> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước

Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước

22/07/2016
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trình bày trước Quốc hội Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thành công tốt đẹp, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang nỗ lực đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống. Tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm ổn định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan nhà nước đã tiến hành tổng kết công tác trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Các chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước đã được kiện toàn. Các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào việc củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước và đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế của đất nước.

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như: kinh tế tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm 2015; sức cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp còn thấp; chất lượng của sản phẩm và năng suất lao động trong nước cải thiện còn chậm; sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ khó khăn; tình trạng thất nghiệp ở đô thị và trong thanh niên còn cao; tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng số người chết và bị thương còn rất cao, bình quân mỗi ngày vẫn có 24 người chết và 48 người bị thương; thời tiết diễn biến bất thường, hạn hán ở Nam Trung bộ, Tây Nguyên, hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động, đặc biệt là vụ Công ty TNHH

Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển và làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Trong bối cảnh đó, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thành công là một kết quả có ý nghĩa chính trị-pháp lý to lớn của đất nước.

II. NHỮNG Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ  CỦA CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN

1. Về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

Cử tri và Nhân dân đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Ủy ban bầu cử và Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp với sự hưởng ứng, tham gia có trách nhiệm của Nhân dân cả nước đã tổ chức thành công cuộc bầu cử. Công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử đã được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc bầu cử.

Thực hiện pháp luật về bầu cử, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đã nỗ lực cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc bầu cử với tỷ lệ cử tri cả nước đi bầu là 99,35%.   
  
Cử tri ghi nhận và đặc biệt quan tâm các chương trình hành động cũng như lời hứa của những người ứng cử tại các hội nghị tiếp xúc cử tri và mong muốn những người trúng cử thực hiện đầy đủ chương trình hành động và lời hứa của mình; đồng thời, đề nghị có cơ chế để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân giám sát việc thực hiện chương trình hành động, lời hứa của mỗi đại biểu.

 Cử tri và Nhân dân mong muốn các đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thực hiện tốt trách nhiệm của người đại biểu Nhân dân; thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và phản ánh đầy đủ, trung thực tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của Nhân dân với các cơ quan Nhà nước; giám sát, đôn đốc các cơ quan nhà nước giải quyết các kiến nghị của Nhân dân để trả lời cho Nhân dân; phát huy trí tuệ, trách nhiệm để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, cử tri và Nhân dân còn phản ánh về việc một số nơi công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử chưa thật sự sâu rộng, nhất là việc cung cấp thông tin để cử tri có thể nghiên cứu đầy đủ về tiểu sử, chương trình hành động của những người ứng cử; một số nơi hội nghị cử tri còn thiếu sự đối thoại giữa cử tri với người ứng cử; việc tổ chức các hội nghị cử tri để người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử không đồng đều về số lượng các cuộc tiếp xúc; số ý kiến phát biểu trong một số cuộc tiếp xúc còn ít; nhiều cử tri còn gặp khó khăn khi cùng một lúc phải lựa chọn trong danh sách hàng chục người ứng cử để bầu làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. 

2. Về xây dựng Nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Cử tri và Nhân dân đánh giá cao việc Quốc hội khóa XIII đã tập trung xây dựng và thông qua Hiến pháp năm 2013 và hệ thống văn bản pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp, tạo nền tảng pháp lý đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế; quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tiến hành giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề bức xúc và cấp thiết của cuộc sống; tạo chuyển biến trong thực thi pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Quốc hội đã đổi mới hoạt động chất vấn, qua đó giám sát việc thực hiện các kiến nghị của cử tri, việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và làm rõ hơn trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội và Nhân dân.

Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân cũng có nhiều ý kiến về các hạn chế trong nhiệm kỳ vừa qua như: việc quán triệt, thể chế hóa và ban hành các kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện chủ trương của Đảng, thi hành Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Quốc hội trong một số lĩnh vực chưa kịp thời, đầy đủ và đồng bộ; việc thực thi pháp luật ở nhiều nơi chưa nghiêm túc; công tác phối hợp nghiên cứu, xây dựng luật, pháp lệnh còn chưa chặt chẽ, dẫn đến một số văn bản, quy định ban hành chất lượng chưa cao, thậm chí còn nhiều sai sót; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp trong một số lĩnh vực còn hạn chế, yếu kém.

