> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát “Việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo h

Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát “Việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”.

25/07/2023
Sáng ngày 24/7/2023, Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã làm việc với đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và các sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và truyền thông, Tư pháp, Tài chính “Về việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh” theo Kế hoạch số 71/KH-BDT ngày 31/5/2023. Bà Đinh Thị Giang - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị đã báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025” và Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. 
 
image001.jpg
Quang cảnh buổi làm việc của Ban Dân tộc HĐND tỉnh.

Công tác tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm. Hoạt động tuyên truyền thường xuyên được đẩy mạnh; các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình được đưa vào hương ước, quy ước, tiêu chuẩn làng văn hóa, gia đình văn hóa,...Qua công tác chỉ đạo của chính quyền các cấp, nỗ lực triển khai hoạt động của các ngành, địa phương và sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình trong cộng đồng, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số,...
 
image003.jpg
Tiểu phẩm “Nói không với tảo hôn” tại Hội nghị “Đối thoại chính sách với hội viên, phụ nữ” do Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Broăi, huyện Ia Pa tổ chức.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/5/2023, toàn tỉnh có 2.224 cặp tảo hôn, trong đó có 2.185 cặp tảo hôn là người DTTS (chiếm trên 98%); có 2 cặp hôn nhân cận huyết thống là người DTTS.

Hiện nay, công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Số trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS vẫn giữ ở mức cao và chưa có xu hướng giảm, trong đó, hầu hết các trường hợp là người đồng bào DTTS; số liệu thống kê, thông tin về các trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của địa phương chưa kịp thời, đầy đủ theo thực tế; công tác xử lý vi phạm đối với các trường hợp tảo hôn và tổ chức tảo hôn chưa được thực hiện nghiêm;…

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên xuất phát từ việc một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức về công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, phù hợp với đối tượng được tuyên truyền và tình hình thực tế; ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh để tiếp cận với những sản phẩm đồi trụy, quan hệ tình dục không lành mạnh của trẻ vị thành niên dẫn đến có thai ngoài ý muốn, buộc gia đình phải tổ chức cưới hỏi; công tác đăng ký kết hôn và quản lý hộ tịch, hộ khẩu tại một số địa phương chưa chặt chẽ; tình trạng xử lý vi phạm về hôn nhân và gia đình còn chưa kiên quyết do tâm lý nể nang, mối quan hệ quen biết, con cháu trong cùng dòng họ hoặc các gia đình cho con tảo hôn phần lớn là hộ nghèo, không có khả năng nộp phạt ...

Để góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, bà Đinh Thị Giang - Trưởng đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và các sở có giải pháp khắc phục kịp thời những tồn tại đã được thành viên Đoàn giám sát chỉ ra, đồng thời, nâng cao trách nhiệm đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và cán bộ đối với việc lãnh đạo, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.
Kiều Trinh

Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát “Việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh”.

25/07/2023
Sáng ngày 24/7/2023, Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh đã làm việc với đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và các sở: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Thông tin và truyền thông, Tư pháp, Tài chính “Về việc thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh” theo Kế hoạch số 71/KH-BDT ngày 31/5/2023. Bà Đinh Thị Giang - Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát chủ trì buổi làm việc.

Tại cuộc họp, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan, đơn vị đã báo cáo tình hình triển khai thực hiện các nhiệm vụ nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 498/QĐ-TTg ngày 14/4/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 - 2025” và Tiểu dự án 2, Dự án 9 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS giai đoạn 2021-2025” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. 
 
image001.jpg
Quang cảnh buổi làm việc của Ban Dân tộc HĐND tỉnh.

Công tác tổ chức thực hiện quy định của pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống được các cấp, các ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội quan tâm. Hoạt động tuyên truyền thường xuyên được đẩy mạnh; các quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình được đưa vào hương ước, quy ước, tiêu chuẩn làng văn hóa, gia đình văn hóa,...Qua công tác chỉ đạo của chính quyền các cấp, nỗ lực triển khai hoạt động của các ngành, địa phương và sự phối hợp của các tổ chức chính trị - xã hội đã góp phần nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật về hôn nhân và gia đình trong cộng đồng, nhất là trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số,...
 
image003.jpg
Tiểu phẩm “Nói không với tảo hôn” tại Hội nghị “Đối thoại chính sách với hội viên, phụ nữ” do Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Broăi, huyện Ia Pa tổ chức.

Theo báo cáo của UBND tỉnh, từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/5/2023, toàn tỉnh có 2.224 cặp tảo hôn, trong đó có 2.185 cặp tảo hôn là người DTTS (chiếm trên 98%); có 2 cặp hôn nhân cận huyết thống là người DTTS.

Hiện nay, công tác giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế như: Số trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS vẫn giữ ở mức cao và chưa có xu hướng giảm, trong đó, hầu hết các trường hợp là người đồng bào DTTS; số liệu thống kê, thông tin về các trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống của địa phương chưa kịp thời, đầy đủ theo thực tế; công tác xử lý vi phạm đối với các trường hợp tảo hôn và tổ chức tảo hôn chưa được thực hiện nghiêm;…

Nguyên nhân của những tồn tại nêu trên xuất phát từ việc một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức về công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống; hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, phù hợp với đối tượng được tuyên truyền và tình hình thực tế; ảnh hưởng tiêu cực của việc sử dụng điện thoại thông minh để tiếp cận với những sản phẩm đồi trụy, quan hệ tình dục không lành mạnh của trẻ vị thành niên dẫn đến có thai ngoài ý muốn, buộc gia đình phải tổ chức cưới hỏi; công tác đăng ký kết hôn và quản lý hộ tịch, hộ khẩu tại một số địa phương chưa chặt chẽ; tình trạng xử lý vi phạm về hôn nhân và gia đình còn chưa kiên quyết do tâm lý nể nang, mối quan hệ quen biết, con cháu trong cùng dòng họ hoặc các gia đình cho con tảo hôn phần lớn là hộ nghèo, không có khả năng nộp phạt ...

Để góp phần giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới, bà Đinh Thị Giang - Trưởng đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh, Ban Dân tộc tỉnh và các sở có giải pháp khắc phục kịp thời những tồn tại đã được thành viên Đoàn giám sát chỉ ra, đồng thời, nâng cao trách nhiệm đối với việc thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về hôn nhân và gia đình; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động của các cấp, các ngành và cán bộ đối với việc lãnh đạo, triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục, ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống; xem đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng DTTS.
Kiều Trinh