> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > Cần xem xét thấu đáo cơ sở của việc không tổ chức HĐND quận, huyện, phường

Cần xem xét thấu đáo cơ sở của việc không tổ chức HĐND quận, huyện, phường

14/05/2013
Hiện đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này, ngày 23.4.2013 vừa qua, có bài của tác giả Lục Bình với tiêu đề “Đề xuất không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường trên toàn quốc”. Những thông tin trong bài báo càng làm nhiều người đặt câu hỏi về cơ sở của nó.
Xin trao đổi cùng tác giả nêu trên
Trong nội dung bài báo có đưa thông tin từ Bộ Nội vụ về việc qua điều tra xã hội học, tại nơi thí điểm có tới 79%, nơi không thí điểm có tới trên 70% ý kiến đồng tình không tổ chức HĐND quận, huyện, phường như đề án thí điểm. Thông tin này làm nhiều người nghi ngờ và đặt câu hỏi: các phiếu điều tra xã hội học này nhằm vào nhóm đối tượng nào, số mẫu điều tra có đủ đại diện, đủ thay mặt cho cử tri của những nơi điều tra hay không? Trên thực tế khi trao đổi với những người hoạt động trong lĩnh vực dân cử, số đông không đồng ý về việc bỏ HĐND quận, huyện, phường vì cơ sở pháp lý và những lý do đưa ra chưa thuyết phục.
Thông tin thứ hai: “Là người theo sát cả quá trình thí điểm chủ trương không tổ chức Hội đồng nhân dân 4 năm qua, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Bộ Nội vụ Nguyễn Hữu Đức cho rằng: khi không còn tổ chức Hội đồng nhân dân ở ba cấp tại 10 địa phương quyền đại diện của người dân không bị ảnh hưởng, người dân vẫn có 2 - 4 cấp đại diện”. Không hiểu đây có phải là ý kiến ông Nguyễn Hữu Đức hay là ý kiến của tác giả, nhưng có sự không chính xác. Vì đang thí điểm ở 2 cấp, huyện và quận là một cấp, xã và phường là một cấp chứ không phải là ba cấp; hay là nói “người dân vẫn có 2 - 4 cấp đại diện” là nói đến cấp nào? Hiến pháp chỉ quy định người dân thực hiện quyền dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và HĐND, vậy đã bỏ HĐND thì còn đâu mà nói là 2 - 4 cấp đại diện.
Thứ ba, thông tin về “Thậm chí quyền làm chủ của nhân dân còn được bảo đảm thông qua việc nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp”. Thông tin này cũng không phù hợp với thực tế hiện nay, vì MTTQ chỉ động viên (vận động) nhân dân thực hiện quyền làm chủ chứ không đại diện cho nhân dân (quy định trong Điều 9 Hiến pháp). Còn giám sát của MTTQ tuy được quy định trong Hiến pháp và trong Luật Mặt trận, nhưng trên thực tế hoạt động giám sát của Mặt trận đang rất khó thực hiện, vì các văn bản luật chỉ quy định MTTQ tham gia giám sát với các cơ quan quyền lực cùng cấp (là HĐND) và động viên nhân dân giám sát chứ chưa có cơ chế giám sát độc lập, các đoàn thể nhân dân thì càng chưa thực hiện hoạt động giám sát một cách thực chất.
Thứ tư, thông tin về ý kiến nguyên Phó viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Bộ Nội vụ Dương Quang Tung: “Việc thí điểm đã có những kết quả tích cực... thực tế vai trò của Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường khá là mờ nhạt”, đúng là mờ nhạt thật và không chỉ HĐND huyện, quận, phường mờ nhạt mà HĐND xã càng mờ nhạt hơn, HĐND tỉnh cũng vẫn mờ nhạt và hình thức. Nếu chỉ căn cứ vào sự mờ nhạt và hình thức mà đề nghị bỏ thì đề nghị bỏ luôn cả 3 cấp HĐND, vấn đề là phải phân tích nguyên nhân vì sao mờ nhạt để điều chỉnh làm cho “sáng tỏ” lên, chứ không nên vì mờ nhạt mà bỏ đi.
