> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định

Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định

07/04/2015
Kính thưa Chủ trì Hội nghị,

Kính thưa các vị đại biểu!
 
Với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thời gian qua Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành những quyết sách đúng đắn, đề ra các biện pháp, chủ trương quan trọng phát huy tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh.

Hoạt động của HĐND tỉnh Bình Định từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động. Thường trực, các Ban HĐND đã không ngừng cải tiến hoạt động để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND.

Công tác chuẩn bị kỳ họp được tiến hành chu đáo, sớm hơn so với quy định Nghị quyết 753 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thường trước 60 ngày kể từ ngày khai mạc kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh chủ động tổ chức cuộc họp liên tịch với các ban của HĐND, UBND, UBMTTQVN cùng cấp và các cơ quan liên quan để thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để UBND tỉnh chủ động phân công các cơ quan liên quan chuẩn bị các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo các nghị quyết trình kỳ họp và xác định rõ thời gian gửi các báo cáo, đề án nhằm giúp các ban HĐND có thời gian tổ chức thẩm tra. Công tác điều hành kỳ họp luôn được Thường trực HĐND chú trọng và không ngừng cải tiến, theo hướng báo cáo có từ 10 trang trở lên phải có báo cáo tóm tắt để trình bày tại Hội trường nhằm giảm bớt thời gian đại biểu nghe đọc báo cáo, dành thời gian đại biểu thảo luận. Việc chất vấn, trả lời chất vấn được quan tâm nâng cao chất lượng, trong năm 2014 để việc chất vấn và trả lời chất vấn có trọng tâm, trọng điểm, đi đến cùng các vấn đề được quan tâm, chủ tọa kỳ họp tiến hành lấy ý kiến của đại biểu HĐND theo các nhóm vấn đề, lĩnh vực cần chất vấn, trên cơ sở đó quyết định danh sách thủ trưởng các đơn vị sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp.

Chất lượng nghị quyết của HĐND tỉnh ngày càng nâng cao, bám sát tình hình thực tế của địa phương và mang tính khả thi, đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề về hoạt động HĐND, như Nghị quyết về báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của cử tri và kết quả thực hiện kiến nghị qua giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tại kỳ họp thường kỳ cuối năm.

HĐND tỉnh đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng giám sát của HĐND. Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND thông qua việc giám sát tại kỳ họp, thành lập các đoàn giám sát chuyên đề và tái giám sát. Trong đó, đã thực hiện giám sát chuyên đề về tái giám sát việc thực hiện các kiến nghị qua giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban HĐND tỉnh; giám sát chuyên đề về kết quả thực hiện các kiến nghị của cử tri. Kết quả giám sát đã có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng, bức xúc ở địa phương qua giám sát và các kiến nghị chính đáng của cử tri.

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh cũng quan tâm nâng cao chất lượng TXCT của đại biểu HĐND, công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Thường trực HĐND tỉnh và Trưởng các Ban HĐND tỉnh phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh tổ chức 02 cuộc tiếp xúc với các tổ chức thành viên mặt trận và nhân sỹ trí thức trước và sau kỳ họp HĐND để nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng chính đáng phản ánh đến HĐND tỉnh. Phối hợp với UBMTTQVN và UBND tỉnh tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, qua đó đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện cử đại diện lãnh đạo tham gia các buổi TXCT của đại biểu HĐND tỉnh để giải trình những vấn đề thuộc thẩm quyền cấp chính quyền địa phương mình. Tổ chức giám sát 05 vụ khiếu kiện kéo dài, phức tạp của công dân qua công tác xử lý đơn thư, góp phần ổn định tình hình xã hội ở địa phương.

Những kết quả đó đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Bình Định trong thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đạt được, HĐND tỉnh Bình Định có những khó khăn, hạn chế là:

- Hoạt động giám sát của HĐND trên một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế. Việc tiếp thu, khắc phục những tồn tại của một số đơn vị chịu sự giám sát chậm triển khai thực hiện. Việc giải quyết một số kiến nghị cử tri chưa được dứt điểm, thấu đáo, còn hứa hẹn.

- Đến sát ngày khai mạc kỳ họp, UBND tỉnh đề nghị bổ sung một số nội dung đưa vào chương trình kỳ họp nên một số báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình kỳ họp còn chậm so với quy định và chất lượng chưa cao.

- Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh chủ yếu tập trung vào trước và sau các kỳ họp HĐND tỉnh, chưa tổ chức TXCT nơi cư trú, nơi làm việc hoặc theo chuyên đề... Thành phần hội nghị TXCT chủ yếu cán bộ, công chức, người dân ít tham dự.

- Chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh chưa đồng đều, một số đại biểu chưa thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc quyết định các vấn đề quan trọng như quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và một số vấn đề về ngân sách địa phương còn hạn chế.

- Việc xem xét, đôn đốc, kiểm tra giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân do Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh chuyển cho các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định còn hạn chế, chưa thực hiện thường xuyên; giám sát hoạt động giải quyết đơn thư còn chưa được đại biểu HĐND chú trọng.  

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Cơ cấu số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách công tác HĐND chiếm tỷ lệ rất thấp, cơ cấu trong cấp ủy Đảng đối với Thường trực và các Ban của HĐND chưa được quan tâm đúng mức và chưa tương xứng với vai trò, nhiệm vụ được giao theo luật định.

- Những đại biểu kiêm nhiệm ít dành thời gian cho hoạt động HĐND, chỉ tham gia hoạt động chủ yếu tập trung ở các kỳ họp HĐND tỉnh, các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp. Một số ít đại biểu chưa phát huy tốt vai trò đại diện nhân dân, ít nghiên cứu tài liệu và tham gia phát biểu tại kỳ họp, tại các buổi thảo luận do tâm lý e ngại, nể nang hoặc do nắm bắt thông tin, chuyên môn còn hạn chế.

- Quốc hội chưa ban hành Nghị quyết về hoạt động giám sát của HĐND, do vậy biện pháp xử lý sau giám sát đối với các chủ thể bị giám sát còn hạn chế.

- Chức năng, quyền hạn, trách nhiệm giữa lãnh đạo các Ban của HĐND và lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đối với các Phòng chức năng chuyên môn thuộc Văn phòng còn chưa rõ ràng, lúng túng trong chỉ đạo điều hành công việc. Chưa có cơ chế khuyến khích, thu hút các chuyên gia giỏi, cán bộ có năng lực, kinh nghiệm về làm việc tại cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND.

Một số kinh nghiệm của HĐND tỉnh

- Trong hoạt động của HĐND phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy và quan hệ phối hợp đồng bộ với UBND và UBMTTQVN cùng cấp.

- Hiệu quả hoạt động của HĐND được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của từng đại biểu HĐND cũng như của Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND. Do đó, cần có sự gắn kết chặt chẽ, thường xuyên giữa Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND và UBMTTQVN tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan phối hợp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động HĐND cho các đại biểu, nhất là tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, cả nước và một số văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước.

- Nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND tỉnh, sau khi thống nhất chương trình, nội dung kỳ họp, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan sớm chuẩn bị các báo cáo, đề án, tờ trình... đảm bảo chất lượng và thời gian theo luật định. Đổi mới phương pháp điều hành trong phiên họp thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn theo hướng tăng thời gian thảo luận, chất vấn trên tinh thần phát huy dân chủ, trí tuệ của đại biểu.

- Tăng cường hoạt động giám sát của Thường và các Ban của HĐND. Trong đó lựa chọn những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm để tổ chức giám sát. Kết luận, kiến nghị giám sát phải khách quan, cụ thể, rõ ràng; lựa chọn kiến nghị, đề xuất mang tính giải pháp để giúp đơn vị được giám sát thấy được tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận giám sát; xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc chấp hành các kiến nghị sau giám sát. Trường hợp cần thiết có thể quyết định tái giám sát đối với những kiến nghị sau giám sát không được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Bản thân mỗi đại biểu HĐND tỉnh phải tự nâng cao nhận thức, trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết, nghiên cứu kỹ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu theo luật quy định để tăng cường chất lượng hoạt động của mình, hoàn thành chức trách người đại biểu dân cử.

