> Chuyên mục > Hội đồng nhân dân > Ban Văn hoá - Xã hội > Tăng cường công tác quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông

01/07/2019
Thực hiện Quyết định số 125/QĐ-HĐND ngày 12/4/2019 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh về việc thành lập Đoàn giám sát và Kế hoạch giám sát “Công tác quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông trên địa bàn tỉnh. Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh vừa tổ chức giám sát tại Sở Thông tin và Truyền thong, Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện: Chư Sê, Phú Thiện, thị xã An Khê, Ayun Pa, thành phố Pleiku, giám sát qua báo cáo đối với các huyện còn lại.

GS-so-TTTT-(1).jpg
Đồng chí Dương Văn Tuấn- Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh
phát biểu kết luận giám sát tại Sở Thông tin - Truyền thông

 
Theo báo cáo của Sở Thông tin - Truyền thông, trên địa bàn tỉnh hiện có 13 doanh nghiệp viễn thông và 11 doanh nghiệp bưu chính. Mạng lưới bưu chính đã phủ kín địa bàn tỉnh với bán kính phục vụ bình quân là 4,48km/điểm, 213/222 xã, phường, thị trấn có báo đến trong ngày. 100% các xã đã có sóng điện thoại; 17/17 đơn vị hành chính cấp huyện được kết nối cáp quang; toàn tỉnh có 1.650 trạm thu phát sóng (BTS); 07 trạm điều khiển thông tin di động (BCS); 1.306.834 thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ 89,28 thuê bao/100 dân; 640 đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; 92.844 thuê bao Internet đạt 6,34 TB/100 dân; 203 máy phát thanh, truyền thanh, truyền hình; 163/222 xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh không dây; hơn 3.800 máy phát sóng truyền dẫn trong mạng viễn thông công cộng và mạng lưu động dùng riêng.

Toàn tỉnh hiện có 04 cơ quan báo chí địa phương, 23 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương khác đăng ký hoạt động thường trú trên địa bàn, 12 cơ quan báo chí khác có thông báo hoạt động thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở in, phát hành đều hoạt động ổn định, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Trung bình hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông cấp khoảng 140 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cho các cơ quan, tổ chức. Hoạt động thông tin cơ sở từng bước phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới đất liền triển khai thực hiện có hiệu quả.

Hệ thống liên thông văn bản điện tử kết hợp với chữ ký số triển khai đồng bộ 3 cấp và kết nối với trục liên thông văn bản điện tử quốc gia. Đảm bảo việc liên thông văn bản 4 cấp. 17/17 UBND huyện, thị xã, thành phố và 17 đơn vị cấp sở, ban, ngành đã triển khai mô hình "Một cửa điện tử liên thông". UBND cấp huyện đã triển khai nhân rộng đến cấp xã hệ thống "Một cửa điện tử" (191/222 xã, phường, thị trấn). Hệ thống Hội nghị truyền hình được duy trì hoạt động thường xuyên và ổn định, kết nối từ UBND tỉnh đến UBND các huyện, thị xã, thành phố. Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến cơ bản đạt hiệu quả. Hơn 50 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các đơn vị nhà nước khác trên địa bàn tỉnh sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ, hơn 9.000 cán bộ, công chức, viên chức đã được tạo lập và cấp hộp thư điện tử. Tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử cho công việc đạt tỷ lệ hơn 70%. Các trang thông tin điện tử các sở, ngành, địa phương cũng đăng tải đầy đủ các thông tin theo quy định. Chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã được tiếp tục đẩy mạnh sử dụng trên địa bàn tỉnh để thực hiện các giao dịch điện tử với các cơ quan tài chính theo Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, kê khai bảo hiểm xã hội, báo cáo thuế; hiện nay, toàn tỉnh đã có khoảng 1.300 chữ ký số đã được Ban Cơ yếu Chính phủ cấp (qua Sở Thông tin- Truyền thông) cho các tổ chức, cá nhân thuộc các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh.

