> Chuyên mục > Hội đồng nhân dân > Ban Kinh tế Ngân sách > Để hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn

Để hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn

05/11/2011
Tiếp xúc cử tri (TXCT) là một trong những hình thức hoạt động rất quan trọng của người đại biểu HĐND, là cầu nối giữa đại biểu HĐND với cử tri và cơ quan nhà nước. Thông qua hoạt động TXCT, cử tri trình bày tâm tư nguyện vọng chính đáng của mình, kiến nghị với Đảng, Nhà nước những vấn đề bức xúc diễn ra ở từng địa phương, đơn vị. Điều 39, Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 nêu: “ Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri...”. Trong những năm qua, việc TXCT của đại biểu HĐND các cấp trong tỉnh đã từng bước đổi mới, cải tiến về nội dung, hình thức, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng nguyện vọng của cử tri; chất lượng, hiệu quả các cuộc TXCT được nâng lên. Hàng năm, Thường trực HĐND phối hợp với UBND, Ban Thường trực UB MTTQ chỉđạo, hướng dẫn, tổ chức cho các đại biểu HĐND các cấp TXCT; các ý kiến, kiến nghị của cử tri, các Ban HĐND, UB MTTQ, các tổ đại biểu HĐND được Thường trực HĐND tổng hợp đầy đủ trình kỳ họp. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri được UBND tỉnh và các ngành chức năng tiếp thu, trả lời nghiêm túc, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri, góp phần ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng ở địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động TXCT của đại biểu HĐND các cấp trong tỉnh thời gian qua vẫn còn một số tồn tại: TXCT sau kỳ họp và theo chuyên đề còn ít (nhiều đơn vị không tổ chức TXCT sau kỳ họp); thời gian một số cuộc TXCT ngắn; một số vấn đề cử tri quan tâm nêu trong các cuộc TXCT chưa được các đại biểu giải thích, làm rõ; kiến nghị, đề nghị của cử tri từ các kỳ tiếp xúc trước chưa được trả lời thỏa đáng; việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri còn trùng lắp, vụn vặt hoặc thiếu chính xác; trong các cuộc tiếp xúc một số cử tri phát biểu dài, đưa ra những đòi hỏi về lợi ích cho cá nhân, đơn vị mình; ít đề xuất, đóng góp ý kiến, hoặc những biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng ở địa phương...
Để các cuộc TXCT có chất lượng và hiệu quả; trước hết các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, nhân dân và đại biểu nhân dân cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc TXCT theo quy định của pháp luật. Trước và sau mỗi kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND phối hợp chặt chẽ với UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch cụ thể về nội dung, thời gian, thành phần, địa điểm,... của các buổi TXCT; các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh nên kết hợp với tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện (thị xã, thành phố) và đại biểu HĐND xã (thị trấn, phường); tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện (thị xã, thành phố) thì kết hợp với tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã ( thị trấn, phường) nơi đại biểu ứng cử, tránh sự trùng lắp và mất thời giờ của nhân dân khi phải tiếp xúc nhiều lần của đại biểu các cấp; đồng thời tại các buổi tiếp xúc cử tri cần có sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành ở tỉnh, các phòng ban ở huyện, xã; và được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Thông qua tuyên truyền, cử tri biết và sắp xếp công việc, chuẩn bị nội dung phản ảnh, kiến nghị với đại biểu HĐND. Thành phần mời dự buổi TXCT phải đa dạng, cùng với các đại cử tri đại diện cho cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể của thôn, xã; cần vận động nhiều cử tri là người lao động ở các thành phần, các giới, các lứa tuổi cùng tham dự vì chính những cử tri này thường phát biểu thẳng thắn, trung thực những vấn đề bức xúc đang có ở địa phương, đơn vị mà không sợ ảnh hưởng đến danh vị, quyền lợi. Các điểm TXCT phải được trang trí trang trọng, nghiêm túc, đảm bảo an toàn và trật tự. Ngoài việc tiếp xúc với cử tri nơi bầu ra mình, các đại biểu HĐND cần TXCT ở các đối tượng khác nhau: cơ quan hành chính nhà nước, lực lượng vũ trang, công nhân trong các doanh nghiệp, các đoàn thể, nơi cư trú, nơi có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa hoặc TXCT theo các chuyên đề,... như vậy, các ý kiến phản ảnh, đề nghị, kiến nghị đến các đại biểu HĐND sẽ toàn diện, sâu sắc, cụ thể hơn. Một trong nội dung quan trọng trong các buổi TXCT là thời gian, căn cứ nội dung các buổi TXCT để sắp xếp bố trí thời gian cho phù hợp. Đại biểu HĐND phải chuẩn bị nội dung báo cáo của mình với cử tri ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm; dành thời gian cho cử tri trao đổi, phản ảnh, đề xuất, kiến nghị; địa điểm nơi TXCT không được chật chội dễ gây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng đến chất lượng buổi TXCT. Chủ tọa hội nghị TXCT cần định hướng, khuyến khích cử tri phát biểu ý kiến nhưng phải ngắn gọn, cụ thể, không trùng lặp. Đại biểu HĐND phải chú ý lắng nghe, tiếp thu và phải tạo được không khí dân chủ, cởi mở, tin tưởng của cử tri vào người đại diện cho mình. Căn cứ ý kiến, kiến nghị của các cử tri, đại biểu HĐND phân loại ý kiến để trao đổi tại hội nghị. Các nội dung thuộc thẩm quyền của địa phương, đại biểu HĐND trao đổi và đề nghị UBND nơi TXCT phát biểu, trả lời làm rõ; các loại ý kiến thuộc thẩm quyền sở, ngành nào thì trao đổi và đề nghị sở ngành đó phát biểu trả lời. Để làm tốt nội dung này, các đại biểu HĐND cần chuẩn bị chu đáo từ dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương,... thường xuyên nghiên cứu, trao đổi, trau dồi, tích lũy kiến thức về mọi mặt, kỹ năng nghe, nói với cử tri, nhất là các đại biểu trẻ.