Chu-tich-Uy-ban-Trung-uong-MTTQVN-trinh-bay-bao-cao.jpg
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN  trình bày báo cáo

Bộ máy hành chính nhà nước ở nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị vẫn chưa tinh gọn. Việc phân định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có lĩnh vực còn chồng chéo hoặc chưa bao quát hết các hoạt động trong thực tiễn. Cơ chế xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước các cấp và người đứng đầu cấp ủy Đảng cùng cấp còn chưa rõ là một nguyên nhân của sự trì trệ trong quản lý nhà nước và tiêu cực, tham nhũng. Một số cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật vi phạm pháp luật, vi phạm quyền sản xuất, kinh doanh hợp pháp, gây bất bình trong Nhân dân. Tình trạng bổ nhiệm người thân trong gia đình vào các vị trí lãnh đạo mà không bảo đảm quy trình và các tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ năng lực, uy tín đã làm giảm niềm tin của Nhân dân. Công tác phối hợp giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng còn nhiều vướng mắc. Công tác thanh tra, kiểm tra ở một số bộ, ngành, địa phương còn chưa sâu sát, thiếu quyết liệt; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn chậm, một số vụ việc tồn đọng kéo dài.

Cử tri và Nhân dân mong muốn các hạn chế này sẽ được Quốc hội khóa XIV, HĐND các cấp và các cơ quan nhà nước quan tâm, ngay từ những phiên họp đầu nhiệm kỳ phải đưa vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình để giải quyết một cách triệt để. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc bố trí cán bộ, công chức, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương; tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo tồn đọng.

3. Về bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Cử tri và Nhân dân cả nước rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây dựng các công trình, bố trí vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá trái luật pháp quốc tế thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tàu thuyền của Trung Quốc hành hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam. Những việc này làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

Cử tri và Nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có các giải pháp đấu tranh đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, vừa bảo đảm giữ vững chủ quyền biển, đảo của quốc gia, vừa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; mở rộng và tăng cường các hoạt động tuyên truyền đối ngoại để cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ sự chính nghĩa, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Nhân dân ta; sớm đưa nước ta trở thành nước mạnh về kinh tế biển trong khu vực.

4. Về quản lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Cử tri và Nhân dân phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường và suy kiệt tài nguyên thiên nhiên ngày càng nghiêm trọng do hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các làng nghề gây ra, đe dọa trực tiếp sự phát triển bền vững của đất nước, các địa phương và khu dân cư, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe Nhân dân và cả thế hệ tương lai. Cử tri và Nhân dân rất bức xúc, không muốn tiếp tục chấp nhận thực tế là có nhiều nơi nạn “cát tặc” hoành hành, khai thác khoáng sản trái phép diễn ra nhiều năm, “lâm tặc” chặt phá rừng và vận chuyển gỗ công khai, Nhân dân ở xã biết, chính quyền ở xã, ở huyện biết, Nhân dân khốn khổ, tài nguyên quốc gia bị cướp phá, nhưng Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch huyện, Bí thư huyện ủy không chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng trên, không chịu trách nhiệm trước pháp luật và Nhân dân. Cử tri và Nhân dân cũng đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải vào cuộc quyết liệt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, giám sát chính quyền địa phương thực hiện trách nhiệm của mình.

Việc Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Công ty Formosa) che dấu việc xả thải gây ô nhiễm môi trường và gây hậu quả

nghiêm trọng về nhiều mặt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung đã gây nhiều bất bình và bức xúc trong Nhân dân và công luận. Cử tri và Nhân dân hoan nghênh Chính phủ đã chỉ đạo xác minh, kết luận và công bố công khai nguyên nhân hải sản chết hàng loạt và chỉ rõ Công ty Formosa đã vi phạm pháp luật về đầu tư và bảo vệ môi trường, vì vậy đã gây ra sự cố môi trường biển chưa từng có ở Việt Nam.

Cử tri và Nhân dân đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục có các giải pháp tích cực, cụ thể để giải quyết hậu quả trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường, bảo đảm cuộc sống của người dân và sự phát triển của địa phương; giám sát Công ty Formosa thực hiện đầy đủ các cam kết, đồng thời chỉ đạo rà soát việc thực thi các quy định pháp luật về cấp phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường, quản lý và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Cử tri và Nhân dân cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư và bảo vệ môi trường.

Trước những biến đổi khí hậu gây tác hại nghiêm trọng và có xu hướng không đảo ngược trong một thời gian dài như hạn hán trên diện rộng ở Tây Nguyên và Nam Trung bộ, thiếu nước và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, cử tri và Nhân dân đề nghị Chính phủ và chính quyền các địa phương sớm nghiên cứu, công bố và triển khai các giải pháp cơ bản, lâu dài, đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ Nhân dân thực hiện các giải pháp trước mắt để giảm thiểu tác hại, ổn định đời sống và tiếp tục phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm của từng vùng, địa phương.

