> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > Về sửa đổi Hiến pháp, trong lịch sử lập pháp nước ta chưa có lần nào lấy ý kiến nhân dân sâu rộng, b

Về sửa đổi Hiến pháp, trong lịch sử lập pháp nước ta chưa có lần nào lấy ý kiến nhân dân sâu rộng, bài bản, cụ thể như lần này

15/05/2013
Lược ghi ý kiến của TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIII
Các ý kiến phát biểu của các bác, các đồng chí tại cuộc tiếp xúc cử tri lần này hết sức tâm huyết, trí tuệ. Và điểm đặc biệt hôm nay là hầu như các bác, các đồng chí không đề cập đến những vấn đề cụ thể của phường, quận, thành phố mà là những vấn đề chung, vĩ mô của cả nước. Đây là điểm mới của Hội nghị tiếp xúc cử tri lần này, tập trung vào chủ đề tiếp xúc cử tri với ĐBQH trước và sau mỗi Kỳ họp QH. Trước mỗi Kỳ họp QH, ĐBQH báo cáo về nội dung, chương trình Kỳ họp để các bác góp ý kiến và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình tiến hành Kỳ họp QH. Sau Kỳ họp QH, ĐBQH phải báo cáo kết quả Kỳ họp với cử tri và cử tri theo dõi xem những ý kiến góp ý phản ánh trước Kỳ họp của mình có được tiếp thu không và còn những vấn đề gì đặt ra cần tiếp tục phản ánh. Cuộc tiếp xúc của chúng ta hôm nay đã đi đúng trọng tâm. Các bác đã đề cập đến những nội dung lớn, quan trọng, vừa cấp bách vừa chiến lược và có những vấn đề đang rất thời sự, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các bác đối với Kỳ họp QH và công việc chung của đất nước. Chúng tôi hoan nghênh các ý kiến, kiến nghị của các bác và sẽ phản ánh đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với QH. Những nhiệm kỳ gần đây, QH đã có cải tiến, đổi mới là trước khi tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ đều có Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp QH. Và lần nào, Báo cáo này cũng tổng hợp được hàng nghìn ý kiến, kiến nghị của cử tri. QH cũng có Báo cáo tập hợp kết quả giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri từ Kỳ họp trước, trong đó báo cáo rõ những ý kiến, kiến nghị nào đã được giải quyết, những ý kiến, kiến nghị nào đang giải quyết và sắp tới sẽ giải quyết ý kiến, kiến nghị nào? Tại cuộc tiếp xúc cử tri lần này, ĐBQH chúng tôi cũng có trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết những ý kiến, kiến nghị mà các bác đã góp ý từ lần tiếp xúc trước, đã giải quyết đến đâu, giải quyết được vấn đề gì? Đây là cách làm tốt, thiết thực và có hiệu quả, chứ không phải mỗi lần tiếp xúc, sau khi nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, ĐBQH tiếp thu rồi về và đến lần tiếp xúc sau vẫn là những ý kiến, kiến nghị cũ. Tất cả các ý kiến, kiến nghị của các bác một mặt chúng tôi phản ánh với QH, một mặt ĐBQH có thêm kiến thức, nhận thức, thông tin trong thực tế để tham gia đóng góp ý kiến tại các phiên thảo luận tại tổ hay thảo luận tại hội trường Kỳ họp. Và không phải chỉ có phản ánh, đóng góp ý kiến trên cơ sở tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri mà trên thực tế có những công việc phải giải quyết cùng với công việc chung của đất nước.
Đối với một số vấn đề các bác nêu hoặc hỏi, xin có mấy ý lớn trao đổi để các bác, các cụ, các đồng chí chia sẻ, thông cảm, biết thêm thông tin và trao đổi.