Qua giám sát trực tiếp tại Sở Thông tin và Truyền thông; Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện: Chư Sê, Phú Thiện, thị xã An Khê, Ayun Pa, thành phố Pleiku, và giám sát qua báo cáo đối với các huyện còn còn lại Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh nhận thấy: 

- Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các quyết định, kế hoạch, chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn có liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông. Nắm chắc các đầu mối, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia các hoạt động thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tuyên truyền, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra,.. đảm bảo các hoạt động trên lĩnh vực thông tin và truyền thông đúng quy định pháp luật, phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh không ngừng được tăng cường, phát triển từ tỉnh đến cơ sở ngày càng hoàn thiện, hiệu quả theo hướng hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và hoạt động chuyên môn của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhân dân tỉnh nhà, phục vụ ngày càng có hiệu quả trong xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng đô thị thông minh. Công tác quản lý nhà nước về: Phát triển dịch vụ và hạ tầng viễn thông, bưu chính, báo chí, in, xuất bản, phát hành, công tác thông tin đối ngoại đã có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống văn bản điện tử, cổng thông tin điện tử, một cửa điện tử,.. được vận hành từ tỉnh đến các sở, ngành, cấp huyện và cơ sở đang phát huy hiệu quả. Tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh có liên quan đến thông tin, truyền thông.

Tuy nhiên, việc phối hợp giữa Sở Thông tin - Truyền thông với UBND cấp huyện trong quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra về thông tin và truyền thông còn hạn chế. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngành từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ,.. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phát triển chưa đồng bộ, nhiều phương tiện, kỹ thuật đã lạc hậu. Cơ sở hạ tầng viễn thông tại trung tâm các xã khu vực nông thôn, vùng biên giới còn có chênh lệch so với vùng trung tâm; vẫn tồn tại một số vùng lõm không có sóng di động. Còn 01 xã chưa có kết nối Internet hữu tuyến đến trung tâm xã. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ thông tin và truyền thông còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của một bộ phận cán bộ, công chức và người dân còn hạn chế. Công tác quản lý nhà nước về thông tin mạng xã hội còn gặp khó khăn; công tác quản lý thuê bao di động trả trước chưa chặt chẽ. Công tác xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí, thông tin điện tử tại địa phương gặp khó khăn, còn thiếu chế tài và quy định cụ thể.

Qua làm việc với Phòng Văn hóa - thông tin các huyện, thị xã, thành phố cho thấy: Hiện nay, Phòng Văn hóa - Thông tin chỉ có từ 3-4 công chức, chưa đảm bảo nhân lực theo quy định, trong khi nhiệm vụ quyền hạn được giao khá nhiều trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và văn hóa, thể thao và du lịch. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông ở địa phương còn hạn chế, Phòng Văn hóa - Thông tin không nắm việc xây lắp các trạm BTS, hệ thống cáp quang để quản lý. Một số lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện chưa chủ động trong công tác tham mưu quản lý nhà nước cho UBND về lĩnh vực thông tin và truyền thông, không nắm vững chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, không cập nhật kịp thời các văn bản có liên quan dẫn đến hoạt động yếu, hiệu quả không cao. Hầu hết lĩnh vực thông tin và truyền thông đều do Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện quản lý, điều hành hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống chính quyền điện tử, thông tin,.. Các đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ở cấp huyện chưa đạt hiệu quả, do thiếu nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ. 

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Thông tin - Truyền thông trên địa bàn tỉnh, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị, trong thời gian tới UBND tỉnh cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt một số giải pháp sau: Đảm bảo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngành thông tin, truyền thông từ tỉnh đến cơ sở; từng bước phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức, và người dân; tăng cường phối hợp giữa Sở Thông tin - Truyền thông với UBND cấp huyện trong quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra về thông tin và truyền thong; tăng cường huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp thông tin, truyền thông trên địa bàn để thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát đối với các hoạt động trên lĩnh vực thông tin, truyền thông, coi đây là một lĩnh vực quan trọng góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương, nhất là yêu cầu nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng đô thị thông minh, cuộc cách mạng công nghệ 4.0./.
                     Quang Vinh

Tăng cường công tác quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông

01/07/2019
Thực hiện Quyết định số 125/QĐ-HĐND ngày 12/4/2019 của Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh về việc thành lập Đoàn giám sát và Kế hoạch giám sát “Công tác quản lý nhà nước về Thông tin và Truyền thông trên địa bàn tỉnh. Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh vừa tổ chức giám sát tại Sở Thông tin và Truyền thong, Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện: Chư Sê, Phú Thiện, thị xã An Khê, Ayun Pa, thành phố Pleiku, giám sát qua báo cáo đối với các huyện còn lại.

