> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Kinh nghiệm trong công tác tiếp công dân và giám sát việc xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công

Kinh nghiệm trong công tác tiếp công dân và giám sát việc xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân”

07/04/2015
Kính thưa Chủ tọa hội nghị !

Kính thưa quý vị đại biểu !

Tiếp công dân và xử lý, đôn đốc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của đại biểu dân cử và cơ quan dân cử được pháp luật quy định; là biện pháp thiết thực để tăng cường mối liên hệ, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; đồng thời, thể hiện lòng tin của cử tri đối với đại biểu do mình bầu ra và góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.
Xác định rõ vai trò to lớn đó, những năm qua, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh Đắk Lắk đã đặc biệt quan tâm đến công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Trên cơ sở quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh ban hành Quy chế để thực hiện công tác tiếp công dân. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, Thường trực HĐND tỉnh chủ trì phối hợp với các Ban của HĐND tỉnh tổ chức tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh. Thông qua buổi tiếp công dân, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của công dân để phản ánh với HĐND và cơ quan Nhà nước hữu quan; đồng thời tuyên truyền, phổ biến, giải thích chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho công dân, nhất là những vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân. Kết quả tiếp công dân được Thường trực HĐND tỉnh thông báo kịp thời đến các cơ quan, đơn vị liên quan biết để được xem xét, giải quyết.

Đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân được Thường trực HĐND tỉnh tiếp nhận từ nhiều nguồn. Bình quân mỗi năm Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận khoảng 300 đơn, thư. Sau khi tiếp nhận đơn, thư, Thường trực HĐND tỉnh đã giao cho Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tham mưu chuyển kịp thời đến cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết và yêu cầu báo cáo kết quả giải quyết để theo dõi, giám sát. Công tác xử lý đơn, thư của Thường trực HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới, tỷ lệ đơn, thư được chuyển, cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết trả lời ngày càng tăng (năm 2011 là 28%, 2012 là 33%,  năm 2013 là 39% và năm 2014 là 49%). Sau khi chuyển đơn, thư, Thường trực HĐND tỉnh thường xuyên theo dõi việc giải quyết của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, những trường hợp quá thời gian quy định nhưng chưa có báo cáo kết quả giải quyết, Thường trực HĐND tỉnh có văn bản đôn đốc, yêu cầu giải quyết. Đối với một số vụ việc tồn đọng, kéo dài Thường trực HĐND tỉnh chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo lên cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên của cơ quan thuộc thẩm quyền giải quyết để đôn đốc, chỉ đạo hoặc thành lập đoàn khảo sát trực tiếp đánh giá và có những kiến nghị nhằm kịp thời giải quyết những ý kiến, kiến nghị của công dân hoặc tổ chức buổi làm việc để nghe đơn vị có trách nhiệm giải quyết báo cáo kết quả (trong năm 2014, Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Krông Ana vụ bà Lê Thị Hiền; địa chỉ: Hẻm 70/4 Võ Văn Kiệt, phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột; vụ một số hộ dân buôn Ea Na, xã Ea Na, huyện Krông Ana phản ánh về việc làm đường giao thông tại buôn…).

Những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế cũng đã phát sinh nhiều mâu thuẫn trong đời sống xã hội liên quan đến quyền lợi giữa người dân và Nhà nước, giữa công dân với công dân, đặc biệt là những mâu thuẫn liên quan đến quyền, lợi ích trong quản lý, sử dụng đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng... Cùng với đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng còn nhiều yếu kém, đã phát sinh nhiều khiếu kiện; số đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Thường trực HĐND tỉnh tăng đáng kể. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đã tiếp nhận 1.463 đơn, thư của công dân, trong đó riêng năm 2014 có 300 đơn, thư; số đơn, thư có nội dung phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài tăng. Trước tình hình đó, Thường trực HĐND tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các Ban của HĐND và các cơ quan có liên quan, như: Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, Thanh tra tỉnh tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân và tổ chức trên địa bàn tỉnh. Kết quả giám sát chỉ rõ những việc đã làm được, những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này, qua đó, Thường trực HĐND tỉnh đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện từng giải pháp cụ thể nhằm đưa hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân và tổ chức trên địa bàn tỉnh vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật; tính đến thời điểm cuối tháng 12/2014, toàn bộ kiến nghị của đoàn giám sát đã được khắc phục.