Thứ nhất, tại Kỳ họp lần này, QH dự kiến chương trình làm việc rất phong phú. Riêng lĩnh vực xây dựng pháp luật, QH dự kiến sẽ thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến vào 8 dự án luật khác. Trong đó có nội dung vô cùng lớn là đối với tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì QH sẽ tiếp thu thế nào và sửa thế nào? Hay một dự án Luật khó, lớn, nhạy cảm khác mà QH sẽ thông qua tại Kỳ họp sắp tới là dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Xung quanh việc sửa đổi Hiến pháp, các ý kiến góp ý, lưu ý của các bác đều rất đúng. Chúng ta đã có cả quá trình chuẩn bị cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vài năm nay. Chúng ta đã tổng kết việc thực hiện Hiến pháp năm 1992 cách đây 3 - 4 năm để đề xuất những nội dung sửa đổi, bổ sung. Và bắt tay trực tiếp vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng gần 2 năm nay để có được bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đầu tiên đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Đúng như các bác nói, có lẽ trong lịch sử lập pháp nước ta, chưa có một kỳ nào chúng ta tổ chức lấy ý kiến nhân dân sâu rộng, bài bản, cụ thể như lần này và đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng với 26 triệu lượt ý kiến đóng góp được tổng hợp qua kênh Mặt trận Tổ quốc và các kênh khác. Đây là thành công lớn. Việc lấy ý kiến nhân dân không phải chỉ là lắng nghe, phát huy trí tuệ cao độ của nhân dân đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mà là dịp để nhân dân ta thể hiện lòng yêu nước của mình, là dịp tuyên truyền, giới thiệu về Dự thảo để chúng ta cùng hiểu về những nội dung cơ bản của Hiến pháp. Mặc dù là còn ý kiến này, ý kiến khác nhưng vấn đề là phải tiếp thu chọn lọc thế nào. Đúng như ý kiến góp ý của cử tri là cần nói rõ: điểm gì tiếp thu, điểm gì cần giải trình và điểm gì là không chấp nhận, thậm chí nếu sai trái, phản động thì chúng ta phải kiên quyết phê phán, bác bỏ. Đến Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XI) vừa qua là lần thứ 3 chúng ta cho ý kiến về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong quá trình cho ý kiến, Trung ương đã khái quát 3 điểm gồm: điểm nào phải khẳng định là vấn đề có tính chất bản chất, nguyên tắc; điểm nào còn đang có ý kiến khác nhau cần tiếp tục trao đổi, thảo luận; và điểm nào không phù hợp mang tính chống đối chế độ ta, chống đối Đảng ta, có tính chất phá hoại thì phải kiên quyết đấu tranh phê phán, bác bỏ. Hiện nay, trong quá trình chuẩn bị, cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ lọc ra các loại ý kiến khác nhau, nếu còn những ý kiến chưa thuyết phục thì tiếp tục nêu vài phương án, thậm chí có vấn đề nêu 3 phương án, để QH thảo luận, chứ chưa phải chốt cứng ngay. Vì Kỳ họp thứ Năm tới, QH mới bàn một bước về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và tới Kỳ họp cuối năm nay, QH sẽ xem xét, thông qua theo đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH. Do vậy, chúng ta còn thời gian thảo luận để chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng về vấn đề này. Đây là công việc hệ trọng. Hiến pháp là văn bản pháp lý quan trọng nhất, cơ bản nhất, thậm chí mang ý nghĩa thiêng liêng. Mong rằng các bác tiếp tục theo dõi, đóng góp ý kiến.
Thứ hai, có bác hỏi: vừa rồi, chúng ta tiến hành thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường thì có vi phạm Hiến pháp, vi phạm Luật không? Có tước đi quyền làm chủ, quyền giám sát của nhân dân thông qua cơ quan đại diện của nhân dân hay không? Đúng là theo đúng Hiến pháp thì nói là chính quyền phải có đủ cả 4 cấp. Nếu không thí điểm mà thực hiện ngay việc không tổ chức HĐND huyện, quận, phường là vi phạm Hiến pháp. Đây là chủ trương lớn. Tôi nhớ cách đây vài chục năm chúng ta đã đặt ra vấn đề có cần thiết tổ chức HĐND ở cấp huyện, cấp quận và cấp phường hay không? Vì lẽ rằng, chính quyền đô thị phải khác với chính quyền nông thôn. Ở chính quyền đô thị thì dân cư tập trung, thế thì có HĐND cấp quận, phường có cần không hay để trực tiếp thẳng với cấp thành phố. Với HĐND cấp huyện cũng vậy, có ý kiến nêu là có cần không vì ngân sách thì do cấp trên quyết hết rồi? Trước tình hình thực tế như thế, QH thấy rằng cần thiết phải tổng kết vấn đề này và đã có chủ trương cho làm thí điểm. Nhưng vì Hiến pháp không cho phép nên QH phải có một Nghị quyết cho chủ trương làm thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường ở một số địa phương. Đến nay, sau 2 năm thực hiện, việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đang trong quá trình tổng kết. Tại Hội nghị Trung ương 7 vừa qua, khi bàn về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, Trung ương có thảo luận về tổ chức chính quyền địa phương, trong đó có việc có tổ chức HĐND huyện, quận, phường hay không?