Thứ năm, thông tin “dù đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường tiếng là mang trên vai trọng trách đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân thì họ cũng khó có thể hoàn thành trọng trách này bởi lẽ cấp trung gian không có tiếng nói quyết định, luôn phải chờ theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh”. Ở đây chắc tác giả muốn nói đến việc phân bổ ngân sách hàng năm, mới nói đến từ “phải chờ” thì đó là chuyện đương nhiên. Vì việc xây dựng dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách hàng năm nhất thiết phải có số liệu từ Trung ương (Quốc hội quyết định) thì các cấp ngân sách địa phương mới có thể lập dự toán và phân bổ dự toán cấp mình được, và cấp xã, cấp tỉnh cũng phải chờ chứ không riêng gì cấp huyện.
Và bài báo đưa lời bình luận của ông Tung “Nếu chỉ lắng nghe, ghi nhận ý kiến của cử tri mà không giúp gì được họ, thì các vị “Hội đồng” có khác gì những cánh chim đưa thư”. Các vị “Hội đồng”, các vị “Quốc hội” là ai, nhiều người trong đó cũng đều là Thủ tướng, các Phó thủ tướng, Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND các cấp cả đấy chứ. Khi TXCT, tiếp công dân, những kiến nghị của cử tri cũng đều phải ghi nhận rồi xem xét giải quyết từng bước, đâu cam kết giải quyết ngay được, còn phụ thuộc vào tình hình KT - XH và phải do tập thể bàn bạc quyết định. Chưa bao giờ thấy ông lãnh đạo Chính phủ, Quốëc hội, ông Chủ tịch UBND, ông Chủ tịch HĐND có thể cam kết giải quyết ngay những việc cử tri kiến nghị, trừ những việc rất nhỏ.
Thứ sáu, bài báo đưa thông tin: “Trong khi vẫn còn chưa có quyết định chính thức nên tiếp tục hay bỏ tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường, thì cũng có một số ý kiến đề nghị cắt luôn cả Hội đồng nhân dân cấp xã” và nêu ra ý kiến của Trưởng phòng Xây dựng chính quyền (Sở Nội vụ Bình Dương), ông Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, nên cắt luôn cả HĐND ở thị xã, thị trấn và thành phố trực thuộc tỉnh. Những ý kiến trên đây thật là tùy tiện, thiếu căn cứ, nếu như vậy thì bỏ hết HĐND cấp huyện, cấp xã, chỉ còn Quốc hội và HĐND tỉnh. Vậy ai là đại diện cho nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước ở cấp huyện, cấp xã? HĐND cấp tỉnh phải có bao nhiêu đại biểu mới đảm đương được vai trò này trên địa bàn toàn tỉnh?
Rất tiếc, những dẫn chứng thông tin trong bài báo đều là ý kiến của những người đang chỉ đạo và thực hiện đề án. Nếu hỏi những người có tâm huyết đã và đang hoạt động ở HĐND các cấp thì ý kiến sẽ ngược lại - đó là điều có thể khẳng định.
Cần có cơ sở thuyết phục
Ai được hỏi chắc cũng sẽ nhất trí là hiện nay, HĐND các cấp (tỉnh, huyện, xã) đều đang hoạt động chưa hiệu quả và còn hình thức. Nhưng không phải thế mà đề xuất bỏ, vấn đề phải tìm xem nguyên nhân vì sao hình thức và phải “sửa” để HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Khi đưa vấn đề xem xét việc bỏ HĐND quận, huyện, phường, có hai lý do được đưa ra. Đó là: HĐND huyện, quận, phường hoạt động không hiệu quả; bỏ HĐND huyện, quận, phường là để thiết kế mô hình chính quyền đô thị. Lý do thứ hai, là giảm biên chế và bớt đi một khoản kinh phí bảo đảm cho HĐND ở cấp này hoạt động.
