> Chuyên mục > Nghiên cứu - Trao đổi > Học tập phong cách báo chí cách mạng Hồ Chí Minh

Học tập phong cách báo chí cách mạng Hồ Chí Minh

25/06/2015
Bác Hồ là người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người luôn coi báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng của Đảng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. 

Bác Hồ đã để lại cho chúng ta một di sản báo chí vô cùng quý báu với một hệ thống tư tưởng và quan điểm chỉ đạo sâu sắc về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ báo chí cách mạng cùng hàng nghìn tác phẩm báo chí mẫu mực.

90 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam chiếm vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN). Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm báo là để làm cách mạng, và để làm cách mạng, Người đã trở thành một nhà báo xuất sắc. Các tác phẩm báo chí của Bác có nội dung vô cùng sâu sắc và hết sức mẫu mực về hình thức thể hiện, tạo nên một phong cách độc đáo: Phong cách báo chí cách mạng Hồ Chí Minh.
Theo Bác, báo chí cách mạng Việt Nam có một đề tài xuyên suốt là: “Chống thực dân đế quốc, …tuyên truyền cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Báo chí cách mạng phải đi tiên phong trong đấu tranh không khoan nhượng với những gì đi ngược lại quy luật của lịch sử, vạch trần tính chất phản động, giả dối, bịp bợm của kẻ thù của dân tộc, biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu, lao động sản xuất để cổ vũ mọi người hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính tư tưởng cách mạng của báo chí quyết định chất lượng, tác dụng của báo chí. Để bảo đảm tính tư tưởng, tính đảng, tính giai cấp, báo chí phải thể hiện được tính chiến đấu, tính giáo dục và tính quần chúng sâu sắc của báo chí.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở những người làm báo: “Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì?”. Những câu hỏi Người đặt ra chính là đòi hỏi những người làm báo phải xác định rõ đối tượng tiếp nhận thông tin. Việc xác định đó nhằm hình thành phương pháp sáng tạo phù hợp cho nhà báo. Người chỉ rõ: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”. Vì vậy, cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng từ nước ngoài... Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà báo phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên viết. Viết phục vụ nhân dân thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ". Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. …chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, người làm báo (nhà báo) cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động. Ở đây, Người muốn nhấn mạnh đến tính giai cấp, tính định hướng chi phối bởi ý thức hệ của các phương tiện thông tin đại chúng. Bất cứ một phương tiện thông tin đại chúng nào khi xây dựng một chương trình, xuất bản một tác phẩm, thể hiện một đề tài đáp ứng nhu cầu của độc giả...  đều chịu sự chi phối của định hướng chính trị.

Thực hiện lời dạy của Người, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí nước ta đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đồng thời phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng, Nhà nước; góp phần tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, chống “diễn biến hòa bình”, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Báo chí cũng đã góp phần tích cực làm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ hơn đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, thành tựu đổi mới của nước ta. 

Báo chí cách mạng nước ta cũng đã thể hiện là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước trong công tác tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta không ngừng tiến lên và giành được những thành tựu to lớn. Nhiều nhà báo đã không quản gian nguy đến những nơi đầu sóng, ngọn gió để phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng và sáng tạo của quân và dân ta. Hàng nghìn nhà báo đã ngã xuống nơi chiến trường hay trong ngục tù của thực dân, đế quốc, hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. 

Trong suốt các chặng đường lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận cấu thành của mọi biến cố, mọi sự kiện trong tiến trình vận động của cách mạng. Đội ngũ nhà báo Việt Nam luôn trung thành với lý tưởng của Đảng, kiên định vững vàng trong những biến động của lịch sử; có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc, đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN; không ngừng ra sức phấn đấu rèn luyện “trí sáng, tâm trong, bút sắc”, thực hiện sứ mệnh cao quý của người cầm bút, sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng cao hơn. Báo chí đã có những đóng góp vào việc giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường dân tộc, truyền bá văn hoá, nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức chính trị và trách nhiệm xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

Trong những năm qua, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới của Đảng, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Báo chí nước ta đã phát triển nhanh về số lượng ấn phẩm, các loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử), về đội ngũ phóng viên, biên tập viên; về cơ sở vật chất, tiềm lực tài chính và từng bước nâng cao về chất lượng.