Đúng như các bác băn khoăn, hiện nay cũng còn những ý kiến khác nhau xung quanh việc có tổ chức HĐND huyện, quận, phường hay không. Một loại ý kiến cho rằng không cần, một loại ý kiến khác lại khẳng định dứt khoát phải có HĐND huyện, quận, phường vì cấp nào có chính quyền thì cấp đó phải có sự giám sát của nhân dân thông qua cơ quan đại diện do dân bầu. Cũng có ý kiến cho rằng, nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát thông qua nhiều kênh, nhiều cấp, có thể là ĐBQH giám sát, đại biểu HĐND cấp tỉnh giám sát để giảm biên chế. Và như thế không có nghĩa là bỏ quyền giám sát của nhân dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Nhưng để quyết vấn đề này thì phải được Hiến pháp cho phép. Chính vì thế, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có đề cập đến tổ chức Chính quyền địa phương, trong đó quy định mở việc thành lập HĐND và UBND ở các đơn vị hành chính lãnh thổ do luật định..., chứ chưa chốt ngay là có tổ chức hay không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.
Hiện nay, chúng ta thực hiện thí điểm một số mô hình: mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch UBND ở cấp xã; cho chủ trương nghiên cứu, thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị... Và mâu thuẫn ở chỗ là: nếu không tổ chức HĐND ở một cấp nào đó thì vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Nhưng nếu tất cả các cấp đều có đầy đủ các bộ phận thì biên chế nhà nước phình ra không thể nào chịu được. Ở đây liên quan đến vấn đề lương, phụ cấp trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn như hiện nay.
Thứ ba, các bác phân vân, quan tâm, lưu ý đến việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp sắp tới của QH. Đây là chủ trương mới đối với chúng ta. Một vài lần tiếp xúc cử tri trước, chúng tôi đã giải thích, Luật đã ghi là QH bỏ phiếu tín nhiệm khi có 20% tổng số ĐBQH đề nghị hay UBTVQH đề nghị, nhưng trên thực tế nhiều năm qua chưa thực hiện được vì chưa có cơ chế cụ thể. Lần này, chúng ta có 2 nấc: lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm – đây chính là tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Lấy phiếu tín nhiệm không phải chỉ tổ chức ở QH mà ở các cơ quan Đảng, đoàn thể. Lấy phiếu tín nhiệm nói nôm na là thăm dò tín nhiệm, được tiến hành hàng năm để xem người được lấy phiếu đạt mức độ tín nhiệm cao hay thấp, tín nhiệm trung bình hay không còn tín nhiệm nữa? Lấy phiếu tín nhiệm khác với bỏ phiếu tín nhiệm. Khi đã đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có nghĩa là bãi miễn hay là không. Lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành hàng năm, thường xuyên, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo chặt chẽ, có hướng dẫn cụ thể. Và đến cuối năm nay, các cơ quan Đảng cũng sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm kết hợp với kiểm điểm tự phê bình và phê bình hàng năm. Lấy phiếu tín nhiệm để thăm dò xem hiện nay mức độ tín nhiệm của anh được đến đâu rồi, kịp thời cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, sửa chữa – như thế là tốt nhất. Còn để đến mức bỏ phiếu tín nhiệm có nghĩa là anh phải đối mặt với việc bãi miễn hoặc từ chức. Trong Nghị quyết của QH, nếu 2 năm liền mà phiếu tín nhiệm thấp thì phải từ chức hoặc thôi chức. Đây là vấn đề mới, hết sức hệ trọng. Băn khoăn của các bác hoàn toàn đúng đắn: liệu việc lấy phiếu tín nhiệm có bảo đảm tính chính xác không hay nó bị méo mó, bị bẻ ghi, sai lệch, có khi người tốt bị loại, còn anh cơ hội lại được phiếu cao? Đây là điều hết sức đáng quan tâm, tổ chức như thế nào để bảo đảm tính chính xác. Cho nên, ở đây có vai trò, trách nhiệm rất lớn của ĐBQH, đại biểu HĐND: một mặt, anh có thật sự trong sáng, công tâm, khách quan hay không? Có bị cái gì chi phối khi bỏ phiếu hay không? Đây là vấn đề quyết định, đòi hỏi bản lĩnh, trình độ, đặc biệt là sự trong sáng, khách quan, công tâm của ĐBQH, đại biểu HĐND. Dân gửi gắm ĐBQH, đại biểu HĐND thì ĐBQH, đại biểu HĐND phải thể hiện cho được ý kiến của mình một cách chính xác. Mặt khác là anh có đủ thông tin khi bỏ phiếu hay không? Thông tin trong thời buổi bây giờ lại rất nhiều - không cẩn thận thì ông này đang tốt, nhưng trên mạng đưa cho mấy chuyện chẳng biết xấu tốt thế nào, thậm chí còn dựng chuyện, bôi nhọ, nói xấu - mà mình lại tin vào mấy thông tin độc hại ấy, không có sự kiểm chứng thì hết sức nguy hiểm. Cho nên, các bác lưu ý vấn đề này rất đúng. Chúng tôi thật sự cũng rất lo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung, bảo đảm tính đúng đắn.