Thứ nhất, về lý do hoạt động không hiệu quả thì có thể nói HĐND các cấp hiện nay đều nằm trong tình trạng đó, nhưng phải xem nguyên nhân tại đâu? Tôi cho rằng, trước hết do cơ chế và cách thức tổ chức hiện nay, HĐND cấp huyện chỉ có 2 đại biểu chuyên trách (Phó chủ tịch và Ủy viên thường trực), Văn phòng giúp việc chỉ có 1 - 2 biên chế thuộc văn phòng UBND huyện; HĐND xã chỉ có 1 biên chế (Phó chủ tịch), trong khi đó nhiều đại biểu là lãnh đạo UBND, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp - vừa là đối tượng giám sát vừa là người đi giám sát, chẳng khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi. Đại biểu thì nặng về cơ cấu nên chất lượng không cao. Với cách thức tổ chức như vậy, hoạt động kém hiệu quả, hình thức là đương nhiên. Liên hệ với Quốc hội và HĐND tỉnh cũng thấy tình trạng tương tự. Một số năm gần đây, khi số lượng đại biểu chuyên trách của Quốc hội tăng lên, hoạt động của Quốc hội có nhiều đổi mới thì tính hình thức mới được giảm dần.
Còn về việc để thiết kế chính quyền đô thị thì đâu phải là lý do phải bỏ HĐND quận, huyện, phường. Ngay trong Luật Tổ chức HĐND và UBND cũng đã quy định thêm chức năng quyết định về những vấn đề quản lý đô thị cho HĐND phường.
Thứ hai, về lý do biên chế và kinh phí thì đâu có tiết kiệm biên chế, vì HĐND huyện có hai biên chế, HĐND cấp xã thì có một biên chế. Còn vấn đề kinh phí lại không thể là lý do để bỏ HĐND quận, huyện, phường.
Trong khi đó, tại Điều 2 Hiến pháp sửa đổi quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Vậy, khi bỏ HĐND quận, huyện, phường, những vấn đề quan trọng ở địa phương sẽ do cơ quan nào thực hiện, ai sẽ giám sát các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, HĐND tỉnh tăng đến bao nhiêu biên chế chuyên trách để đủ sức giám sát đến cấp huyện?
Nói chung, còn nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ và thuyết phục trước khi quyết định bỏ HĐND quận, huyện, phường.
 
Nguồn: http://www.daibieunhandan.vn

Cần xem xét thấu đáo cơ sở của việc không tổ chức HĐND quận, huyện, phường

14/05/2013
Hiện đang có nhiều luồng ý kiến khác nhau về vấn đề này, ngày 23.4.2013 vừa qua, có bài của tác giả Lục Bình với tiêu đề “Đề xuất không tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường trên toàn quốc”. Những thông tin trong bài báo càng làm nhiều người đặt câu hỏi về cơ sở của nó.
Xin trao đổi cùng tác giả nêu trên
Trong nội dung bài báo có đưa thông tin từ Bộ Nội vụ về việc qua điều tra xã hội học, tại nơi thí điểm có tới 79%, nơi không thí điểm có tới trên 70% ý kiến đồng tình không tổ chức HĐND quận, huyện, phường như đề án thí điểm. Thông tin này làm nhiều người nghi ngờ và đặt câu hỏi: các phiếu điều tra xã hội học này nhằm vào nhóm đối tượng nào, số mẫu điều tra có đủ đại diện, đủ thay mặt cho cử tri của những nơi điều tra hay không? Trên thực tế khi trao đổi với những người hoạt động trong lĩnh vực dân cử, số đông không đồng ý về việc bỏ HĐND quận, huyện, phường vì cơ sở pháp lý và những lý do đưa ra chưa thuyết phục.
Thông tin thứ hai: “Là người theo sát cả quá trình thí điểm chủ trương không tổ chức Hội đồng nhân dân 4 năm qua, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương Bộ Nội vụ Nguyễn Hữu Đức cho rằng: khi không còn tổ chức Hội đồng nhân dân ở ba cấp tại 10 địa phương quyền đại diện của người dân không bị ảnh hưởng, người dân vẫn có 2 - 4 cấp đại diện”. Không hiểu đây có phải là ý kiến ông Nguyễn Hữu Đức hay là ý kiến của tác giả, nhưng có sự không chính xác. Vì đang thí điểm ở 2 cấp, huyện và quận là một cấp, xã và phường là một cấp chứ không phải là ba cấp; hay là nói “người dân vẫn có 2 - 4 cấp đại diện” là nói đến cấp nào? Hiến pháp chỉ quy định người dân thực hiện quyền dân chủ đại diện thông qua Quốc hội và HĐND, vậy đã bỏ HĐND thì còn đâu mà nói là 2 - 4 cấp đại diện.
