> Chuyên mục > Nghiên cứu - Trao đổi > Cội nguồn văn hoá Hồ Chí Minh

Cội nguồn văn hoá Hồ Chí Minh

19/05/2016
Hồ Chí Minh là tấm gương thanh cao về nếp sống giản dị, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, dĩ công vi thượng.

Mỗi lần nói những lời trìu mến, thân thương về Bác Hồ kính yêu; mỗi dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người, chúng ta, bạn bè ta, nhất là các nhà nghiên cứu, thường nêu câu hỏi: Những gì đã tạo dựng, đã hun đúc nên thiên tài Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới? Gia đình, quê hương, đất nước có vai trò như thế nào trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh, tầm vóc văn hóa của Người? Tại sao ở trong con người Hồ Chí Minh lại kết hợp hài hoà, phong phú, bền chặt nhiều phẩm chất cao quý đến như vậy: Một người yêu nước, thương dân hết mực; một chiến sỹ đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; một lãnh tụ cộng sản xuất sắc, nhân hậu, được nhiều người, nhiều dân tộc ngưỡng mộ, tôn vinh; một người hiền của mọi thời đại.

Quê Bác nằm ở hạ lưu Sông Lam của xứ Nghệ, nơi hội tụ của các trung tâm văn hoá vùng Bắc Trung Bộ; nơi phát tích nhiều nền văn hoá cổ, một vùng văn hoá -  dân tộc học đặc sắc. Cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn, một trong những lãnh tụ xuất sắc của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX từng ca ngợi quê hương mình: “Non nước châu Hoan đẹp tuyệt vời/Sinh ra trung nghĩa biết bao người”.

 
Bác Hồ của chúng ta sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, ở một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Vùng quê ấy, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thường xuyên đương đầu với muôn vàn thử thách, tàn phá do giặc giã, thiên tai, trong khổ đau vẫn gan góc, trong mất mát vẫn kiên cường, trong đói nghèo vẫn “đói sạch, rách thơm”; là “đất phên dậu”, “đất Cối Kê”, “thành đồng ao nóng của nước”.

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông hung bạo từng tung hoành vó ngựa xâm lăng suốt cả một vùng đất rộng dài từ Á sang Âu, khi đất nước ở vào tình thế nước sôi lửa bỏng, ngàn cân sợi tóc, vua Trần Nhân Tông vẫn tin tưởng: “Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan Diễn do tồn thập vạn binh” (tạm dịch: chuyện cũ Cối Kê ngươi nên nhớ, Hoan Diễn kia còn chục vạn binh). Nhìn trong lịch sử dân tộc, những tên tuổi lớn như Mai Hắc Đế, Hồ Quý Ly, Nguyễn Huệ - Quang Trung, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ...hoặc sinh trưởng hoặc thành danh ở nơi này. Ở thời hiện đại, cùng với Hồ Chí Minh, nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta như  Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lý Tự Trọng, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Sĩ Sách,…cũng là những người con ưu tú của đất Hồng Lam.

Bác Hồ sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học nguồn gốc nông dân. Ông Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ Bác, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được cụ giáo Hoàng Đường đưa về nuôi dưỡng, cho ăn học, rồi gả người con gái yêu đầu lòng. “Cháu bên nội, tội bên ngoại” (tội ở đây là là làm khổ, làm tội - cách nói dân dã), nếu vận vào anh chị em Bác, quả là không thể có câu thành ngữ nào “đắc địa” hơn.

Khi Bác cất tiếng khóc chào đời, khói lửa của phong trào Cần Vương - bên kia sông Lam là cuộc dấy nghĩa của Phan Đình Phùng, Cao Thắng, ở ngay núi Chung trước nhà là của Vương Thúc Mậu…dần lắng xuống. Những cuộc đàm đạo văn chương, thế sự của thân phụ Bác với các vị túc nho như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân đã nhen lên trong tâm khảm Bác và người chị, người anh lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù lũ giặc sâu sắc.