Tính đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có hơn 700 tờ báo và tạp chí với hơn 850 ấn phẩm; 1 hãng thông tấn Nhà nước; 67 đài phát thanh - truyền hình Trung ương và các tỉnh, thành phố; trên 600 đài phát thanh cấp huyện và hàng nghìn đài truyền thanh cấp phường, xã, thị trấn...; 45 báo mạng điện tử (được cấp phép), gần 100 tờ báo in đưa lên mạng internet bằng các thứ tiếng và hàng nghìn trang điện tử, với hơn 17 nghìn người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo. Nội dung thông tin của các báo có nhiều đổi mới, hấp dẫn, sinh động, phong phú, kịp thời hơn. Bức tranh hiện thực khách quan, chân thật của đất nước và thế giới được báo chí phản ánh khá đầy đủ và toàn diện. Nhờ vậy mà người dân Việt Nam có hiểu biết nhiều hơn về tình hình thế giới, khu vực để tiếp tục giao lưu, hội nhập; bạn bè quốc tế cũng hiểu nhiều về đất nước và con người Việt Nam để thúc đẩy hợp tác, đầu tư.

Việt Nam là một trong những thị trường có số lượng công chúng báo chí lớn, hấp dẫn và nhiều tiềm năng. Đây là điều kiện tốt cho báo chí truyền thông phát triển, đồng thời cũng là khó khăn, phức tạp và thách thức lớn đối với báo chí, truyền thông. Công chúng hiện nay có trình độ, bản lĩnh, chính kiến, đòi hỏi cao về chất lượng thông tin từ các báo. Đồng thời, họ còn tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, phản biện những vấn đề của đất nước và báo chí, tạo không khí dân chủ, công khai, minh bạch trong thông tin hai chiều, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Có thể nói, những năm qua, báo chí, truyền thông Việt Nam đã có bước phát triển mới và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sôi động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí... của người dân trong nước và giới thiệu Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động báo chí cũng còn những yếu kém, khuyết điểm. Một số cơ quan báo chí có biểu hiện coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng, xa rời tôn chỉ, mục đích; thiếu nhạy bén chính trị, bị ảnh hưởng của khuynh hướng “thương mại hóa”, chạy theo thị hiếu tầm thường, nặng thông tin về những hiện tượng tiêu cực, yếu kém, mặt trái của xã hội, thổi phồng, khoét sâu vào các thiếu sót, khuyết điểm, làm “nóng” lên một số vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, của các ngành, địa phương một cách thiếu ý thức; ít chú ý việc phát hiện, cổ vũ, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và BVTQ. Một số tờ báo đăng những thông tin sai sự thật, suy diễn chủ quan, khi biết sai không cải chính hoặc cải chính không nghiêm túc...

Những yếu kém, khuyết điểm này tuy chỉ xuất hiện ở một số báo, nhưng đã gây tác động xấu cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, lợi ích kinh tế của đất nước, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới. Những yếu kém này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ là những nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, một số tờ báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa đủ hấp dẫn, chưa thuyết phục, do đó, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chưa cao, chưa làm tốt vai trò là lực lượng chủ lực, định hướng thông tin và dư luận xã hội.

Vấn đề đặt ra cho đội ngũ các nhà báo là sự ý thức tự giác về vai trò trách nhiệm của mình trên cơ sở nhận thức rõ ràng về bản chất chế độ, bản chất nền báo chí cách mạng Việt Nam. Chỉ có một niềm tin vững chắc mới giúp các nhà báo ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Quán triệt và học tập đạo đức Hồ Chí Minh về báo chí cũng chính là quán triệt ý thức trách nhiệm chính trị xã hội của người làm báo. Làm báo thực chất là làm chính trị. Ý thức nghề nghiệp của người làm báo trước hết là ý thức chính trị. Đó là ý thức về một lập trường chính trị cách mạng, là thái độ bảo vệ chế độ, bảo vệ dân tộc, BVTQ, kiên quyết chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Đó là cơ sở gốc rễ để mỗi nhà báo tự vượt lên trên những tính toán vụ lợi, cống hiến toàn tâm, toàn lực cho sự nghiệp cách mạng.

