> Chuyên mục > Nghiên cứu - Trao đổi > 45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quốc hội của dân, Quốc hội của Đảng cầm quyền, Qu

45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quốc hội của dân, Quốc hội của Đảng cầm quyền, Quốc hội phải thúc đẩy dân chủ phát triển - xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân

22/09/2014
Trước lúc đi xa, mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
 
Có thể nói, 45 năm qua, toàn Đảng, toàn dân ta đã thực hiện tốt Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó, có 5 kết quả quan trọng nhất.
 
Một là, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối, Bắc – Nam sum họp một nhà. Đây là mong ước lớn nhất của Người trước khi đi xa. Và với Đại thắng mùa Xuân năm 1975, chúng ta đã hoàn thành được tâm nguyện này. Đây cũng là kết quả to lớn nhất, vĩ đại nhất của nhân dân ta, đất nước ta, dân tộc ta, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước.

Hai là, trên nền tảng vững chắc của một nước Việt Nam thống nhất, đoàn kết, chúng ta đã nỗ lực không ngừng để xây dựng một đất nước dân chủ và ngày càng giàu mạnh. Năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới và đã đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế phát triển hơn, người dân được no ấm hơn, được bảo đảm về an sinh xã hội và bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản. Từ một nước nghèo đói, bị tàn phá nặng nề khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình và hội nhập ngày càng sâu rộng, toàn diện với thế giới. Gần 40 năm kể từ khi thống nhất đất nước, những thành quả chúng ta đạt được hôm nay có thể nói là một trời một vực.

Ba là, trong công tác của Đảng, Di chúc của Người dặn dò, Đảng ta là Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính chí công vô tư; phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. 45 năm qua, Đảng ta luôn ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với nhân dân và đã lãnh đạo đất nước, lãnh đạo nhân dân giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và giành được những thành tựu to lớn về KT-XH. Đảng đã luôn thực hiện sứ mệnh tiên phong của mình và giữ gìn được sự trong sạch, đoàn kết trong nội bộ Đảng. Tất nhiên, cũng có một bộ phận Đảng viên chưa làm tròn trách nhiệm của mình, bị suy thoái về đạo đức cách mạng... Đảng đã nhận thức rõ thực tế này và Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay chính là tuyên bố của Đảng về việc chấn chỉnh cái xấu, cái chưa tốt, thanh lọc hàng ngũ của Đảng để Đảng ta thực sự là Đảng cầm quyền, là người lãnh đạo và là đầy tớ trung thành của nhân dân.

Bốn là, chúng ta đã tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đặc biệt là với Hiến pháp năm 2013, tư tưởng về chủ quyền nhân dân đã được thể hiện hết sức đậm nét, xuyên suốt toàn bộ các điều khoản quy định của Hiến pháp.

Năm là, quan hệ với quốc tế. Người dặn, chúng ta phải đoàn kết và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Thời gian qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tích cực thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, làm bạn, làm đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và chủ động của cộng đồng quốc tế.

45 năm qua, thực hiện Di chúc của Người, lý tưởng của Người, những kết quả đạt được có thể tóm gọn như vậy. Tôi biết, hiện nay có không ít người không hài lòng với những đang gì diễn ra trên đất nước chúng ta, thậm chí bực dọc, bức xúc, rồi phê phán Đảng thế này, chê bai chế độ thế kia... Nhưng tôi cho rằng, phải nhìn nhận thật khách quan, thành tựu đạt được thì phải ghi nhận, thế giới còn ghi nhận chúng ta, tại sao chúng ta lại nghi ngờ chính mình? Tất nhiên, còn có vấn đề này, vấn đề kia trong phát triển KT-XH, trong Đảng, trong Nhà nước cũng có lúc còn khiếm khuyết thì  phải thẳng thắn, chân thành góp ý để chấn chỉnh cái chưa tốt, từ đó, xây dựng đất nước hùng cường hơn. Trong tình hình hiện nay, phải đoàn kết trong nước và phát huy thế chủ động trong quan hệ quốc tế.

