> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Xem xét ban hành nghị quyết về chính sách dân tộc

Xem xét ban hành nghị quyết về chính sách dân tộc

01/10/2018
Thảo luận Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi là bước đi đầu tiên, tiến tới tiến trình đổi mới, cải tiến xây dựng chính sách dân tộc. Nhấn mạnh điều này, Thường trực Hội đồng Dân tộc nêu rõ, trong quá trình chuẩn bị xây dựng Luật Dân tộc, trước những vấn đề bức thiết của thực tiễn đặt ra, QH có thể xem xét ban hành Nghị quyết về chính sách dân tộc, và Chính phủ cần đồng hành với QH trong vấn đề này.

“Chúng ta thực sự ưu tiên, chứ không hô hào khẩu hiệu”
 
Lần đầu tiên Chính phủ có Báo cáo trình Hội đồng Dân tộc đánh giá 3 năm việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Đây là chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến tại Phiên họp mở rộng của Hội đồng Dân tộc về nội dung này. Báo cáo được đích thân Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến tổng hợp đầy đủ, chi tiết từ các bộ, ngành về việc ban hành, thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc. Khi trình ra Chính phủ, Báo cáo cũng nhận được sự tán thành cao của các thành viên. Và trong phiên họp mở rộng của Hội đồng Dân tộc đều có sự tham dự đông đủ của đại diện các Bộ: Y tế, Công thương, Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… Điều này cho thấy tính chất quan trọng và sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành với các chính sách phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
 
Thật vậy, đại diện cho Chính phủ báo cáo tại Phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, hiện nay chính sách dân tộc đã bao phủ toàn diện trên các lĩnh vực, nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, phát triển giáo dục và đào tạo; y tế, văn hóa, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Chính phủ đã thực hiện phân cấp triệt để cho các địa phương tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Các bộ, ngành, Trung ương chủ yếu nghiên cứu, tham mưu, ban hành chính sách, hướng dẫn kiểm tra quá trình thực hiện, tổng hợp đánh giá kết quả và tháo gỡ khó khăn, bất cập đặt ra trong thực tiễn; giảm các khâu trung gian, đã tích hợp được một số chính sách, khắc phục một bước tình trạng dàn trải, chồng chéo về chính sách… Sau quá trình đầu tư hỗ trợ này, đã có tới 98,4% số xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 98% số hộ dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, đáp ứng nhu cầu học tập của con em người dân tộc thiểu số. Hiện 99,3% số xã đã có trạm y tế; trên 90% số xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, kết nối thông tin liên lạc hiện đại...
 
Bổ sung cho nhận định này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn nêu rõ, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đã góp phần làm thay đổi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Đơn cử, trong lĩnh vực nông nghiệp, ước tính ngân sách nhà nước đầu tư từ 13 - 15 nghìn tỷ đồng mỗi năm, nhưng 65 - 70% trong số này là dành cho khu vực đồng bào dân tộc, miền núi. “Chúng ta thực sự ưu tiên, chứ không phải hô hào, khẩu hiệu”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
 
Thừa nhận những nỗ lực này của Chính phủ trong thực hiện chính sách dân tộc, Ủy viên Hội đồng Dân tộc, ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Y Khút Niê nhận định, phải nhìn cả chặng đường dài để thấy rõ sự thay đổi của khu vực đồng bào dân tộc, miền núi. Nếu như 40 năm trước, vùng miền núi, vùng cao không có điện, đường, trường, trạm, thì nay những cơ sở hạ tầng này đã được đáp ứng. Đáng lưu ý, Chương trình 135 (về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và thôn bản đặc biệt khó khăn) đã giải quyết đúng nhu cầu bức thiết của đồng bào dân tộc thiểu số, được nhân dân ủng hộ và tham gia tích cực, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, nhất là sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội tập trung cho công tác xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở hạ tầng đầu tư từ nguồn kinh phí của Chương trình 135 đã xuống cấp và chúng ta chưa có kinh phí duy tu, bảo dưỡng.