Thứ tư, xung quanh dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đây là dự án luật quan trọng, được dư luận hết sức quan tâm. Đất đai là tài sản quốc gia, là nguồn vốn quý để xây dựng phát triển đất nước, là nguồn sống của nhân dân. Đất là cha, lao động là mẹ để tạo ra của cải vật chất - Marx đã nói như vậy. Cho nên, đất đai, tài nguyên, khoáng sản là nguồn lực rất quan trọng. Lần này, qua lấy ý kiến nhân dân vào dự án Luật này, tuyệt đại đa số ý kiến đều khẳng định: đất đai là sở hữu toàn dân, giao cho Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân. Từ cái gốc này mới quy định về trưng thu, trưng mua, giao quyền sử dụng đất, thu hồi... Và tổng hợp cho thấy, các vụ khiếu kiện về đất đai chiếm 60 - 70% tổng số các vụ việc khiếu kiện hiện nay. Cho nên đây là vấn đề lớn, nhạy cảm và hệ trọng. QH vừa xin ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp vừa xin ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Vấn đề đặt ra là nếu sửa Luật Đất đai mà không tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng thì Kỳ họp thứ Năm tới QH thông qua dự án Luật Đất đai và đến Kỳ họp cuối năm nay mới thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì không khéo lại quy định của Luật này lại trái Hiến pháp - đây là vấn đề phải xử lý. Vấn đề nào chín, đã rõ thì mới ghi vào dự án Luật Đất đai, còn ngược lại thì phải nghiên cứu, tổng kết.
Thứ năm, các bác lưu ý cần tăng cường chức năng giám sát của QH. QH có ba chức năng cơ bản là lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Với lĩnh vực lập pháp, QH càng ngày càng phải xem xét, thông qua, bổ sung, sửa đổi nhiều luật với yêu cầu ngày càng cao, tránh tình trạng luật ban hành phải chờ hướng dẫn mới vào cuộc sống được, hay có những luật vừa ban hành đã phải sửa đổi. Cho nên, trách nhiệm xây dựng pháp luật của QH rất lớn. Với chức năng giám sát, hầu như lần tiếp xúc cử tri nào, các bác cũng yêu cầu QH phải tăng cường giám sát tối cao. Vừa qua, QH đã tăng cường giám sát. Nhưng giám sát của QH là giám sát tầng cao, giám sát ở tầm Hiến pháp, luật pháp, chính sách, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện đúng theo Hiến pháp, pháp luật, các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Nếu QH làm tốt chức năng này thì nhiều vấn đề tốt. QH có nhiều hình thức giám sát: giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát ở địa phương, cơ sở... Nhưng thực ra có lẽ cũng chưa đáp ứng được mong mỏi, đòi hỏi của nhân dân và yêu cầu của thực tế. Cho nên các bác góp ý QH cần tăng cường giám sát là rất đúng.