Qua việc thực hiện công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk nhận thấy: Công tác giải quyết đơn, thư của các cấp có thẩm quyền vẫn còn bất cập; nhiều vụ việc chậm giải quyết, còn để tồn đọng, kéo dài; việc tuân thủ quy định pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc, có nơi chưa đảm bảo, gây bức xúc trong nhân dân; tỉ lệ vi phạm thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo theo luật định còn rất cao nên dẫn đến nhiều bức xúc từ phía công dân. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành cũng như sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận công dân còn hạn chế. Một số trường hợp mặc dù đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhiều lần, có lý, có tình nhưng công dân vẫn không chấp nhận, cố tình khiếu nại kéo dài. Nhiều trường hợp đơn, thư được Thường trực HĐND tỉnh chuyển đến cơ quan có thẩm quyền chậm được xem xét, giải quyết, không báo cáo kết quả, mặc dù đã có văn bản đôn đốc nhiều lần. Kỷ luật hành chính trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bị xem nhẹ, chưa đúng theo quy định của pháp luật, nhất là đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. Công tác tổ chức giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với từng trường hợp cụ thể còn rất ít. Hoạt động tiếp dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân đại biểu HĐND tỉnh còn hạn chế, chủ yếu thông qua hoạt động của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND.

Thông qua hoạt động thực tiễn, để công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện có hiệu quả, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk xin trao đổi một số giải pháp, cụ thể như sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, giúp nhân dân hiểu rõ và làm theo Hiến pháp, pháp luật. Coi trọng việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương. Đẩy mạnh công tác hoà giải ở cơ sở và tăng cường hoạt động của các tổ chức thanh tra nhân dân. Thực tế cho thấy, ở đâu coi trọng và làm tốt công tác hoà giải thì ở đó ít có vụ việc phức tạp và hạn chế việc phát sinh khiếu nại, tố cáo.

Hai là, nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức sai phạm. Có biện pháp xử lý hành chính đối với những trường hợp cố ý tố cáo, khiếu nại không đúng sự thật. Đối với địa phương có nhiều thành phần dân tộc, đòi hỏi người làm công tác tiếp công dân và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo cần nắm bắt về tâm lý, hiểu biết phong tục tập quán của các dân tộc để có sự ứng xử phù hợp, tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho đồng bào khi có vấn đề cần đến nơi tiếp công dân.

Ba là, hàng tháng Thường trực HĐND chỉ đạo Văn phòng rà soát việc trả lời kết quả đơn, thư khiếu nại, tố cáo đã chuyển đến cơ quan chức năng, đôn đốc các cơ quan chậm giải quyết để có kết quả trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tránh đùn đẩy, thoái thác nhiệm vụ cho cấp phó.

Bốn là, chỉ đạo và xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành có liên quan. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, giữa các sở, ngành với các huyện, thị xã, thành phố trong công tác phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường phối hợp, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết định, kết luận đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn, nhất là đối với các vụ việc tồn đọng.

Năm là, để việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả cao hơn, tạo sự chuyển biến rõ nét hơn, các cấp ủy cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế lãnh đạo xử lý giải quyết các vụ việc khiếu nại phức tạp, có đông người tham gia, theo hướng xác định rõ phạm vi, đối tượng, thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình chỉ đạo giải quyết để xử lý có hiệu quả các vụ việc. Bên cạnh đó, cần chú trọng sơ kết, tổng kết thực tiễn, kịp thời bổ sung, sửa đổi, thay thế những quy phạm pháp luật không phù hợp với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Sáu là, cùng với việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần xử lý nghiêm những người lợi dụng tố cáo, cố tình gây rối trật tự. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; thiết lập mạng nội bộ, để cơ quan, tổ chức trong tỉnh nắm kết quả giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn để việc tiếp nhận, xử lý đơn, thư đảm bảo khoa học, đồng bộ, đúng pháp luật, tránh lòng vòng...

 Đồng thời, để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND nói chung, trong đó giám sát giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo nói riêng, cần tập trung vào một số nội dung cốt lõi sau:

 Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND, trong đó có giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND, bởi các quy định của pháp luật về giám sát là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền năng của mình. Nếu luật không quy định cụ thể về thủ tục, trình tự, nhiệm vụ, quyền hạn.... của các đối tượng liên quan đến hoạt động giám sát thì việc ghi nhận chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng chỉ là hình thức.

  Thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy của HĐND. HĐND là cơ quan hoạt động không thường xuyên “Hiệu quả hoạt động của HĐND được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp HĐND…, Điều 8, Luật Tổ chức HĐND và UBND”, cùng với đặc điểm đại biểu HĐND hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của HĐND. Hơn nữa, HĐND là cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, về mặt tổ chức lâu nay vẫn chưa được chú ý cả về mặt lý luận và thực tiễn. Để thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt là chức năng giám sát, đòi hỏi HĐND phải có một bộ  máy làm việc đủ mạnh và năng động.

Thứ ba, nâng cao năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện chức năng  giám sát của đại biểu HĐND. Bên cạnh việc đảm bảo về mặt trình độ am hiểu pháp luật, người đại biểu nhân dân cần phải có năng lực bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành các hoạt động giám sát. Bởi người làm công tác giám sát, ngoài công nhận cái đúng còn phải chỉ rõ và đề ra các kiến nghị, những biện pháp hữu hiệu để loại bỏ cho được cái tiêu cực, trái pháp luật. Đặc biệt, trong công tác tiếp công dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thì người đại biểu phải có quyết tâm cao, không ngại va chạm, biết bức xúc trước những bức xúc của nhân dân để trên cơ sở đó tìm hiểu tường tận vấn đề, phân tích đúng, sai. Nếu thấy trong quá trình giải quyết có dấu hiệu sai phạm thì biết lựa chọn hình thức giám sát thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động giám sát, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân. Có bản lĩnh nhưng cũng cần phải có phương pháp mềm dẻo, vừa giám sát chỉ ra cái sai, vừa phải biết thuyết phục để các cơ quan, cá nhân làm sai thấy được cái sai để khắc phục.

Thứ tư, đảm bảo điều kiện vật chất, kinh phí hoạt động giám sát của HĐND. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, cần phải đầu tư kinh phí và điều kiện vật chất cho hoạt động giám sát.

Cuối cùng là, phải biết “đeo bám” đến kết quả cuối cùng. Giám sát phát hiện vấn đề mới là kết quả bước đầu. Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Đoàn sau giám sát mới có thể đánh giá được kết quả giám sát. Do vậy, cần phải theo dõi thời gian các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện kiến nghị, nếu chưa thấy báo cáo kết quả thì phải có hình thức đôn đốc cho đến khi thực hiện xong.
         
Kính thưa Chủ tọa hội nghị !

Thưa toàn thể Hội nghị !
 
Trong khuôn khổ thời gian cho phép của Hội nghị và thực tiễn hoạt động, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk xin trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong công tác tiếp công dân và giám sát việc xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh, rất mong nhận được ý kiến tham gia, đóng góp của Hội nghị. Xin cảm ơn Chủ tọa Hội nghị, chúc quý vị đại biểu sức khỏe, chúc Hội nghị thành công./.
 
Thường trực HĐND tỉnh Đăk Lăk

Kinh nghiệm trong công tác tiếp công dân và giám sát việc xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân”

07/04/2015
Kính thưa Chủ tọa hội nghị !

Kính thưa quý vị đại biểu !

Tiếp công dân và xử lý, đôn đốc giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của đại biểu dân cử và cơ quan dân cử được pháp luật quy định; là biện pháp thiết thực để tăng cường mối liên hệ, củng cố lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước; đồng thời, thể hiện lòng tin của cử tri đối với đại biểu do mình bầu ra và góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ổn định trật tự xã hội trên địa bàn.
Xác định rõ vai trò to lớn đó, những năm qua, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND và đại biểu HĐND tỉnh Đắk Lắk đã đặc biệt quan tâm đến công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Trên cơ sở quy định của pháp luật về công tác tiếp công dân, tiếp nhận, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân, Thường trực HĐND tỉnh phối hợp với UBND tỉnh ban hành Quy chế để thực hiện công tác tiếp công dân. Định kỳ vào ngày 25 hàng tháng, Thường trực HĐND tỉnh chủ trì phối hợp với các Ban của HĐND tỉnh tổ chức tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân của tỉnh. Thông qua buổi tiếp công dân, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND tỉnh đã nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của công dân để phản ánh với HĐND và cơ quan Nhà nước hữu quan; đồng thời tuyên truyền, phổ biến, giải thích chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho công dân, nhất là những vấn đề liên quan đến nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân. Kết quả tiếp công dân được Thường trực HĐND tỉnh thông báo kịp thời đến các cơ quan, đơn vị liên quan biết để được xem xét, giải quyết.

Đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân được Thường trực HĐND tỉnh tiếp nhận từ nhiều nguồn. Bình quân mỗi năm Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk tiếp nhận khoảng 300 đơn, thư. Sau khi tiếp nhận đơn, thư, Thường trực HĐND tỉnh đã giao cho Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tham mưu chuyển kịp thời đến cơ quan, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền để xem xét, giải quyết và yêu cầu báo cáo kết quả giải quyết để theo dõi, giám sát. Công tác xử lý đơn, thư của Thường trực HĐND tỉnh đã có nhiều đổi mới, tỷ lệ đơn, thư được chuyển, cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết trả lời ngày càng tăng (năm 2011 là 28%, 2012 là 33%,  năm 2013 là 39% và năm 2014 là 49%). Sau khi chuyển đơn, thư, Thường trực HĐND tỉnh thường xuyên theo dõi việc giải quyết của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền, những trường hợp quá thời gian quy định nhưng chưa có báo cáo kết quả giải quyết, Thường trực HĐND tỉnh có văn bản đôn đốc, yêu cầu giải quyết. Đối với một số vụ việc tồn đọng, kéo dài Thường trực HĐND tỉnh chuyển nội dung khiếu nại, tố cáo lên cơ quan quản lý Nhà nước cấp trên của cơ quan thuộc thẩm quyền giải quyết để đôn đốc, chỉ đạo hoặc thành lập đoàn khảo sát trực tiếp đánh giá và có những kiến nghị nhằm kịp thời giải quyết những ý kiến, kiến nghị của công dân hoặc tổ chức buổi làm việc để nghe đơn vị có trách nhiệm giải quyết báo cáo kết quả (trong năm 2014, Thường trực HĐND tỉnh đã có buổi làm việc với UBND huyện Krông Ana vụ bà Lê Thị Hiền; địa chỉ: Hẻm 70/4 Võ Văn Kiệt, phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột; vụ một số hộ dân buôn Ea Na, xã Ea Na, huyện Krông Ana phản ánh về việc làm đường giao thông tại buôn…).

Những năm gần đây, bên cạnh sự phát triển của nền kinh tế cũng đã phát sinh nhiều mâu thuẫn trong đời sống xã hội liên quan đến quyền lợi giữa người dân và Nhà nước, giữa công dân với công dân, đặc biệt là những mâu thuẫn liên quan đến quyền, lợi ích trong quản lý, sử dụng đất đai, bồi thường giải phóng mặt bằng... Cùng với đó, công tác quản lý Nhà nước về đất đai, xây dựng còn nhiều yếu kém, đã phát sinh nhiều khiếu kiện; số đơn, thư khiếu nại, tố cáo gửi đến Thường trực HĐND tỉnh tăng đáng kể. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thường trực HĐND tỉnh đã tiếp nhận 1.463 đơn, thư của công dân, trong đó riêng năm 2014 có 300 đơn, thư; số đơn, thư có nội dung phức tạp, thời gian giải quyết kéo dài tăng. Trước tình hình đó, Thường trực HĐND tỉnh đã chủ trì, phối hợp với các Ban của HĐND và các cơ quan có liên quan, như: Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, Thanh tra tỉnh tổ chức giám sát việc chấp hành pháp luật trong hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân và tổ chức trên địa bàn tỉnh. Kết quả giám sát chỉ rõ những việc đã làm được, những tồn tại, hạn chế trong lĩnh vực này, qua đó, Thường trực HĐND tỉnh đã kiến nghị cơ quan có thẩm quyền thực hiện từng giải pháp cụ thể nhằm đưa hoạt động tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân và tổ chức trên địa bàn tỉnh vào nề nếp, đúng quy định của pháp luật; tính đến thời điểm cuối tháng 12/2014, toàn bộ kiến nghị của đoàn giám sát đã được khắc phục.