Ông Nguyễn Sinh Sắc, dù đậu Phó bảng, dù được bổ làm quan vẫn trước sau quan niệm: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ hựu nô lệ” (quan trường là nô lệ trong đám người nô lệ nên càng nô lệ hơn). Chị gái của Bác - bà Nguyễn Thị Thanh; anh trai Bác - ông Nguyễn Sinh Khiêm, đều được học hành chu đáo, tham gia các hoạt động yêu nước, đều bị chính quyền thực dân, phong kiến cầm tù, quản chế. Truyền thống vẻ vang của quê hương và gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi ấu thơ của Bác, đến việc hình thành nhân cách, tư tưởng, đạo đức của Bác.
Sau này, trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, được hoà mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc; được tiếp xúc với chủ nghĩ Mác - Lê nin và ánh sáng cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển truyền thống văn hoá, yêu nước và cách mạng của dân tộc, của quê hương lên tầm cao mới: chủ nghĩa yêu nước mang nội dung nhân bản sâu sắc; giải phóng dân tộc đi liền với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người; đề cao con người là nhân tố quyết định của lịch sử; cách mạng dân tộc, dân chủ phải phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, sức mạnh dân tộc phải gắn liền với sức mạnh thời đại, đặc biệt coi trọng vai trò “là gốc”, “là người chủ” của nhân dân, sức mạnh to lớn đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là những đóng góp hết sức quan trọng của Người đối với giá trị văn hoá Việt Nam và cả nhân loại.
Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới”. Từ những năm hai mươi của thế kỷ trước, nhà thơ Xô viết Ôxíp Manđenstan đã viết về Nguyễn Ái Quốc - tên Người lúc đó, trên tạp chí Ogoniok số 39: “Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá, không phải là văn hoá châu Âu mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai”… “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”.

Dẫu bôn ba bốn biển năm châu, dẫu xa quê khi còn rất trẻ, Người luôn yêu quý, luôn khắc khoải về quê hương. Người nhớ nằm lòng nhiều làn điệu hát ví, hát dặm, hát phường vải của quê nhà.  Người sử dụng rộng rãi, linh hoạt, tài tình các thể loại văn học truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hoá dân dã như tập Kiều, lẩy Kiều,vịnh Kiều, tập cổ, thơ lục bát, thơ tự vịnh, thơ cổ điển, thơ mừng tuổi, thơ chúc tết, chúc thọ. Người ưa lẩy Kiều và đã vận dụng nghệ thuật dân gian này đến độ sáng tạo, tinh tế. Người không nhận mình là một nhà thơ, nhà văn “Ngâm thơ ta vốn không ham”...

Người làm thơ, viết văn, viết báo, chụp ảnh, ký hoạ có khi là để mưu sinh, nhưng cao hơn là để phong phú hóa, thanh bạch hóa cuộc sống thường nhật gian khổ, khó khăn của mình, là để phục vụ cách mạng. Trong thơ văn, Người hay dùng tục ngữ, ca dao, dân ca, lối nói ví von, so sánh sinh động, dễ hiểu của nhân dân lao động. Người yêu mến và say sưa nghiên cứu các tác phẩm văn chương cổ điển của Việt Nam, Trung Quốc, Pháp và các nước khác. Người nhắc nhở mình và mọi người “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Văn chương, thơ ca của Người  giản dị, chân chất, nhân văn như tính mộc mạc, đằm thắm của người Nghệ, lại có cái sâu sắc, thâm thuý, uyên bác của các nhà hiền triết phương Đông, phương Tây; cổ điển và hiện đại, xứ sở và dân tộc, bình dân và bác học.. hoà quyện một cách nhuần nhuyễn, sinh động, tài tình.

Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân lên hầu khắp các châu lục, nhiều quốc gia, nhiều nền văn hoá, thông thuộc nhiều thứ tiếng nước ngoài. Vậy mà, một đêm ở Thái Lan xa xôi, Người thốt lên “Xa nhà chốc mấy mươi niên/Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”. Người vẫn giữ cho mình giọng Nghệ nằng nặng, trầm ấm, chân chất, vang vọng của quê nhà.

