> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và UBMTTQVN tỉnh tro

Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và UBMTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị cho kỳ họp HĐND tỉnh

07/04/2015
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo;

Kính thưa chủ trì hội nghị;

Thưa các vị đại biểu tham dự hội nghị,

Lời đầu tiên, cho phép tôi thay mặt Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên gửi đến các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu về dự Hội nghị giao ban Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên lần thứ 24 tại tỉnh Gia Lai lời chào trân trọng, chúc sức khỏe, hạnh phúc; chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên xin trình bày tại Hội nghị giao ban lần này với chủ đề “Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh”, với mong muốn cùng trao đổi, thảo luận nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác phối hợp để việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp được thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.  

Kính thưa các đồng chí;

Thưa hội nghị,

Hoạt động của HĐND tỉnh Phú Yên trong những năm qua đã từng bước đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp tích cực của UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh qua sự phối hợp chặt chẽ với Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh.

Quan hệ phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh đã được quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế hoạt động của HĐND và những văn bản quy phạm pháp luật khác. Đối với tỉnh Phú Yên, căn cứ quy định của pháp luật, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh đã thống nhất, ban hành Quy chế phối hợp công tác, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cơ quan,  nhất là trách nhiệm trong việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp.

1. Công tác chuẩn bị kỳ họp HĐND tỉnh

1.1. Về chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp

Xác định công tác chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp là yếu tố quan trọng đầu tiên và cơ bản đối với việc nâng cao chất lượng kỳ họp, Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh đã bám sát các quy định pháp luật và Quy chế phối hợp, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quy trình công tác, thể hiện trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị từ việc đề xuất nội dung kỳ họp, tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp; thời gian tiếp xúc cư tri, chỉ đạo chuẩn bị các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết,... đến việc tổ chức thành công kỳ họp, đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh.

Theo quy định, đối với kỳ họp thường lệ, Thường trực HĐND tổ chức hội nghị liên tịch với UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và các ngành hữu quan để chuẩn bị cho kỳ họp chậm nhất là 40 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, nhưng ở tỉnh Phú Yên, trong thời gian qua, hội nghị liên tịch thường được tổ chức sớm hơn, thường là trước khai mạc kỳ họp khoảng 50 - 60 ngày. Việc làm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan có thời gian chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ nội dung trình tại kỳ họp, nhất là đối với các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết; mặt khác, giúp Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh chủ động hơn trong việc chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đôn đốc đảm bảo tiến độ thực hiện các nội dung, công việc chuẩn bị cho kỳ họp.

 Tại hội nghị liên tịch, ngoài việc thống nhất các nội dung của kỳ họp thường lệ, căn cứ vào Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát và Chương trình xây dựng, ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh được ban hành từ kỳ họp cuối năm trước; đề xuất của UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan, Thường trực HĐND tỉnh đã dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp đảm bảo bám sát, đáp ứng yêu cầu thực tế quản lý của địa phương và nguyện vọng chính đáng của cử tri. Tuy nhiên, có những nội dung các cơ quan đã dự kiến đưa vào chương trình kỳ họp nhưng qua nghiên cứu, nếu xét thấy công tác chuẩn bị không đảm bảo về thời gian và nội dung, Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu các cơ quan đó phải chuẩn bị lại hoặc hoãn đến các kỳ họp sau. Vì vậy các nội dung trình kỳ họp đã tạo được sự đồng thuận cao. Sau hội nghị liên tịch, Thường trực HĐND tỉnh ban hành thông báo kết luận hội nghị về dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan có liên quan cũng như mốc thời gian cho từng nội dung chuẩn bị của kỳ họp.

Việc tổ chức hội nghị liên tịch sớm cùng với việc xác định rõ nội dung, chương trình của kỳ họp đã tạo điều kiện thuận lợi để Thường trực, các Ban và các đại biểu HĐND tỉnh thu thập thông tin, tiến hành khảo sát, giám sát về những nội dung có liên quan.., phục vụ cho công tác thẩm tra văn bản trước khi trình ra kỳ họp chính xác, khả thi cao.
1.2. Về công tác chuẩn bị các văn bản trình tại kỳ họp

Trên cơ sở thông báo kết luận hội nghị liên tịch, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của UBND chuẩn bị các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết để trình tại kỳ họp. Khi UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để xem xét các văn bản trình kỳ họp đều mời Thường trực, Ban của HĐND tỉnh tham dự, tham gia ý kiến theo quy chế phối hợp hoạt động giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ tỉnh, tạo điều kiện để các Ban của HĐND chủ động trong công tác thẩm tra.