Qua việc thực hiện công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk nhận thấy: Công tác giải quyết đơn, thư của các cấp có thẩm quyền vẫn còn bất cập; nhiều vụ việc chậm giải quyết, còn để tồn đọng, kéo dài; việc tuân thủ quy định pháp luật trong giải quyết khiếu nại, tố cáo có lúc, có nơi chưa đảm bảo, gây bức xúc trong nhân dân; tỉ lệ vi phạm thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo theo luật định còn rất cao nên dẫn đến nhiều bức xúc từ phía công dân. Bên cạnh đó, ý thức chấp hành cũng như sự hiểu biết về pháp luật của một bộ phận công dân còn hạn chế. Một số trường hợp mặc dù đã được cơ quan có thẩm quyền giải quyết nhiều lần, có lý, có tình nhưng công dân vẫn không chấp nhận, cố tình khiếu nại kéo dài. Nhiều trường hợp đơn, thư được Thường trực HĐND tỉnh chuyển đến cơ quan có thẩm quyền chậm được xem xét, giải quyết, không báo cáo kết quả, mặc dù đã có văn bản đôn đốc nhiều lần. Kỷ luật hành chính trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo còn bị xem nhẹ, chưa đúng theo quy định của pháp luật, nhất là đối với cơ quan chuyên môn thuộc UBND các cấp. Công tác tổ chức giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với từng trường hợp cụ thể còn rất ít. Hoạt động tiếp dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cá nhân đại biểu HĐND tỉnh còn hạn chế, chủ yếu thông qua hoạt động của Thường trực HĐND và các Ban của HĐND.

Thông qua hoạt động thực tiễn, để công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo được thực hiện có hiệu quả, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk xin trao đổi một số giải pháp, cụ thể như sau:

Một là, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho người dân, giúp nhân dân hiểu rõ và làm theo Hiến pháp, pháp luật. Coi trọng việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện để nhân dân tham gia vào các hoạt động quản lý kinh tế - xã hội ở địa phương. Đẩy mạnh công tác hoà giải ở cơ sở và tăng cường hoạt động của các tổ chức thanh tra nhân dân. Thực tế cho thấy, ở đâu coi trọng và làm tốt công tác hoà giải thì ở đó ít có vụ việc phức tạp và hạn chế việc phát sinh khiếu nại, tố cáo.

Hai là, nâng cao ý thức trách nhiệm và năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp dân, tham mưu giải quyết khiếu nại, tố cáo, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; xử lý nghiêm những cán bộ, công chức sai phạm. Có biện pháp xử lý hành chính đối với những trường hợp cố ý tố cáo, khiếu nại không đúng sự thật. Đối với địa phương có nhiều thành phần dân tộc, đòi hỏi người làm công tác tiếp công dân và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo cần nắm bắt về tâm lý, hiểu biết phong tục tập quán của các dân tộc để có sự ứng xử phù hợp, tạo niềm tin, chỗ dựa vững chắc cho đồng bào khi có vấn đề cần đến nơi tiếp công dân.

Ba là, hàng tháng Thường trực HĐND chỉ đạo Văn phòng rà soát việc trả lời kết quả đơn, thư khiếu nại, tố cáo đã chuyển đến cơ quan chức năng, đôn đốc các cơ quan chậm giải quyết để có kết quả trả lời công dân theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tránh đùn đẩy, thoái thác nhiệm vụ cho cấp phó.

Bốn là, chỉ đạo và xây dựng quy trình tiếp nhận và xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo từ tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố, các sở ngành có liên quan. Xây dựng quy chế phối hợp giữa các sở, ngành, giữa các sở, ngành với các huyện, thị xã, thành phố trong công tác phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường phối hợp, đôn đốc UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện dứt điểm các quyết định, kết luận đã có hiệu lực pháp luật trên địa bàn, nhất là đối với các vụ việc tồn đọng.

Năm là, để việc giải quyết khiếu nại, tố cáo đạt hiệu quả cao hơn, tạo sự chuyển biến rõ nét hơn, các cấp ủy cần tiếp tục đổi mới, hoàn thiện phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế lãnh đạo xử lý giải quyết các vụ việc khiếu nại phức tạp, có đông người tham gia, theo hướng xác định rõ phạm vi, đối tượng, thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình chỉ đạo giải quyết để xử lý có hiệu quả các vụ việc. Bên cạnh đó, cần chú trọng sơ kết, tổng kết thực tiễn, kịp thời bổ sung, sửa đổi, thay thế những quy phạm pháp luật không phù hợp với thực tiễn, tạo cơ sở pháp lý đồng bộ cho việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước.

Sáu là, cùng với việc nâng cao trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, cần xử lý nghiêm những người lợi dụng tố cáo, cố tình gây rối trật tự. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác tiếp dân, xử lý đơn, thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; thiết lập mạng nội bộ, để cơ quan, tổ chức trong tỉnh nắm kết quả giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh trên địa bàn để việc tiếp nhận, xử lý đơn, thư đảm bảo khoa học, đồng bộ, đúng pháp luật, tránh lòng vòng...