5. Về vấn đề an toàn thực phẩm

Việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta trong thời gian qua tuy đã có tiến bộ nhưng chưa thực sự có chuyển biến căn bản. Tình trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm không bảo đảm an toàn có xu hướng gia tăng, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của Nhân dân, vừa tạo tâm lý bất an trong xã hội.

Cac-thanh-vien-Uy-ban-Thuong-vu-Quoc-hoi-khoa-XIV-ra-mat-Quoc-hoi-(sang-22-7-2016).jpg
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV ra mắt Quốc hội (sáng 22-7-2016)

Cử tri và Nhân dân mong muốn Chính phủ và chính quyền các cấp phải có các chương trình hành động đồng bộ, lâu dài, khả thi, phát huy sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân để tạo sự thay đổi căn bản trong nhận thức và ý thức trách nhiệm xã hội của các hộ, các doanh nghiệp sản xuất nông sản, chế biến và kinh doanh thực phẩm, của cán bộ, công chức; đồng thời hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, xử lý nghiêm khắc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, để thực phẩm không an toàn không còn là nỗi lo hàng ngày ở các gia đình Việt Nam.

6. Một số ý kiến, kiến nghị khác

Ngoài 5 nhóm ý kiến, kiến nghị nêu trên, cử tri và Nhân dân tiếp tục kiến nghị cần nâng cao chất lượng đào tạo cao đẳng, đại học và trên đại học; giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, giải quyết nhanh các bất cập trong khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế; phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm hiệu quả hơn. Cử tri và Nhân dân một số địa phương bức xúc về mật độ một số trạm thu phí giao thông quá dày, mức phí cao, phải trả phí cả khi đi trên đường chủ yếu được đầu tư từ ngân sách nhà nước; tình trạng một số trang mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin, hình ảnh có nội dung trái sự thật, đã tác động bất lợi cho ổn định xã hội và phát triển bền vững của đất nước.

Cử tri và Nhân dân cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo chính quyền địa phương tiếp tục rà soát danh sách và bố trí ngân sách thực hiện chính sách với người có công.

III. KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Qua tổng hợp ý kiến của cử tri và Nhân dân cả nước, qua công tác giám sát của MTTQ Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có 6 kiến nghị sau:

- Thứ nhất, đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục chỉ đạo Chính phủ triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội quan trọng như: Nâng cao tính minh bạch và hấp dẫn của môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam; phát huy năng lực sáng tạo của người Việt Nam, tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước như một nguồn lực bên trong quan trọng nhất để phát triển nhanh và bền vững; rà soát việc xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, loại trừ bán phá giá, gian lận thương mại, khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài; khuyến khích phát triển thị trường trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nội dung các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp trang bị kiến thức, nâng cao khả năng tận dụng thời cơ và hạn chế rủi ro trong hội nhập kinh tế quốc tế; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững.

- Thứ hai, tại kỳ họp này, Quốc hội khóa XIV sẽ bầu, phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cấp cao trong bộ máy nhà nước. Đề nghị Quốc hội xem xét quyết định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ở Trung ương theo hướng thật sự tinh gọn về bộ máy và nhân sự, không chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; nhân sự lãnh đạo phải thực sự có đức, có tâm, có tài. Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp luật để thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; đề nghị có cơ chế cụ thể để Nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, trước hết là đối với những người đứng đầu cơ quan nhà nước ở cơ sở.

- Thứ ba, trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, đề nghị Đảng, Nhà nước sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; đồng thời, tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành nước mạnh về kinh tế biển trong khu vực, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế; củng cố và hiện đại hóa lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới; tiếp tục đối thoại, đề ra các giải pháp hòa bình, tham gia xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc, đồng thời tiếp tục có giải pháp giải quyết khó khăn và hỗ trợ sản xuất và đời sống của ngư dân.