Sau hàng chục năm xa quê, ngày trở lại, Người xúc động nói: “Quê hương nghĩa trọng tình cao/Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”. Người không quên lối đi nhỏ vào nhà ngày xưa nơi có hàng râm bụt, cây bưởi, luống rau, luống lạc trước nhà, cây mít, hàng cau phía sau, chiếc võng tuổi thơ, chiếc rương gỗ nhỏ - của hồi môn ít ỏi của mẹ, khung cửi của bà, của mẹ, chiếc phản gỗ và mấy pho sách của cha, những câu chuyện kể của ông bà…

coi nguon van hoa ho chi minh hinh 1
Bác Hồ về thăm làng Sen năm 1961 (Ảnh tư liệu)
 
Người nhớ và ghi sâu công đức người thầy khai tâm của mình, những kỷ niệm với người bạn câu cá, ông thợ rèn, bạn thả diều, chăn trâu, đánh trận giả…Người nhớ và nhắc giúp ca sỹ quê nhà hai câu cuối của một bài hát dân ca, về cách phát âm, cách luyến láy một số từ giọng Nghệ khi hát xướng. Trong bữa ăn thường nhật, Người ưa món tương, cà, nhút, vừng của quê nhà.

Quê hương Người, như đã nói, có rất nhiều truyền thống quý báu, mang đặc trưng văn hoá xứ Nghệ khó lẫn. Tuy nhiên, con người và vùng đất ấy cũng có những hạn chế, nhược điểm khó tránh khỏi. Nhà văn, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai - cũng là một ông đồ Nghệ, thâm thuý văn hoá Đông, Tây đã nói rất đúng, rất sâu sắc điểm yếu này. Đôi lúc, trong không khí đầm ấm, chân tình với bà con, đồng chí quê hương, Hồ Chí Minh thường gọi đùa, nói đùa “dân choa”, “nhà choa”.

Người nhẹ nhàng nhưng chân thành chỉ ra những điểm yếu, mặt non kém cần khắc phục. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, nhân dân tỉnh nhà rằng: phải biết phát huy lòng yêu nước, tinh thần bất khuất trước địch hoạ, thiên tai, cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình, giản dị, mộc mạc, ngay thẳng trong điều ăn lẽ ở. Đồng thời, cũng phải biết khắc phục tâm lý nông dân sản xuất nhỏ, manh mún, hẹp hòi; tiết kiệm quá thành hà tiện; ít giao tiếp nên dễ kém năng động; chỉ ham cái lợi nhỏ trước mắt mà không tính đến cái lợi to lớn, cơ bản, lâu dài; kiên định không đúng cách dễ trở thành bảo thủ, quan liêu, duy ý chí.

Hồ Chí Minh là tấm gương thanh cao về nếp sống giản dị, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, dĩ công vi thượng. Nếp sống đó không chỉ có ở Người khi hoạt động cách mạng bí mật, gian khổ, hiểm nguy mà vẫn vẹn nguyên khi Người đã là Chủ tịch nước yêu kính của dân tộc, được bạn bè quốc tế nể trọng. Quên mình, chí công vì một lẽ: Người luôn đặt lợi ích của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân lên trên hết, chăm lo từng điều nhỏ cho đồng bào, đồng chí sống gần Người. Và đẹp đẽ, kỳ diệu thay, những đồng chí, học trò, người dân sống gần Người, đã rất tự nhiên, tiếp nhận, thẩm thấu, bồi lắng, dày dặn chất văn hoá, nhân văn, nhân bản Hồ Chí Minh.

Từ Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An, Hồ Chí Minh đã hoạt động, rèn luyện, cống hiến, để hôm nay và muôn đời sau có tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh. Người là đóa sen đẹp nhất của dân tộc Việt Nam./.          

 
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Theo vov.vn

Cội nguồn văn hoá Hồ Chí Minh

19/05/2016
Hồ Chí Minh là tấm gương thanh cao về nếp sống giản dị, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, dĩ công vi thượng.

Mỗi lần nói những lời trìu mến, thân thương về Bác Hồ kính yêu; mỗi dịp kỷ niệm Ngày sinh của Người, chúng ta, bạn bè ta, nhất là các nhà nghiên cứu, thường nêu câu hỏi: Những gì đã tạo dựng, đã hun đúc nên thiên tài Hồ Chí Minh - Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới? Gia đình, quê hương, đất nước có vai trò như thế nào trong việc hình thành nhân cách, trí tuệ, bản lĩnh, tầm vóc văn hóa của Người? Tại sao ở trong con người Hồ Chí Minh lại kết hợp hài hoà, phong phú, bền chặt nhiều phẩm chất cao quý đến như vậy: Một người yêu nước, thương dân hết mực; một chiến sỹ đấu tranh không mệt mỏi để giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người; một lãnh tụ cộng sản xuất sắc, nhân hậu, được nhiều người, nhiều dân tộc ngưỡng mộ, tôn vinh; một người hiền của mọi thời đại.

