> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh giám sát UBND tỉnh về việc chấp hành các quy định của pháp luật

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh giám sát UBND tỉnh về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quy hoạch, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2022

26/09/2023
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 474/KH-HĐND ngày 02/8/2023 của Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh về giám sát “Việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2022”; trên cơ sở khảo sát thực tế các mỏ, điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh và giám sát trực tiếp UBND 07 huyện: Đăk Pơ, Ia Pa, Chư Păh, Kông Chro, Chư Sê, Phú Thiện, Chư Pưh. 

Chiều ngày 22/9/2023, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh do ông Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đã có buổi làm việc với UBND tỉnh và các sở, ngành có liên quan: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương và Tài chính về “Việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2022”.

Quang-canh-buoi-giam-sat-cua-Doan-giam-sat-Thuong-truc-HDND-tinh-tai-UBND-tinh-(1).jpg
Quang cảnh buổi giám sát

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đã nghe đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả “Việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2022”. Theo đó, trong kỳ báo cáo, trên cơ sở Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch và các quy định của pháp luật có liên quan, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản, hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh  đồng thời, ban hành quyết định xác định, giao trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản giữa các sở, ban, ngành và địa phương các cấp. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cơ bản được ban hành kịp thời, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của cấp ủy, công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về khoáng sản được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo triển khai, thực hiện. 

Trong kỳ báo cáo, trên địa bàn tỉnh có 666 khu vực mỏ được tích hợp vào quy hoạch của tỉnh (trong đó 128 khu vực mỏ đã được UBND tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác; đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đang làm thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác; các mỏ được đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoanh định số sung mới 538 khu vực mỏ). Đến thời điểm giám sát, trên địa bàn tỉnh có 85 Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực (trong đó thầm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường 02 mỏ, gồm: 01 mỏ quặng felspat và mỏ đá vôi xi măng; thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh 83 mỏ, gồm: 01 mỏ quặng chì - kẽm, 01 mỏ quặng sắt, 01 mỏ quặng fluorit, 08 mỏ đá ốp lốt, 32 mỏ đá làm VLXD thông thường, 28 mỏ cát xây dựng, 06 mỏ đất sét làm gạch, 04 mỏ đất san lấp và 02 mỏ than bùn). 

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được các cấp, ngành quan tâm triển khai thực hiện; qua kết quả kiểm tra, trong giai đoạn 2017-2022, đã xử phạt vi phạm hành chính 623 trường hợp, với tổng số tiền xử phạt hơn 6 tỷ đồng và tịch thu nhiều tang vật có liên quan (trong đó thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh 07 trường hợp; Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường 17 trường hợp; thẩm quyền UBND cấp huyện và Công an tỉnh 599 trường hợp). 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc bật cập và nguyên nhân đã được UBND tỉnh nêu tại báo cáo, qua giám sát thực tế, thành viên Đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan làm rõ thêm một số nội dung như: Việc xác định trữ lượng khoáng sản, đánh giá chất lượng khoáng sản, xác định sản lượng khai thác khoáng sản để làm cơ sở tính thuế và tránh thất thoát việc thu thuế; việc truy thu nợ thuế của một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép; công tác thanh tra chuyên đề và thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các sở, ngành và địa phương trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sán; công tác phối hợp giữa các địa phương giáp ranh trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản; tình trạng cam kết hoàn thổ của doanh nghiệp sau khi khai thác khoáng sản xong nhưng thực hiện không nghiêm túc đối với 20 khu vực mỏ đã thực hiện đóng cửa mỏ; việc xử lý vướng mắc liên quan đến thủ tục thuê đất; việc lắp đặt trạm cân và camera theo quy định khoản 2 Điều 42 Luật Khoáng sản; việc thăm dò, khoanh định quy hoạch dự trữ của Bộ Tài nguyên và Môi trường có ảnh hưởng đến quy hoạch chung của tỉnh về lâu dài; các chế tài xử phạt liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép còn bất cập (việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có công suất nhỏ hơn 30.000m3/năm thì chỉ xử phạt cảnh cáo; chưa có quy định xử lý tiếp theo đối với các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo khoản 65 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính); việc rà soát, đánh giá chuyên môn nghiệp, vị trí việc làm và công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản;…

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát - Ông Trương Văn Đạt ghi nhận, đánh giá công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt một số kết quả nhất định. UBND tỉnh đã chủ động chỉ đạo các sơ, ngành và địa phương kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế do Kiểm toán Nhà nước và Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã chỉ ra; ban hành nhiều văn bản về phương án bảo vệ khoáng sản tại các khu vực được cấp phép khai thác, khoáng sản chưa khai thác và khoáng sản tại bãi thải; thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành và địa phương rà soát, bổ sung các quy hoạch các vị trí khoáng sản trên địa bản tỉnh để tổ chức đưa vào thăm dò, đấu giá, cấp phép; xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra  hoạt động khai thác khoáng sản; chủ động chỉ đạo các sở ngành hướng dẫn có địa phương thực hiện quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh;… Tuy nhiên, qua thực tế giám sát, đồng chí Trưởng đoàn giám sát cho rằng, sự chuyển biến trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản chưa nhiều như: Các yêu cầu bắt buộc trong giấy phép cấp cho tổ chức vẫn chưa thực hiện nghiêm và triệt để (không chấp hành nghiệm việc lắp đặt trạm cân, camera; ở nhiều khu vực mỏ không thực hiện cắm mốc; không có phương án bảo vệ môi trường; bảo hộ khu vực khai thác; việc hoàn thổ sau đóng cửa mỏ; vẫn còn tình trạng khai thác trái phép khoáng sản nhỏ lẻ;… 