Sau mỗi cuộc TXCT, thư ký hội nghị giúp chủ tọa hội nghị, Tổ đại biểu HĐND phân loại, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri báo cáo Thường trực HĐND, Thường trực HĐND tổng hợp báo cáo trình kỳ họp theo quy định. Việc TXCT sau kỳ họp, các đại biểu HĐND báo cáo kết quả kỳ họp, nhất là các nghị quyết của HĐND, kết quả giải quyết kiến nghị, đề nghị của cử tri tại kỳ TXCT lần trước, đồng thời tuyên truyền rộng rãi trong cử tri, nhân dân và trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để nhân dân biết, thực hiện và giám sát. Như vậy cử tri tin tưởng vào vai trò đại diện của người đại biểu HĐND và các cuộc TXCT lần sau sẽ thiết thực, hiệu quả và chất lượng cao hơn./.
Dương Văn Tuấn

Để hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND chất lượng và hiệu quả ngày càng cao hơn

05/11/2011
Tiếp xúc cử tri (TXCT) là một trong những hình thức hoạt động rất quan trọng của người đại biểu HĐND, là cầu nối giữa đại biểu HĐND với cử tri và cơ quan nhà nước. Thông qua hoạt động TXCT, cử tri trình bày tâm tư nguyện vọng chính đáng của mình, kiến nghị với Đảng, Nhà nước những vấn đề bức xúc diễn ra ở từng địa phương, đơn vị. Điều 39, Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 nêu: “ Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng của cử tri...”. Trong những năm qua, việc TXCT của đại biểu HĐND các cấp trong tỉnh đã từng bước đổi mới, cải tiến về nội dung, hình thức, đảm bảo đúng quy định của pháp luật và đáp ứng nguyện vọng của cử tri; chất lượng, hiệu quả các cuộc TXCT được nâng lên. Hàng năm, Thường trực HĐND phối hợp với UBND, Ban Thường trực UB MTTQ chỉđạo, hướng dẫn, tổ chức cho các đại biểu HĐND các cấp TXCT; các ý kiến, kiến nghị của cử tri, các Ban HĐND, UB MTTQ, các tổ đại biểu HĐND được Thường trực HĐND tổng hợp đầy đủ trình kỳ họp. Các ý kiến, kiến nghị của cử tri được UBND tỉnh và các ngành chức năng tiếp thu, trả lời nghiêm túc, cơ bản đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri, góp phần ổn định tình hình chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng ở địa phương.
Tuy nhiên, hoạt động TXCT của đại biểu HĐND các cấp trong tỉnh thời gian qua vẫn còn một số tồn tại: TXCT sau kỳ họp và theo chuyên đề còn ít (nhiều đơn vị không tổ chức TXCT sau kỳ họp); thời gian một số cuộc TXCT ngắn; một số vấn đề cử tri quan tâm nêu trong các cuộc TXCT chưa được các đại biểu giải thích, làm rõ; kiến nghị, đề nghị của cử tri từ các kỳ tiếp xúc trước chưa được trả lời thỏa đáng; việc tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri còn trùng lắp, vụn vặt hoặc thiếu chính xác; trong các cuộc tiếp xúc một số cử tri phát biểu dài, đưa ra những đòi hỏi về lợi ích cho cá nhân, đơn vị mình; ít đề xuất, đóng góp ý kiến, hoặc những biện pháp cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng ở địa phương...
