> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Những bất cập trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân t

Những bất cập trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh

16/10/2014
Thực hiện Quyết định số 75/2010/ QĐ-TTg (sau thay thế Quyết định 42/2012/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ về việc các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ về đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, định mức lao động, tiền thuê đất. Đối tượng áp dụng gồm: Các công ty TNHH một thành viên nông, lâm, thủy sản do nhà nước làm chủ sở hữu; Ban Quản lý rừng đặc dụng, Ban Quản lý rừng phòng hộ; hợp tác xã; các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (gọi chung là đơn vị sử dụng lao động) có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Ngày 14/3/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản số 687/UBND-KTTH về việc chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 203/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính. UBND tỉnh giao các Sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai thực hiện: Sở tài chính, Sở Nông nghiệp & PTNT, Cơ quan BHXH tỉnh, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Sở Kế hoạch & Đầu tư rà soát đúng đối tượng được hỗ trợ theo quy định và thẩm định dự toán của các đơn vị, tổ chức có sử dụng người lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 07 đơn vị, tổ chức doanh nghiệp được các ngành liên quan tổ chức thẩm định quyết toán kinh phí hỗ trợ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp. Đến năm 2012 -2013 có 08 đơn vị, tổ chức được hỗ trợ kinh phí theo chính sách này.

Theo báo cáo của Sở Tài chính, tổng kinh phí Trung ương hỗ trợ trong 02 năm 2011-2012 là 6.674.783.506 đồng cho 626 lao động và số tháng được hỗ trợ là 6.042 tháng. Trong đó, tổng kinh phí hỗ trợ BHXH, BHYT, BHTN là 1.595.302.593 đồng, tổng kinh phí hỗ trợ định mức lao động là 4.314.556.393 đồng, hỗ trợ chính sách đào tạo: 765.104.520 đồng cho 256 lao động. Riêng năm 2013: Tỉnh đã xây dựng dự toán đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg nhưng đến thời điểm khảo sát (tháng 9 năm 2014), Bộ Tài chính chưa cấp kinh phí hỗ trợ về cho tỉnh để tỉnh phân bổ cho các tổ chức, đơn vị có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. Dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ là 4.946.429.254 đồng cho 354 lao động với số tháng hỗ trợ là 3.962 tháng (trong đó: hỗ trợ đóng BHXH, BHYT, BHTN là 1.406.228.775 đồng; hỗ trợ định mức lao động: 3.210.200.480 đồng; hỗ trợ chính sách đào tạo là 330.000.000 đồng cho 110 lao động).  

Các công ty, doanh nghiệp đơn vị có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số không được hỗ trợ kinh phí miễn giảm tiền thuê đất vì lao động là người dân tộc thiểu số tại các công ty, doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp từ 4-20% tổng số lao động tại các doanh nghiệp (theo Quyết định 42/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định các đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 30% đến dưới 50% lao động mới được miễn giảm tiền thuê đất).

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập: Thiếu văn bản hướng dẫn kịp thời của các bộ, ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, Trung ương phân bổ kinh phí cho tỉnh chậm, do đó việc triển khai chính sách chưa kịp thời và còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ Trung ương chuyển về ngân sách tỉnh. Một số doanh nghiệp phải vay ngân hàng để đóng BHXH, BHYT,BHTN cho lao động là người dân tộc thiểu số; Một số doanh nghiệp không muốn làm hồ sơ thanh toán chế độ hỗ trợ vì hầu hết các đơn vị này xa trung tâm, trong khi đó chế độ kinh phí được hỗ trợ thấp nhưng thanh quyết toán chậm, kinh phí đi lại không được hỗ trợ.

Qua khảo sát thực tế của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, tại 05 doanh nghiệp, có 03 doanh nghiệp là công ty lâm nghiệp không muốn tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ hoặc chỉ tuyển dụng từ 1-2 lao động là người dân tộc thiểu số. Hằng năm, tại các doanh nghiệp, đơn vị việc tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số rất ít (năm 2013 tuyển mới tăng 10 người so với năm 2012). Theo quy định tại Khoản 1, Điều 15, Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ quy định: “định mức biên chế bình quân toàn quốc cứ 1.000 ha rừng có 1 biên chế kiểm lâm” nên rất khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng tại các công ty lâm nghiệp. Sự phối hợp các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa được thường xuyên; Trình độ lao động của người dân tộc thiểu số còn mang tính phổ thông, hiểu biết về kỷ thuật không nhiều, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao nên hiệu quả, năng suất lao động thấp…