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong thời gian tới, đồng chí Trưởng đoàn giám sát đã đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có phương án quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, nhất là khoáng sán trong diện quy hoạch chưa khai thác; khoáng sản tại bãi thải; kiểm tra việc chấp hành khai thác khoáng sản, cũng như sản lượng khai thác của một số điểm mỏ cụ thể đang hoạt động trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh, đôn đốc doang nghiệp thực hiện nghiêm các quy định trong giấy phép; nghiên cứu ban hành quy chế phối hợp giữa các tỉnh lân cận trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành có liên quan nghiên cứu các quy định trong việc phân cấp nguồn thu cho các địa phương nhiều hơn nhằm đảm bảo quyền lợi, cũng như khuyến khích động viên địa phương trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Đống thời, căn cứ các Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai thác khoáng sản  đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát lại các văn bản UBND tỉnh đã ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc cụ thể hóa các nội dung thuộc thẩm quyền của tỉnh nhằm triển khai thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo vệ, quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh./. 
Trà Giang

Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh giám sát UBND tỉnh về việc chấp hành các quy định của pháp luật về quy hoạch, thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2017 - 2022

26/09/2023
Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 474/KH-HĐND ngày 02/8/2023 của Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh về giám sát “Việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2022”; trên cơ sở khảo sát thực tế các mỏ, điểm mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh và giám sát trực tiếp UBND 07 huyện: Đăk Pơ, Ia Pa, Chư Păh, Kông Chro, Chư Sê, Phú Thiện, Chư Pưh. 

Chiều ngày 22/9/2023, Đoàn giám sát Thường trực HĐND tỉnh do ông Trương Văn Đạt - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đã có buổi làm việc với UBND tỉnh và các sở, ngành có liên quan: Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Công Thương và Tài chính về “Việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2022”.

Quang-canh-buoi-giam-sat-cua-Doan-giam-sat-Thuong-truc-HDND-tinh-tai-UBND-tinh-(1).jpg
Quang cảnh buổi giám sát

Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đã nghe đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo kết quả “Việc chấp hành các quy định về quy hoạch, thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; khoáng sản ở khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoáng sản ở bãi thải của mỏ đã có quyết định đóng cửa mỏ trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2017-2022”. Theo đó, trong kỳ báo cáo, trên cơ sở Luật Khoáng sản, Luật Quy hoạch và các quy định của pháp luật có liên quan, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện công tác điều chỉnh, bổ sung quy hoạch khoáng sản, hoạt động quản lý, khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh  đồng thời, ban hành quyết định xác định, giao trách nhiệm quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản giữa các sở, ban, ngành và địa phương các cấp. Các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh cơ bản được ban hành kịp thời, đáp ứng yêu cầu chỉ đạo của cấp ủy, công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản. Công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về khoáng sản được các cấp, các ngành quan tâm chỉ đạo triển khai, thực hiện. 

Trong kỳ báo cáo, trên địa bàn tỉnh có 666 khu vực mỏ được tích hợp vào quy hoạch của tỉnh (trong đó 128 khu vực mỏ đã được UBND tỉnh cấp phép thăm dò, khai thác; đã tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản đang làm thủ tục cấp phép thăm dò, khai thác; các mỏ được đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường bàn giao là khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; khoanh định số sung mới 538 khu vực mỏ). Đến thời điểm giám sát, trên địa bàn tỉnh có 85 Giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực (trong đó thầm quyền cấp phép của Bộ Tài nguyên và Môi trường 02 mỏ, gồm: 01 mỏ quặng felspat và mỏ đá vôi xi măng; thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh 83 mỏ, gồm: 01 mỏ quặng chì - kẽm, 01 mỏ quặng sắt, 01 mỏ quặng fluorit, 08 mỏ đá ốp lốt, 32 mỏ đá làm VLXD thông thường, 28 mỏ cát xây dựng, 06 mỏ đất sét làm gạch, 04 mỏ đất san lấp và 02 mỏ than bùn). 

Công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm được các cấp, ngành quan tâm triển khai thực hiện; qua kết quả kiểm tra, trong giai đoạn 2017-2022, đã xử phạt vi phạm hành chính 623 trường hợp, với tổng số tiền xử phạt hơn 6 tỷ đồng và tịch thu nhiều tang vật có liên quan (trong đó thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh 07 trường hợp; Thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường 17 trường hợp; thẩm quyền UBND cấp huyện và Công an tỉnh 599 trường hợp). 

