> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Cần tăng mức hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

Cần tăng mức hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

17/12/2014
Thực hiện các quy định của Chính phủ về chính sách trợ cước, trợ giá và cấp không thu tiền các mặt hàng chính sách và chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 và Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ), tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai tổ chức thực hiện. Đây là một chính sách hỗ trợ nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước ổn định đời sống cho người dân hộ nghèo thuộc vùng khó khăn, được triển khai từ ngày 01/01/2010. Đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo, già làng trưởng thôn vùng khó khăn, gia đình chính sách ở các xã khu vực II; khu vực III, làng đặc biệt khó khăn. Hình thức hỗ trợ cấp theo khẩu, cấp trực tiếp bằng hiện vật hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu phục vụ sản xuất, cải thiện đời sống có giá trị tương ứng định mức kinh phí 80.000 đồng/người/năm (đối với xã khu vực II) và 100.000 đồng/người/năm (đối với xã khu vực III).

Việc đầu tư, hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn ngày càng được cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm và nâng dần lên qua các năm thông qua nhiều chính sách cụ thể như cấp không thu tiền các mặt hàng chính sách và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo, lồng ghép các chương trình khác để tập trung đầu tư; qua khảo sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, trong 05 năm (từ năm 2010 – tháng 9/2014), tổng kinh phí thực hiện là 315.359 triệu đồng; trong đó: Hàng bán trợ giá, trợ cước (chủ yếu là mặt hàng muối iốt) thực hiện hơn 7.396 tấn với kinh phí thực hiện 5.124,004 triệu đồng. Hàng cấp không thu tiền: cấp 13.914,935 tấn muối iốt cho 561.557 hộ với 2.782.987 nhân khẩu, tổng kinh phí 61.645,814 triệu đồng; cấp hơn 7280,75 tấn phân bón và 1.566,103 tấn giống cây trồng các loại, 9.264  con bò cho 9.264 hộ góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời tạo niềm tin, sự phấn khởi của người dân đối với Đảng và chính quyền địa phương.

UBND tỉnh đã giao cho 02 đơn vị đầu mối cung ứng cấp phát không thu tiền  một số các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho các hộ dân nghèo, già làng trưởng thôn khó khăn, gia đình chính sách ở vùng khó khăn. Nhìn chung, việc thực hiện chính sách đã cấp đúng theo quy định của Chính phủ và quyết định của UBND tỉnh. Ngoài ra các đơn vị cung ứng đã phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn lập danh sách đối tượng được thụ hưởng và cử cán bộ trực tiếp cấp phát, theo dõi. Thông qua 02 đơn vị cung ứng, cơ quan có thẩm quyền đã theo dõi, kiểm tra, giám sát việc cấp phát cho đối tượng được thụ hưởng.

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn tồn tại như: Một số địa phương chưa thống nhất về cơ quan đầu mối quản lý thực hiện (có huyện giao phòng Dân tộc, có huyện giao phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài chính – Kế hoạch) rất khó trong công tác quản lý theo dõi, phối hợp với các đơn vị cung ứng như: Việc thông báo cho chính quyền địa phương xã về thời gian cấp phát không kịp thời (Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế). Chính quyền địa phương không thực hiện đánh giá hiệu quả của chương trình, nhất là sự sinh trưởng và phát triển của đàn bò và không nắm rõ chính sách, chương trình cấp phát bò thuộc chương trình nào. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách còn chưa thường xuyên, một số hộ dân tộc thiểu số chăn nuôi và trồng trọt theo phong tục tập quán truyền thống, không làm chuồng trại và chăn dắt đàn bò nên khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn bò không cao. Việc bảo quản muối  iốt ở hộ dân không đảm bảo (như bị ướt, chảy nước), một số hộ dân sử dụng muối không đúng mục đích như: cho vật nuôi ăn hoặc trộn với thuốc diệt cỏ để phun trừ cỏ gây lãng phí; một số hộ còn giữ hủ tục nên khi gia đình có việc cưới xin, ma chay... một số hộ đã tự ý bán bò giống được cấp để lấy tiền giải quyết khó khăn trước mắt. Còn xảy ra tình trạng một số hộ dân sau khi nhận giống cây trồng, phân bón về lại chia đều cho các hộ khác; bán, giết thịt bò được cấp hỗ trợ, yêu cầu đổi muối Iốt lấy bột ngọt, bột nêm.... Đối tượng thụ hưởng chính sách sinh sống rải rác, chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn trong khi đó kinh phí vận chuyển chỉ được hỗ trợ đến UBND xã, gây khó khăn cho người dân đến nhận các mặt hàng chính sách tại xã.  Cán bộ làm công tác dân tộc ở cấp xã đa số là người kinh không thông thạo tiếng địa phương nên rất khó khăn trong thực hiện chính sách này.