- Thứ tư, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có chính sách, giải pháp cấp bách hỗ trợ Nhân dân ổn định đời sống và sản xuất, thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn. Đồng thời tập trung nghiên cứu, đưa ra các biện pháp căn bản, lâu dài để ứng phó với biến đổi khí hậu; trong đó, chú trọng việc tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là đối với ngành nông nghiệp. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng, chính quyền các cấp tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; làm rõ trách nhiệm và kiên quyết xử lý đối với người đứng đầu các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện chương trình vận động và tổ chức để các tầng lớp Nhân dân cả nước tham gia tích cực bảo vệ môi trường và giám sát toàn diện công tác quản lý, thực hiện pháp luật về môi trường của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

Quang-canh-phien-hop-Quoc-hoi-sang-21-7-2016.jpg
Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 21-7-2016

- Thứ năm, để góp phần giải quyết vấn nạn mất an toàn thực phẩm hiện nay, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan và chính quyền địa phương các cấp tăng cường công tác truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức của cả xã hội, trước hết là của người sản xuất và người tiêu dùng về sản xuất và sử dụng thực phẩm an toàn. Cần tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trên toàn quốc; xử lý thật nghiêm minh các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm. Tổng kết 5 năm thực hiện Luật an toàn thực phẩm để kịp thời sửa đổi, bổ sung trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Hiện nay, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch huy động toàn bộ hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương tới cơ sở và các tầng lớp Nhân dân tham gia thực hiện Chương trình phối hợp với Chính phủ về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020. Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi chức năng, trách nhiệm của mình quan tâm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp thực hiện hiệu quả Chương trình này.

- Thứ sáu, với việc cả nước đang triển khai đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đi vào cuộc sống đồng thời với thời điểm Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và các cấp chính quyền địa phương nhiệm kỳ 2016 -2021 được kiện toàn, đề nghị các cấp ủy Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế và triển khai các chương trình phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để Mặt trận thực hiện có hiệu quả hơn nữa quyền và trách nhiệm của mình trong việc “đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” như quy định tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
 
Duy Hiếu (Nguồn: Văn phòng Quốc hội)
 
 

Tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước

22/07/2016
Tại phiên khai mạc kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trình bày trước Quốc hội Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân cả nước trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.

I. TÌNH HÌNH CHUNG

Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 được tổ chức sau khi Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã thành công tốt đẹp, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang nỗ lực đưa Nghị quyết Đại hội vào cuộc sống. Tình hình kinh tế - xã hội những tháng đầu năm ổn định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Quốc hội, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan nhà nước đã tiến hành tổng kết công tác trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. Các chức danh lãnh đạo cấp cao của Nhà nước đã được kiện toàn. Các hoạt động đối ngoại của Đảng, Nhà nước được đẩy mạnh, góp phần quan trọng vào việc củng cố quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước và đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả hội nhập quốc tế của đất nước.

Bên cạnh đó, chúng ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như: kinh tế tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm 2015; sức cạnh tranh của nền kinh tế và của doanh nghiệp còn thấp; chất lượng của sản phẩm và năng suất lao động trong nước cải thiện còn chậm; sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ khó khăn; tình trạng thất nghiệp ở đô thị và trong thanh niên còn cao; tai nạn giao thông tuy có giảm nhưng số người chết và bị thương còn rất cao, bình quân mỗi ngày vẫn có 24 người chết và 48 người bị thương; thời tiết diễn biến bất thường, hạn hán ở Nam Trung bộ, Tây Nguyên, hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long; tình trạng ô nhiễm môi trường đáng báo động, đặc biệt là vụ Công ty TNHH

Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh gây ô nhiễm môi trường biển và làm hải sản chết hàng loạt tại 4 tỉnh ven biển miền Trung, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của Nhân dân.

Trong bối cảnh đó, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thành công là một kết quả có ý nghĩa chính trị-pháp lý to lớn của đất nước.

II. NHỮNG Ý KIẾN, KIẾN NGHỊ  CỦA CỬ TRI VÀ NHÂN DÂN

1. Về công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016-2021

Cử tri và Nhân dân đánh giá cao nỗ lực của các cơ quan Đảng, Nhà nước, Hội đồng bầu cử Quốc gia, Ủy ban bầu cử và Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp với sự hưởng ứng, tham gia có trách nhiệm của Nhân dân cả nước đã tổ chức thành công cuộc bầu cử. Công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử đã được các ngành, các cấp quan tâm thực hiện, tạo thành đợt sinh hoạt chính trị - pháp lý sâu rộng trong các tầng lớp Nhân dân, góp phần quan trọng vào thành công của cuộc bầu cử.

Thực hiện pháp luật về bầu cử, các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm đã nỗ lực cao, hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, góp phần quan trọng vào thắng lợi của cuộc bầu cử với tỷ lệ cử tri cả nước đi bầu là 99,35%.   
  
Cử tri ghi nhận và đặc biệt quan tâm các chương trình hành động cũng như lời hứa của những người ứng cử tại các hội nghị tiếp xúc cử tri và mong muốn những người trúng cử thực hiện đầy đủ chương trình hành động và lời hứa của mình; đồng thời, đề nghị có cơ chế để Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân giám sát việc thực hiện chương trình hành động, lời hứa của mỗi đại biểu.