Thường trực HĐND tỉnh chủ động đôn đốc UBND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, Viện KSND, TAND tỉnh sớm hoàn thành phần việc của mình; mặt khác, chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh thường xuyên liên hệ với Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh để nắm tiến độ hoàn thành các văn bản, đôn đốc việc gửi văn bản về Thường trực HĐND để gửi tới đại biểu HĐND theo thời gian quy định. Theo kinh nghiệm của HĐND tỉnh Phú Yên, không nên chờ nhận đủ các loại văn bản mới chuyển tới các đại biểu, mà khi có văn bản nào hoàn thành thì gửi ngay văn bản đó; đồng thời, tất cả các văn bản phục vụ kỳ họp đều được chuyển tải trên Website của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh để các đại biểu kịp thời nghiên cứu.

1.3. Công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh

 Hoạt động tiếp xúc cử tri được tăng cường và dần đi vào nề nếp, tạo sự gắn bó, tin tưởng của cử tri đối với đại biểu HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chỉ đạo tổ chức tốt các đợt tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp thường lệ trong năm để thông báo nội dung, chương trình, thời gian tổ chức kỳ họp; báo cáo kết quả kỳ họp, tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành; đồng thời thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri gửi đến kỳ họp theo quy định. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã tổ chức 16 đợt tiếp xúc cử tri tại 1.202 điểm, bình quân mỗi đợt tiếp xúc cử tri có hơn 4.670 cử tri tham dự, với hơn 560 cử tri tham gia phát biểu ý kiến và hầu hết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được các cơ quan, đơn vị chức năng xem xét trả lời. Số điểm tiếp xúc cũng được tăng dần lên, ở đầu nhiệm kỳ tổ chức 57 điểm tiếp xúc đến kỳ họp thứ 11 tăng lên 93 điểm; trong đó, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh tổ chức, chủ trì 01 điểm tiếp xúc trước và sau kỳ họp với thành phần cử tri là các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh.

Tại buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh đều có đại diện UBND, Ủy ban MTTQVN và các ban, ngành cấp huyện (nơi đại biểu tiếp xúc) tham gia để nắm bắt tình hình và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết. Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri, Tổ đại biểu HĐND tỉnh có buổi làm việc với lãnh đạo UBND cấp huyện  để nghe UBND báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh- quốc phòng của địa phương; kết quả tiếp thu và giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh trước đây theo thẩm quyền; những kiến nghị, đề xuất của địa phương đối với HĐND, UBND và các ngành hữu quan. Đồng thời, tại buổi làm việc, Tổ đại biểu HĐND tỉnh phản ánh những ý kiến, kiến nghị của cử tri qua đợt tiếp xúc trên địa bàn để phân loại, xem xét ý kiến, kiến nghị nào thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện và những ý kiến, kiến nghị nào thuộc thẩm quyền giải quyết và trả lời của cấp tỉnh. Từ đó, yêu cầu UBND, các cơ quan chức năng cấp tỉnh, UBND cấp huyện xem xét, trả lời đầy đủ, kịp thời cho cử tri. Bên cạnh đó, đối với những vấn đề mang tính bức xúc, được cử tri phản ảnh nhiều lần nhưng chưa được các cấp, các ngành xem xét giải quyết hoặc trả lời, giải quyết chưa thấu đáo thì Thường trực HĐND các cấp tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với các cơ quan có liên quan để yêu cầu xem xét, xử lý dứt điểm. Việc làm này giúp cho chính quyền địa phương giải quyết nhanh, gọn những vấn đề mà cử tri quan tâm, tạo không khí dân chủ, cởi mở trong hoạt động tiếp xúc cử tri, giải quyết nhanh các ý kiến, kiến nghị của cử tri và giảm thiểu đáng kể ý kiến phản ánh về tỉnh. 

Trên cơ sở báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri từ các Tổ đại biểu, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo xây dựng dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri toàn tỉnh; tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, đại biểu chuyên trách các Ban của HĐND tỉnh để thống nhất nội dung các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước khi trình ra kỳ họp. Việc làm này nhằm đảm bảo ý kiến, kiến nghị của cử tri được phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác; tránh được tình trạng ý kiến trùng lắp, vượt cấp, ý kiến đã hoặc đang được xem xét, giải quyết, ý kiến phản ảnh không đúng sự thật, trái chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước…

Nhìn chung, đa số ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền xem xét của cơ quan cấp tỉnh đều được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng xem xét giải quyết đầy đủ, rõ ràng, nghiêm túc, có trách nhiệm. Một trong những điểm mới về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri ở tỉnh Phú Yên, đó là ngoài việc trả lời trực tiếp của các cơ quan chức năng tại kỳ họp, thì tại kỳ họp tiếp theo UBND tỉnh có báo cáo tổng hợp kết quả việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trong đó nêu rõ kết quả giải quyết đối với từng ý kiến, kiến nghị.