Từ những tồn tại trên, để triển khai có hiệu quả chế độ, chính sách theo Quyết định 42/2012/QĐ-TTg ngày càng có hiệu quả hơn, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đề xuất một số giải pháp sau: Cấp kinh phí hỗ trợ kịp thời theo định kỳ hằng năm; Quy định mức hỗ trợ mỗi lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm được hỗ trợ 04 tháng tiền lương theo mức tối thiểu vùng do nhà nước quy định, thay vì mức hỗ trợ 20% theo định mức lao động chung của đơn vị như hiện nay; Nghiên cứu, xây dựng ban hành chính sách đổi mới về giao khoán và quản lý, bảo vệ rừng để người nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định bằng nghề rừng; Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động của các công ty TNHH MTV Lâm nghiệp phù hợp với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý, bảo vệ rừng; UBND tỉnh kiểm tra, rà soát, chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét. Đề nghị điều chỉnh quy hoạch để các địa phương quản lý tốt diện tích, nhân dân đã và đang sản xuất lâu nay hơn 1.000 ha đất lâm nghiệp (nằm rải rác tại các tiểu khu) thuộc Lâm phần công ty TNHH MTV Krông Pa (xã Kroong, huyện Kbang). Chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch - Đầu tư kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp, đơn vị có tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai có hiệu quả chế độ, chính sách theo Quyết định 42/2012/QĐ-TTg đến với các doanh nghiệp; Các doanh nghiệp phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết về tuyển dụng lao động là người đồng bào DTTS tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người đồng bào DTTS tại chỗ. Quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số./.                            
                                                                                                                                                                                                                Bài: Việt Hường - Ảnh: Q.Vinh

Những bất cập trong việc thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh

16/10/2014
Thực hiện Quyết định số 75/2010/ QĐ-TTg (sau thay thế Quyết định 42/2012/QĐ-TTg) của Thủ tướng Chính phủ về việc các tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn sẽ được hỗ trợ về đào tạo, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, định mức lao động, tiền thuê đất. Đối tượng áp dụng gồm: Các công ty TNHH một thành viên nông, lâm, thủy sản do nhà nước làm chủ sở hữu; Ban Quản lý rừng đặc dụng, Ban Quản lý rừng phòng hộ; hợp tác xã; các doanh nghiệp ngoài Nhà nước (bao gồm cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản (gọi chung là đơn vị sử dụng lao động) có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số cư trú hợp pháp trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Ngày 14/3/2012 Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành văn bản số 687/UBND-KTTH về việc chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 203/2011/TT-BTC ngày 30/12/2011 của Bộ Tài chính. UBND tỉnh giao các Sở, ngành, địa phương phối hợp triển khai thực hiện: Sở tài chính, Sở Nông nghiệp & PTNT, Cơ quan BHXH tỉnh, Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Sở Kế hoạch & Đầu tư rà soát đúng đối tượng được hỗ trợ theo quy định và thẩm định dự toán của các đơn vị, tổ chức có sử dụng người lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số. Năm 2011 trên địa bàn tỉnh có 07 đơn vị, tổ chức doanh nghiệp được các ngành liên quan tổ chức thẩm định quyết toán kinh phí hỗ trợ đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế và Bảo hiểm thất nghiệp. Đến năm 2012 -2013 có 08 đơn vị, tổ chức được hỗ trợ kinh phí theo chính sách này.

Theo báo cáo của Sở Tài chính, tổng kinh phí Trung ương hỗ trợ trong 02 năm 2011-2012 là 6.674.783.506 đồng cho 626 lao động và số tháng được hỗ trợ là 6.042 tháng. Trong đó, tổng kinh phí hỗ trợ BHXH, BHYT, BHTN là 1.595.302.593 đồng, tổng kinh phí hỗ trợ định mức lao động là 4.314.556.393 đồng, hỗ trợ chính sách đào tạo: 765.104.520 đồng cho 256 lao động. Riêng năm 2013: Tỉnh đã xây dựng dự toán đề nghị Trung ương hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 42/2012/QĐ-TTg nhưng đến thời điểm khảo sát (tháng 9 năm 2014), Bộ Tài chính chưa cấp kinh phí hỗ trợ về cho tỉnh để tỉnh phân bổ cho các tổ chức, đơn vị có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số. Dự kiến tổng kinh phí hỗ trợ là 4.946.429.254 đồng cho 354 lao động với số tháng hỗ trợ là 3.962 tháng (trong đó: hỗ trợ đóng BHXH, BHYT, BHTN là 1.406.228.775 đồng; hỗ trợ định mức lao động: 3.210.200.480 đồng; hỗ trợ chính sách đào tạo là 330.000.000 đồng cho 110 lao động).  