GS-so-TTTT-(1).jpg
Đồng chí Dương Văn Tuấn- Trưởng Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh
phát biểu kết luận giám sát tại Sở Thông tin - Truyền thông

 
Theo báo cáo của Sở Thông tin - Truyền thông, trên địa bàn tỉnh hiện có 13 doanh nghiệp viễn thông và 11 doanh nghiệp bưu chính. Mạng lưới bưu chính đã phủ kín địa bàn tỉnh với bán kính phục vụ bình quân là 4,48km/điểm, 213/222 xã, phường, thị trấn có báo đến trong ngày. 100% các xã đã có sóng điện thoại; 17/17 đơn vị hành chính cấp huyện được kết nối cáp quang; toàn tỉnh có 1.650 trạm thu phát sóng (BTS); 07 trạm điều khiển thông tin di động (BCS); 1.306.834 thuê bao điện thoại, đạt tỷ lệ 89,28 thuê bao/100 dân; 640 đại lý Internet, điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng; 92.844 thuê bao Internet đạt 6,34 TB/100 dân; 203 máy phát thanh, truyền thanh, truyền hình; 163/222 xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh không dây; hơn 3.800 máy phát sóng truyền dẫn trong mạng viễn thông công cộng và mạng lưu động dùng riêng.

Toàn tỉnh hiện có 04 cơ quan báo chí địa phương, 23 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương khác đăng ký hoạt động thường trú trên địa bàn, 12 cơ quan báo chí khác có thông báo hoạt động thường xuyên trên địa bàn tỉnh. Các cơ sở in, phát hành đều hoạt động ổn định, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Trung bình hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông cấp khoảng 140 giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh cho các cơ quan, tổ chức. Hoạt động thông tin cơ sở từng bước phát triển, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Công tác thông tin đối ngoại, tuyên truyền biển đảo, phân giới, cắm mốc và quản lý biên giới đất liền triển khai thực hiện có hiệu quả.

Hệ thống liên thông văn bản điện tử kết hợp với chữ ký số triển khai đồng bộ 3 cấp và kết nối với trục liên thông văn bản điện tử quốc gia. Đảm bảo việc liên thông văn bản 4 cấp. 17/17 UBND huyện, thị xã, thành phố và 17 đơn vị cấp sở, ban, ngành đã triển khai mô hình "Một cửa điện tử liên thông". UBND cấp huyện đã triển khai nhân rộng đến cấp xã hệ thống "Một cửa điện tử" (191/222 xã, phường, thị trấn). Hệ thống Hội nghị truyền hình được duy trì hoạt động thường xuyên và ổn định, kết nối từ UBND tỉnh đến UBND các huyện, thị xã, thành phố. Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến cơ bản đạt hiệu quả. Hơn 50 cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và các đơn vị nhà nước khác trên địa bàn tỉnh sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ, hơn 9.000 cán bộ, công chức, viên chức đã được tạo lập và cấp hộp thư điện tử. Tỷ lệ cán bộ, công chức thường xuyên sử dụng thư điện tử cho công việc đạt tỷ lệ hơn 70%. Các trang thông tin điện tử các sở, ngành, địa phương cũng đăng tải đầy đủ các thông tin theo quy định. Chữ ký số chuyên dùng Chính phủ đã được tiếp tục đẩy mạnh sử dụng trên địa bàn tỉnh để thực hiện các giao dịch điện tử với các cơ quan tài chính theo Nghị định số 165/2018/NĐ-CP ngày 24/12/2018 của Chính phủ về giao dịch điện tử trong hoạt động tài chính, kê khai bảo hiểm xã hội, báo cáo thuế; hiện nay, toàn tỉnh đã có khoảng 1.300 chữ ký số đã được Ban Cơ yếu Chính phủ cấp (qua Sở Thông tin- Truyền thông) cho các tổ chức, cá nhân thuộc các cơ quan hành chính nhà nước của tỉnh.

Qua giám sát trực tiếp tại Sở Thông tin và Truyền thông; Phòng Văn hóa - Thông tin các huyện: Chư Sê, Phú Thiện, thị xã An Khê, Ayun Pa, thành phố Pleiku, và giám sát qua báo cáo đối với các huyện còn còn lại Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh nhận thấy: 