2. Công tác tổ chức và điều hành kỳ họp

Trước kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp những ý kiến, kiến nghị của cử tri; những lời hứa của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị tại buổi chất vấn của kỳ họp trước; những ý kiến, kiến nghị qua khảo sát, giám sát chưa được UBND tỉnh và các cơ quan đơn vị xem xét, giải quyết, yêu cầu tiếp tục báo cáo trả lời kết quả bằng văn bản tại kỳ họp HĐND tỉnh, để làm cơ sở xem xét, quyết định các vấn đề liên quan, đây cũng là cơ sở để đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri.

Trong kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh luôn phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh, các ngành trong công tác chỉ đạo tổng hợp ý kiến thảo luận, ý kiến chất vấn, yêu cầu giải trình của các đại biểu. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các ngành đã tiếp thu ý kiến của đại biểu và giải trình làm rõ các vấn đề qua thảo luận được các vị đại biểu quan tâm tại kỳ họp.

Để tạo sự chủ động trong hoạt động chất vấn, trước kỳ họp từ 7 đến 10 ngày, Thường trực HĐND tỉnh chuyển đến UBND tỉnh những nội dung chất vấn thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh để chuẩn bị báo cáo bằng văn bản gửi đại biểu HĐND tỉnh và trực tiếp trả lời tại phiên chất vấn của kỳ họp HĐND tỉnh.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng thu hút được sự quan tâm của đại biểu và cử tri; không khí tại các phiên chất vấn sôi nổi, thẳng thắn, có tính xây dựng cao, làm rõ được nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục những vướng mắc, những thiếu sót, khuyết điểm. Các cá nhân được chất vấn đã trả lời, giải trình khá rõ ràng về những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình, ngoài những nội dung cần giải trình tại kỳ họp, HĐND tỉnh còn yêu cầu các sở, ban ngành có liên quan trả lời bằng văn bản về những vấn đề phát sinh cho các đại biểu HĐND tỉnh ngay sau kỳ họp.

Sau phiên thảo luận, chất vấn tại hội trường, Chủ tọa kỳ họp bố trí thời gian hợp lý để Chủ tịch UBND tỉnh giải trình làm rõ các vấn đề qua chất vấn, thảo luận được các vị đại biểu HĐND tỉnh và cử tri quan tâm. Qua đó, giúp đại biểu nắm sâu hơn về những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc, vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, tạo sự thống nhất trong việc xem xét, thông qua các nghị quyết tại kỳ họp.

Thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, vai trò của HĐND trong công tác giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước tại địa phương được thể hiện rõ nét và ngày càng được cử tri trong tỉnh quan tâm, đồng tình ủng hộ. Đây chính là nguồn động viên để đại biểu tăng cường hoạt động chất vấn, làm rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các ngành, đơn vị, nhất là những vấn đề đã hứa trước HĐND tỉnh và cử tri.

Sau mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo tiếp tục theo dõi, đôn đốc UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị thực hiện lời hứa, báo cáo kết quả với HĐND tại kỳ họp sau, bảo đảm các ý kiến chất vấn, kiến nghị của cử tri và của đại biểu HĐND được thực hiện nghiêm túc.

3. Một số hạn chế trong công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động, công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh còn có những hạn chế nhất định, đó là:

Việc chỉ đạo phối hợp để tham mưu xây dựng Chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh có nội dung chưa sát thực tế, tính dự báo chưa cao.

Việc rà soát, đề xuất nội dung trình kỳ họp HĐND quyết định có lúc chưa đầy đủ, chi tiết dẫn đến một số vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện bị vướng mắc phải đề nghị Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến.

Việc chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp, vẫn còn tình trạng một số báo cáo, tài liệu kỳ họp hoàn thành chậm, không được chuyển đến đúng thời gian quy định, do đó gây khó khăn cho việc nghiên cứu của các đại biểu HĐND tỉnh.