Với riêng QH, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng của Người về dân chủ, về xây dựng Nhà nước pháp quyền. Những dòng cuối cùng trong Di chúc của mình, Người đã nhắn nhủ: tôi có một mong muốn cuối cùng là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh… Không thể bảo đảm dân chủ nếu không xây dựng nhà nước pháp quyền. Ngay sau khi giành được chính quyền năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương tiến hành Tổng tuyển cử tự do toàn dân trong phạm vi cả nước để bầu ra một QH lập hiến, xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ để nhân dân được hưởng các quyền tự do dân chủ. Học tập Người, sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Đảng ta đã tập trung lãnh đạo tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH, bầu ra QH thống nhất của cả nước. QH là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân cả nước, là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan lập hiến, lập pháp, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và bảo đảm mọi hoạt động quản lý, điều hành đất nước đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật. QH chính là thiết chế biểu trưng cho dân chủ. Từ đó đến nay, hoạt động của QH đã có những bước tiến rất dài trong việc thúc đẩy xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đặc biệt là từ sau Đại hội VI năm 1986 của Đảng, tư tưởng đổi mới đã ăn sâu vào ý thức của QH, đổi mới của QH song hành với đổi mới của đất nước. Thực chất đổi mới của QH đã góp phần làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ hơn. Đã có nhiều ý kiến, cả trong nước và quốc tế, nhận xét rằng, trong đổi mới chính trị ở nước ta gần 30 năm qua thì đổi mới của QH là có hiệu quả nhất, mạnh mẽ nhất, kiên trì nhất, thường xuyên nhất, sáng tạo nhất và có hiệu quả nhất. Có thể kể ra đây rất nhiều ví dụ minh chứng sinh động cho những đổi mới kiên trì, hiệu quả và thể hiện rõ tinh thần dân chủ trong QH như: nhiệm kỳ QH  Khóa VI là việc có thay đổi quốc ca hay không; Khóa VIII là việc đưa hai ứng cử viên ra tranh chức Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng; năm 1994, lần đầu tiên hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của QH được truyền hình trực tiếp để nhân dân cùng với QH giám sát Chính phủ, giám sát các bộ trưởng và cũng là nhân dân giám sát chính QH, các ĐBQH... Đặc biệt là những nhiệm kỳ QH gần đây thì có thể nói rằng, đổi mới của QH khá mạnh mẽ và có hiệu quả, có tác động lan tỏa lớn đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tất nhiên, nói như vậy không phải là để thỏa mãn với những gì QH đã làm được. Chúng ta trân trọng những đổi mới ở QH suốt từ những năm 1987 đến nay. Nhưng cũng phải nói rằng, không phải rụp một cái là QH đổi mới được đâu mà phải có tiền đề hoạt động của các nhiệm kỳ trước. Chúng ta phải thấy logic đó, thấy những việc nhiệm kỳ trước đã làm được, người đi sau trân trọng thành quả của người đi trước, học tập, bổ sung để đổi mới hiệu quả hơn. Hơn ai hết, QH, ĐBQH không được có tư tưởng thỏa mãn hay tự bằng lòng. Vẫn còn rất nhiều việc nhân dân mong chờ ở QH.