- Đổi mới công tác cán bộ để nâng cao chất lượng công tác tham mưu, giúp việc HĐND tỉnh của bộ máy Văn phòng. Tuyển chọn công chức có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn giúp việc Thường trực HĐND, các Ban HĐND, có chế độ chính sách phù hợp để khuyến khích công chức thực hiện nhiệm vụ.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hoạt động HĐND. Trong đó cần cơ cấu các chức danh Ủy viên Thường trực và Trưởng các Ban của HĐND  vào cấp ủy Đảng, xây dựng quy hoạch các chức danh HĐND tỉnh để bổ sung kịp thời khi có sự thay đổi nhân sự.

- Cần tăng cường số lượng đại biểu HĐND chuyên trách vào các Ban của HĐND để nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban HĐND tỉnh. Trong đó đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách không dưới 30% tổng số đại biểu HĐND. Đổi mới cơ cấu tổ chức của Thường trực HĐND, trong đó tăng số lượng chức danh Phó Chủ tịch HĐND thành 02 Phó Chủ tịch, cơ cấu Trưởng các Ban HĐND, Chánh Văn phòng làm thành viên Thường trực HĐND để chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động một cách khoa học, tránh chồng chéo.

- Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn theo hướng đối thoại, tranh luận từng vấn đề với tinh thần thẳng thắn, xây dựng. Hằng năm, HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh thành lập đoàn giám sát chuyên đề về các lĩnh vực lớn, trọng điểm mà nhân dân và cử tri quan tâm. Tăng cường giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, thực hiện các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri.

- Đổi mới hoạt động TXCT, đa dạng các hình thức TXCT ở đơn vị bầu cử, nơi cư trú, nơi làm việc, những địa bàn khó khăn; TXCT theo chuyên đề, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau.

- Bản thân mỗi đại biểu HĐND tỉnh phải tự nâng cao nhận thức, trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết, nghiên cứu kỹ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu theo luật quy định để tăng cường chất lượng hoạt động của mình, hoàn thành chức trách người đại biểu dân cử.

- Đổi mới hoạt động TXCT, đa dạng các hình thức TXCT như TXCT ở đơn vị bầu cử, nơi cư trú, nơi làm việc, những địa bàn khó khăn, nơi có nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri; TXCT theo chuyên đề. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh trong TXCT; giám sát những nội dung đã trả lời với cử tri.

Trên đây là báo cáo tham luận về Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Bình Định. Kính chúc Quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn./.

Tham luận của Thường trực HĐND tỉnh Bình Định 

Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định

07/04/2015
Kính thưa Chủ trì Hội nghị,

Kính thưa các vị đại biểu!
 
Với vai trò là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thời gian qua Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định đã ban hành những quyết sách đúng đắn, đề ra các biện pháp, chủ trương quan trọng phát huy tiềm năng, xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong tỉnh.

Hoạt động của HĐND tỉnh Bình Định từ đầu nhiệm kỳ đến nay đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động. Thường trực, các Ban HĐND đã không ngừng cải tiến hoạt động để nâng cao chất lượng hoạt động của HĐND.

Công tác chuẩn bị kỳ họp được tiến hành chu đáo, sớm hơn so với quy định Nghị quyết 753 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, thường trước 60 ngày kể từ ngày khai mạc kỳ họp, Thường trực HĐND tỉnh chủ động tổ chức cuộc họp liên tịch với các ban của HĐND, UBND, UBMTTQVN cùng cấp và các cơ quan liên quan để thống nhất nội dung, chương trình kỳ họp để UBND tỉnh chủ động phân công các cơ quan liên quan chuẩn bị các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo các nghị quyết trình kỳ họp và xác định rõ thời gian gửi các báo cáo, đề án nhằm giúp các ban HĐND có thời gian tổ chức thẩm tra. Công tác điều hành kỳ họp luôn được Thường trực HĐND chú trọng và không ngừng cải tiến, theo hướng báo cáo có từ 10 trang trở lên phải có báo cáo tóm tắt để trình bày tại Hội trường nhằm giảm bớt thời gian đại biểu nghe đọc báo cáo, dành thời gian đại biểu thảo luận. Việc chất vấn, trả lời chất vấn được quan tâm nâng cao chất lượng, trong năm 2014 để việc chất vấn và trả lời chất vấn có trọng tâm, trọng điểm, đi đến cùng các vấn đề được quan tâm, chủ tọa kỳ họp tiến hành lấy ý kiến của đại biểu HĐND theo các nhóm vấn đề, lĩnh vực cần chất vấn, trên cơ sở đó quyết định danh sách thủ trưởng các đơn vị sẽ trả lời chất vấn tại kỳ họp.