90 năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; với ý thức thực hiện kiên quyết, đồng bộ những biện pháp đã đề ra của cơ quan báo chí, nhất định hoạt động báo chí sẽ có bước chuyển mạnh mẽ, tích cực, vững chắc, khắc phục nhanh và có hiệu quả các yếu kém, khuyết điểm để báo chí cách mạng nước ta luôn làm tròn chức năng và sứ mệnh cao cả của mình trên mặt trận chính trị, tư tưởng, có những đóng góp tích cực hơn nữa vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Theo dangcongsan.vn

Học tập phong cách báo chí cách mạng Hồ Chí Minh

25/06/2015
Bác Hồ là người khai sinh ra nền báo chí cách mạng Việt Nam. Người luôn coi báo chí và những người làm báo là một bộ phận của sự nghiệp cách mạng của Đảng, là vũ khí sắc bén trong công cuộc đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và xây dựng cuộc sống mới cho nhân dân. 

Bác Hồ đã để lại cho chúng ta một di sản báo chí vô cùng quý báu với một hệ thống tư tưởng và quan điểm chỉ đạo sâu sắc về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ báo chí cách mạng cùng hàng nghìn tác phẩm báo chí mẫu mực.

90 năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam chiếm vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ) xã hội chủ nghĩa (XHCN). Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, làm báo là để làm cách mạng, và để làm cách mạng, Người đã trở thành một nhà báo xuất sắc. Các tác phẩm báo chí của Bác có nội dung vô cùng sâu sắc và hết sức mẫu mực về hình thức thể hiện, tạo nên một phong cách độc đáo: Phong cách báo chí cách mạng Hồ Chí Minh.
Theo Bác, báo chí cách mạng Việt Nam có một đề tài xuyên suốt là: “Chống thực dân đế quốc, …tuyên truyền cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Báo chí cách mạng phải đi tiên phong trong đấu tranh không khoan nhượng với những gì đi ngược lại quy luật của lịch sử, vạch trần tính chất phản động, giả dối, bịp bợm của kẻ thù của dân tộc, biểu dương những tấm gương tiêu biểu trong chiến đấu, lao động sản xuất để cổ vũ mọi người hăng hái tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tính tư tưởng cách mạng của báo chí quyết định chất lượng, tác dụng của báo chí. Để bảo đảm tính tư tưởng, tính đảng, tính giai cấp, báo chí phải thể hiện được tính chiến đấu, tính giáo dục và tính quần chúng sâu sắc của báo chí.

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần nhắc nhở những người làm báo: “Mỗi khi viết một bài báo, thì tự đặt câu hỏi: Viết cho ai xem? Viết để làm gì?”. Những câu hỏi Người đặt ra chính là đòi hỏi những người làm báo phải xác định rõ đối tượng tiếp nhận thông tin. Việc xác định đó nhằm hình thành phương pháp sáng tạo phù hợp cho nhà báo. Người chỉ rõ: “Đối tượng của tờ báo là đại đa số dân chúng”. Vì vậy, cách viết bài báo phải đơn giản, dễ hiểu, ngôn ngữ phải trong sáng, tránh dùng từ nước ngoài... Việc xác định đúng đối tượng phục vụ của báo chí cũng có nghĩa là nhà báo phải biết chọn lựa những nội dung gì nên viết, cái gì không nên viết. Viết phục vụ nhân dân thì nhất định phải chọn cái gì có lợi cho dân và phục vụ cách mạng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Cán bộ báo chí cũng là chiến sỹ cách mạng. Cây bút, trang giấy là vũ khí sắc bén của họ". Người nói: “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. …chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”. Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, người làm báo (nhà báo) cần phải tu dưỡng đạo đức cách mạng, cố gắng trau dồi tư tưởng, nghiệp vụ và văn hóa; chú trọng học tập chính trị để nắm vững chủ trương, chính sách của Đảng, Chính phủ, đi sâu vào thực tế, đi sâu vào quần chúng lao động. Ở đây, Người muốn nhấn mạnh đến tính giai cấp, tính định hướng chi phối bởi ý thức hệ của các phương tiện thông tin đại chúng. Bất cứ một phương tiện thông tin đại chúng nào khi xây dựng một chương trình, xuất bản một tác phẩm, thể hiện một đề tài đáp ứng nhu cầu của độc giả...  đều chịu sự chi phối của định hướng chính trị.