Giải quyết không đến nơi, đến chốn
 
Đó là thừa nhận của đại diện các bộ, ngành trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc. Nhiều vấn đề bức xúc trong thực tiễn như di cư tự do, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… chậm được giải quyết, hoặc giải quyết không đến nơi, đến chốn, làm cho đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số càng ngày càng khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số vẫn ở mức cao. Đồng bào dân tộc chiếm 14,6% dân số toàn quốc, nhưng hộ nghèo dân tộc thiểu số lại chiếm tới 52,7%. Nhiều nơi xóa đói giảm nghèo theo kiểu… phong trào, thiếu tính bền vững.
 
Cũng từ thực tiễn, Ủy viên Hội đồng Dân tộc, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai Đinh Duy Vượt thẳng thắn, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều nhưng còn chồng chéo. Thậm chí, có trường hợp “chính sách này làm giảm hiệu quả chính sách kia”. Chúng ta có chính sách xây dựng nhà ở, giải quyết đất ở cho đồng bào dân tộc, song lại để tình trạng khai thác cát bừa bãi, xả nước thủy điện sai quy trình, khiến đồng bào dân tộc mất đất ở, mất đất sản xuất… Hoặc có chính sách không phù hợp với thực tiễn, còn cứng nhắc như phát tặng áo ấm cho cả đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long (?)…
 
Cho nên, vấn đề đặt ra là Chính phủ phải rà soát một cách đồng bộ việc thực hiện các chính sách dân tộc, thống nhất đầu mối quản lý, thay vì nhiều đầu mối tham mưu, hướng dẫn, quản lý thực hiện chính sách dân tộc như hiện nay. Thực tế cho thấy, việc thực hiện chính sách dân tộc còn phiến diện, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được phân công, khiến công tác dân tộc chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Chỉ rõ thực tế này, ĐBQH Đinh Duy Vượt đề nghị xem xét dừng quy hoạch thủy điện, vì chính sách này làm mất rất nhiều đất, rừng của đồng bào dân tộc thiểu số. Đấy là chưa kể, thủy điện như quả bom nước, mùa khô thì đóng lại, mùa lũ xả lở hết đất đai, mà nhiều khi người thiệt hại chủ yếu là đồng bào dân tộc…
 
Thảo luận báo cáo 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi là bước đi đầu tiên, tiến tới tiến trình đổi mới, cải tiến, xây dựng chính sách dân tộc. Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nêu rõ, trong quá trình chuẩn bị xây dựng Luật Dân tộc, trước những vấn đề bức thiết của thực tiễn đặt ra, QH có thể xem xét ban hành nghị quyết về chính sách dân tộc. Và, Chính phủ cần đồng hành với QH trong vấn đề này. 
 
Nêu rõ QH chưa yêu cầu Chính phủ sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách dân tộc, mà mới yêu cầu Chính phủ đánh giá 3 năm việc thực hiện chính sách (2016 - 2018), Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến lưu ý, đánh giá sau 3 năm để nhìn rõ vướng mắc, tạo đà cho giai đoạn tới đây phải thực sự đột phá trong tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Chính phủ cần bám sát yêu cầu, nội dung của Báo cáo, đánh giá cho được sự thay đổi và diện mạo của vùng dân tộc thiểu số, miền núi trong 3 năm qua, đúc rút kinh nghiệm trong triển khai thực hiện chính sách trong năm 2019 - 2020 như thế nào.
 

Theo http://www.daibieunhandan.vn
 

Xem xét ban hành nghị quyết về chính sách dân tộc

01/10/2018
Thảo luận Báo cáo đánh giá 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi là bước đi đầu tiên, tiến tới tiến trình đổi mới, cải tiến xây dựng chính sách dân tộc. Nhấn mạnh điều này, Thường trực Hội đồng Dân tộc nêu rõ, trong quá trình chuẩn bị xây dựng Luật Dân tộc, trước những vấn đề bức thiết của thực tiễn đặt ra, QH có thể xem xét ban hành Nghị quyết về chính sách dân tộc, và Chính phủ cần đồng hành với QH trong vấn đề này.

