> Chuyên mục > Hội đồng nhân dân > Thường trực HĐND tỉnh > Phát huy quyền kiến nghị - yêu cầu của đại biểu HĐND

Phát huy quyền kiến nghị - yêu cầu của đại biểu HĐND

15/11/2011
Một trong những quyền rất quan trọng của các đại biểu HĐND được thực hiện với tư cách cá nhân là quyền kiến nghị – yêu cầu. Có thể nói, cùng với quyền chất vấn, quyền bỏ phiếu tín nhiệm, quyền kiến nghị- yêu cầu là những quyền mang tính “đặc chủng” của các đại biểu HĐND và nếu  quyền này được phát huy đúng mức sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực. Điều 42 luật Tổ chức HĐND và UBND (2003) quy định: “Đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
Khi đại biểu HĐND yêu cầu gặp người phụ trách của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân thì người đó có trách nhiệm tiếp.
Đại biểu HĐND có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung. Cơ quan hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị của đại biểu”.
Như vậy, quyền kiến nghị – yêu cầu là những quyền do các đại biểu HĐND thực hiện bên ngoài kỳ họp, hướng đến một đối tượng nhất định và nhằm đạt được những mục đích nhất định vì lợi ích chung.
Quyền yêu cầu của đại biểu HĐND được thực hiện khi đại biểu HĐND phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Những “hành vi vi phạm pháp luật, chính sách Nhà nước” được đại biểu HĐND yêu cầu chấm dứt không phụ thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm, không phụ thuộc thời điểm vi phạm. Nghĩa là bất cứ khi nào phát hiện thấy có hành vi vi phạm trong địa phương nơi mình được trúng cử, dù nhỏ hay lớn, tác hại nhiều hay ít, thì các đại biểu HĐND có quyền yêu cầu chấm dứt ngay những hành vi ấy. Việc áp dụng quyền yêu cầu của đại biểu HĐND cũng không loại trừ đối với những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan cấp cao hơn cấp HĐND mà đại biểu HĐND đó đã trúng cử. Ví dụ: Đại biểu HĐND cấp huyện khi phát hiện hành vi vi phạm của một cán bộ cơ quan cấp sở tại địa phương mình thì được quyền yêu cầu chấm dứt ngay hành vi ấy mà không “ngại” cán bộ đó thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh hoặc có thể là các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn huyện nơi đại biểu đó đang hoạt động.
Quyền kiến nghị được đại biểu HĐND thực hiện khi muốn đề xuất một vấn đề nào đó nhằm thi hành chính sách, pháp luật hoặc vì lợi ích chung. Quyền này cũng không phụ thuộc vào thời điểm và không hạn chế về đối tượng thực hiện. Những kiến nghị của đại biểu HĐND có thể chỉ đơn giản như việc chỉ đào một đoạn cống thoát nước, đẩy nhanh tiến độ thi công một đoạn đường… đến việc thực hiện một chính sách mới hoặc ngay cả đề xuất một chủ trương lớn có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Để thực hiện tốt quyền kiến nghị - yêu cầu, đòi hỏi các đại biểu HĐND phải có những kiến thức nhất định về vấn đề cần kiến nghị, phải sâu sát với tình hình thực tế, nắm bắt được những ý nguyện của nhân dân về vấn đề đó. Đại biểu còn phải là người dũng cảm, có bản lĩnh để sẵn sàng đấu tranh, “đối đầu” với những hành vi tiêu cực (khi thực hiện quyền yêu cầu) hoặc thuyết phục đối với những người có ý kiến trái ngược (khi thực hiện quyền kiến nghị). Đây quả là điều rất khó khi các đại biểu HĐND phải kiêm nhiệm nhiều công việc và không được trang bị những kiến thức chuyên môn để thực hiện việc kiến nghị – yêu cầu đối với những vấn đề quan trọng, nhất là những vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật mà các tổ chức, cá nhân khi thực hiện đã có sự đầu tư nghiên cứu. Có lẽ vì vậy mà hoạt động kiến nghị – yêu cầu của các đại biểu HĐND trong thời gian qua tương đối khiêm tốn. Nhưng đây cũng là điều không khó nếu các đại biểu chịu khó gần dân hơn, sát dân hơn, và biết đi sâu tìm hiểu trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, biết tiếp thu những ý kiến từ nhân dân, sử dụng những ý kiến nhà chuyên môn và dũng cảm đấu tranh. Thiết nghĩ những điều này không nằm ngoài công tác của một đại biểu HĐND và có thể coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND và thông qua đó đánh giá chất lượng hoạt động của cả HĐND.