Thực hiện lời dạy của Người, dưới sự lãnh đạo của Đảng, báo chí nước ta đã tích cực tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân, đồng thời phản ánh kịp thời tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân với Đảng, Nhà nước; góp phần tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, cổ vũ, động viên phong trào thi đua yêu nước, phát hiện, biểu dương các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt; tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, chống “diễn biến hòa bình”, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, nâng cao lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước. Báo chí cũng đã góp phần tích cực làm cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và nhân dân thế giới ngày càng hiểu rõ hơn đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nước, thành tựu đổi mới của nước ta. 

Báo chí cách mạng nước ta cũng đã thể hiện là công cụ sắc bén của Đảng và Nhà nước trong công tác tuyên truyền, giáo dục, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, đưa sự nghiệp cách mạng nước ta không ngừng tiến lên và giành được những thành tựu to lớn. Nhiều nhà báo đã không quản gian nguy đến những nơi đầu sóng, ngọn gió để phản ánh cuộc chiến đấu anh dũng và sáng tạo của quân và dân ta. Hàng nghìn nhà báo đã ngã xuống nơi chiến trường hay trong ngục tù của thực dân, đế quốc, hiến dâng cả cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc. 

Trong suốt các chặng đường lịch sử, báo chí cách mạng Việt Nam đã trở thành một bộ phận cấu thành của mọi biến cố, mọi sự kiện trong tiến trình vận động của cách mạng. Đội ngũ nhà báo Việt Nam luôn trung thành với lý tưởng của Đảng, kiên định vững vàng trong những biến động của lịch sử; có những đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp giành độc lập dân tộc, đấu tranh thống nhất đất nước, xây dựng và BVTQ Việt Nam XHCN; không ngừng ra sức phấn đấu rèn luyện “trí sáng, tâm trong, bút sắc”, thực hiện sứ mệnh cao quý của người cầm bút, sáng tạo nhiều tác phẩm báo chí có chất lượng cao hơn. Báo chí đã có những đóng góp vào việc giáo dục lòng yêu nước, niềm tự hào, ý chí tự cường dân tộc, truyền bá văn hoá, nâng cao dân trí, nâng cao nhận thức chính trị và trách nhiệm xã hội, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng, vào chế độ.

Trong những năm qua, dưới ánh sáng của đường lối đổi mới của Đảng, nền báo chí cách mạng Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ và toàn diện. Báo chí nước ta đã phát triển nhanh về số lượng ấn phẩm, các loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử), về đội ngũ phóng viên, biên tập viên; về cơ sở vật chất, tiềm lực tài chính và từng bước nâng cao về chất lượng.

Tính đến nay, theo thống kê chưa đầy đủ, cả nước có hơn 700 tờ báo và tạp chí với hơn 850 ấn phẩm; 1 hãng thông tấn Nhà nước; 67 đài phát thanh - truyền hình Trung ương và các tỉnh, thành phố; trên 600 đài phát thanh cấp huyện và hàng nghìn đài truyền thanh cấp phường, xã, thị trấn...; 45 báo mạng điện tử (được cấp phép), gần 100 tờ báo in đưa lên mạng internet bằng các thứ tiếng và hàng nghìn trang điện tử, với hơn 17 nghìn người làm báo chuyên nghiệp được cấp thẻ nhà báo. Nội dung thông tin của các báo có nhiều đổi mới, hấp dẫn, sinh động, phong phú, kịp thời hơn. Bức tranh hiện thực khách quan, chân thật của đất nước và thế giới được báo chí phản ánh khá đầy đủ và toàn diện. Nhờ vậy mà người dân Việt Nam có hiểu biết nhiều hơn về tình hình thế giới, khu vực để tiếp tục giao lưu, hội nhập; bạn bè quốc tế cũng hiểu nhiều về đất nước và con người Việt Nam để thúc đẩy hợp tác, đầu tư.