“Chúng ta thực sự ưu tiên, chứ không hô hào khẩu hiệu”
 
Lần đầu tiên Chính phủ có Báo cáo trình Hội đồng Dân tộc đánh giá 3 năm việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi. Đây là chia sẻ của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến tại Phiên họp mở rộng của Hội đồng Dân tộc về nội dung này. Báo cáo được đích thân Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến tổng hợp đầy đủ, chi tiết từ các bộ, ngành về việc ban hành, thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc. Khi trình ra Chính phủ, Báo cáo cũng nhận được sự tán thành cao của các thành viên. Và trong phiên họp mở rộng của Hội đồng Dân tộc đều có sự tham dự đông đủ của đại diện các Bộ: Y tế, Công thương, Tài chính, Lao động, Thương binh và Xã hội; Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn… Điều này cho thấy tính chất quan trọng và sự quan tâm của Chính phủ, các bộ, ngành với các chính sách phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi.
 
Thật vậy, đại diện cho Chính phủ báo cáo tại Phiên họp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc cho biết, hiện nay chính sách dân tộc đã bao phủ toàn diện trên các lĩnh vực, nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế, giảm nghèo bền vững, phát triển giáo dục và đào tạo; y tế, văn hóa, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Chính phủ đã thực hiện phân cấp triệt để cho các địa phương tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Các bộ, ngành, Trung ương chủ yếu nghiên cứu, tham mưu, ban hành chính sách, hướng dẫn kiểm tra quá trình thực hiện, tổng hợp đánh giá kết quả và tháo gỡ khó khăn, bất cập đặt ra trong thực tiễn; giảm các khâu trung gian, đã tích hợp được một số chính sách, khắc phục một bước tình trạng dàn trải, chồng chéo về chính sách… Sau quá trình đầu tư hỗ trợ này, đã có tới 98,4% số xã có đường ô tô đến trung tâm; trên 98% số hộ dân tộc thiểu số được sử dụng điện lưới quốc gia, 100% số xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi có trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, đáp ứng nhu cầu học tập của con em người dân tộc thiểu số. Hiện 99,3% số xã đã có trạm y tế; trên 90% số xã được phủ sóng phát thanh, truyền hình, kết nối thông tin liên lạc hiện đại...
 
Bổ sung cho nhận định này, Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn nêu rõ, sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đã góp phần làm thay đổi đời sống đồng bào dân tộc thiểu số. Đơn cử, trong lĩnh vực nông nghiệp, ước tính ngân sách nhà nước đầu tư từ 13 - 15 nghìn tỷ đồng mỗi năm, nhưng 65 - 70% trong số này là dành cho khu vực đồng bào dân tộc, miền núi. “Chúng ta thực sự ưu tiên, chứ không phải hô hào, khẩu hiệu”, Thứ trưởng Hà Công Tuấn nói.
 
Thừa nhận những nỗ lực này của Chính phủ trong thực hiện chính sách dân tộc, Ủy viên Hội đồng Dân tộc, ĐBQH tỉnh Đắk Lắk Y Khút Niê nhận định, phải nhìn cả chặng đường dài để thấy rõ sự thay đổi của khu vực đồng bào dân tộc, miền núi. Nếu như 40 năm trước, vùng miền núi, vùng cao không có điện, đường, trường, trạm, thì nay những cơ sở hạ tầng này đã được đáp ứng. Đáng lưu ý, Chương trình 135 (về hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất, hỗ trợ nâng cao năng lực cho cộng đồng và cán bộ cơ sở các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu và thôn bản đặc biệt khó khăn) đã giải quyết đúng nhu cầu bức thiết của đồng bào dân tộc thiểu số, được nhân dân ủng hộ và tham gia tích cực, tạo sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở, nhất là sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội tập trung cho công tác xóa đói giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, hiện nay một số cơ sở hạ tầng đầu tư từ nguồn kinh phí của Chương trình 135 đã xuống cấp và chúng ta chưa có kinh phí duy tu, bảo dưỡng.