 Đồng thời, để nâng cao hiệu quả giám sát của HĐND nói chung, trong đó giám sát giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo nói riêng, cần tập trung vào một số nội dung cốt lõi sau:

 Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về hoạt động giám sát của HĐND, trong đó có giám sát giải quyết khiếu nại, tố cáo. Đây là yếu tố đầu tiên tác động rất lớn đến hiệu quả giám sát của HĐND, bởi các quy định của pháp luật về giám sát là cơ sở pháp lý cho HĐND thực hiện quyền năng của mình. Nếu luật không quy định cụ thể về thủ tục, trình tự, nhiệm vụ, quyền hạn.... của các đối tượng liên quan đến hoạt động giám sát thì việc ghi nhận chức năng giám sát của HĐND trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác cũng chỉ là hình thức.

  Thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy của HĐND. HĐND là cơ quan hoạt động không thường xuyên “Hiệu quả hoạt động của HĐND được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp HĐND…, Điều 8, Luật Tổ chức HĐND và UBND”, cùng với đặc điểm đại biểu HĐND hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm nên ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của HĐND. Hơn nữa, HĐND là cơ quan mang tính chất đại diện ở địa phương, về mặt tổ chức lâu nay vẫn chưa được chú ý cả về mặt lý luận và thực tiễn. Để thực hiện tốt chức năng của mình, đặc biệt là chức năng giám sát, đòi hỏi HĐND phải có một bộ  máy làm việc đủ mạnh và năng động.

Thứ ba, nâng cao năng lực, bản lĩnh và trách nhiệm thực hiện chức năng  giám sát của đại biểu HĐND. Bên cạnh việc đảm bảo về mặt trình độ am hiểu pháp luật, người đại biểu nhân dân cần phải có năng lực bản lĩnh và trách nhiệm khi tiến hành các hoạt động giám sát. Bởi người làm công tác giám sát, ngoài công nhận cái đúng còn phải chỉ rõ và đề ra các kiến nghị, những biện pháp hữu hiệu để loại bỏ cho được cái tiêu cực, trái pháp luật. Đặc biệt, trong công tác tiếp công dân, giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân thì người đại biểu phải có quyết tâm cao, không ngại va chạm, biết bức xúc trước những bức xúc của nhân dân để trên cơ sở đó tìm hiểu tường tận vấn đề, phân tích đúng, sai. Nếu thấy trong quá trình giải quyết có dấu hiệu sai phạm thì biết lựa chọn hình thức giám sát thích hợp nhằm đem lại hiệu quả cho hoạt động giám sát, bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân. Có bản lĩnh nhưng cũng cần phải có phương pháp mềm dẻo, vừa giám sát chỉ ra cái sai, vừa phải biết thuyết phục để các cơ quan, cá nhân làm sai thấy được cái sai để khắc phục.

Thứ tư, đảm bảo điều kiện vật chất, kinh phí hoạt động giám sát của HĐND. Muốn nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND, cần phải đầu tư kinh phí và điều kiện vật chất cho hoạt động giám sát.

Cuối cùng là, phải biết “đeo bám” đến kết quả cuối cùng. Giám sát phát hiện vấn đề mới là kết quả bước đầu. Theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện các yêu cầu, kiến nghị của Đoàn sau giám sát mới có thể đánh giá được kết quả giám sát. Do vậy, cần phải theo dõi thời gian các cơ quan chịu sự giám sát thực hiện kiến nghị, nếu chưa thấy báo cáo kết quả thì phải có hình thức đôn đốc cho đến khi thực hiện xong.
         
Kính thưa Chủ tọa hội nghị !

Thưa toàn thể Hội nghị !
 
Trong khuôn khổ thời gian cho phép của Hội nghị và thực tiễn hoạt động, Thường trực HĐND tỉnh Đắk Lắk xin trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm của mình trong công tác tiếp công dân và giám sát việc xử lý đơn, thư khiếu nại, tố cáo của công dân trên địa bàn tỉnh, rất mong nhận được ý kiến tham gia, đóng góp của Hội nghị. Xin cảm ơn Chủ tọa Hội nghị, chúc quý vị đại biểu sức khỏe, chúc Hội nghị thành công./.
 
Thường trực HĐND tỉnh Đăk Lăk