Để tiếp tục thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg có hiệu quả, thiết thực cho người dân nghèo vùng khó khăn, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đề nghị Chính phủ, các ngành chức năng một số vấn đề như sau: Điều chỉnh nâng mức hỗ trợ kinh phí đối với người dân thuộc hộ nghèo từ 80.000 đồng/người/năm lên 200.000 đồng/người/năm đối với xã khu vực II và từ 100.000 đồng/người/năm lên 250.000 đồng/người/năm đối với khu vực III; mở rộng đối tượng và phạm vi hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ cận nghèo (hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ cận nghèo tại các xã khu vực II, III và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo là dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I); hỗ trợ thêm kinh phí vận chuyển từ xã đến thôn, làng. Đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung một số mặt hàng chính sách phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và đầu tư một lần (như xã Ia Kreng huyện Chư Păh là vùng khó khăn không có đất sản xuất thì hỗ trợ con giống bò, heo…); chỉ đạo các ngành, chính quyền địa phương tổng kết đánh giá chất lượng,  hiệu quả của việc thực hiện cấp các mặt hàng chính sách; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; xem xét điều chỉnh kế hoạch phân bổ muối iốt theo nhu cầu của người dân…
Việt Hường

Cần tăng mức hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn

17/12/2014
Thực hiện các quy định của Chính phủ về chính sách trợ cước, trợ giá và cấp không thu tiền các mặt hàng chính sách và chính sách hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo ở vùng khó khăn (Quyết định 168/2001/QĐ-TTg ngày 30/10/2001 và Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg ngày 07/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ), tỉnh đã quan tâm chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai tổ chức thực hiện. Đây là một chính sách hỗ trợ nhằm góp phần xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế - xã hội, từng bước ổn định đời sống cho người dân hộ nghèo thuộc vùng khó khăn, được triển khai từ ngày 01/01/2010. Đối tượng thụ hưởng là hộ nghèo, già làng trưởng thôn vùng khó khăn, gia đình chính sách ở các xã khu vực II; khu vực III, làng đặc biệt khó khăn. Hình thức hỗ trợ cấp theo khẩu, cấp trực tiếp bằng hiện vật hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu phục vụ sản xuất, cải thiện đời sống có giá trị tương ứng định mức kinh phí 80.000 đồng/người/năm (đối với xã khu vực II) và 100.000 đồng/người/năm (đối với xã khu vực III).

Việc đầu tư, hỗ trợ cho người dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn ngày càng được cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm và nâng dần lên qua các năm thông qua nhiều chính sách cụ thể như cấp không thu tiền các mặt hàng chính sách và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo, lồng ghép các chương trình khác để tập trung đầu tư; qua khảo sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, trong 05 năm (từ năm 2010 – tháng 9/2014), tổng kinh phí thực hiện là 315.359 triệu đồng; trong đó: Hàng bán trợ giá, trợ cước (chủ yếu là mặt hàng muối iốt) thực hiện hơn 7.396 tấn với kinh phí thực hiện 5.124,004 triệu đồng. Hàng cấp không thu tiền: cấp 13.914,935 tấn muối iốt cho 561.557 hộ với 2.782.987 nhân khẩu, tổng kinh phí 61.645,814 triệu đồng; cấp hơn 7280,75 tấn phân bón và 1.566,103 tấn giống cây trồng các loại, 9.264  con bò cho 9.264 hộ góp phần từng bước cải thiện đời sống của nhân dân, đồng thời tạo niềm tin, sự phấn khởi của người dân đối với Đảng và chính quyền địa phương.