Trong tiếp xúc cử tri, chủ yếu tiếp xúc trước và sau mỗi kỳ họp, chưa có nhiều cuộc tiếp xúc theo chuyên đề, theo đối tượng cử tri, hoặc từng đại biểu chủ động tiếp xúc; vẫn còn tình trạng "cử tri chuyên nghiệp". Việc chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri, theo quy định, Ban Thường trực UBMTTQVN cấp tiếp xúc cử tri chủ trì Hội nghị (chủ yếu là cấp xã), nhưng trên thực tế, Thường trực MTTQ cấp xã có nơi điều hành còn yếu, dẫn đến kết quả tiếp xúc hạn chế.

Việc đôn đốc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa quyết liệt, chưa thường xuyên. Có ý kiến, kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, người được chất vấn trả lời có lúc chưa thỏa đáng, còn né tránh, chưa rõ trách nhiệm; một số kiến nghị chính đáng của cử tri và lời hứa sau trả lời chất vấn giải quyết chậm, chưa dứt điểm.

4. Một số giải pháp nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh

Từ thực tiễn nêu trên, để góp phần nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị, tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh trong thời gian tới, Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, kiến nghị Quốc hội khi xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở; quy định tổ chức bộ máy của HĐND đủ mạnh, đủ khả năng thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, trong đó xác định rõ địa vị pháp lý, mối quan hệ giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND với các cơ quan có liên quan. Quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ trong việc hướng dẫn, theo dõi hoạt động của HĐND.

Thứ hai, Thường trực HĐND tỉnh cần chủ động tổ chức hội nghị liên tịch với UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và các cơ quan hữu quan để thống nhất nội dung, chương trình và thời gian kỳ họp; phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để các cơ quan tổ chức thực hiện. Về nội dung kỳ họp, cần quan tâm đến những vấn đề bức xúc của nhân dân qua ý kiến, kiến nghị của cử tri, đề xuất của các tổ đại biểu HĐND tỉnh, nhưng phải được thu thập, đánh giá, chắt lọc, thẩm định kỹ càng. Không đưa vào chương trình kỳ họp những nội dung chưa được đánh giá, thẩm định đầy đủ.

Thứ ba, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh và các Tổ đại biểu trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; quan tâm đến hình thức, nội dung, địa điểm, đối tượng và phương pháp để tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri. Chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng hoạt động theo từng chuyên đề như kỹ năng phối hợp tổ chức kỳ họp HĐND, kỹ năng tiếp xúc cử tri cho Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp tỉnh…

Thứ tư, định kỳ tổ chức hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND, UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh để tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh tại địa phương

Thứ năm, ngoài việc nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và UBMTTQVN tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh cần chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan trong việc tham mưu, giúp việc, phục vụ công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh.

Trên đây là một số nội dung trao đổi liên quan đến tham luận “Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và UBMTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh”, rất mong các đồng chí tham gia góp ý, trao đổi, chia sẻ, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác phối hợp chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh. 

Trân trọng cảm ơn các đồng chí đã lắng nghe./.

Tham luận của Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên 

Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và UBMTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị cho kỳ họp HĐND tỉnh

07/04/2015
Kính thưa các đồng chí lãnh đạo;

Kính thưa chủ trì hội nghị;

Thưa các vị đại biểu tham dự hội nghị,

Lời đầu tiên, cho phép tôi thay mặt Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên gửi đến các đồng chí lãnh đạo, các vị đại biểu về dự Hội nghị giao ban Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố khu vực Nam Trung bộ và Tây nguyên lần thứ 24 tại tỉnh Gia Lai lời chào trân trọng, chúc sức khỏe, hạnh phúc; chúc Hội nghị của chúng ta thành công tốt đẹp.

Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên xin trình bày tại Hội nghị giao ban lần này với chủ đề “Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh”, với mong muốn cùng trao đổi, thảo luận nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác phối hợp để việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp được thực hiện đạt hiệu quả cao hơn.  

Kính thưa các đồng chí;

Thưa hội nghị,

Hoạt động của HĐND tỉnh Phú Yên trong những năm qua đã từng bước đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng, hiệu quả, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương. Trong đó, phải kể đến sự đóng góp tích cực của UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh qua sự phối hợp chặt chẽ với Thường trực và các Ban của HĐND tỉnh.

Quan hệ phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh đã được quy định trong Luật tổ chức HĐND và UBND, Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Quy chế hoạt động của HĐND và những văn bản quy phạm pháp luật khác. Đối với tỉnh Phú Yên, căn cứ quy định của pháp luật, Thường trực HĐND, UBND, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh đã thống nhất, ban hành Quy chế phối hợp công tác, trong đó quy định cụ thể trách nhiệm của mỗi cơ quan,  nhất là trách nhiệm trong việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp.

