những người dân nơi đây. Và, trong những buổi lễ như vậy, người ta lại thấy có khá nhiều người quây lấy các anh trong đội K52 để hỏi han, tâm sự, sẻ chia… để rồi được nghe các anh kể về những kỷ niệm của những ngày rong ruổi trên đất bạn mà tuyệt nhiên không hề nói về những vất vả, gian lao mà các anh đã trải qua trong những lần đi tìm đồng đội. Điều đó cũng thật dễ hiểu, bởi bản chất của người lính Cụ Hồ là vậy, họ chẳng  bao giờ thiệt hơn hay “kể khổ” với  đồng đội của mình !
Một ngày mới lại bắt đầu…Bước chân của cán bộ chiến sĩ đội K52 lại chuẩn bị cho những chuyến vượt rừng mới, bỡi hương hồn đồng đội của họ- những liệt sĩ đã quên mình hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc vẫn còn lẫn khuất đâu đó trong những cánh rừng già mãi tận bên đất nước xa xôi Cam-pu-chia…                                                 
                                                                      
Bài và ảnh:  PHAN HOÀ

Nghĩa tình với đồng đội

15/06/2012
1.457 bộ hài cốt liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam được quy tập từ nhiều vùng khác nhau của núi rừng hiểm trở trên đất bạn Cam-pu-Chia, được các cán bộ, chiến sĩ Đội Quy tập mộ liệt sĩ (Gọi tắt là Đội K52) thuộc Tỉnh đội Gia Lai đón về Tổ quốc trong suốt 10 năm qua, là kết quả của sự nổ lực không thể đo đếm được bằng mồ hôi, nước mắt và cả tính mạng của những người được giao nhiệm vụ vinh quang nhưng rất nặng nề này. Nhưng, đằng sau những con số đó, có lẽ sâu trong tâm khảm của họ, còn là nghĩa cử vốn rất đẹp của những người lính Cụ Hồ: Tình đồng đội! Đội K52 được biên chế gồm 67 cán bộ chiến sĩ với ba phân đội, hoạt động chủ yếu trên địa bàn ba tỉnh Đông-Bắc Cam-pu-chia là Stung-Treng, Rát-ta-na-ki-ri và Prết-vi-hia. Do tính chất công việc chủ yếu hoạt động của đội là phải chia lực lượng theo từng nhóm hoạt động độc lập trong vùng sâu, vì thế kỷ luật quân đội, công tác dân vận luôn là điều mà mỗi cán bộ chiến sĩ trong đội phải quán triệt và thực hiện tốt. Trung tá, Nguyễn Ngọc Hiệp tâm sự: Nhiệm vụ khó khăn phứt tạp, chiến trường các tỉnh Đông-Bắc Cam-pu-chia vốn là địa bàn rừng núi hiểm trở mà phần lớn anh em chưa từng đến; tiếng của bạn thì bập bõm nên sự tiếp cận thật khó khăn, đã vậy chúng tôi lại không có bất cứ hồ sơ, tài liệu nào chỉ dẫn, phải tự tìm dân mà hỏi...Dừng một lúc anh Hiệp tiếp: Cũng may, chúng tôi được sự giúp đỡ của chính quyền và người dân địa phương rất nhiều. Có người già yếu, nhưng biết nơi chiến sĩ mình hy sinh, chúng tôi phải dùng cáng đưa đi chỉ mộ. Lại có người như cụ Um Xạ Yên, ở Phum Ô-Tren, đã hơn 70 tuổi , khi nghe có tin Đội tìm kiếm, qui tập hài cốt liệt sĩ của Việt Nam đến, cụ đã nhờ các cháu bé đưa đi tìm gặp và rồi cụ đã không ngần ngại cùng anh em trong đội, vượt qua suốt 10 km đường rừng để chỉ nơi phần mộ một chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam hy sinh, mà chính cụ cùng dân làng là người chôn cất... Không chỉ những chuyện anh Hiệp kể, mà chúng tôi còn nghe nhiều chuyện gian khổ mà các cán bộ chiến sĩ đội K52 đã trải qua, ví như chuyện anh em bị lạc mất phương hướng trong rừng suốt ba ngày đêm ở khu vực Tà Veng vừa mệt lại đói…Rồi thì