Quê Bác nằm ở hạ lưu Sông Lam của xứ Nghệ, nơi hội tụ của các trung tâm văn hoá vùng Bắc Trung Bộ; nơi phát tích nhiều nền văn hoá cổ, một vùng văn hoá -  dân tộc học đặc sắc. Cụ nghè Nguyễn Xuân Ôn, một trong những lãnh tụ xuất sắc của phong trào Cần Vương cuối thế kỷ XIX từng ca ngợi quê hương mình: “Non nước châu Hoan đẹp tuyệt vời/Sinh ra trung nghĩa biết bao người”.

 
Bác Hồ của chúng ta sinh ra trong một gia đình nhà nho nghèo yêu nước, ở một vùng quê giàu truyền thống văn hiến và cách mạng. Vùng quê ấy, trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, thường xuyên đương đầu với muôn vàn thử thách, tàn phá do giặc giã, thiên tai, trong khổ đau vẫn gan góc, trong mất mát vẫn kiên cường, trong đói nghèo vẫn “đói sạch, rách thơm”; là “đất phên dậu”, “đất Cối Kê”, “thành đồng ao nóng của nước”.

Trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông hung bạo từng tung hoành vó ngựa xâm lăng suốt cả một vùng đất rộng dài từ Á sang Âu, khi đất nước ở vào tình thế nước sôi lửa bỏng, ngàn cân sợi tóc, vua Trần Nhân Tông vẫn tin tưởng: “Cối Kê cựu sự quân tu ký, Hoan Diễn do tồn thập vạn binh” (tạm dịch: chuyện cũ Cối Kê ngươi nên nhớ, Hoan Diễn kia còn chục vạn binh). Nhìn trong lịch sử dân tộc, những tên tuổi lớn như Mai Hắc Đế, Hồ Quý Ly, Nguyễn Huệ - Quang Trung, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu, Nguyễn Trường Tộ...hoặc sinh trưởng hoặc thành danh ở nơi này. Ở thời hiện đại, cùng với Hồ Chí Minh, nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc của Đảng ta như  Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Thị Minh Khai, Phan Đăng Lưu, Lê Hồng Sơn, Phạm Hồng Thái, Lý Tự Trọng, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Sĩ Sách,…cũng là những người con ưu tú của đất Hồng Lam.

Bác Hồ sinh ra trong một gia đình có truyền thống nho học nguồn gốc nông dân. Ông Nguyễn Sinh Sắc - thân phụ Bác, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được cụ giáo Hoàng Đường đưa về nuôi dưỡng, cho ăn học, rồi gả người con gái yêu đầu lòng. “Cháu bên nội, tội bên ngoại” (tội ở đây là là làm khổ, làm tội - cách nói dân dã), nếu vận vào anh chị em Bác, quả là không thể có câu thành ngữ nào “đắc địa” hơn.

Khi Bác cất tiếng khóc chào đời, khói lửa của phong trào Cần Vương - bên kia sông Lam là cuộc dấy nghĩa của Phan Đình Phùng, Cao Thắng, ở ngay núi Chung trước nhà là của Vương Thúc Mậu…dần lắng xuống. Những cuộc đàm đạo văn chương, thế sự của thân phụ Bác với các vị túc nho như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Thái Thân đã nhen lên trong tâm khảm Bác và người chị, người anh lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù lũ giặc sâu sắc.