Tất nhiên, về mặt hình thức, đi kèm với những yêu cầu, kiến nghị, các đại biểu HĐND phải chứng tỏ tư cách đại biểu của mình như: Huy hiệu đại biểu, Giấy chứng nhận đại biểu HĐND và nếu có thể là một phiếu kiến nghị/yêu cầu theo mẫu do Thường trực HĐND cung cấp cho đại biểu. Khi thực hiện quyền này, ngoài việc gửi Phiếu Kiến nghị/yêu cầu cho đối tượng, các đại biểu nên gửi cho Thường trực HĐND cấp mình một bản vừa để Thường trực HĐND “hỗ trợ” mình trong công tác này, vừa để Thường trực HĐND có căn cứ đánh giá chất lượng hoạt động  của đại biểu.
Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương IV (khóa II), phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hoạt động kiến nghị – yêu cầu của các đại biểu HĐND các cấp sẽ là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ cho công tác này. Hoạt động kiến nghị – yêu cầu của các đại biểu nếu được phát huy tốt sẽ đem lại những hiệu quả không nhỏ cho sự phát triển. Chỉ cần một phần ba trong số đại biểu HĐND các cấp của tỉnh có kiến nghị/yêu cầu trong một năm thì chúng ta sẽ giảm được hàng ngàn vấn đề bức xúc lớn, nhỏ hoặc hạn chế được hàng trăm vụ việc tiêu cực trong xã hội.
Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin vào các Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, những người đại diện cho ý chí nguyện vọng của mình và các đại biểu không chỉ coi đây là quyền mà phải coi đây là trách nhiệm trước nhân dân.
P.H.M

Phát huy quyền kiến nghị - yêu cầu của đại biểu HĐND

15/11/2011
Một trong những quyền rất quan trọng của các đại biểu HĐND được thực hiện với tư cách cá nhân là quyền kiến nghị – yêu cầu. Có thể nói, cùng với quyền chất vấn, quyền bỏ phiếu tín nhiệm, quyền kiến nghị- yêu cầu là những quyền mang tính “đặc chủng” của các đại biểu HĐND và nếu  quyền này được phát huy đúng mức sẽ đem lại những hiệu quả thiết thực. Điều 42 luật Tổ chức HĐND và UBND (2003) quy định: “Đại biểu HĐND có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân kịp thời chấm dứt những việc làm trái pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó.
Khi đại biểu HĐND yêu cầu gặp người phụ trách của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân thì người đó có trách nhiệm tiếp.
Đại biểu HĐND có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước về việc thi hành pháp luật, chính sách của Nhà nước và về những vấn đề thuộc lợi ích chung. Cơ quan hữu quan có trách nhiệm trả lời kiến nghị của đại biểu”.
Như vậy, quyền kiến nghị – yêu cầu là những quyền do các đại biểu HĐND thực hiện bên ngoài kỳ họp, hướng đến một đối tượng nhất định và nhằm đạt được những mục đích nhất định vì lợi ích chung.
Quyền yêu cầu của đại biểu HĐND được thực hiện khi đại biểu HĐND phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật, chính sách của Nhà nước trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc của cán bộ, công chức, nhân viên cơ quan, tổ chức, đơn vị đó. Những “hành vi vi phạm pháp luật, chính sách Nhà nước” được đại biểu HĐND yêu cầu chấm dứt không phụ thuộc vào mức độ, tính chất của hành vi vi phạm, không phụ thuộc thời điểm vi phạm. Nghĩa là bất cứ khi nào phát hiện thấy có hành vi vi phạm trong địa phương nơi mình được trúng cử, dù nhỏ hay lớn, tác hại nhiều hay ít, thì các đại biểu HĐND có quyền yêu cầu chấm dứt ngay những hành vi ấy. Việc áp dụng quyền yêu cầu của đại biểu HĐND cũng không loại trừ đối với những đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan cấp cao hơn cấp HĐND mà đại biểu HĐND đó đã trúng cử. Ví dụ: Đại biểu HĐND cấp huyện khi phát hiện hành vi vi phạm của một cán bộ cơ quan cấp sở tại địa phương mình thì được quyền yêu cầu chấm dứt ngay hành vi ấy mà không “ngại” cán bộ đó thuộc thẩm quyền quản lý của cấp tỉnh hoặc có thể là các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn huyện nơi đại biểu đó đang hoạt động.