còn chuyện Ca-nô va phải đá giữa thác nước đang mùa lũ, cả đội bị một phen hú vía nếu không có sự cứu giúp kịp thời của người dân đánh cá gần đó.. và có cả chuyện chiến sĩ Lê Xuân Hạnh thành viên của đội, hy sinh vì bị rắn độc cắn…Gian lao, vất vả là vậy nhưng hễ khi có lệnh là anh em lại lên đường, mà nói như anh Nguyễn Ngọc Hiệp thì “Ngoài nhiệm vụ được giao, ngoài quyết tâm cao của từng cán bộ chiến sĩ trong đội, thì còn là vì tình thương yêu đồng đội của những người lính và nổi đau tưởng chừng như vô vọng của những bà mẹ, người vợ ngày đêm mong ngóng, không biết con, chồng, người thân của mình hiện nằm ở phương trời nào.. luôn thôi thúc, giúp cho cán bộ chiến sĩ Đội K52 thêm nghị lực và sức khỏe để vượt qua khó khăn, để làm việc có kết quả…” Thiếu tá Nay Thanh Hưng, Đội phó về quân sự Đội K52 nói thêm: “Hành trình tìm kiếm hài cốt các liệt sĩ ngày càng khó khăn. Những người già, đầu mối tin tức quan trọng cũng mất dần. Bởi vậy công việc tìm kiếm của chúng tôi phải càng phải thêm tích cực, khẩn trương để các anh sớm được trở về với đất mẹ…”.
NTLS_1-1.JPG
Còn nhớ dịp tết vừa qua, được đi cùng các đồng chí lãnh đạo của tỉnh Gia Lai đến thăm, động viên cán bộ chiến sĩ Đội K52 đang làm nhiệm vụ ở ba tỉnh Đông-Bắc Cam-pu-chia. Lúc chúng tôi đến, tổng cộng đã có 79 hài cốt liệt sỹ được tìm thấy từ ba nơi này. Tất cả các hài cốt đều không xác định được danh tính. Từng tấm ni-lông, đồ dùng sinh hoạt, những sợi dây võng của các liệt sỹ đều không còn nguyên vẹn nhưng tất cả đều được các chiến sỹ Đội K52 cẩn thận đem về, gói cùng với các hài cốt. Đến và được nghe các anh ở đây kể về những việc làm của mình mới thấy được nổi vất vả mà các anh phải khắc phục, trải qua. Chiến sỹ Nguyễn Hữu Đặng, 21 tuổi về đội từ tháng 11-2008 kể rằng có nhiều chuyến đi, cả nhóm phải ở lại trong rừng đến hơn hai mươi ngày. Cứ vượt rừng mà đi, có khi cả trăm ki-lô-mét. Ngày cặm cụi tìm kiếm, tối mắc võng trên cây ngủ. Chuyện lấy nước uống còn gian khổ hơn, có khi phải đi vài ki-lô-mét mới có. Một số nơi nước bị nhiễm vôi nên các chiến sỹ phải lọc bằng một số dụng cụ thô sơ trước khi sử dụng. Tối nấu ăn nhiều khi không dám bật đèn vì phải tiết kiệm pin và sợ các loại côn trùng bay vào thức ăn. Lắm khi nấu xong, nhìn vào đồ ăn đã thấy một hai con ếch rừng nằm trong nồi nhưng làm việc cả ngày vừa mệt, lại đói nên cả nhóm vẫn ăn cho xong bữa để còn đi nghỉ sớm, ngày sau có sức làm việc. Mừng nhất là khi tìm được hài cốt liệt sỹ, cả nhóm cứ quần quật làm việc, khi nhìn lại đã hai ba giờ chiều, vậy là quên luôn khẩu phần bữa trưa… Lúc chia tay ai cũng bịn rịn…Trên đường về, bên tai tôi vẫn như còn vẳng lại lời tâm sự của Thiếu úy Nguyễn Chí Hòa, người đã có mặt ở Cam-pu-chia từ hơn sáu năm qua: “Biết vợ và hai con sẽ đón một cái Tết không được trọn vẹn từ quê nhà Quảng Nam khi thiếu mình. Đứa con gái đầu cũng vừa gọi điện hỏi chừng nào ba về, còn đứa út thì mới chưa đầy một tuổi..Tết đến, Xuân về ai không mong ngày đoàn tụ nhưng anh em trong đội ai cũng xác định rõ việc mình làm, quyết tâm sẽ tìm thêm nhiều hài cốt liệt sỹ nữa, để không chỉ chúng tôi mà các gia đình đều có được niềm vui sum vầy nơi đất Việt…”.