Ông Nguyễn Sinh Sắc, dù đậu Phó bảng, dù được bổ làm quan vẫn trước sau quan niệm: “Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ hựu nô lệ” (quan trường là nô lệ trong đám người nô lệ nên càng nô lệ hơn). Chị gái của Bác - bà Nguyễn Thị Thanh; anh trai Bác - ông Nguyễn Sinh Khiêm, đều được học hành chu đáo, tham gia các hoạt động yêu nước, đều bị chính quyền thực dân, phong kiến cầm tù, quản chế. Truyền thống vẻ vang của quê hương và gia đình đã ảnh hưởng sâu sắc đến tuổi ấu thơ của Bác, đến việc hình thành nhân cách, tư tưởng, đạo đức của Bác.
Sau này, trên con đường bôn ba tìm đường cứu nước, được hoà mình trong phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Á, Âu, Phi, Mỹ, Úc; được tiếp xúc với chủ nghĩ Mác - Lê nin và ánh sáng cách mạng Tháng Mười Nga, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát triển truyền thống văn hoá, yêu nước và cách mạng của dân tộc, của quê hương lên tầm cao mới: chủ nghĩa yêu nước mang nội dung nhân bản sâu sắc; giải phóng dân tộc đi liền với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con người; đề cao con người là nhân tố quyết định của lịch sử; cách mạng dân tộc, dân chủ phải phát triển lên cách mạng xã hội chủ nghĩa, sức mạnh dân tộc phải gắn liền với sức mạnh thời đại, đặc biệt coi trọng vai trò “là gốc”, “là người chủ” của nhân dân, sức mạnh to lớn đại đoàn kết toàn dân tộc. Đó là những đóng góp hết sức quan trọng của Người đối với giá trị văn hoá Việt Nam và cả nhân loại.
Hồ Chí Minh là “Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hoá thế giới”. Từ những năm hai mươi của thế kỷ trước, nhà thơ Xô viết Ôxíp Manđenstan đã viết về Nguyễn Ái Quốc - tên Người lúc đó, trên tạp chí Ogoniok số 39: “Từ Nguyễn Ái Quốc toả ra một nền văn hoá, không phải là văn hoá châu Âu mà có lẽ là nền văn hóa của tương lai”… “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc giản dị và lịch sự. Qua cử chỉ cao thượng, tiếng nói trầm lắng của Nguyễn Ái Quốc, tôi thấy được ngày mai, thấy được viễn cảnh trời yên bể lặng của tình hữu ái toàn thế giới bao la như đại dương”.

Dẫu bôn ba bốn biển năm châu, dẫu xa quê khi còn rất trẻ, Người luôn yêu quý, luôn khắc khoải về quê hương. Người nhớ nằm lòng nhiều làn điệu hát ví, hát dặm, hát phường vải của quê nhà.  Người sử dụng rộng rãi, linh hoạt, tài tình các thể loại văn học truyền thống, các hình thức sinh hoạt văn hoá dân dã như tập Kiều, lẩy Kiều,vịnh Kiều, tập cổ, thơ lục bát, thơ tự vịnh, thơ cổ điển, thơ mừng tuổi, thơ chúc tết, chúc thọ. Người ưa lẩy Kiều và đã vận dụng nghệ thuật dân gian này đến độ sáng tạo, tinh tế. Người không nhận mình là một nhà thơ, nhà văn “Ngâm thơ ta vốn không ham”...

Người làm thơ, viết văn, viết báo, chụp ảnh, ký hoạ có khi là để mưu sinh, nhưng cao hơn là để phong phú hóa, thanh bạch hóa cuộc sống thường nhật gian khổ, khó khăn của mình, là để phục vụ cách mạng. Trong thơ văn, Người hay dùng tục ngữ, ca dao, dân ca, lối nói ví von, so sánh sinh động, dễ hiểu của nhân dân lao động. Người yêu mến và say sưa nghiên cứu các tác phẩm văn chương cổ điển của Việt Nam, Trung Quốc, Pháp và các nước khác. Người nhắc nhở mình và mọi người “Nay ở trong thơ nên có thép, nhà thơ cũng phải biết xung phong”.
Văn chương, thơ ca của Người  giản dị, chân chất, nhân văn như tính mộc mạc, đằm thắm của người Nghệ, lại có cái sâu sắc, thâm thuý, uyên bác của các nhà hiền triết phương Đông, phương Tây; cổ điển và hiện đại, xứ sở và dân tộc, bình dân và bác học.. hoà quyện một cách nhuần nhuyễn, sinh động, tài tình.

Trên con đường hoạt động cách mạng của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đặt chân lên hầu khắp các châu lục, nhiều quốc gia, nhiều nền văn hoá, thông thuộc nhiều thứ tiếng nước ngoài. Vậy mà, một đêm ở Thái Lan xa xôi, Người thốt lên “Xa nhà chốc mấy mươi niên/Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”. Người vẫn giữ cho mình giọng Nghệ nằng nặng, trầm ấm, chân chất, vang vọng của quê nhà.

