> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Cần hoàn thiệ

Đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

31/10/2023
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, 14h00 chiều 30/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. 
image001.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tán thành với nhiều nội dung trong Báo cáo kết quả giám sát “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Báo cáo của Đoàn giám sát đã phản ánh đúng tinh thần của thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhưng kết quả có thể đạt cao hơn nếu biết khai thác các lợi thế về chính sách cũng như lợi thế của địa phương trong thực hiện Chương trình. Đại biểu tham gia một số ý kiến như sau:

 Thứ nhất, cần hoàn thiện hệ thống Văn bản pháp luật. Việc thực hiện chính sách đạt được đạt hiệu quả cao cần có sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo và thực hiện. Văn bản pháp luật là hành lang pháp lý để đưa chính sách đến người dân cũng như là cơ sở để người thực thi công vụ triển khai tốt hơn nhiệm vụ của mình. Báo cáo của Đoàn giám sát thể hiện nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện dự án, tiểu dự án đã được cấp Trung ương ban hành. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn còn chung chung chưa cụ thể, một số hướng dẫn thiếu đồng bộ so với những quy định hiện hành còn hiệu lực, chưa phù hợp điều kiện triển khai của địa phương. Qua giám sát cho thấy sự chồng chéo chưa thống nhất giữa các văn bản đã làm ảnh hưởng nhiều đến quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đại biểu kiến nghị cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện các  Chương trình mục tiêu quốc gia để những năm tới thực hiện đạt kết quả cao hơn.

 Thứ hai, tính khả thi của việc thực hiện. Theo Báo cáo Đoàn giám sát thể hiện Ủy ban Dân tộc dự báo Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ giải ngân 100% kế hoạch đề ra giai đoạn 2021 - 2025 nhưng không dựa trên các căn cứ nào để dự báo mức độ hoàn thành, trong khi những khó khăn tồn tại hiện nay bao gồm cả thể chế, con người, quá trình vào cuộc thực hiện các chương trình tại địa phương còn nhiều bất cập, hệ thống các văn bản hướng dẫn về cơ chế chính sách quản lý tổ chức thực hiện chương trình vẫn đang tiếp tục kiện toàn, sức ép giải ngân 100% nguồn vốn dự kiến phân bổ rất lớn. Đại biểu đồng ý với nhận định của Đoàn giám sát cho rằng chưa đủ cơ sở để đạt được mục tiêu đề ra là giải ngân hết các nguồn vốn vào cuối năm 2025; đại biểu cho rằng, việc thực hiện các Chương trình cần phải nhận định dựa trên cơ sở để dự báo việc thực hiện các Chương trình được tốt hơn. Đồng thời cần có cách tiếp cận phù hợp hơn trong thực hiện.
 
image003.jpg
Đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai phát biểu

Thứ ba, hoàn thiện các tiêu chí để làm cơ sở đánh giá. Trong việc thực hiện các chương trình được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội có thể gọi là thước đo để áp dụng vào thực hiện chính sách pháp luật nhưng thực tiễn cho thấy nhiều tiêu chí chưa phù hợp hoặc chưa có tiêu chí để đánh giá trong quá trình thực hiện. Qua giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã cho thấy nhiều vấn đề cần hoàn thiện. 

Thứ tư, Ủy ban Dân tộc sớm ban hành bộ tài liệu đào tạo bồi dưỡng để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi./.
Hoàng Sơn (tổng hợp)

Đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai: Cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia

31/10/2023
Tiếp tục chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, 14h00 chiều 30/10, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục thảo luận tại hội trường về việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia. Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. 
image001.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp

Phát biểu tại Hội trường, đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai tán thành với nhiều nội dung trong Báo cáo kết quả giám sát “Việc triển khai thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030”. Báo cáo của Đoàn giám sát đã phản ánh đúng tinh thần của thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia nhưng kết quả có thể đạt cao hơn nếu biết khai thác các lợi thế về chính sách cũng như lợi thế của địa phương trong thực hiện Chương trình. Đại biểu tham gia một số ý kiến như sau:

 Thứ nhất, cần hoàn thiện hệ thống Văn bản pháp luật. Việc thực hiện chính sách đạt được đạt hiệu quả cao cần có sự thống nhất, đồng bộ trong chỉ đạo và thực hiện. Văn bản pháp luật là hành lang pháp lý để đưa chính sách đến người dân cũng như là cơ sở để người thực thi công vụ triển khai tốt hơn nhiệm vụ của mình. Báo cáo của Đoàn giám sát thể hiện nhiều văn bản hướng dẫn thực hiện dự án, tiểu dự án đã được cấp Trung ương ban hành. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn còn chung chung chưa cụ thể, một số hướng dẫn thiếu đồng bộ so với những quy định hiện hành còn hiệu lực, chưa phù hợp điều kiện triển khai của địa phương. Qua giám sát cho thấy sự chồng chéo chưa thống nhất giữa các văn bản đã làm ảnh hưởng nhiều đến quả thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia. Đại biểu kiến nghị cần hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến việc thực hiện các  Chương trình mục tiêu quốc gia để những năm tới thực hiện đạt kết quả cao hơn.

 Thứ hai, tính khả thi của việc thực hiện. Theo Báo cáo Đoàn giám sát thể hiện Ủy ban Dân tộc dự báo Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi sẽ giải ngân 100% kế hoạch đề ra giai đoạn 2021 - 2025 nhưng không dựa trên các căn cứ nào để dự báo mức độ hoàn thành, trong khi những khó khăn tồn tại hiện nay bao gồm cả thể chế, con người, quá trình vào cuộc thực hiện các chương trình tại địa phương còn nhiều bất cập, hệ thống các văn bản hướng dẫn về cơ chế chính sách quản lý tổ chức thực hiện chương trình vẫn đang tiếp tục kiện toàn, sức ép giải ngân 100% nguồn vốn dự kiến phân bổ rất lớn. Đại biểu đồng ý với nhận định của Đoàn giám sát cho rằng chưa đủ cơ sở để đạt được mục tiêu đề ra là giải ngân hết các nguồn vốn vào cuối năm 2025; đại biểu cho rằng, việc thực hiện các Chương trình cần phải nhận định dựa trên cơ sở để dự báo việc thực hiện các Chương trình được tốt hơn. Đồng thời cần có cách tiếp cận phù hợp hơn trong thực hiện.
 
image003.jpg
Đại biểu Siu Hương, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai phát biểu

Thứ ba, hoàn thiện các tiêu chí để làm cơ sở đánh giá. Trong việc thực hiện các chương trình được đánh giá trên cơ sở các tiêu chí phù hợp với đặc điểm, điều kiện kinh tế - xã hội có thể gọi là thước đo để áp dụng vào thực hiện chính sách pháp luật nhưng thực tiễn cho thấy nhiều tiêu chí chưa phù hợp hoặc chưa có tiêu chí để đánh giá trong quá trình thực hiện. Qua giám sát việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia đã cho thấy nhiều vấn đề cần hoàn thiện. 

Thứ tư, Ủy ban Dân tộc sớm ban hành bộ tài liệu đào tạo bồi dưỡng để các địa phương có cơ sở triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi./.
Hoàng Sơn (tổng hợp)