 
Nguồn: http://www.daibieunhandan.vn
 

Về sửa đổi Hiến pháp, trong lịch sử lập pháp nước ta chưa có lần nào lấy ý kiến nhân dân sâu rộng, bài bản, cụ thể như lần này

15/05/2013
Lược ghi ý kiến của TỔNG BÍ THƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG tại các cuộc tiếp xúc cử tri trước Kỳ họp thứ Năm, QH Khóa XIII
Các ý kiến phát biểu của các bác, các đồng chí tại cuộc tiếp xúc cử tri lần này hết sức tâm huyết, trí tuệ. Và điểm đặc biệt hôm nay là hầu như các bác, các đồng chí không đề cập đến những vấn đề cụ thể của phường, quận, thành phố mà là những vấn đề chung, vĩ mô của cả nước. Đây là điểm mới của Hội nghị tiếp xúc cử tri lần này, tập trung vào chủ đề tiếp xúc cử tri với ĐBQH trước và sau mỗi Kỳ họp QH. Trước mỗi Kỳ họp QH, ĐBQH báo cáo về nội dung, chương trình Kỳ họp để các bác góp ý kiến và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình tiến hành Kỳ họp QH. Sau Kỳ họp QH, ĐBQH phải báo cáo kết quả Kỳ họp với cử tri và cử tri theo dõi xem những ý kiến góp ý phản ánh trước Kỳ họp của mình có được tiếp thu không và còn những vấn đề gì đặt ra cần tiếp tục phản ánh. Cuộc tiếp xúc của chúng ta hôm nay đã đi đúng trọng tâm. Các bác đã đề cập đến những nội dung lớn, quan trọng, vừa cấp bách vừa chiến lược và có những vấn đề đang rất thời sự, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của các bác đối với Kỳ họp QH và công việc chung của đất nước. Chúng tôi hoan nghênh các ý kiến, kiến nghị của các bác và sẽ phản ánh đầy đủ các ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với QH. Những nhiệm kỳ gần đây, QH đã có cải tiến, đổi mới là trước khi tiến hành chất vấn các thành viên Chính phủ đều có Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Kỳ họp QH. Và lần nào, Báo cáo này cũng tổng hợp được hàng nghìn ý kiến, kiến nghị của cử tri. QH cũng có Báo cáo tập hợp kết quả giải quyết, trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri từ Kỳ họp trước, trong đó báo cáo rõ những ý kiến, kiến nghị nào đã được giải quyết, những ý kiến, kiến nghị nào đang giải quyết và sắp tới sẽ giải quyết ý kiến, kiến nghị nào? Tại cuộc tiếp xúc cử tri lần này, ĐBQH chúng tôi cũng có trách nhiệm báo cáo kết quả giải quyết những ý kiến, kiến nghị mà các bác đã góp ý từ lần tiếp xúc trước, đã giải quyết đến đâu, giải quyết được vấn đề gì? Đây là cách làm tốt, thiết thực và có hiệu quả, chứ không phải mỗi lần tiếp xúc, sau khi nghe ý kiến, kiến nghị của cử tri, ĐBQH tiếp thu rồi về và đến lần tiếp xúc sau vẫn là những ý kiến, kiến nghị cũ. Tất cả các ý kiến, kiến nghị của các bác một mặt chúng tôi phản ánh với QH, một mặt ĐBQH có thêm kiến thức, nhận thức, thông tin trong thực tế để tham gia đóng góp ý kiến tại các phiên thảo luận tại tổ hay thảo luận tại hội trường Kỳ họp. Và không phải chỉ có phản ánh, đóng góp ý kiến trên cơ sở tiếp thu ý kiến, kiến nghị của cử tri mà trên thực tế có những công việc phải giải quyết cùng với công việc chung của đất nước.
Đối với một số vấn đề các bác nêu hoặc hỏi, xin có mấy ý lớn trao đổi để các bác, các cụ, các đồng chí chia sẻ, thông cảm, biết thêm thông tin và trao đổi.
Thứ nhất, tại Kỳ họp lần này, QH dự kiến chương trình làm việc rất phong phú. Riêng lĩnh vực xây dựng pháp luật, QH dự kiến sẽ thông qua 11 dự án luật và cho ý kiến vào 8 dự án luật khác. Trong đó có nội dung vô cùng lớn là đối với tổng hợp ý kiến góp ý của nhân dân vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì QH sẽ tiếp thu thế nào và sửa thế nào? Hay một dự án Luật khó, lớn, nhạy cảm khác mà QH sẽ thông qua tại Kỳ họp sắp tới là dự án Luật Đất đai (sửa đổi).
