> Chuyên mục > Hội đồng nhân dân > Ban Văn hoá - Xã hội > Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát công tác xây dựng “Thôn, làng, tổ dân phố văn hóa”; “Cơ quan

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát công tác xây dựng “Thôn, làng, tổ dân phố văn hóa”; “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” và “Gia đình văn hóa” trên địa bàn tỉnh

02/05/2012
Vừa qua, Ban Văn hóa -Xã hội HĐND tỉnh tổ chức đợt giám sát “công tác xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh” tại 03 huyện, thị xã: UBND thị xã An Khê, UBND huyện Ia Grai, UBND huyện Chư Pưh và 02 Sở, ngành: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Lao động tỉnh và khảo sát thực tế tại 03 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa: Tổ 6 phường An Phú, thị xã An Khê; làng De Chi - xã Ia Pêch, huyện Ia Grai; thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh; 03 công sở văn hóa: trụ sở HĐND-UBND phường An Phú, thị xã An Khê; Nông trường cao su Ia Pêch, huyện Ia Grai và trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, xã Ia Le, huyện Chư Pưh. Qua giám sát, Ban nhận thấy Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp, từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn và 2.149 ban vận động thôn, làng, khu dân cư đã được thành lập, củng cố kiện toàn, làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo, phát động phong trào, xây dựng và bổ sung quy ước, hương ước thôn, làng khu dân cư; Hằng năm thành lập các đoàn kiểm tra đánh giá, xem xét, công nhận mới, công nhận lại danh hiệu thôn, làng, khu phố văn hóa; gia đình văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Đến nay toàn tỉnh có 974 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa; 187.215 gia đình văn hóa; 1.000 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (trong đó có 57 doanh nghiệp).
dsc00038.jpg
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại như công tác quy hoạch quỹ đất để xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đủ yêu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Kinh phí chi cho Ban Chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp còn hạn hẹp. Quá trình thực hiện việc đăng ký, bình xét, công nhận thôn, làng, tổ dân phố văn hóa tại một số địa phương chưa chặt chẽ và đúng quy định, còn mang tính hình thức, chạy theo số lượng, chưa tạo được các mô hình, điểm sáng văn hóa tiêu biểu. Một số thôn, làng, tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu văn hóa nhưng chưa xây dựng được hội trường hay nhà sinh hoạt cộng đồng, chưa có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao; trong thôn chưa có đường bê tông. Trong thôn, làng, tổ dân phố còn xảy ra nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, hiện tượng mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, chưa thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; Một số thôn, làng chưa thực hiện nghiêm túc chính sách kế hoạch hóa gia đình, việc giữ gìn vệ sinh môi trường chưa tốt, chất lượng xóa đói, giảm nghèo chưa vững chắc. Một số công đoàn cơ sở chưa thật sự chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, đề xuất với chính quyền quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Công sở các cơ quan Đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể các cấp đạt chuẩn văn hóa còn thấp; nhất là công sở cấp xã, phường, thị trấn...
Ban Văn hóa -Xã hội HĐND tỉnh đã đề nghị Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài chính thống nhất để triển khai đồng bộ Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính Phủ và Thông tư số 01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18/01/2012 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, nhất là vấn đề kinh phí để triển khai thực hiện phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” tại các địa phương. Đồng thời, kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh cần quy định các tiêu chí được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Gia Lai theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL. Đồng thời, tăng cường đầu tư kinh phí cho Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" các cấp, đặc biệt hằng năm quan tâm bố trí kinh phí khen thưởng cho các thôn, làng, tổ dân phố văn hóa và gia đình văn hóa tiêu biểu theo Nghị định 42/1010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng để khích lệ phong trào...
Thu Trang

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh giám sát công tác xây dựng “Thôn, làng, tổ dân phố văn hóa”; “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” và “Gia đình văn hóa” trên địa bàn tỉnh