P1180575.JPG
Cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ, Gia Lai) là nơi đã nhiều lần được chọn để tổ chức lễ đón hài cốt các liệt sĩ quân tình nguyện Việt Nam cùng với những con người đã vượt bao gian khổ hiểm nguy trên đất bạn Cam-pu-chia- những CBCS Đội K52, để đưa các anh về nơi an nghỉ cuối cùng trên đất mẹ. Trong mười lần, là cả mười lần người dân nơi đây chứng kiến không khí trang nghiêm và đầy xúc động. Tại các buổi lễ đón hài cốt các liệt sĩ, trong số hàng ngàn con người đang đứng nghiêm mình trước vong linh của những người con đã xả thân vì nước, có không ít những người mẹ, người chị, người em và có cả những cháu bé là con liệt sĩ ở nhiều địa phương trên cả nước, khi được tin không ngại đường xa đã về đây với một niềm hy vọng không bao giờ nguôi là có thể tìm thấy người thân mình trong số các liệt sĩ kia.. Nhưng đâu phải ai cũng có may mắn như vậy, bỡi do hoàn cảnh, do thời gian và do cả sự khốc liệt của cuộc chiến tranh, mà nhiều chiến sĩ ta khi hy sinh đã không kịp để lại một dấu tích nào cho người thân dễ nhận. Đó còn là một thực tế, trong số hơn ngàn bộ hài cốt mà các cán bộ chiến sĩ đội K52 tìm được, chỉ có 40 hài cốt liệt sĩ là đã xác định được danh tánh và được đón về đoàn tụ với người thân, còn lại phải tiếp tục chờ và giờ đây các anh vẫn nằm đó ở nghĩa trang liệt sĩ huyện Đức Cơ trong sự chăm sóc của những người dân nơi đây. Và, trong những buổi lễ như vậy, người ta lại thấy có khá nhiều người quây lấy các anh trong đội K52 để hỏi han, tâm sự, sẻ chia… để rồi được nghe các anh kể về những kỷ niệm của những ngày rong ruổi trên đất bạn mà tuyệt nhiên không hề nói về những vất vả, gian lao mà các anh đã trải qua trong những lần đi tìm đồng đội. Điều đó cũng thật dễ hiểu, bởi bản chất của người lính Cụ Hồ là vậy, họ chẳng  bao giờ thiệt hơn hay “kể khổ” với  đồng đội của mình !
Một ngày mới lại bắt đầu…Bước chân của cán bộ chiến sĩ đội K52 lại chuẩn bị cho những chuyến vượt rừng mới, bỡi hương hồn đồng đội của họ- những liệt sĩ đã quên mình hy sinh vì độc lập tự do cho Tổ quốc vẫn còn lẫn khuất đâu đó trong những cánh rừng già mãi tận bên đất nước xa xôi Cam-pu-chia…                                                 
                                                                      
Bài và ảnh:  PHAN HOÀ