Thứ ba, thông tin về “Thậm chí quyền làm chủ của nhân dân còn được bảo đảm thông qua việc nâng cao vai trò kiểm tra, giám sát của tổ chức Đảng, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp”. Thông tin này cũng không phù hợp với thực tế hiện nay, vì MTTQ chỉ động viên (vận động) nhân dân thực hiện quyền làm chủ chứ không đại diện cho nhân dân (quy định trong Điều 9 Hiến pháp). Còn giám sát của MTTQ tuy được quy định trong Hiến pháp và trong Luật Mặt trận, nhưng trên thực tế hoạt động giám sát của Mặt trận đang rất khó thực hiện, vì các văn bản luật chỉ quy định MTTQ tham gia giám sát với các cơ quan quyền lực cùng cấp (là HĐND) và động viên nhân dân giám sát chứ chưa có cơ chế giám sát độc lập, các đoàn thể nhân dân thì càng chưa thực hiện hoạt động giám sát một cách thực chất.
Thứ tư, thông tin về ý kiến nguyên Phó viện trưởng Viện Nhà nước và pháp luật, Bộ Nội vụ Dương Quang Tung: “Việc thí điểm đã có những kết quả tích cực... thực tế vai trò của Hội đồng nhân dân huyện, quận, phường khá là mờ nhạt”, đúng là mờ nhạt thật và không chỉ HĐND huyện, quận, phường mờ nhạt mà HĐND xã càng mờ nhạt hơn, HĐND tỉnh cũng vẫn mờ nhạt và hình thức. Nếu chỉ căn cứ vào sự mờ nhạt và hình thức mà đề nghị bỏ thì đề nghị bỏ luôn cả 3 cấp HĐND, vấn đề là phải phân tích nguyên nhân vì sao mờ nhạt để điều chỉnh làm cho “sáng tỏ” lên, chứ không nên vì mờ nhạt mà bỏ đi.
Thứ năm, thông tin “dù đại biểu Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường tiếng là mang trên vai trọng trách đại diện cho ý chí, nguyện vọng của người dân thì họ cũng khó có thể hoàn thành trọng trách này bởi lẽ cấp trung gian không có tiếng nói quyết định, luôn phải chờ theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh”. Ở đây chắc tác giả muốn nói đến việc phân bổ ngân sách hàng năm, mới nói đến từ “phải chờ” thì đó là chuyện đương nhiên. Vì việc xây dựng dự toán ngân sách và phân bổ ngân sách hàng năm nhất thiết phải có số liệu từ Trung ương (Quốc hội quyết định) thì các cấp ngân sách địa phương mới có thể lập dự toán và phân bổ dự toán cấp mình được, và cấp xã, cấp tỉnh cũng phải chờ chứ không riêng gì cấp huyện.
Và bài báo đưa lời bình luận của ông Tung “Nếu chỉ lắng nghe, ghi nhận ý kiến của cử tri mà không giúp gì được họ, thì các vị “Hội đồng” có khác gì những cánh chim đưa thư”. Các vị “Hội đồng”, các vị “Quốc hội” là ai, nhiều người trong đó cũng đều là Thủ tướng, các Phó thủ tướng, Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND các cấp cả đấy chứ. Khi TXCT, tiếp công dân, những kiến nghị của cử tri cũng đều phải ghi nhận rồi xem xét giải quyết từng bước, đâu cam kết giải quyết ngay được, còn phụ thuộc vào tình hình KT - XH và phải do tập thể bàn bạc quyết định. Chưa bao giờ thấy ông lãnh đạo Chính phủ, Quốëc hội, ông Chủ tịch UBND, ông Chủ tịch HĐND có thể cam kết giải quyết ngay những việc cử tri kiến nghị, trừ những việc rất nhỏ.