Hiện nay, chúng ta đang sửa đổi Luật Tổ chức QH. Đây là điều kiện rất tốt để đánh giá lại những việc QH chưa làm được hoặc làm chưa tốt, phân tích thật thẳng thắn, thật khách quan các nguyên nhân; xác định thật rõ những yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, tìm ra mũi đột phá để làm cho hoạt động của QH có hiệu quả hơn. Tôi nói ví dụ, về  ĐBQH, tôi rất đồng tình với quan điểm lấy ĐBQH là trung tâm hoạt động của QH. Nhưng còn các cơ quan của QH thì như thế nào? Tôi cảm thấy, những quy định pháp luật hiện nay về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH chưa đủ rõ ràng. Quyền thì rất to, lĩnh vực phụ trách rất rộng nhưng trách nhiệm đến đâu? Đã có lần, tôi nêu vấn đề trong vụ việc Vinashin, chúng ta thảo luận ở QH, rồi báo chí và dư luận xã hội cũng đều nói đó là trách nhiệm của người đứng đầu Vinashin, trách nhiệm của bộ, ngành và Chính phủ. Nhưng kiểm điểm thật nghiêm túc theo đúng tinh thần tự phê bình và phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì các cơ quan của QH có trách nhiệm gì trong vụ việc này không? Tổn hại về mặt kinh tế rất lớn. Nhưng tổn hại về lòng tin của dân còn lớn hơn! Như vậy, ít nhất về mặt giám sát là có trách nhiệm của các cơ quan của QH. Nếu cơ quan của QH giám sát tốt thì tôi tin rằng, chúng ta sẽ ngăn chặn được những vụ việc như vậy. Đến khi cơ quan chức năng xử lý vụ việc, tôi cũng chưa thấy Ủy ban của QH giám sát, kiểm tra xem vụ việc đã được xử lý nghiêm minh chưa? Đã xử đúng người đúng tội chưa?... Tôi có cảm giác, chúng ta đang tư duy rằng, QH chỉ làm những việc thuộc về chính sách vĩ mô, ít can thiệp vào những vụ việc cụ thể. Nhưng từ vụ việc cụ thể như vậy đặt ra rất nhiều vấn đề về hoạch định chính sách vĩ mô và điều hành, quản lý vĩ mô. QH, các cơ quan của QH không có tiếng nói rõ ràng trong những vụ việc như vậy sẽ khiến lòng dân bất an. Bây giờ sửa đổi Luật Tổ chức QH thì phải làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan của QH đến đâu. Nếu cứ chung chung thì rất khó!

Cơ quan của QH mạnh lên, QH mạnh lên sẽ thúc đẩy dân chủ, thúc đẩy việc xây dựng Nhà nước pháp quyền! 
 
Vũ Mão
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại
Nguyễn Vũ ghi
Theo daibieunhandan.vn

45 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quốc hội của dân, Quốc hội của Đảng cầm quyền, Quốc hội phải thúc đẩy dân chủ phát triển - xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân

22/09/2014
Trước lúc đi xa, mong muốn cuối cùng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết phấn đấu, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.
 
Có thể nói, 45 năm qua, toàn Đảng, toàn dân ta đã thực hiện tốt Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong đó, có 5 kết quả quan trọng nhất.
 
Một là, thống nhất đất nước, non sông thu về một mối, Bắc – Nam sum họp một nhà. Đây là mong ước lớn nhất của Người trước khi đi xa. Và với Đại thắng mùa Xuân năm 1975, chúng ta đã hoàn thành được tâm nguyện này. Đây cũng là kết quả to lớn nhất, vĩ đại nhất của nhân dân ta, đất nước ta, dân tộc ta, mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước.

Hai là, trên nền tảng vững chắc của một nước Việt Nam thống nhất, đoàn kết, chúng ta đã nỗ lực không ngừng để xây dựng một đất nước dân chủ và ngày càng giàu mạnh. Năm 1986, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta tiến hành công cuộc đổi mới và đã đạt được những thành tựu quan trọng: kinh tế phát triển hơn, người dân được no ấm hơn, được bảo đảm về an sinh xã hội và bảo đảm thực hiện các quyền cơ bản. Từ một nước nghèo đói, bị tàn phá nặng nề khi chiến tranh kết thúc, Việt Nam đã vươn lên trở thành nước có thu nhập trung bình và hội nhập ngày càng sâu rộng, toàn diện với thế giới. Gần 40 năm kể từ khi thống nhất đất nước, những thành quả chúng ta đạt được hôm nay có thể nói là một trời một vực.

Ba là, trong công tác của Đảng, Di chúc của Người dặn dò, Đảng ta là Đảng cầm quyền. Mỗi Đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính chí công vô tư; phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân. 45 năm qua, Đảng ta luôn ý thức sâu sắc trách nhiệm của mình đối với Tổ quốc, với nhân dân và đã lãnh đạo đất nước, lãnh đạo nhân dân giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ và giành được những thành tựu to lớn về KT-XH. Đảng đã luôn thực hiện sứ mệnh tiên phong của mình và giữ gìn được sự trong sạch, đoàn kết trong nội bộ Đảng. Tất nhiên, cũng có một bộ phận Đảng viên chưa làm tròn trách nhiệm của mình, bị suy thoái về đạo đức cách mạng... Đảng đã nhận thức rõ thực tế này và Nghị quyết Trung ương 4, Khóa XI về một số vấn đề cấp bách trong xây dựng Đảng hiện nay chính là tuyên bố của Đảng về việc chấn chỉnh cái xấu, cái chưa tốt, thanh lọc hàng ngũ của Đảng để Đảng ta thực sự là Đảng cầm quyền, là người lãnh đạo và là đầy tớ trung thành của nhân dân.