1. Công tác chuẩn bị kỳ họp HĐND tỉnh

1.1. Về chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp

Xác định công tác chuẩn bị nội dung, chương trình kỳ họp là yếu tố quan trọng đầu tiên và cơ bản đối với việc nâng cao chất lượng kỳ họp, Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh đã bám sát các quy định pháp luật và Quy chế phối hợp, thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quy trình công tác, thể hiện trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị từ việc đề xuất nội dung kỳ họp, tổ chức hội nghị liên tịch thống nhất dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp; thời gian tiếp xúc cư tri, chỉ đạo chuẩn bị các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết,... đến việc tổ chức thành công kỳ họp, đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh.

Theo quy định, đối với kỳ họp thường lệ, Thường trực HĐND tổ chức hội nghị liên tịch với UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và các ngành hữu quan để chuẩn bị cho kỳ họp chậm nhất là 40 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, nhưng ở tỉnh Phú Yên, trong thời gian qua, hội nghị liên tịch thường được tổ chức sớm hơn, thường là trước khai mạc kỳ họp khoảng 50 - 60 ngày. Việc làm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan hữu quan có thời gian chuẩn bị chu đáo, chặt chẽ nội dung trình tại kỳ họp, nhất là đối với các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết; mặt khác, giúp Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh chủ động hơn trong việc chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đôn đốc đảm bảo tiến độ thực hiện các nội dung, công việc chuẩn bị cho kỳ họp.

 Tại hội nghị liên tịch, ngoài việc thống nhất các nội dung của kỳ họp thường lệ, căn cứ vào Nghị quyết về Chương trình hoạt động giám sát và Chương trình xây dựng, ban hành nghị quyết của HĐND tỉnh được ban hành từ kỳ họp cuối năm trước; đề xuất của UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan, Thường trực HĐND tỉnh đã dự kiến chương trình, nội dung kỳ họp đảm bảo bám sát, đáp ứng yêu cầu thực tế quản lý của địa phương và nguyện vọng chính đáng của cử tri. Tuy nhiên, có những nội dung các cơ quan đã dự kiến đưa vào chương trình kỳ họp nhưng qua nghiên cứu, nếu xét thấy công tác chuẩn bị không đảm bảo về thời gian và nội dung, Thường trực HĐND tỉnh yêu cầu các cơ quan đó phải chuẩn bị lại hoặc hoãn đến các kỳ họp sau. Vì vậy các nội dung trình kỳ họp đã tạo được sự đồng thuận cao. Sau hội nghị liên tịch, Thường trực HĐND tỉnh ban hành thông báo kết luận hội nghị về dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp, đồng thời phân công nhiệm vụ cụ thể của từng cơ quan có liên quan cũng như mốc thời gian cho từng nội dung chuẩn bị của kỳ họp.

Việc tổ chức hội nghị liên tịch sớm cùng với việc xác định rõ nội dung, chương trình của kỳ họp đã tạo điều kiện thuận lợi để Thường trực, các Ban và các đại biểu HĐND tỉnh thu thập thông tin, tiến hành khảo sát, giám sát về những nội dung có liên quan.., phục vụ cho công tác thẩm tra văn bản trước khi trình ra kỳ họp chính xác, khả thi cao.
1.2. Về công tác chuẩn bị các văn bản trình tại kỳ họp

Trên cơ sở thông báo kết luận hội nghị liên tịch, UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan chuyên môn của UBND chuẩn bị các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết để trình tại kỳ họp. Khi UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để xem xét các văn bản trình kỳ họp đều mời Thường trực, Ban của HĐND tỉnh tham dự, tham gia ý kiến theo quy chế phối hợp hoạt động giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQ tỉnh, tạo điều kiện để các Ban của HĐND chủ động trong công tác thẩm tra.

Thường trực HĐND tỉnh chủ động đôn đốc UBND tỉnh, Ban Thường trực UBMTTQ tỉnh, Viện KSND, TAND tỉnh sớm hoàn thành phần việc của mình; mặt khác, chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh thường xuyên liên hệ với Văn phòng UBND tỉnh, các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh để nắm tiến độ hoàn thành các văn bản, đôn đốc việc gửi văn bản về Thường trực HĐND để gửi tới đại biểu HĐND theo thời gian quy định. Theo kinh nghiệm của HĐND tỉnh Phú Yên, không nên chờ nhận đủ các loại văn bản mới chuyển tới các đại biểu, mà khi có văn bản nào hoàn thành thì gửi ngay văn bản đó; đồng thời, tất cả các văn bản phục vụ kỳ họp đều được chuyển tải trên Website của Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh để các đại biểu kịp thời nghiên cứu.