Để các cuộc TXCT có chất lượng và hiệu quả; trước hết các cấp ủy, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể, nhân dân và đại biểu nhân dân cần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình về ý nghĩa, tầm quan trọng trong việc TXCT theo quy định của pháp luật. Trước và sau mỗi kỳ họp HĐND, Thường trực HĐND phối hợp chặt chẽ với UBND, Uỷ ban MTTQ tỉnh, các huyện, thị xã, thành phố có kế hoạch cụ thể về nội dung, thời gian, thành phần, địa điểm,... của các buổi TXCT; các buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh nên kết hợp với tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện (thị xã, thành phố) và đại biểu HĐND xã (thị trấn, phường); tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND huyện (thị xã, thành phố) thì kết hợp với tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã ( thị trấn, phường) nơi đại biểu ứng cử, tránh sự trùng lắp và mất thời giờ của nhân dân khi phải tiếp xúc nhiều lần của đại biểu các cấp; đồng thời tại các buổi tiếp xúc cử tri cần có sự tham gia của lãnh đạo các sở, ngành ở tỉnh, các phòng ban ở huyện, xã; và được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương. Thông qua tuyên truyền, cử tri biết và sắp xếp công việc, chuẩn bị nội dung phản ảnh, kiến nghị với đại biểu HĐND. Thành phần mời dự buổi TXCT phải đa dạng, cùng với các đại cử tri đại diện cho cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể của thôn, xã; cần vận động nhiều cử tri là người lao động ở các thành phần, các giới, các lứa tuổi cùng tham dự vì chính những cử tri này thường phát biểu thẳng thắn, trung thực những vấn đề bức xúc đang có ở địa phương, đơn vị mà không sợ ảnh hưởng đến danh vị, quyền lợi. Các điểm TXCT phải được trang trí trang trọng, nghiêm túc, đảm bảo an toàn và trật tự. Ngoài việc tiếp xúc với cử tri nơi bầu ra mình, các đại biểu HĐND cần TXCT ở các đối tượng khác nhau: cơ quan hành chính nhà nước, lực lượng vũ trang, công nhân trong các doanh nghiệp, các đoàn thể, nơi cư trú, nơi có nhiều khó khăn, vùng sâu, vùng xa hoặc TXCT theo các chuyên đề,... như vậy, các ý kiến phản ảnh, đề nghị, kiến nghị đến các đại biểu HĐND sẽ toàn diện, sâu sắc, cụ thể hơn. Một trong nội dung quan trọng trong các buổi TXCT là thời gian, căn cứ nội dung các buổi TXCT để sắp xếp bố trí thời gian cho phù hợp. Đại biểu HĐND phải chuẩn bị nội dung báo cáo của mình với cử tri ngắn gọn, súc tích, đúng trọng tâm; dành thời gian cho cử tri trao đổi, phản ảnh, đề xuất, kiến nghị; địa điểm nơi TXCT không được chật chội dễ gây ồn ào, mất trật tự ảnh hưởng đến chất lượng buổi TXCT. Chủ tọa hội nghị TXCT cần định hướng, khuyến khích cử tri phát biểu ý kiến nhưng phải ngắn gọn, cụ thể, không trùng lặp. Đại biểu HĐND phải chú ý lắng nghe, tiếp thu và phải tạo được không khí dân chủ, cởi mở, tin tưởng của cử tri vào người đại diện cho mình. Căn cứ ý kiến, kiến nghị của các cử tri, đại biểu HĐND phân loại ý kiến để trao đổi tại hội nghị. Các nội dung thuộc thẩm quyền của địa phương, đại biểu HĐND trao đổi và đề nghị UBND nơi TXCT phát biểu, trả lời làm rõ; các loại ý kiến thuộc thẩm quyền sở, ngành nào thì trao đổi và đề nghị sở ngành đó phát biểu trả lời. Để làm tốt nội dung này, các đại biểu HĐND cần chuẩn bị chu đáo từ dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp, tình hình kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa phương,... thường xuyên nghiên cứu, trao đổi, trau dồi, tích lũy kiến thức về mọi mặt, kỹ năng nghe, nói với cử tri, nhất là các đại biểu trẻ.
Sau mỗi cuộc TXCT, thư ký hội nghị giúp chủ tọa hội nghị, Tổ đại biểu HĐND phân loại, tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri báo cáo Thường trực HĐND, Thường trực HĐND tổng hợp báo cáo trình kỳ họp theo quy định. Việc TXCT sau kỳ họp, các đại biểu HĐND báo cáo kết quả kỳ họp, nhất là các nghị quyết của HĐND, kết quả giải quyết kiến nghị, đề nghị của cử tri tại kỳ TXCT lần trước, đồng thời tuyên truyền rộng rãi trong cử tri, nhân dân và trên các phương tiện thông tin đại chúng của địa phương để nhân dân biết, thực hiện và giám sát. Như vậy cử tri tin tưởng vào vai trò đại diện của người đại biểu HĐND và các cuộc TXCT lần sau sẽ thiết thực, hiệu quả và chất lượng cao hơn./.
Dương Văn Tuấn