Xung quanh việc sửa đổi Hiến pháp, các ý kiến góp ý, lưu ý của các bác đều rất đúng. Chúng ta đã có cả quá trình chuẩn bị cho việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 vài năm nay. Chúng ta đã tổng kết việc thực hiện Hiến pháp năm 1992 cách đây 3 - 4 năm để đề xuất những nội dung sửa đổi, bổ sung. Và bắt tay trực tiếp vào việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992 cũng gần 2 năm nay để có được bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 đầu tiên đưa ra lấy ý kiến nhân dân. Đúng như các bác nói, có lẽ trong lịch sử lập pháp nước ta, chưa có một kỳ nào chúng ta tổ chức lấy ý kiến nhân dân sâu rộng, bài bản, cụ thể như lần này và đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng với 26 triệu lượt ý kiến đóng góp được tổng hợp qua kênh Mặt trận Tổ quốc và các kênh khác. Đây là thành công lớn. Việc lấy ý kiến nhân dân không phải chỉ là lắng nghe, phát huy trí tuệ cao độ của nhân dân đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 mà là dịp để nhân dân ta thể hiện lòng yêu nước của mình, là dịp tuyên truyền, giới thiệu về Dự thảo để chúng ta cùng hiểu về những nội dung cơ bản của Hiến pháp. Mặc dù là còn ý kiến này, ý kiến khác nhưng vấn đề là phải tiếp thu chọn lọc thế nào. Đúng như ý kiến góp ý của cử tri là cần nói rõ: điểm gì tiếp thu, điểm gì cần giải trình và điểm gì là không chấp nhận, thậm chí nếu sai trái, phản động thì chúng ta phải kiên quyết phê phán, bác bỏ. Đến Hội nghị Trung ương 7 (Khóa XI) vừa qua là lần thứ 3 chúng ta cho ý kiến về việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong quá trình cho ý kiến, Trung ương đã khái quát 3 điểm gồm: điểm nào phải khẳng định là vấn đề có tính chất bản chất, nguyên tắc; điểm nào còn đang có ý kiến khác nhau cần tiếp tục trao đổi, thảo luận; và điểm nào không phù hợp mang tính chống đối chế độ ta, chống đối Đảng ta, có tính chất phá hoại thì phải kiên quyết đấu tranh phê phán, bác bỏ. Hiện nay, trong quá trình chuẩn bị, cũng còn nhiều ý kiến khác nhau. Ủy ban dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 sẽ lọc ra các loại ý kiến khác nhau, nếu còn những ý kiến chưa thuyết phục thì tiếp tục nêu vài phương án, thậm chí có vấn đề nêu 3 phương án, để QH thảo luận, chứ chưa phải chốt cứng ngay. Vì Kỳ họp thứ Năm tới, QH mới bàn một bước về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và tới Kỳ họp cuối năm nay, QH sẽ xem xét, thông qua theo đúng Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của QH. Do vậy, chúng ta còn thời gian thảo luận để chuẩn bị hết sức kỹ lưỡng về vấn đề này. Đây là công việc hệ trọng. Hiến pháp là văn bản pháp lý quan trọng nhất, cơ bản nhất, thậm chí mang ý nghĩa thiêng liêng. Mong rằng các bác tiếp tục theo dõi, đóng góp ý kiến.
Thứ hai, có bác hỏi: vừa rồi, chúng ta tiến hành thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường thì có vi phạm Hiến pháp, vi phạm Luật không? Có tước đi quyền làm chủ, quyền giám sát của nhân dân thông qua cơ quan đại diện của nhân dân hay không? Đúng là theo đúng Hiến pháp thì nói là chính quyền phải có đủ cả 4 cấp. Nếu không thí điểm mà thực hiện ngay việc không tổ chức HĐND huyện, quận, phường là vi phạm Hiến pháp. Đây là chủ trương lớn. Tôi nhớ cách đây vài chục năm chúng ta đã đặt ra vấn đề có cần thiết tổ chức HĐND ở cấp huyện, cấp quận và cấp phường hay không? Vì lẽ rằng, chính quyền đô thị phải khác với chính quyền nông thôn. Ở chính quyền đô thị thì dân cư tập trung, thế thì có HĐND cấp quận, phường có cần không hay để trực tiếp thẳng với cấp thành phố. Với HĐND cấp huyện cũng vậy, có ý kiến nêu là có cần không vì ngân sách thì do cấp trên quyết hết rồi? Trước tình hình thực tế như thế, QH thấy rằng cần thiết phải tổng kết vấn đề này và đã có chủ trương cho làm thí điểm. Nhưng vì Hiến pháp không cho phép nên QH phải có một Nghị quyết cho chủ trương làm thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường ở một số địa phương. Đến nay, sau 2 năm thực hiện, việc thí điểm không tổ chức HĐND huyện, quận, phường đang trong quá trình tổng kết. Tại Hội nghị Trung ương 7 vừa qua, khi bàn về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị, Trung ương có thảo luận về tổ chức chính quyền địa phương, trong đó có việc có tổ chức HĐND huyện, quận, phường hay không?