1.3. Công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh

 Hoạt động tiếp xúc cử tri được tăng cường và dần đi vào nề nếp, tạo sự gắn bó, tin tưởng của cử tri đối với đại biểu HĐND tỉnh. Thường trực HĐND tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ tỉnh chỉ đạo tổ chức tốt các đợt tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp thường lệ trong năm để thông báo nội dung, chương trình, thời gian tổ chức kỳ họp; báo cáo kết quả kỳ họp, tuyên truyền, phổ biến các nghị quyết do HĐND tỉnh ban hành; đồng thời thu thập ý kiến, nguyện vọng của cử tri gửi đến kỳ họp theo quy định. Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, đã tổ chức 16 đợt tiếp xúc cử tri tại 1.202 điểm, bình quân mỗi đợt tiếp xúc cử tri có hơn 4.670 cử tri tham dự, với hơn 560 cử tri tham gia phát biểu ý kiến và hầu hết các ý kiến, kiến nghị của cử tri đều được các cơ quan, đơn vị chức năng xem xét trả lời. Số điểm tiếp xúc cũng được tăng dần lên, ở đầu nhiệm kỳ tổ chức 57 điểm tiếp xúc đến kỳ họp thứ 11 tăng lên 93 điểm; trong đó, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh tổ chức, chủ trì 01 điểm tiếp xúc trước và sau kỳ họp với thành phần cử tri là các đồng chí nguyên lãnh đạo tỉnh.

Tại buổi tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh đều có đại diện UBND, Ủy ban MTTQVN và các ban, ngành cấp huyện (nơi đại biểu tiếp xúc) tham gia để nắm bắt tình hình và trả lời ý kiến, kiến nghị của cử tri đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết. Sau mỗi đợt tiếp xúc cử tri, Tổ đại biểu HĐND tỉnh có buổi làm việc với lãnh đạo UBND cấp huyện  để nghe UBND báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội, an ninh- quốc phòng của địa phương; kết quả tiếp thu và giải quyết những ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh trước đây theo thẩm quyền; những kiến nghị, đề xuất của địa phương đối với HĐND, UBND và các ngành hữu quan. Đồng thời, tại buổi làm việc, Tổ đại biểu HĐND tỉnh phản ánh những ý kiến, kiến nghị của cử tri qua đợt tiếp xúc trên địa bàn để phân loại, xem xét ý kiến, kiến nghị nào thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp huyện và những ý kiến, kiến nghị nào thuộc thẩm quyền giải quyết và trả lời của cấp tỉnh. Từ đó, yêu cầu UBND, các cơ quan chức năng cấp tỉnh, UBND cấp huyện xem xét, trả lời đầy đủ, kịp thời cho cử tri. Bên cạnh đó, đối với những vấn đề mang tính bức xúc, được cử tri phản ảnh nhiều lần nhưng chưa được các cấp, các ngành xem xét giải quyết hoặc trả lời, giải quyết chưa thấu đáo thì Thường trực HĐND các cấp tổ chức các buổi làm việc trực tiếp với các cơ quan có liên quan để yêu cầu xem xét, xử lý dứt điểm. Việc làm này giúp cho chính quyền địa phương giải quyết nhanh, gọn những vấn đề mà cử tri quan tâm, tạo không khí dân chủ, cởi mở trong hoạt động tiếp xúc cử tri, giải quyết nhanh các ý kiến, kiến nghị của cử tri và giảm thiểu đáng kể ý kiến phản ánh về tỉnh. 

Trên cơ sở báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri từ các Tổ đại biểu, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo xây dựng dự thảo báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị cử tri toàn tỉnh; tổ chức hội nghị gồm lãnh đạo UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh, đại biểu chuyên trách các Ban của HĐND tỉnh để thống nhất nội dung các ý kiến, kiến nghị của cử tri trước khi trình ra kỳ họp. Việc làm này nhằm đảm bảo ý kiến, kiến nghị của cử tri được phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác; tránh được tình trạng ý kiến trùng lắp, vượt cấp, ý kiến đã hoặc đang được xem xét, giải quyết, ý kiến phản ảnh không đúng sự thật, trái chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, phát luật của Nhà nước…

Nhìn chung, đa số ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền xem xét của cơ quan cấp tỉnh đều được UBND tỉnh và các cơ quan chức năng xem xét giải quyết đầy đủ, rõ ràng, nghiêm túc, có trách nhiệm. Một trong những điểm mới về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri ở tỉnh Phú Yên, đó là ngoài việc trả lời trực tiếp của các cơ quan chức năng tại kỳ họp, thì tại kỳ họp tiếp theo UBND tỉnh có báo cáo tổng hợp kết quả việc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri trong đó nêu rõ kết quả giải quyết đối với từng ý kiến, kiến nghị.