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế, vướng mắc bật cập và nguyên nhân đã được UBND tỉnh nêu tại báo cáo, qua giám sát thực tế, thành viên Đoàn giám sát đề nghị UBND tỉnh và các sở, ngành liên quan làm rõ thêm một số nội dung như: Việc xác định trữ lượng khoáng sản, đánh giá chất lượng khoáng sản, xác định sản lượng khai thác khoáng sản để làm cơ sở tính thuế và tránh thất thoát việc thu thuế; việc truy thu nợ thuế của một số doanh nghiệp khai thác khoáng sản do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép; công tác thanh tra chuyên đề và thanh tra trách nhiệm người đứng đầu các sở, ngành và địa phương trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, khoáng sán; công tác phối hợp giữa các địa phương giáp ranh trong công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản; tình trạng cam kết hoàn thổ của doanh nghiệp sau khi khai thác khoáng sản xong nhưng thực hiện không nghiêm túc đối với 20 khu vực mỏ đã thực hiện đóng cửa mỏ; việc xử lý vướng mắc liên quan đến thủ tục thuê đất; việc lắp đặt trạm cân và camera theo quy định khoản 2 Điều 42 Luật Khoáng sản; việc thăm dò, khoanh định quy hoạch dự trữ của Bộ Tài nguyên và Môi trường có ảnh hưởng đến quy hoạch chung của tỉnh về lâu dài; các chế tài xử phạt liên quan đến khai thác khoáng sản trái phép còn bất cập (việc khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có công suất nhỏ hơn 30.000m3/năm thì chỉ xử phạt cảnh cáo; chưa có quy định xử lý tiếp theo đối với các tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo khoản 65 Điều 1 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính); việc rà soát, đánh giá chuyên môn nghiệp, vị trí việc làm và công tác đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, công chức tham mưu lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản;…

Phát biểu kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn giám sát - Ông Trương Văn Đạt ghi nhận, đánh giá công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh thời gian qua đạt một số kết quả nhất định. UBND tỉnh đã chủ động chỉ đạo các sơ, ngành và địa phương kịp thời khắc phục các tồn tại, hạn chế do Kiểm toán Nhà nước và Đoàn giám sát Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh đã chỉ ra; ban hành nhiều văn bản về phương án bảo vệ khoáng sản tại các khu vực được cấp phép khai thác, khoáng sản chưa khai thác và khoáng sản tại bãi thải; thường xuyên chỉ đạo các sở, ngành và địa phương rà soát, bổ sung các quy hoạch các vị trí khoáng sản trên địa bản tỉnh để tổ chức đưa vào thăm dò, đấu giá, cấp phép; xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra  hoạt động khai thác khoáng sản; chủ động chỉ đạo các sở ngành hướng dẫn có địa phương thực hiện quy hoạch để tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh;… Tuy nhiên, qua thực tế giám sát, đồng chí Trưởng đoàn giám sát cho rằng, sự chuyển biến trong công tác quản lý nhà nước về hoạt động khai thác khoáng sản chưa nhiều như: Các yêu cầu bắt buộc trong giấy phép cấp cho tổ chức vẫn chưa thực hiện nghiêm và triệt để (không chấp hành nghiệm việc lắp đặt trạm cân, camera; ở nhiều khu vực mỏ không thực hiện cắm mốc; không có phương án bảo vệ môi trường; bảo hộ khu vực khai thác; việc hoàn thổ sau đóng cửa mỏ; vẫn còn tình trạng khai thác trái phép khoáng sản nhỏ lẻ;… 

Để thực hiện tốt hơn nữa công tác quản lý nhà nước trong thời gian tới, đồng chí Trưởng đoàn giám sát đã đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo các sở, ngành, địa phương có phương án quản lý chặt chẽ hoạt động khai thác, bảo vệ tài nguyên khoáng sản trên địa bàn, nhất là khoáng sán trong diện quy hoạch chưa khai thác; khoáng sản tại bãi thải; kiểm tra việc chấp hành khai thác khoáng sản, cũng như sản lượng khai thác của một số điểm mỏ cụ thể đang hoạt động trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp phép của UBND tỉnh, đôn đốc doang nghiệp thực hiện nghiêm các quy định trong giấy phép; nghiên cứu ban hành quy chế phối hợp giữa các tỉnh lân cận trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản; quan tâm, chỉ đạo các sở, ngành có liên quan nghiên cứu các quy định trong việc phân cấp nguồn thu cho các địa phương nhiều hơn nhằm đảm bảo quyền lợi, cũng như khuyến khích động viên địa phương trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản. Đống thời, căn cứ các Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai thác khoáng sản  đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 866/QĐ-TTg ngày 18/7/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn tiếp tục rà soát lại các văn bản UBND tỉnh đã ban hành để kịp thời sửa đổi, bổ sung hoặc cụ thể hóa các nội dung thuộc thẩm quyền của tỉnh nhằm triển khai thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ bảo vệ, quản lý nhà nước về lĩnh vực khoáng sản trên địa bàn tỉnh./. 
Trà Giang