02/05/2012
Vừa qua, Ban Văn hóa -Xã hội HĐND tỉnh tổ chức đợt giám sát “công tác xây dựng thôn, làng, tổ dân phố văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh” tại 03 huyện, thị xã: UBND thị xã An Khê, UBND huyện Ia Grai, UBND huyện Chư Pưh và 02 Sở, ngành: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Liên đoàn Lao động tỉnh và khảo sát thực tế tại 03 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa: Tổ 6 phường An Phú, thị xã An Khê; làng De Chi - xã Ia Pêch, huyện Ia Grai; thôn Phú Bình, xã Ia Le, huyện Chư Pưh; 03 công sở văn hóa: trụ sở HĐND-UBND phường An Phú, thị xã An Khê; Nông trường cao su Ia Pêch, huyện Ia Grai và trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, xã Ia Le, huyện Chư Pưh. Qua giám sát, Ban nhận thấy Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp, từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố, xã, phường, thị trấn và 2.149 ban vận động thôn, làng, khu dân cư đã được thành lập, củng cố kiện toàn, làm tốt vai trò tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo, phát động phong trào, xây dựng và bổ sung quy ước, hương ước thôn, làng khu dân cư; Hằng năm thành lập các đoàn kiểm tra đánh giá, xem xét, công nhận mới, công nhận lại danh hiệu thôn, làng, khu phố văn hóa; gia đình văn hóa; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp văn hóa. Đến nay toàn tỉnh có 974 thôn, làng, tổ dân phố văn hóa; 187.215 gia đình văn hóa; 1.000 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa (trong đó có 57 doanh nghiệp).
dsc00038.jpg
Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại như công tác quy hoạch quỹ đất để xây dựng thiết chế văn hóa ở cơ sở gặp nhiều khó khăn, chưa đáp ứng đủ yêu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân. Kinh phí chi cho Ban Chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp còn hạn hẹp. Quá trình thực hiện việc đăng ký, bình xét, công nhận thôn, làng, tổ dân phố văn hóa tại một số địa phương chưa chặt chẽ và đúng quy định, còn mang tính hình thức, chạy theo số lượng, chưa tạo được các mô hình, điểm sáng văn hóa tiêu biểu. Một số thôn, làng, tổ dân phố được công nhận đạt danh hiệu văn hóa nhưng chưa xây dựng được hội trường hay nhà sinh hoạt cộng đồng, chưa có điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao; trong thôn chưa có đường bê tông. Trong thôn, làng, tổ dân phố còn xảy ra nhiều vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự, hiện tượng mê tín dị đoan, tệ nạn xã hội, chưa thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang; Một số thôn, làng chưa thực hiện nghiêm túc chính sách kế hoạch hóa gia đình, việc giữ gìn vệ sinh môi trường chưa tốt, chất lượng xóa đói, giảm nghèo chưa vững chắc. Một số công đoàn cơ sở chưa thật sự chủ động tham mưu với cấp ủy Đảng, đề xuất với chính quyền quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện để xây dựng phong trào cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa. Công sở các cơ quan Đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể các cấp đạt chuẩn văn hóa còn thấp; nhất là công sở cấp xã, phường, thị trấn...
Ban Văn hóa -Xã hội HĐND tỉnh đã đề nghị Bộ Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài chính nghiên cứu ban hành Thông tư liên tịch giữa Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Bộ Tài chính thống nhất để triển khai đồng bộ Quyết định số 1610/QĐ-TTg ngày 16/9/2011 của Thủ tướng Chính Phủ và Thông tư số 01/2012/TT-BVHTTDL ngày 18/01/2012 của Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, nhất là vấn đề kinh phí để triển khai thực hiện phong trào xây dựng “Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa” tại các địa phương. Đồng thời, kiến nghị Uỷ ban nhân dân tỉnh cần quy định các tiêu chí được công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”; “Thôn văn hóa”, “Làng văn hóa”, “Ấp văn hóa”, “Bản văn hóa”, “Tổ dân phố văn hóa” phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh Gia Lai theo quy định tại Điều 9 Thông tư 12/2011/TT-BVHTTDL. Đồng thời, tăng cường đầu tư kinh phí cho Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" các cấp, đặc biệt hằng năm quan tâm bố trí kinh phí khen thưởng cho các thôn, làng, tổ dân phố văn hóa và gia đình văn hóa tiêu biểu theo Nghị định 42/1010/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, Khen thưởng để khích lệ phong trào...
Thu Trang