2. Công tác tổ chức và điều hành kỳ họp

Trước kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tổng hợp những ý kiến, kiến nghị của cử tri; những lời hứa của UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị tại buổi chất vấn của kỳ họp trước; những ý kiến, kiến nghị qua khảo sát, giám sát chưa được UBND tỉnh và các cơ quan đơn vị xem xét, giải quyết, yêu cầu tiếp tục báo cáo trả lời kết quả bằng văn bản tại kỳ họp HĐND tỉnh, để làm cơ sở xem xét, quyết định các vấn đề liên quan, đây cũng là cơ sở để đại biểu HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri.

Trong kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh luôn phối hợp chặt chẽ với UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh, các ngành trong công tác chỉ đạo tổng hợp ý kiến thảo luận, ý kiến chất vấn, yêu cầu giải trình của các đại biểu. Đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo các ngành đã tiếp thu ý kiến của đại biểu và giải trình làm rõ các vấn đề qua thảo luận được các vị đại biểu quan tâm tại kỳ họp.

Để tạo sự chủ động trong hoạt động chất vấn, trước kỳ họp từ 7 đến 10 ngày, Thường trực HĐND tỉnh chuyển đến UBND tỉnh những nội dung chất vấn thuộc trách nhiệm của UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh để chuẩn bị báo cáo bằng văn bản gửi đại biểu HĐND tỉnh và trực tiếp trả lời tại phiên chất vấn của kỳ họp HĐND tỉnh.

Hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn ngày càng thu hút được sự quan tâm của đại biểu và cử tri; không khí tại các phiên chất vấn sôi nổi, thẳng thắn, có tính xây dựng cao, làm rõ được nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp khắc phục những vướng mắc, những thiếu sót, khuyết điểm. Các cá nhân được chất vấn đã trả lời, giải trình khá rõ ràng về những vấn đề có liên quan đến trách nhiệm quản lý của mình, ngoài những nội dung cần giải trình tại kỳ họp, HĐND tỉnh còn yêu cầu các sở, ban ngành có liên quan trả lời bằng văn bản về những vấn đề phát sinh cho các đại biểu HĐND tỉnh ngay sau kỳ họp.

Sau phiên thảo luận, chất vấn tại hội trường, Chủ tọa kỳ họp bố trí thời gian hợp lý để Chủ tịch UBND tỉnh giải trình làm rõ các vấn đề qua chất vấn, thảo luận được các vị đại biểu HĐND tỉnh và cử tri quan tâm. Qua đó, giúp đại biểu nắm sâu hơn về những vấn đề còn băn khoăn, vướng mắc, vấn đề còn nhiều ý kiến khác nhau, tạo sự thống nhất trong việc xem xét, thông qua các nghị quyết tại kỳ họp.

Thông qua hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn, vai trò của HĐND trong công tác giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước tại địa phương được thể hiện rõ nét và ngày càng được cử tri trong tỉnh quan tâm, đồng tình ủng hộ. Đây chính là nguồn động viên để đại biểu tăng cường hoạt động chất vấn, làm rõ trách nhiệm của Thủ trưởng các ngành, đơn vị, nhất là những vấn đề đã hứa trước HĐND tỉnh và cử tri.

Sau mỗi kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo tiếp tục theo dõi, đôn đốc UBND tỉnh, các cơ quan, đơn vị thực hiện lời hứa, báo cáo kết quả với HĐND tại kỳ họp sau, bảo đảm các ý kiến chất vấn, kiến nghị của cử tri và của đại biểu HĐND được thực hiện nghiêm túc.

3. Một số hạn chế trong công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, trong quá trình hoạt động, công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh còn có những hạn chế nhất định, đó là:

Việc chỉ đạo phối hợp để tham mưu xây dựng Chương trình xây dựng nghị quyết của HĐND tỉnh có nội dung chưa sát thực tế, tính dự báo chưa cao.