 Cử tri và Nhân dân mong muốn các đại biểu Quốc hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 thực hiện tốt trách nhiệm của người đại biểu Nhân dân; thường xuyên tiếp xúc, lắng nghe ý kiến và phản ánh đầy đủ, trung thực tâm tư, nguyện vọng, ý kiến, kiến nghị của Nhân dân với các cơ quan Nhà nước; giám sát, đôn đốc các cơ quan nhà nước giải quyết các kiến nghị của Nhân dân để trả lời cho Nhân dân; phát huy trí tuệ, trách nhiệm để đổi mới và nâng cao chất lượng hoạt động của Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, cử tri và Nhân dân còn phản ánh về việc một số nơi công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử chưa thật sự sâu rộng, nhất là việc cung cấp thông tin để cử tri có thể nghiên cứu đầy đủ về tiểu sử, chương trình hành động của những người ứng cử; một số nơi hội nghị cử tri còn thiếu sự đối thoại giữa cử tri với người ứng cử; việc tổ chức các hội nghị cử tri để người ứng cử thực hiện quyền vận động bầu cử không đồng đều về số lượng các cuộc tiếp xúc; số ý kiến phát biểu trong một số cuộc tiếp xúc còn ít; nhiều cử tri còn gặp khó khăn khi cùng một lúc phải lựa chọn trong danh sách hàng chục người ứng cử để bầu làm đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. 

2. Về xây dựng Nhà nước và hoàn thiện hệ thống pháp luật

Cử tri và Nhân dân đánh giá cao việc Quốc hội khóa XIII đã tập trung xây dựng và thông qua Hiến pháp năm 2013 và hệ thống văn bản pháp luật để cụ thể hóa Hiến pháp, tạo nền tảng pháp lý đáp ứng yêu cầu xây dựng, bảo vệ đất nước và hội nhập quốc tế; quyết định nhiều vấn đề quan trọng của đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; tiến hành giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào những vấn đề bức xúc và cấp thiết của cuộc sống; tạo chuyển biến trong thực thi pháp luật, bảo đảm quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Quốc hội đã đổi mới hoạt động chất vấn, qua đó giám sát việc thực hiện các kiến nghị của cử tri, việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và làm rõ hơn trách nhiệm của Chính phủ trước Quốc hội và Nhân dân.

Tuy nhiên, cử tri và Nhân dân cũng có nhiều ý kiến về các hạn chế trong nhiệm kỳ vừa qua như: việc quán triệt, thể chế hóa và ban hành các kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện chủ trương của Đảng, thi hành Hiến pháp, pháp luật, Nghị quyết của Quốc hội trong một số lĩnh vực chưa kịp thời, đầy đủ và đồng bộ; việc thực thi pháp luật ở nhiều nơi chưa nghiêm túc; công tác phối hợp nghiên cứu, xây dựng luật, pháp lệnh còn chưa chặt chẽ, dẫn đến một số văn bản, quy định ban hành chất lượng chưa cao, thậm chí còn nhiều sai sót; công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các cấp trong một số lĩnh vực còn hạn chế, yếu kém.

Chu-tich-Uy-ban-Trung-uong-MTTQVN-trinh-bay-bao-cao.jpg
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQVN  trình bày báo cáo

Bộ máy hành chính nhà nước ở nhiều bộ, ngành, địa phương, đơn vị vẫn chưa tinh gọn. Việc phân định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước có lĩnh vực còn chồng chéo hoặc chưa bao quát hết các hoạt động trong thực tiễn. Cơ chế xác định trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước các cấp và người đứng đầu cấp ủy Đảng cùng cấp còn chưa rõ là một nguyên nhân của sự trì trệ trong quản lý nhà nước và tiêu cực, tham nhũng. Một số cán bộ cơ quan bảo vệ pháp luật vi phạm pháp luật, vi phạm quyền sản xuất, kinh doanh hợp pháp, gây bất bình trong Nhân dân. Tình trạng bổ nhiệm người thân trong gia đình vào các vị trí lãnh đạo mà không bảo đảm quy trình và các tiêu chuẩn về đạo đức, trình độ năng lực, uy tín đã làm giảm niềm tin của Nhân dân. Công tác phối hợp giải quyết các vấn đề liên ngành, liên vùng còn nhiều vướng mắc. Công tác thanh tra, kiểm tra ở một số bộ, ngành, địa phương còn chưa sâu sát, thiếu quyết liệt; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của một số cơ quan chức năng và chính quyền địa phương còn chậm, một số vụ việc tồn đọng kéo dài.