Các công ty, doanh nghiệp đơn vị có sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số không được hỗ trợ kinh phí miễn giảm tiền thuê đất vì lao động là người dân tộc thiểu số tại các công ty, doanh nghiệp chiếm tỷ lệ rất thấp từ 4-20% tổng số lao động tại các doanh nghiệp (theo Quyết định 42/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng quy định các đơn vị sử dụng lao động có sử dụng từ 30% đến dưới 50% lao động mới được miễn giảm tiền thuê đất).

Tuy nhiên, việc thực hiện chính sách hỗ trợ tổ chức, đơn vị sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại khu vực miền núi, vùng đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập: Thiếu văn bản hướng dẫn kịp thời của các bộ, ngành trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, Trung ương phân bổ kinh phí cho tỉnh chậm, do đó việc triển khai chính sách chưa kịp thời và còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí từ Trung ương chuyển về ngân sách tỉnh. Một số doanh nghiệp phải vay ngân hàng để đóng BHXH, BHYT,BHTN cho lao động là người dân tộc thiểu số; Một số doanh nghiệp không muốn làm hồ sơ thanh toán chế độ hỗ trợ vì hầu hết các đơn vị này xa trung tâm, trong khi đó chế độ kinh phí được hỗ trợ thấp nhưng thanh quyết toán chậm, kinh phí đi lại không được hỗ trợ.

Qua khảo sát thực tế của Ban Dân tộc HĐND tỉnh, tại 05 doanh nghiệp, có 03 doanh nghiệp là công ty lâm nghiệp không muốn tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số tại chỗ hoặc chỉ tuyển dụng từ 1-2 lao động là người dân tộc thiểu số. Hằng năm, tại các doanh nghiệp, đơn vị việc tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số rất ít (năm 2013 tuyển mới tăng 10 người so với năm 2012). Theo quy định tại Khoản 1, Điều 15, Nghị định 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ quy định: “định mức biên chế bình quân toàn quốc cứ 1.000 ha rừng có 1 biên chế kiểm lâm” nên rất khó khăn trong việc quản lý, bảo vệ rừng tại các công ty lâm nghiệp. Sự phối hợp các cấp, các ngành trong công tác tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp sử dụng lao động là người dân tộc thiểu số còn hạn chế, chưa được thường xuyên; Trình độ lao động của người dân tộc thiểu số còn mang tính phổ thông, hiểu biết về kỷ thuật không nhiều, ý thức tổ chức kỷ luật chưa cao nên hiệu quả, năng suất lao động thấp…

Từ những tồn tại trên, để triển khai có hiệu quả chế độ, chính sách theo Quyết định 42/2012/QĐ-TTg ngày càng có hiệu quả hơn, Ban Dân tộc HĐND tỉnh đề xuất một số giải pháp sau: Cấp kinh phí hỗ trợ kịp thời theo định kỳ hằng năm; Quy định mức hỗ trợ mỗi lao động là người đồng bào dân tộc thiểu số mỗi năm được hỗ trợ 04 tháng tiền lương theo mức tối thiểu vùng do nhà nước quy định, thay vì mức hỗ trợ 20% theo định mức lao động chung của đơn vị như hiện nay; Nghiên cứu, xây dựng ban hành chính sách đổi mới về giao khoán và quản lý, bảo vệ rừng để người nhận khoán quản lý, bảo vệ rừng có cuộc sống ổn định bằng nghề rừng; Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh, sắp xếp, đổi mới mô hình hoạt động của các công ty TNHH MTV Lâm nghiệp phù hợp với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác Quản lý, bảo vệ rừng; UBND tỉnh kiểm tra, rà soát, chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét. Đề nghị điều chỉnh quy hoạch để các địa phương quản lý tốt diện tích, nhân dân đã và đang sản xuất lâu nay hơn 1.000 ha đất lâm nghiệp (nằm rải rác tại các tiểu khu) thuộc Lâm phần công ty TNHH MTV Krông Pa (xã Kroong, huyện Kbang). Chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch - Đầu tư kiểm tra, rà soát các doanh nghiệp, đơn vị có tuyển dụng lao động là người dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nhằm triển khai có hiệu quả chế độ, chính sách theo Quyết định 42/2012/QĐ-TTg đến với các doanh nghiệp; Các doanh nghiệp phải thực hiện đúng nội dung đã cam kết về tuyển dụng lao động là người đồng bào DTTS tại chỗ, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập và nâng cao đời sống cho người đồng bào DTTS tại chỗ. Quan tâm hơn nữa về công tác đào tạo, nâng cao tay nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số./.                            
                                                                                                                                                                                                                Bài: Việt Hường - Ảnh: Q.Vinh