Việc rà soát, đề xuất nội dung trình kỳ họp HĐND quyết định có lúc chưa đầy đủ, chi tiết dẫn đến một số vấn đề trong quá trình triển khai thực hiện bị vướng mắc phải đề nghị Thường trực HĐND tỉnh cho ý kiến.

Việc chuẩn bị tài liệu cho kỳ họp, vẫn còn tình trạng một số báo cáo, tài liệu kỳ họp hoàn thành chậm, không được chuyển đến đúng thời gian quy định, do đó gây khó khăn cho việc nghiên cứu của các đại biểu HĐND tỉnh.

Trong tiếp xúc cử tri, chủ yếu tiếp xúc trước và sau mỗi kỳ họp, chưa có nhiều cuộc tiếp xúc theo chuyên đề, theo đối tượng cử tri, hoặc từng đại biểu chủ động tiếp xúc; vẫn còn tình trạng "cử tri chuyên nghiệp". Việc chủ trì hội nghị tiếp xúc cử tri, theo quy định, Ban Thường trực UBMTTQVN cấp tiếp xúc cử tri chủ trì Hội nghị (chủ yếu là cấp xã), nhưng trên thực tế, Thường trực MTTQ cấp xã có nơi điều hành còn yếu, dẫn đến kết quả tiếp xúc hạn chế.

Việc đôn đốc giải quyết ý kiến, kiến nghị của cử tri chưa quyết liệt, chưa thường xuyên. Có ý kiến, kiến nghị của cử tri, chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh, người được chất vấn trả lời có lúc chưa thỏa đáng, còn né tránh, chưa rõ trách nhiệm; một số kiến nghị chính đáng của cử tri và lời hứa sau trả lời chất vấn giải quyết chậm, chưa dứt điểm.

4. Một số giải pháp nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh

Từ thực tiễn nêu trên, để góp phần nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và Ủy ban MTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị, tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh trong thời gian tới, Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên xin đề xuất một số giải pháp như sau:

Thứ nhất, kiến nghị Quốc hội khi xây dựng Luật Tổ chức chính quyền địa phương, cần quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương từ tỉnh đến cơ sở; quy định tổ chức bộ máy của HĐND đủ mạnh, đủ khả năng thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND với tư cách là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, trong đó xác định rõ địa vị pháp lý, mối quan hệ giữa Thường trực HĐND, các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND với các cơ quan có liên quan. Quy định cụ thể trách nhiệm của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ trong việc hướng dẫn, theo dõi hoạt động của HĐND.

Thứ hai, Thường trực HĐND tỉnh cần chủ động tổ chức hội nghị liên tịch với UBND, Ủy ban MTTQVN tỉnh và các cơ quan hữu quan để thống nhất nội dung, chương trình và thời gian kỳ họp; phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng để các cơ quan tổ chức thực hiện. Về nội dung kỳ họp, cần quan tâm đến những vấn đề bức xúc của nhân dân qua ý kiến, kiến nghị của cử tri, đề xuất của các tổ đại biểu HĐND tỉnh, nhưng phải được thu thập, đánh giá, chắt lọc, thẩm định kỹ càng. Không đưa vào chương trình kỳ họp những nội dung chưa được đánh giá, thẩm định đầy đủ.

Thứ ba, tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND, Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh và các Tổ đại biểu trong việc xây dựng chương trình, kế hoạch và triển khai hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; quan tâm đến hình thức, nội dung, địa điểm, đối tượng và phương pháp để tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri. Chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng hoạt động theo từng chuyên đề như kỹ năng phối hợp tổ chức kỳ họp HĐND, kỹ năng tiếp xúc cử tri cho Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp tỉnh…

Thứ tư, định kỳ tổ chức hội nghị đánh giá việc thực hiện Quy chế phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND, UBND và Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh để tăng cường mối quan hệ giữa các cơ quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh tại địa phương

Thứ năm, ngoài việc nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và UBMTTQVN tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh cần chỉ đạo tăng cường công tác phối hợp giữa Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan có liên quan trong việc tham mưu, giúp việc, phục vụ công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh.

Trên đây là một số nội dung trao đổi liên quan đến tham luận “Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao công tác phối hợp giữa Thường trực HĐND, UBND và UBMTTQVN tỉnh trong việc chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh”, rất mong các đồng chí tham gia góp ý, trao đổi, chia sẻ, nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng trong công tác phối hợp chuẩn bị và tổ chức kỳ họp HĐND tỉnh. 

Trân trọng cảm ơn các đồng chí đã lắng nghe./.

Tham luận của Thường trực HĐND tỉnh Phú Yên