Cử tri và Nhân dân mong muốn các hạn chế này sẽ được Quốc hội khóa XIV, HĐND các cấp và các cơ quan nhà nước quan tâm, ngay từ những phiên họp đầu nhiệm kỳ phải đưa vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình để giải quyết một cách triệt để. Đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan tư pháp tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp quyết liệt phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tăng cường công tác quản lý, giám sát việc bố trí cán bộ, công chức, nhất là đối với các chức danh lãnh đạo ở các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp nhà nước, chính quyền địa phương; tiếp tục chỉ đạo các ngành chức năng tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo tồn đọng.

3. Về bảo vệ chủ quyền biển, đảo

Cử tri và Nhân dân cả nước rất lo lắng, bất bình trước việc Trung Quốc tiếp tục gia tăng các hoạt động bồi đắp, xây dựng các công trình, bố trí vũ khí, quân đội tại các đảo, bãi đá trái luật pháp quốc tế thuộc quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và tàu thuyền của Trung Quốc hành hung, cướp phá tài sản, ngư cụ của ngư dân Việt Nam. Những việc này làm gia tăng sự bất ổn trong khu vực, đe dọa tự do hàng hải, vi phạm Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) được ký giữa các nước ASEAN và Trung Quốc.

Cử tri và Nhân dân mong muốn Đảng, Nhà nước tiếp tục có các giải pháp đấu tranh đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả, vừa bảo đảm giữ vững chủ quyền biển, đảo của quốc gia, vừa bảo đảm môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; mở rộng và tăng cường các hoạt động tuyên truyền đối ngoại để cộng đồng quốc tế hiểu và ủng hộ sự chính nghĩa, ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Nhân dân ta; sớm đưa nước ta trở thành nước mạnh về kinh tế biển trong khu vực.

4. Về quản lý tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu

Cử tri và Nhân dân phản ánh tình trạng ô nhiễm môi trường và suy kiệt tài nguyên thiên nhiên ngày càng nghiêm trọng do hoạt động sản xuất công nghiệp, khai thác khoáng sản và các làng nghề gây ra, đe dọa trực tiếp sự phát triển bền vững của đất nước, các địa phương và khu dân cư, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe Nhân dân và cả thế hệ tương lai. Cử tri và Nhân dân rất bức xúc, không muốn tiếp tục chấp nhận thực tế là có nhiều nơi nạn “cát tặc” hoành hành, khai thác khoáng sản trái phép diễn ra nhiều năm, “lâm tặc” chặt phá rừng và vận chuyển gỗ công khai, Nhân dân ở xã biết, chính quyền ở xã, ở huyện biết, Nhân dân khốn khổ, tài nguyên quốc gia bị cướp phá, nhưng Chủ tịch xã, Bí thư Đảng ủy xã, Chủ tịch huyện, Bí thư huyện ủy không chỉ đạo để chấn chỉnh tình trạng trên, không chịu trách nhiệm trước pháp luật và Nhân dân. Cử tri và Nhân dân cũng đòi hỏi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp phải vào cuộc quyết liệt, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của Nhân dân, giám sát chính quyền địa phương thực hiện trách nhiệm của mình.

Việc Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Công ty Formosa) che dấu việc xả thải gây ô nhiễm môi trường và gây hậu quả

nghiêm trọng về nhiều mặt ở 4 tỉnh ven biển miền Trung đã gây nhiều bất bình và bức xúc trong Nhân dân và công luận. Cử tri và Nhân dân hoan nghênh Chính phủ đã chỉ đạo xác minh, kết luận và công bố công khai nguyên nhân hải sản chết hàng loạt và chỉ rõ Công ty Formosa đã vi phạm pháp luật về đầu tư và bảo vệ môi trường, vì vậy đã gây ra sự cố môi trường biển chưa từng có ở Việt Nam.

Cử tri và Nhân dân đề nghị Chính phủ, chính quyền địa phương tiếp tục có các giải pháp tích cực, cụ thể để giải quyết hậu quả trước mắt và lâu dài, bảo vệ môi trường, bảo đảm cuộc sống của người dân và sự phát triển của địa phương; giám sát Công ty Formosa thực hiện đầy đủ các cam kết, đồng thời chỉ đạo rà soát việc thực thi các quy định pháp luật về cấp phép đầu tư, đánh giá tác động môi trường, quản lý và giám sát hoạt động của các doanh nghiệp. Cử tri và Nhân dân cũng yêu cầu làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân đã buông lỏng trách nhiệm quản lý nhà nước về đầu tư và bảo vệ môi trường.