UBND tỉnh đã giao cho 02 đơn vị đầu mối cung ứng cấp phát không thu tiền  một số các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho các hộ dân nghèo, già làng trưởng thôn khó khăn, gia đình chính sách ở vùng khó khăn. Nhìn chung, việc thực hiện chính sách đã cấp đúng theo quy định của Chính phủ và quyết định của UBND tỉnh. Ngoài ra các đơn vị cung ứng đã phối hợp với chính quyền địa phương hướng dẫn lập danh sách đối tượng được thụ hưởng và cử cán bộ trực tiếp cấp phát, theo dõi. Thông qua 02 đơn vị cung ứng, cơ quan có thẩm quyền đã theo dõi, kiểm tra, giám sát việc cấp phát cho đối tượng được thụ hưởng.

Bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn một số khó khăn tồn tại như: Một số địa phương chưa thống nhất về cơ quan đầu mối quản lý thực hiện (có huyện giao phòng Dân tộc, có huyện giao phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, phòng Tài chính – Kế hoạch) rất khó trong công tác quản lý theo dõi, phối hợp với các đơn vị cung ứng như: Việc thông báo cho chính quyền địa phương xã về thời gian cấp phát không kịp thời (Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế). Chính quyền địa phương không thực hiện đánh giá hiệu quả của chương trình, nhất là sự sinh trưởng và phát triển của đàn bò và không nắm rõ chính sách, chương trình cấp phát bò thuộc chương trình nào. Công tác tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện chính sách còn chưa thường xuyên, một số hộ dân tộc thiểu số chăn nuôi và trồng trọt theo phong tục tập quán truyền thống, không làm chuồng trại và chăn dắt đàn bò nên khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn bò không cao. Việc bảo quản muối  iốt ở hộ dân không đảm bảo (như bị ướt, chảy nước), một số hộ dân sử dụng muối không đúng mục đích như: cho vật nuôi ăn hoặc trộn với thuốc diệt cỏ để phun trừ cỏ gây lãng phí; một số hộ còn giữ hủ tục nên khi gia đình có việc cưới xin, ma chay... một số hộ đã tự ý bán bò giống được cấp để lấy tiền giải quyết khó khăn trước mắt. Còn xảy ra tình trạng một số hộ dân sau khi nhận giống cây trồng, phân bón về lại chia đều cho các hộ khác; bán, giết thịt bò được cấp hỗ trợ, yêu cầu đổi muối Iốt lấy bột ngọt, bột nêm.... Đối tượng thụ hưởng chính sách sinh sống rải rác, chủ yếu ở vùng sâu vùng xa, giao thông đi lại khó khăn trong khi đó kinh phí vận chuyển chỉ được hỗ trợ đến UBND xã, gây khó khăn cho người dân đến nhận các mặt hàng chính sách tại xã.  Cán bộ làm công tác dân tộc ở cấp xã đa số là người kinh không thông thạo tiếng địa phương nên rất khó khăn trong thực hiện chính sách này.

Để tiếp tục thực hiện Quyết định 102/2009/QĐ-TTg có hiệu quả, thiết thực cho người dân nghèo vùng khó khăn, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đề nghị Chính phủ, các ngành chức năng một số vấn đề như sau: Điều chỉnh nâng mức hỗ trợ kinh phí đối với người dân thuộc hộ nghèo từ 80.000 đồng/người/năm lên 200.000 đồng/người/năm đối với xã khu vực II và từ 100.000 đồng/người/năm lên 250.000 đồng/người/năm đối với khu vực III; mở rộng đối tượng và phạm vi hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ cận nghèo (hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ cận nghèo tại các xã khu vực II, III và hỗ trợ trực tiếp cho người dân thuộc hộ nghèo là dân tộc thiểu số tại các xã khu vực I); hỗ trợ thêm kinh phí vận chuyển từ xã đến thôn, làng. Đề nghị UBND tỉnh điều chỉnh bổ sung một số mặt hàng chính sách phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương và đầu tư một lần (như xã Ia Kreng huyện Chư Păh là vùng khó khăn không có đất sản xuất thì hỗ trợ con giống bò, heo…); chỉ đạo các ngành, chính quyền địa phương tổng kết đánh giá chất lượng,  hiệu quả của việc thực hiện cấp các mặt hàng chính sách; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; xem xét điều chỉnh kế hoạch phân bổ muối iốt theo nhu cầu của người dân…
Việt Hường