- Sở Thông tin và Truyền thông đã chủ động tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ban hành các quyết định, kế hoạch, chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn có liên quan đến lĩnh vực thông tin và truyền thông. Nắm chắc các đầu mối, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân tham gia các hoạt động thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh; thường xuyên tuyên truyền, thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra,.. đảm bảo các hoạt động trên lĩnh vực thông tin và truyền thông đúng quy định pháp luật, phục vụ yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương, đảm bảo quốc phòng, an ninh. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh không ngừng được tăng cường, phát triển từ tỉnh đến cơ sở ngày càng hoàn thiện, hiệu quả theo hướng hiện đại đáp ứng ngày càng tốt hơn nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý và hoạt động chuyên môn của hệ thống chính trị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân và nhân dân tỉnh nhà, phục vụ ngày càng có hiệu quả trong xây dựng chính quyền điện tử, tiến tới xây dựng đô thị thông minh. Công tác quản lý nhà nước về: Phát triển dịch vụ và hạ tầng viễn thông, bưu chính, báo chí, in, xuất bản, phát hành, công tác thông tin đối ngoại đã có chuyển biến tích cực, đạt được kết quả. Việc ứng dụng công nghệ thông tin, hệ thống văn bản điện tử, cổng thông tin điện tử, một cửa điện tử,.. được vận hành từ tỉnh đến các sở, ngành, cấp huyện và cơ sở đang phát huy hiệu quả. Tích cực thực hiện có hiệu quả các chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh có liên quan đến thông tin, truyền thông.

Tuy nhiên, việc phối hợp giữa Sở Thông tin - Truyền thông với UBND cấp huyện trong quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra về thông tin và truyền thông còn hạn chế. Nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngành từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ,.. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phát triển chưa đồng bộ, nhiều phương tiện, kỹ thuật đã lạc hậu. Cơ sở hạ tầng viễn thông tại trung tâm các xã khu vực nông thôn, vùng biên giới còn có chênh lệch so với vùng trung tâm; vẫn tồn tại một số vùng lõm không có sóng di động. Còn 01 xã chưa có kết nối Internet hữu tuyến đến trung tâm xã. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, dịch vụ thông tin và truyền thông còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ. Trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của một bộ phận cán bộ, công chức và người dân còn hạn chế. Công tác quản lý nhà nước về thông tin mạng xã hội còn gặp khó khăn; công tác quản lý thuê bao di động trả trước chưa chặt chẽ. Công tác xử lý vi phạm trong hoạt động báo chí, thông tin điện tử tại địa phương gặp khó khăn, còn thiếu chế tài và quy định cụ thể.

Qua làm việc với Phòng Văn hóa - thông tin các huyện, thị xã, thành phố cho thấy: Hiện nay, Phòng Văn hóa - Thông tin chỉ có từ 3-4 công chức, chưa đảm bảo nhân lực theo quy định, trong khi nhiệm vụ quyền hạn được giao khá nhiều trong lĩnh vực thông tin và truyền thông và văn hóa, thể thao và du lịch. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp viễn thông ở địa phương còn hạn chế, Phòng Văn hóa - Thông tin không nắm việc xây lắp các trạm BTS, hệ thống cáp quang để quản lý. Một số lãnh đạo Phòng Văn hóa - Thông tin cấp huyện chưa chủ động trong công tác tham mưu quản lý nhà nước cho UBND về lĩnh vực thông tin và truyền thông, không nắm vững chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, không cập nhật kịp thời các văn bản có liên quan dẫn đến hoạt động yếu, hiệu quả không cao. Hầu hết lĩnh vực thông tin và truyền thông đều do Văn phòng HĐND - UBND cấp huyện quản lý, điều hành hệ thống cơ sở hạ tầng, hệ thống chính quyền điện tử, thông tin,.. Các đoàn kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực thông tin và truyền thông ở cấp huyện chưa đạt hiệu quả, do thiếu nhân lực có chuyên môn, nghiệp vụ. 

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về Thông tin - Truyền thông trên địa bàn tỉnh, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đề nghị, trong thời gian tới UBND tỉnh cần quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt một số giải pháp sau: Đảm bảo nguồn nhân lực công nghệ thông tin của ngành thông tin, truyền thông từ tỉnh đến cơ sở; từng bước phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông, nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin của cán bộ, công chức, và người dân; tăng cường phối hợp giữa Sở Thông tin - Truyền thông với UBND cấp huyện trong quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra về thông tin và truyền thong; tăng cường huy động sự vào cuộc của các doanh nghiệp thông tin, truyền thông trên địa bàn để thúc đẩy nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, giám sát đối với các hoạt động trên lĩnh vực thông tin, truyền thông, coi đây là một lĩnh vực quan trọng góp phần vào thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của địa phương, nhất là yêu cầu nhiệm vụ xây dựng chính quyền điện tử, xây dựng đô thị thông minh, cuộc cách mạng công nghệ 4.0./.
                     Quang Vinh