Bốn là, chúng ta đã tập trung xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đặc biệt là với Hiến pháp năm 2013, tư tưởng về chủ quyền nhân dân đã được thể hiện hết sức đậm nét, xuyên suốt toàn bộ các điều khoản quy định của Hiến pháp.

Năm là, quan hệ với quốc tế. Người dặn, chúng ta phải đoàn kết và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Thời gian qua, đặc biệt là trong những năm gần đây, Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã tích cực thực hiện đường lối đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, làm bạn, làm đối tác tin cậy, là thành viên tích cực và chủ động của cộng đồng quốc tế.

45 năm qua, thực hiện Di chúc của Người, lý tưởng của Người, những kết quả đạt được có thể tóm gọn như vậy. Tôi biết, hiện nay có không ít người không hài lòng với những đang gì diễn ra trên đất nước chúng ta, thậm chí bực dọc, bức xúc, rồi phê phán Đảng thế này, chê bai chế độ thế kia... Nhưng tôi cho rằng, phải nhìn nhận thật khách quan, thành tựu đạt được thì phải ghi nhận, thế giới còn ghi nhận chúng ta, tại sao chúng ta lại nghi ngờ chính mình? Tất nhiên, còn có vấn đề này, vấn đề kia trong phát triển KT-XH, trong Đảng, trong Nhà nước cũng có lúc còn khiếm khuyết thì  phải thẳng thắn, chân thành góp ý để chấn chỉnh cái chưa tốt, từ đó, xây dựng đất nước hùng cường hơn. Trong tình hình hiện nay, phải đoàn kết trong nước và phát huy thế chủ động trong quan hệ quốc tế.

Với riêng QH, thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cần quán triệt sâu sắc tư tưởng của Người về dân chủ, về xây dựng Nhà nước pháp quyền. Những dòng cuối cùng trong Di chúc của mình, Người đã nhắn nhủ: tôi có một mong muốn cuối cùng là toàn Đảng, toàn dân ta đoàn kết, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh… Không thể bảo đảm dân chủ nếu không xây dựng nhà nước pháp quyền. Ngay sau khi giành được chính quyền năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương tiến hành Tổng tuyển cử tự do toàn dân trong phạm vi cả nước để bầu ra một QH lập hiến, xây dựng một bản Hiến pháp dân chủ để nhân dân được hưởng các quyền tự do dân chủ. Học tập Người, sau khi thống nhất đất nước năm 1975, Đảng ta đã tập trung lãnh đạo tổ chức cuộc bầu cử ĐBQH, bầu ra QH thống nhất của cả nước. QH là cơ quan đại diện cao nhất của nhân dân cả nước, là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất và là cơ quan lập hiến, lập pháp, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân và bảo đảm mọi hoạt động quản lý, điều hành đất nước đều phải tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật. QH chính là thiết chế biểu trưng cho dân chủ. Từ đó đến nay, hoạt động của QH đã có những bước tiến rất dài trong việc thúc đẩy xây dựng Nhà nước pháp quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân. Đặc biệt là từ sau Đại hội VI năm 1986 của Đảng, tư tưởng đổi mới đã ăn sâu vào ý thức của QH, đổi mới của QH song hành với đổi mới của đất nước. Thực chất đổi mới của QH đã góp phần làm cho đất nước phát triển mạnh mẽ hơn. Đã có nhiều ý kiến, cả trong nước và quốc tế, nhận xét rằng, trong đổi mới chính trị ở nước ta gần 30 năm qua thì đổi mới của QH là có hiệu quả nhất, mạnh mẽ nhất, kiên trì nhất, thường xuyên nhất, sáng tạo nhất và có hiệu quả nhất. Có thể kể ra đây rất nhiều ví dụ minh chứng sinh động cho những đổi mới kiên trì, hiệu quả và thể hiện rõ tinh thần dân chủ trong QH như: nhiệm kỳ QH  Khóa VI là việc có thay đổi quốc ca hay không; Khóa VIII là việc đưa hai ứng cử viên ra tranh chức Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng; năm 1994, lần đầu tiên hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn của QH được truyền hình trực tiếp để nhân dân cùng với QH giám sát Chính phủ, giám sát các bộ trưởng và cũng là nhân dân giám sát chính QH, các ĐBQH... Đặc biệt là những nhiệm kỳ QH gần đây thì có thể nói rằng, đổi mới của QH khá mạnh mẽ và có hiệu quả, có tác động lan tỏa lớn đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội.