Giải quyết không đến nơi, đến chốn
 
Đó là thừa nhận của đại diện các bộ, ngành trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc. Nhiều vấn đề bức xúc trong thực tiễn như di cư tự do, thiếu đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt… chậm được giải quyết, hoặc giải quyết không đến nơi, đến chốn, làm cho đời sống của một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số càng ngày càng khó khăn. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số vẫn ở mức cao. Đồng bào dân tộc chiếm 14,6% dân số toàn quốc, nhưng hộ nghèo dân tộc thiểu số lại chiếm tới 52,7%. Nhiều nơi xóa đói giảm nghèo theo kiểu… phong trào, thiếu tính bền vững.
 
Cũng từ thực tiễn, Ủy viên Hội đồng Dân tộc, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai Đinh Duy Vượt thẳng thắn, chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều nhưng còn chồng chéo. Thậm chí, có trường hợp “chính sách này làm giảm hiệu quả chính sách kia”. Chúng ta có chính sách xây dựng nhà ở, giải quyết đất ở cho đồng bào dân tộc, song lại để tình trạng khai thác cát bừa bãi, xả nước thủy điện sai quy trình, khiến đồng bào dân tộc mất đất ở, mất đất sản xuất… Hoặc có chính sách không phù hợp với thực tiễn, còn cứng nhắc như phát tặng áo ấm cho cả đồng bào ở đồng bằng sông Cửu Long (?)…
 
Cho nên, vấn đề đặt ra là Chính phủ phải rà soát một cách đồng bộ việc thực hiện các chính sách dân tộc, thống nhất đầu mối quản lý, thay vì nhiều đầu mối tham mưu, hướng dẫn, quản lý thực hiện chính sách dân tộc như hiện nay. Thực tế cho thấy, việc thực hiện chính sách dân tộc còn phiến diện, chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm được phân công, khiến công tác dân tộc chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Chỉ rõ thực tế này, ĐBQH Đinh Duy Vượt đề nghị xem xét dừng quy hoạch thủy điện, vì chính sách này làm mất rất nhiều đất, rừng của đồng bào dân tộc thiểu số. Đấy là chưa kể, thủy điện như quả bom nước, mùa khô thì đóng lại, mùa lũ xả lở hết đất đai, mà nhiều khi người thiệt hại chủ yếu là đồng bào dân tộc…
 
Thảo luận báo cáo 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển KT - XH vùng dân tộc thiểu số, miền núi là bước đi đầu tiên, tiến tới tiến trình đổi mới, cải tiến, xây dựng chính sách dân tộc. Nhấn mạnh điều này, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Nguyễn Lâm Thành nêu rõ, trong quá trình chuẩn bị xây dựng Luật Dân tộc, trước những vấn đề bức thiết của thực tiễn đặt ra, QH có thể xem xét ban hành nghị quyết về chính sách dân tộc. Và, Chính phủ cần đồng hành với QH trong vấn đề này. 
 
Nêu rõ QH chưa yêu cầu Chính phủ sơ kết, tổng kết việc thực hiện chính sách dân tộc, mà mới yêu cầu Chính phủ đánh giá 3 năm việc thực hiện chính sách (2016 - 2018), Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến lưu ý, đánh giá sau 3 năm để nhìn rõ vướng mắc, tạo đà cho giai đoạn tới đây phải thực sự đột phá trong tổ chức thực hiện chính sách dân tộc. Chính phủ cần bám sát yêu cầu, nội dung của Báo cáo, đánh giá cho được sự thay đổi và diện mạo của vùng dân tộc thiểu số, miền núi trong 3 năm qua, đúc rút kinh nghiệm trong triển khai thực hiện chính sách trong năm 2019 - 2020 như thế nào.
 

Theo http://www.daibieunhandan.vn