Đúng như các bác băn khoăn, hiện nay cũng còn những ý kiến khác nhau xung quanh việc có tổ chức HĐND huyện, quận, phường hay không. Một loại ý kiến cho rằng không cần, một loại ý kiến khác lại khẳng định dứt khoát phải có HĐND huyện, quận, phường vì cấp nào có chính quyền thì cấp đó phải có sự giám sát của nhân dân thông qua cơ quan đại diện do dân bầu. Cũng có ý kiến cho rằng, nhân dân có thể thực hiện quyền giám sát thông qua nhiều kênh, nhiều cấp, có thể là ĐBQH giám sát, đại biểu HĐND cấp tỉnh giám sát để giảm biên chế. Và như thế không có nghĩa là bỏ quyền giám sát của nhân dân, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Nhưng để quyết vấn đề này thì phải được Hiến pháp cho phép. Chính vì thế, trong Dự thảo sửa đổi Hiến pháp lần này có đề cập đến tổ chức Chính quyền địa phương, trong đó quy định mở việc thành lập HĐND và UBND ở các đơn vị hành chính lãnh thổ do luật định..., chứ chưa chốt ngay là có tổ chức hay không tổ chức HĐND huyện, quận, phường.
Hiện nay, chúng ta thực hiện thí điểm một số mô hình: mô hình Bí thư kiêm Chủ tịch UBND ở cấp xã; cho chủ trương nghiên cứu, thí điểm xây dựng mô hình chính quyền đô thị... Và mâu thuẫn ở chỗ là: nếu không tổ chức HĐND ở một cấp nào đó thì vi phạm quyền làm chủ của nhân dân. Nhưng nếu tất cả các cấp đều có đầy đủ các bộ phận thì biên chế nhà nước phình ra không thể nào chịu được. Ở đây liên quan đến vấn đề lương, phụ cấp trong điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn như hiện nay.
Thứ ba, các bác phân vân, quan tâm, lưu ý đến việc lấy phiếu tín nhiệm đối với các chức danh do QH bầu hoặc phê chuẩn tại Kỳ họp sắp tới của QH. Đây là chủ trương mới đối với chúng ta. Một vài lần tiếp xúc cử tri trước, chúng tôi đã giải thích, Luật đã ghi là QH bỏ phiếu tín nhiệm khi có 20% tổng số ĐBQH đề nghị hay UBTVQH đề nghị, nhưng trên thực tế nhiều năm qua chưa thực hiện được vì chưa có cơ chế cụ thể. Lần này, chúng ta có 2 nấc: lấy phiếu tín nhiệm và bỏ phiếu tín nhiệm – đây chính là tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay. Lấy phiếu tín nhiệm không phải chỉ tổ chức ở QH mà ở các cơ quan Đảng, đoàn thể. Lấy phiếu tín nhiệm nói nôm na là thăm dò tín nhiệm, được tiến hành hàng năm để xem người được lấy phiếu đạt mức độ tín nhiệm cao hay thấp, tín nhiệm trung bình hay không còn tín nhiệm nữa? Lấy phiếu tín nhiệm khác với bỏ phiếu tín nhiệm. Khi đã đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm có nghĩa là bãi miễn hay là không. Lấy phiếu tín nhiệm được tiến hành hàng năm, thường xuyên, đòi hỏi phải có sự lãnh đạo chặt chẽ, có hướng dẫn cụ thể. Và đến cuối năm nay, các cơ quan Đảng cũng sẽ tiến hành lấy phiếu tín nhiệm kết hợp với kiểm điểm tự phê bình và phê bình hàng năm. Lấy phiếu tín nhiệm để thăm dò xem hiện nay mức độ tín nhiệm của anh được đến đâu rồi, kịp thời cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe, sửa chữa – như thế là tốt nhất. Còn để đến mức bỏ phiếu tín nhiệm có nghĩa là anh phải đối mặt với việc bãi miễn hoặc từ chức. Trong Nghị quyết của QH, nếu 2 năm liền mà phiếu tín nhiệm thấp thì phải từ chức hoặc thôi chức. Đây là vấn đề mới, hết sức hệ trọng. Băn khoăn của các bác hoàn toàn đúng đắn: liệu việc lấy phiếu tín nhiệm có bảo đảm tính chính xác không hay nó bị méo mó, bị bẻ ghi, sai lệch, có khi người tốt bị loại, còn anh cơ hội lại được phiếu cao? Đây là điều hết sức đáng quan tâm, tổ chức như thế nào để bảo đảm tính chính xác. Cho nên, ở đây có vai trò, trách nhiệm rất lớn của ĐBQH, đại biểu HĐND: một mặt, anh có thật sự trong sáng, công tâm, khách quan hay không? Có bị cái gì chi phối khi bỏ phiếu hay không? Đây là vấn đề quyết định, đòi hỏi bản lĩnh, trình độ, đặc biệt là sự trong sáng, khách quan, công tâm của ĐBQH, đại biểu HĐND. Dân gửi gắm ĐBQH, đại biểu HĐND thì ĐBQH, đại biểu HĐND phải thể hiện cho được ý kiến của mình một cách chính xác. Mặt khác là anh có đủ thông tin khi bỏ phiếu hay không? Thông tin trong thời buổi bây giờ lại rất nhiều - không cẩn thận thì ông này đang tốt, nhưng trên mạng đưa cho mấy chuyện chẳng biết xấu tốt thế nào, thậm chí còn dựng chuyện, bôi nhọ, nói xấu - mà mình lại tin vào mấy thông tin độc hại ấy, không có sự kiểm chứng thì hết sức nguy hiểm. Cho nên, các bác lưu ý vấn đề này rất đúng. Chúng tôi thật sự cũng rất lo, vừa làm vừa rút kinh nghiệm để kịp thời bổ sung, bảo đảm tính đúng đắn.