Sau hàng chục năm xa quê, ngày trở lại, Người xúc động nói: “Quê hương nghĩa trọng tình cao/Năm mươi năm ấy biết bao nhiêu tình”. Người không quên lối đi nhỏ vào nhà ngày xưa nơi có hàng râm bụt, cây bưởi, luống rau, luống lạc trước nhà, cây mít, hàng cau phía sau, chiếc võng tuổi thơ, chiếc rương gỗ nhỏ - của hồi môn ít ỏi của mẹ, khung cửi của bà, của mẹ, chiếc phản gỗ và mấy pho sách của cha, những câu chuyện kể của ông bà…

coi nguon van hoa ho chi minh hinh 1
Bác Hồ về thăm làng Sen năm 1961 (Ảnh tư liệu)
 
Người nhớ và ghi sâu công đức người thầy khai tâm của mình, những kỷ niệm với người bạn câu cá, ông thợ rèn, bạn thả diều, chăn trâu, đánh trận giả…Người nhớ và nhắc giúp ca sỹ quê nhà hai câu cuối của một bài hát dân ca, về cách phát âm, cách luyến láy một số từ giọng Nghệ khi hát xướng. Trong bữa ăn thường nhật, Người ưa món tương, cà, nhút, vừng của quê nhà.

Quê hương Người, như đã nói, có rất nhiều truyền thống quý báu, mang đặc trưng văn hoá xứ Nghệ khó lẫn. Tuy nhiên, con người và vùng đất ấy cũng có những hạn chế, nhược điểm khó tránh khỏi. Nhà văn, nhà nghiên cứu Đặng Thai Mai - cũng là một ông đồ Nghệ, thâm thuý văn hoá Đông, Tây đã nói rất đúng, rất sâu sắc điểm yếu này. Đôi lúc, trong không khí đầm ấm, chân tình với bà con, đồng chí quê hương, Hồ Chí Minh thường gọi đùa, nói đùa “dân choa”, “nhà choa”.

Người nhẹ nhàng nhưng chân thành chỉ ra những điểm yếu, mặt non kém cần khắc phục. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ, nhân dân tỉnh nhà rằng: phải biết phát huy lòng yêu nước, tinh thần bất khuất trước địch hoạ, thiên tai, cần cù trong lao động, thuỷ chung trong nghĩa tình, giản dị, mộc mạc, ngay thẳng trong điều ăn lẽ ở. Đồng thời, cũng phải biết khắc phục tâm lý nông dân sản xuất nhỏ, manh mún, hẹp hòi; tiết kiệm quá thành hà tiện; ít giao tiếp nên dễ kém năng động; chỉ ham cái lợi nhỏ trước mắt mà không tính đến cái lợi to lớn, cơ bản, lâu dài; kiên định không đúng cách dễ trở thành bảo thủ, quan liêu, duy ý chí.

Hồ Chí Minh là tấm gương thanh cao về nếp sống giản dị, cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư, dĩ công vi thượng. Nếp sống đó không chỉ có ở Người khi hoạt động cách mạng bí mật, gian khổ, hiểm nguy mà vẫn vẹn nguyên khi Người đã là Chủ tịch nước yêu kính của dân tộc, được bạn bè quốc tế nể trọng. Quên mình, chí công vì một lẽ: Người luôn đặt lợi ích của dân tộc, hạnh phúc của nhân dân lên trên hết, chăm lo từng điều nhỏ cho đồng bào, đồng chí sống gần Người. Và đẹp đẽ, kỳ diệu thay, những đồng chí, học trò, người dân sống gần Người, đã rất tự nhiên, tiếp nhận, thẩm thấu, bồi lắng, dày dặn chất văn hoá, nhân văn, nhân bản Hồ Chí Minh.

Từ Làng Sen, Nam Đàn, Nghệ An, Hồ Chí Minh đã hoạt động, rèn luyện, cống hiến, để hôm nay và muôn đời sau có tư tưởng Hồ Chí Minh, đạo đức Hồ Chí Minh, phong cách Hồ Chí Minh, thời đại Hồ Chí Minh. Người là đóa sen đẹp nhất của dân tộc Việt Nam./.          

 
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ
Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam
Theo vov.vn