Trước những biến đổi khí hậu gây tác hại nghiêm trọng và có xu hướng không đảo ngược trong một thời gian dài như hạn hán trên diện rộng ở Tây Nguyên và Nam Trung bộ, thiếu nước và xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, cử tri và Nhân dân đề nghị Chính phủ và chính quyền các địa phương sớm nghiên cứu, công bố và triển khai các giải pháp cơ bản, lâu dài, đồng thời hướng dẫn và hỗ trợ Nhân dân thực hiện các giải pháp trước mắt để giảm thiểu tác hại, ổn định đời sống và tiếp tục phát triển kinh tế phù hợp với đặc điểm của từng vùng, địa phương.

5. Về vấn đề an toàn thực phẩm

Việc bảo đảm an toàn thực phẩm ở nước ta trong thời gian qua tuy đã có tiến bộ nhưng chưa thực sự có chuyển biến căn bản. Tình trạng sản xuất, chế biến, tiêu thụ thực phẩm không bảo đảm an toàn có xu hướng gia tăng, vừa ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khoẻ của Nhân dân, vừa tạo tâm lý bất an trong xã hội.

Cac-thanh-vien-Uy-ban-Thuong-vu-Quoc-hoi-khoa-XIV-ra-mat-Quoc-hoi-(sang-22-7-2016).jpg
Các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV ra mắt Quốc hội (sáng 22-7-2016)

Cử tri và Nhân dân mong muốn Chính phủ và chính quyền các cấp phải có các chương trình hành động đồng bộ, lâu dài, khả thi, phát huy sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Nhân dân để tạo sự thay đổi căn bản trong nhận thức và ý thức trách nhiệm xã hội của các hộ, các doanh nghiệp sản xuất nông sản, chế biến và kinh doanh thực phẩm, của cán bộ, công chức; đồng thời hỗ trợ và khuyến khích sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn, xử lý nghiêm khắc các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không an toàn, để thực phẩm không an toàn không còn là nỗi lo hàng ngày ở các gia đình Việt Nam.

6. Một số ý kiến, kiến nghị khác

Ngoài 5 nhóm ý kiến, kiến nghị nêu trên, cử tri và Nhân dân tiếp tục kiến nghị cần nâng cao chất lượng đào tạo cao đẳng, đại học và trên đại học; giải quyết việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp; nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh tại các cơ sở y tế, giải quyết nhanh các bất cập trong khám, chữa bệnh bằng bảo hiểm y tế; phòng ngừa và đấu tranh với tội phạm hiệu quả hơn. Cử tri và Nhân dân một số địa phương bức xúc về mật độ một số trạm thu phí giao thông quá dày, mức phí cao, phải trả phí cả khi đi trên đường chủ yếu được đầu tư từ ngân sách nhà nước; tình trạng một số trang mạng xã hội đăng tải nhiều thông tin, hình ảnh có nội dung trái sự thật, đã tác động bất lợi cho ổn định xã hội và phát triển bền vững của đất nước.

Cử tri và Nhân dân cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo chính quyền địa phương tiếp tục rà soát danh sách và bố trí ngân sách thực hiện chính sách với người có công.

III. KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN CHỦ TỊCH ỦY BAN TRUNG ƯƠNG MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM

Qua tổng hợp ý kiến của cử tri và Nhân dân cả nước, qua công tác giám sát của MTTQ Việt Nam, Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam có 6 kiến nghị sau:

- Thứ nhất, đề nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tiếp tục chỉ đạo Chính phủ triển khai quyết liệt các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội quan trọng như: Nâng cao tính minh bạch và hấp dẫn của môi trường kinh doanh, đầu tư của Việt Nam; phát huy năng lực sáng tạo của người Việt Nam, tiềm lực khoa học, công nghệ của đất nước như một nguồn lực bên trong quan trọng nhất để phát triển nhanh và bền vững; rà soát việc xây dựng và thực hiện các chính sách, pháp luật bảo đảm sự cạnh tranh lành mạnh, loại trừ bán phá giá, gian lận thương mại, khuyến khích hợp tác giữa các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài; khuyến khích phát triển thị trường trong nước; hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nội dung các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới nhằm giúp cộng đồng doanh nghiệp trang bị kiến thức, nâng cao khả năng tận dụng thời cơ và hạn chế rủi ro trong hội nhập kinh tế quốc tế; xử lý nghiêm minh các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế để tạo động lực cho nền kinh tế phát triển bền vững.