Tất nhiên, nói như vậy không phải là để thỏa mãn với những gì QH đã làm được. Chúng ta trân trọng những đổi mới ở QH suốt từ những năm 1987 đến nay. Nhưng cũng phải nói rằng, không phải rụp một cái là QH đổi mới được đâu mà phải có tiền đề hoạt động của các nhiệm kỳ trước. Chúng ta phải thấy logic đó, thấy những việc nhiệm kỳ trước đã làm được, người đi sau trân trọng thành quả của người đi trước, học tập, bổ sung để đổi mới hiệu quả hơn. Hơn ai hết, QH, ĐBQH không được có tư tưởng thỏa mãn hay tự bằng lòng. Vẫn còn rất nhiều việc nhân dân mong chờ ở QH.

Hiện nay, chúng ta đang sửa đổi Luật Tổ chức QH. Đây là điều kiện rất tốt để đánh giá lại những việc QH chưa làm được hoặc làm chưa tốt, phân tích thật thẳng thắn, thật khách quan các nguyên nhân; xác định thật rõ những yêu cầu và nhiệm vụ xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở đó, tìm ra mũi đột phá để làm cho hoạt động của QH có hiệu quả hơn. Tôi nói ví dụ, về  ĐBQH, tôi rất đồng tình với quan điểm lấy ĐBQH là trung tâm hoạt động của QH. Nhưng còn các cơ quan của QH thì như thế nào? Tôi cảm thấy, những quy định pháp luật hiện nay về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của QH chưa đủ rõ ràng. Quyền thì rất to, lĩnh vực phụ trách rất rộng nhưng trách nhiệm đến đâu? Đã có lần, tôi nêu vấn đề trong vụ việc Vinashin, chúng ta thảo luận ở QH, rồi báo chí và dư luận xã hội cũng đều nói đó là trách nhiệm của người đứng đầu Vinashin, trách nhiệm của bộ, ngành và Chính phủ. Nhưng kiểm điểm thật nghiêm túc theo đúng tinh thần tự phê bình và phê bình của Chủ tịch Hồ Chí Minh thì các cơ quan của QH có trách nhiệm gì trong vụ việc này không? Tổn hại về mặt kinh tế rất lớn. Nhưng tổn hại về lòng tin của dân còn lớn hơn! Như vậy, ít nhất về mặt giám sát là có trách nhiệm của các cơ quan của QH. Nếu cơ quan của QH giám sát tốt thì tôi tin rằng, chúng ta sẽ ngăn chặn được những vụ việc như vậy. Đến khi cơ quan chức năng xử lý vụ việc, tôi cũng chưa thấy Ủy ban của QH giám sát, kiểm tra xem vụ việc đã được xử lý nghiêm minh chưa? Đã xử đúng người đúng tội chưa?... Tôi có cảm giác, chúng ta đang tư duy rằng, QH chỉ làm những việc thuộc về chính sách vĩ mô, ít can thiệp vào những vụ việc cụ thể. Nhưng từ vụ việc cụ thể như vậy đặt ra rất nhiều vấn đề về hoạch định chính sách vĩ mô và điều hành, quản lý vĩ mô. QH, các cơ quan của QH không có tiếng nói rõ ràng trong những vụ việc như vậy sẽ khiến lòng dân bất an. Bây giờ sửa đổi Luật Tổ chức QH thì phải làm rõ thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan của QH đến đâu. Nếu cứ chung chung thì rất khó!

Cơ quan của QH mạnh lên, QH mạnh lên sẽ thúc đẩy dân chủ, thúc đẩy việc xây dựng Nhà nước pháp quyền! 
 
Vũ Mão
Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại
Nguyễn Vũ ghi
Theo daibieunhandan.vn