Quyền kiến nghị được đại biểu HĐND thực hiện khi muốn đề xuất một vấn đề nào đó nhằm thi hành chính sách, pháp luật hoặc vì lợi ích chung. Quyền này cũng không phụ thuộc vào thời điểm và không hạn chế về đối tượng thực hiện. Những kiến nghị của đại biểu HĐND có thể chỉ đơn giản như việc chỉ đào một đoạn cống thoát nước, đẩy nhanh tiến độ thi công một đoạn đường… đến việc thực hiện một chính sách mới hoặc ngay cả đề xuất một chủ trương lớn có ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Để thực hiện tốt quyền kiến nghị - yêu cầu, đòi hỏi các đại biểu HĐND phải có những kiến thức nhất định về vấn đề cần kiến nghị, phải sâu sát với tình hình thực tế, nắm bắt được những ý nguyện của nhân dân về vấn đề đó. Đại biểu còn phải là người dũng cảm, có bản lĩnh để sẵn sàng đấu tranh, “đối đầu” với những hành vi tiêu cực (khi thực hiện quyền yêu cầu) hoặc thuyết phục đối với những người có ý kiến trái ngược (khi thực hiện quyền kiến nghị). Đây quả là điều rất khó khi các đại biểu HĐND phải kiêm nhiệm nhiều công việc và không được trang bị những kiến thức chuyên môn để thực hiện việc kiến nghị – yêu cầu đối với những vấn đề quan trọng, nhất là những vấn đề về chuyên môn, kỹ thuật mà các tổ chức, cá nhân khi thực hiện đã có sự đầu tư nghiên cứu. Có lẽ vì vậy mà hoạt động kiến nghị – yêu cầu của các đại biểu HĐND trong thời gian qua tương đối khiêm tốn. Nhưng đây cũng là điều không khó nếu các đại biểu chịu khó gần dân hơn, sát dân hơn, và biết đi sâu tìm hiểu trang bị cho mình những kiến thức cần thiết, biết tiếp thu những ý kiến từ nhân dân, sử dụng những ý kiến nhà chuyên môn và dũng cảm đấu tranh. Thiết nghĩ những điều này không nằm ngoài công tác của một đại biểu HĐND và có thể coi đó là một trong những tiêu chí để đánh giá chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND và thông qua đó đánh giá chất lượng hoạt động của cả HĐND.
Tất nhiên, về mặt hình thức, đi kèm với những yêu cầu, kiến nghị, các đại biểu HĐND phải chứng tỏ tư cách đại biểu của mình như: Huy hiệu đại biểu, Giấy chứng nhận đại biểu HĐND và nếu có thể là một phiếu kiến nghị/yêu cầu theo mẫu do Thường trực HĐND cung cấp cho đại biểu. Khi thực hiện quyền này, ngoài việc gửi Phiếu Kiến nghị/yêu cầu cho đối tượng, các đại biểu nên gửi cho Thường trực HĐND cấp mình một bản vừa để Thường trực HĐND “hỗ trợ” mình trong công tác này, vừa để Thường trực HĐND có căn cứ đánh giá chất lượng hoạt động  của đại biểu.
Đảng và Nhà nước ta đang đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương IV (khóa II), phòng chống tham nhũng, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; hoạt động kiến nghị – yêu cầu của các đại biểu HĐND các cấp sẽ là một trong những công cụ đắc lực hỗ trợ cho công tác này. Hoạt động kiến nghị – yêu cầu của các đại biểu nếu được phát huy tốt sẽ đem lại những hiệu quả không nhỏ cho sự phát triển. Chỉ cần một phần ba trong số đại biểu HĐND các cấp của tỉnh có kiến nghị/yêu cầu trong một năm thì chúng ta sẽ giảm được hàng ngàn vấn đề bức xúc lớn, nhỏ hoặc hạn chế được hàng trăm vụ việc tiêu cực trong xã hội.
Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin vào các Đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND, những người đại diện cho ý chí nguyện vọng của mình và các đại biểu không chỉ coi đây là quyền mà phải coi đây là trách nhiệm trước nhân dân.
P.H.M