- Thứ hai, tại kỳ họp này, Quốc hội khóa XIV sẽ bầu, phê chuẩn các chức danh lãnh đạo cấp cao trong bộ máy nhà nước. Đề nghị Quốc hội xem xét quyết định về cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước ở Trung ương theo hướng thật sự tinh gọn về bộ máy và nhân sự, không chồng chéo, trùng lắp về chức năng, nhiệm vụ; nhân sự lãnh đạo phải thực sự có đức, có tâm, có tài. Trong nhiệm kỳ này, Quốc hội cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế pháp luật để thể chế hóa và thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” theo tinh thần Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; đề nghị có cơ chế cụ thể để Nhân dân thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp giám sát đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước, trước hết là đối với những người đứng đầu cơ quan nhà nước ở cơ sở.

- Thứ ba, trước những diễn biến phức tạp ở Biển Đông, đề nghị Đảng, Nhà nước sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 của Ban Chấp hành Trung ương khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020; đồng thời, tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành nước mạnh về kinh tế biển trong khu vực, bảo đảm vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển, đảo gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế; củng cố và hiện đại hóa lực lượng bảo vệ chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới; tiếp tục đối thoại, đề ra các giải pháp hòa bình, tham gia xây dựng Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), kết hợp chặt chẽ các hình thức, biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp lý, kinh tế, quốc phòng trong quản lý vùng trời, bảo vệ biển, đảo của Tổ quốc, đồng thời tiếp tục có giải pháp giải quyết khó khăn và hỗ trợ sản xuất và đời sống của ngư dân.

- Thứ tư, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương có chính sách, giải pháp cấp bách hỗ trợ Nhân dân ổn định đời sống và sản xuất, thích ứng với hạn hán, xâm nhập mặn. Đồng thời tập trung nghiên cứu, đưa ra các biện pháp căn bản, lâu dài để ứng phó với biến đổi khí hậu; trong đó, chú trọng việc tái cơ cấu các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế, nhất là đối với ngành nông nghiệp. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành chức năng, chính quyền các cấp tăng cường quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường; làm rõ trách nhiệm và kiên quyết xử lý đối với người đứng đầu các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý tài nguyên khoáng sản và bảo vệ môi trường. Đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội phối hợp với Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện chương trình vận động và tổ chức để các tầng lớp Nhân dân cả nước tham gia tích cực bảo vệ môi trường và giám sát toàn diện công tác quản lý, thực hiện pháp luật về môi trường của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp.

Quang-canh-phien-hop-Quoc-hoi-sang-21-7-2016.jpg
Quang cảnh phiên họp Quốc hội sáng 21-7-2016

- Thứ năm, để góp phần giải quyết vấn nạn mất an toàn thực phẩm hiện nay, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành hữu quan và chính quyền địa phương các cấp tăng cường công tác truyền thông về an toàn thực phẩm nhằm tạo chuyển biến căn bản trong nhận thức của cả xã hội, trước hết là của người sản xuất và người tiêu dùng về sản xuất và sử dụng thực phẩm an toàn. Cần tăng cường quản lý an toàn thực phẩm trên toàn quốc; xử lý thật nghiêm minh các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm. Tổng kết 5 năm thực hiện Luật an toàn thực phẩm để kịp thời sửa đổi, bổ sung trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.

Hiện nay, Ban Thường trực Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đang phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng kế hoạch huy động toàn bộ hệ thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ Trung ương tới cơ sở và các tầng lớp Nhân dân tham gia thực hiện Chương trình phối hợp với Chính phủ về vận động và giám sát bảo đảm an toàn thực phẩm giai đoạn 2016-2020. Đề nghị Chính phủ, các bộ, ngành, chính quyền địa phương các cấp trong phạm vi chức năng, trách nhiệm của mình quan tâm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận các cấp thực hiện hiệu quả Chương trình này.

- Thứ sáu, với việc cả nước đang triển khai đưa Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đi vào cuộc sống đồng thời với thời điểm Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan nhà nước ở Trung ương và các cấp chính quyền địa phương nhiệm kỳ 2016 -2021 được kiện toàn, đề nghị các cấp ủy Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chính quyền các cấp quan tâm hơn nữa việc tiếp tục hoàn thiện cơ chế và triển khai các chương trình phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để Mặt trận thực hiện có hiệu quả hơn nữa quyền và trách nhiệm của mình trong việc “đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” như quy định tại Hiến pháp năm 2013 và Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
 
Duy Hiếu (Nguồn: Văn phòng Quốc hội)