Việt Nam là một trong những thị trường có số lượng công chúng báo chí lớn, hấp dẫn và nhiều tiềm năng. Đây là điều kiện tốt cho báo chí truyền thông phát triển, đồng thời cũng là khó khăn, phức tạp và thách thức lớn đối với báo chí, truyền thông. Công chúng hiện nay có trình độ, bản lĩnh, chính kiến, đòi hỏi cao về chất lượng thông tin từ các báo. Đồng thời, họ còn tích cực tham gia trao đổi, thảo luận, phản biện những vấn đề của đất nước và báo chí, tạo không khí dân chủ, công khai, minh bạch trong thông tin hai chiều, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.

Có thể nói, những năm qua, báo chí, truyền thông Việt Nam đã có bước phát triển mới và đang tiếp tục phát triển mạnh mẽ, sôi động, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin, giải trí... của người dân trong nước và giới thiệu Việt Nam với cộng đồng quốc tế. Tuy nhiên, hoạt động báo chí cũng còn những yếu kém, khuyết điểm. Một số cơ quan báo chí có biểu hiện coi nhẹ chức năng chính trị, tư tưởng, xa rời tôn chỉ, mục đích; thiếu nhạy bén chính trị, bị ảnh hưởng của khuynh hướng “thương mại hóa”, chạy theo thị hiếu tầm thường, nặng thông tin về những hiện tượng tiêu cực, yếu kém, mặt trái của xã hội, thổi phồng, khoét sâu vào các thiếu sót, khuyết điểm, làm “nóng” lên một số vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, của các ngành, địa phương một cách thiếu ý thức; ít chú ý việc phát hiện, cổ vũ, biểu dương những tấm gương người tốt, việc tốt, những nhân tố mới, điển hình tiên tiến trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và BVTQ. Một số tờ báo đăng những thông tin sai sự thật, suy diễn chủ quan, khi biết sai không cải chính hoặc cải chính không nghiêm túc...

Những yếu kém, khuyết điểm này tuy chỉ xuất hiện ở một số báo, nhưng đã gây tác động xấu cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, lợi ích kinh tế của đất nước, làm giảm lòng tin của nhân dân vào sự nghiệp đổi mới. Những yếu kém này nếu không được khắc phục kịp thời sẽ là những nguy cơ tiềm ẩn gây mất ổn định chính trị - xã hội của đất nước. Bên cạnh đó, một số tờ báo, tạp chí, đài phát thanh, truyền hình ở Trung ương và địa phương chậm đổi mới, nội dung và hình thức chưa đủ hấp dẫn, chưa thuyết phục, do đó, chất lượng và hiệu quả tuyên truyền, giáo dục chưa cao, chưa làm tốt vai trò là lực lượng chủ lực, định hướng thông tin và dư luận xã hội.

Vấn đề đặt ra cho đội ngũ các nhà báo là sự ý thức tự giác về vai trò trách nhiệm của mình trên cơ sở nhận thức rõ ràng về bản chất chế độ, bản chất nền báo chí cách mạng Việt Nam. Chỉ có một niềm tin vững chắc mới giúp các nhà báo ra sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân.

Quán triệt và học tập đạo đức Hồ Chí Minh về báo chí cũng chính là quán triệt ý thức trách nhiệm chính trị xã hội của người làm báo. Làm báo thực chất là làm chính trị. Ý thức nghề nghiệp của người làm báo trước hết là ý thức chính trị. Đó là ý thức về một lập trường chính trị cách mạng, là thái độ bảo vệ chế độ, bảo vệ dân tộc, BVTQ, kiên quyết chống lại sự phá hoại của kẻ thù. Đó là cơ sở gốc rễ để mỗi nhà báo tự vượt lên trên những tính toán vụ lợi, cống hiến toàn tâm, toàn lực cho sự nghiệp cách mạng.

90 năm qua, với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; với ý thức thực hiện kiên quyết, đồng bộ những biện pháp đã đề ra của cơ quan báo chí, nhất định hoạt động báo chí sẽ có bước chuyển mạnh mẽ, tích cực, vững chắc, khắc phục nhanh và có hiệu quả các yếu kém, khuyết điểm để báo chí cách mạng nước ta luôn làm tròn chức năng và sứ mệnh cao cả của mình trên mặt trận chính trị, tư tưởng, có những đóng góp tích cực hơn nữa vào sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, thực hiện mục tiêu Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Theo dangcongsan.vn