Thứ sáu, bài báo đưa thông tin: “Trong khi vẫn còn chưa có quyết định chính thức nên tiếp tục hay bỏ tổ chức Hội đồng nhân dân quận, huyện, phường, thì cũng có một số ý kiến đề nghị cắt luôn cả Hội đồng nhân dân cấp xã” và nêu ra ý kiến của Trưởng phòng Xây dựng chính quyền (Sở Nội vụ Bình Dương), ông Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, nên cắt luôn cả HĐND ở thị xã, thị trấn và thành phố trực thuộc tỉnh. Những ý kiến trên đây thật là tùy tiện, thiếu căn cứ, nếu như vậy thì bỏ hết HĐND cấp huyện, cấp xã, chỉ còn Quốc hội và HĐND tỉnh. Vậy ai là đại diện cho nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước ở cấp huyện, cấp xã? HĐND cấp tỉnh phải có bao nhiêu đại biểu mới đảm đương được vai trò này trên địa bàn toàn tỉnh?
Rất tiếc, những dẫn chứng thông tin trong bài báo đều là ý kiến của những người đang chỉ đạo và thực hiện đề án. Nếu hỏi những người có tâm huyết đã và đang hoạt động ở HĐND các cấp thì ý kiến sẽ ngược lại - đó là điều có thể khẳng định.
Cần có cơ sở thuyết phục
Ai được hỏi chắc cũng sẽ nhất trí là hiện nay, HĐND các cấp (tỉnh, huyện, xã) đều đang hoạt động chưa hiệu quả và còn hình thức. Nhưng không phải thế mà đề xuất bỏ, vấn đề phải tìm xem nguyên nhân vì sao hình thức và phải “sửa” để HĐND thực sự là cơ quan đại diện cho nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.
Khi đưa vấn đề xem xét việc bỏ HĐND quận, huyện, phường, có hai lý do được đưa ra. Đó là: HĐND huyện, quận, phường hoạt động không hiệu quả; bỏ HĐND huyện, quận, phường là để thiết kế mô hình chính quyền đô thị. Lý do thứ hai, là giảm biên chế và bớt đi một khoản kinh phí bảo đảm cho HĐND ở cấp này hoạt động.
Thứ nhất, về lý do hoạt động không hiệu quả thì có thể nói HĐND các cấp hiện nay đều nằm trong tình trạng đó, nhưng phải xem nguyên nhân tại đâu? Tôi cho rằng, trước hết do cơ chế và cách thức tổ chức hiện nay, HĐND cấp huyện chỉ có 2 đại biểu chuyên trách (Phó chủ tịch và Ủy viên thường trực), Văn phòng giúp việc chỉ có 1 - 2 biên chế thuộc văn phòng UBND huyện; HĐND xã chỉ có 1 biên chế (Phó chủ tịch), trong khi đó nhiều đại biểu là lãnh đạo UBND, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn của UBND cùng cấp - vừa là đối tượng giám sát vừa là người đi giám sát, chẳng khác nào vừa đá bóng vừa thổi còi. Đại biểu thì nặng về cơ cấu nên chất lượng không cao. Với cách thức tổ chức như vậy, hoạt động kém hiệu quả, hình thức là đương nhiên. Liên hệ với Quốc hội và HĐND tỉnh cũng thấy tình trạng tương tự. Một số năm gần đây, khi số lượng đại biểu chuyên trách của Quốc hội tăng lên, hoạt động của Quốc hội có nhiều đổi mới thì tính hình thức mới được giảm dần.
Còn về việc để thiết kế chính quyền đô thị thì đâu phải là lý do phải bỏ HĐND quận, huyện, phường. Ngay trong Luật Tổ chức HĐND và UBND cũng đã quy định thêm chức năng quyết định về những vấn đề quản lý đô thị cho HĐND phường.
Thứ hai, về lý do biên chế và kinh phí thì đâu có tiết kiệm biên chế, vì HĐND huyện có hai biên chế, HĐND cấp xã thì có một biên chế. Còn vấn đề kinh phí lại không thể là lý do để bỏ HĐND quận, huyện, phường.
Trong khi đó, tại Điều 2 Hiến pháp sửa đổi quy định: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp”. Vậy, khi bỏ HĐND quận, huyện, phường, những vấn đề quan trọng ở địa phương sẽ do cơ quan nào thực hiện, ai sẽ giám sát các cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, HĐND tỉnh tăng đến bao nhiêu biên chế chuyên trách để đủ sức giám sát đến cấp huyện?
Nói chung, còn nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ và thuyết phục trước khi quyết định bỏ HĐND quận, huyện, phường.
 
Nguồn: http://www.daibieunhandan.vn