Thứ tư, xung quanh dự án Luật Đất đai (sửa đổi), đây là dự án luật quan trọng, được dư luận hết sức quan tâm. Đất đai là tài sản quốc gia, là nguồn vốn quý để xây dựng phát triển đất nước, là nguồn sống của nhân dân. Đất là cha, lao động là mẹ để tạo ra của cải vật chất - Marx đã nói như vậy. Cho nên, đất đai, tài nguyên, khoáng sản là nguồn lực rất quan trọng. Lần này, qua lấy ý kiến nhân dân vào dự án Luật này, tuyệt đại đa số ý kiến đều khẳng định: đất đai là sở hữu toàn dân, giao cho Nhà nước là đại diện chủ sở hữu toàn dân. Từ cái gốc này mới quy định về trưng thu, trưng mua, giao quyền sử dụng đất, thu hồi... Và tổng hợp cho thấy, các vụ khiếu kiện về đất đai chiếm 60 - 70% tổng số các vụ việc khiếu kiện hiện nay. Cho nên đây là vấn đề lớn, nhạy cảm và hệ trọng. QH vừa xin ý kiến nhân dân về sửa đổi Hiến pháp vừa xin ý kiến nhân dân về dự án Luật Đất đai (sửa đổi). Vấn đề đặt ra là nếu sửa Luật Đất đai mà không tính toán cẩn thận, kỹ lưỡng thì Kỳ họp thứ Năm tới QH thông qua dự án Luật Đất đai và đến Kỳ họp cuối năm nay mới thông qua dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 thì không khéo lại quy định của Luật này lại trái Hiến pháp - đây là vấn đề phải xử lý. Vấn đề nào chín, đã rõ thì mới ghi vào dự án Luật Đất đai, còn ngược lại thì phải nghiên cứu, tổng kết.
Thứ năm, các bác lưu ý cần tăng cường chức năng giám sát của QH. QH có ba chức năng cơ bản là lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Với lĩnh vực lập pháp, QH càng ngày càng phải xem xét, thông qua, bổ sung, sửa đổi nhiều luật với yêu cầu ngày càng cao, tránh tình trạng luật ban hành phải chờ hướng dẫn mới vào cuộc sống được, hay có những luật vừa ban hành đã phải sửa đổi. Cho nên, trách nhiệm xây dựng pháp luật của QH rất lớn. Với chức năng giám sát, hầu như lần tiếp xúc cử tri nào, các bác cũng yêu cầu QH phải tăng cường giám sát tối cao. Vừa qua, QH đã tăng cường giám sát. Nhưng giám sát của QH là giám sát tầng cao, giám sát ở tầm Hiến pháp, luật pháp, chính sách, giám sát việc tổ chức triển khai thực hiện đúng theo Hiến pháp, pháp luật, các chủ trương, nghị quyết của Đảng. Nếu QH làm tốt chức năng này thì nhiều vấn đề tốt. QH có nhiều hình thức giám sát: giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát ở địa phương, cơ sở... Nhưng thực ra có lẽ cũng chưa đáp ứng được mong mỏi, đòi hỏi của nhân dân và yêu cầu của thực tế. Cho nên các bác góp ý QH cần tăng cường giám sát là rất đúng.
 
Nguồn: http://www.daibieunhandan.vn