Chất lượng nghị quyết của HĐND tỉnh ngày càng nâng cao, bám sát tình hình thực tế của địa phương và mang tính khả thi, đã ban hành một số nghị quyết chuyên đề về hoạt động HĐND, như Nghị quyết về báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của cử tri và kết quả thực hiện kiến nghị qua giám sát của HĐND, Thường trực HĐND, các Ban HĐND tại kỳ họp thường kỳ cuối năm.

HĐND tỉnh đã có nhiều cố gắng để nâng cao chất lượng giám sát của HĐND. Thường trực HĐND, các Ban HĐND và đại biểu HĐND thông qua việc giám sát tại kỳ họp, thành lập các đoàn giám sát chuyên đề và tái giám sát. Trong đó, đã thực hiện giám sát chuyên đề về tái giám sát việc thực hiện các kiến nghị qua giám sát của HĐND, Thường trực, các Ban HĐND tỉnh; giám sát chuyên đề về kết quả thực hiện các kiến nghị của cử tri. Kết quả giám sát đã có tác dụng tích cực trong việc giải quyết các vấn đề quan trọng, bức xúc ở địa phương qua giám sát và các kiến nghị chính đáng của cử tri.

Bên cạnh đó, HĐND tỉnh cũng quan tâm nâng cao chất lượng TXCT của đại biểu HĐND, công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân. Thường trực HĐND tỉnh và Trưởng các Ban HĐND tỉnh phối hợp với Ban Thường trực UBMTTQVN tỉnh tổ chức 02 cuộc tiếp xúc với các tổ chức thành viên mặt trận và nhân sỹ trí thức trước và sau kỳ họp HĐND để nắm bắt những tâm tư, nguyện vọng chính đáng phản ánh đến HĐND tỉnh. Phối hợp với UBMTTQVN và UBND tỉnh tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng hoạt động tiếp xúc cử tri, qua đó đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện cử đại diện lãnh đạo tham gia các buổi TXCT của đại biểu HĐND tỉnh để giải trình những vấn đề thuộc thẩm quyền cấp chính quyền địa phương mình. Tổ chức giám sát 05 vụ khiếu kiện kéo dài, phức tạp của công dân qua công tác xử lý đơn thư, góp phần ổn định tình hình xã hội ở địa phương.

Những kết quả đó đã góp phần nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Bình Định trong thời gian qua.

Bên cạnh những kết quả đạt được, HĐND tỉnh Bình Định có những khó khăn, hạn chế là:

- Hoạt động giám sát của HĐND trên một số lĩnh vực vẫn còn hạn chế. Việc tiếp thu, khắc phục những tồn tại của một số đơn vị chịu sự giám sát chậm triển khai thực hiện. Việc giải quyết một số kiến nghị cử tri chưa được dứt điểm, thấu đáo, còn hứa hẹn.

- Đến sát ngày khai mạc kỳ họp, UBND tỉnh đề nghị bổ sung một số nội dung đưa vào chương trình kỳ họp nên một số báo cáo, tờ trình, dự thảo nghị quyết do UBND tỉnh trình kỳ họp còn chậm so với quy định và chất lượng chưa cao.

- Hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND tỉnh chủ yếu tập trung vào trước và sau các kỳ họp HĐND tỉnh, chưa tổ chức TXCT nơi cư trú, nơi làm việc hoặc theo chuyên đề... Thành phần hội nghị TXCT chủ yếu cán bộ, công chức, người dân ít tham dự.

- Chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND tỉnh chưa đồng đều, một số đại biểu chưa thực hiện tốt vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong việc quyết định các vấn đề quan trọng như quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và một số vấn đề về ngân sách địa phương còn hạn chế.

- Việc xem xét, đôn đốc, kiểm tra giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân do Thường trực HĐND, các Ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh chuyển cho các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định còn hạn chế, chưa thực hiện thường xuyên; giám sát hoạt động giải quyết đơn thư còn chưa được đại biểu HĐND chú trọng.  

Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế:

- Cơ cấu số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách công tác HĐND chiếm tỷ lệ rất thấp, cơ cấu trong cấp ủy Đảng đối với Thường trực và các Ban của HĐND chưa được quan tâm đúng mức và chưa tương xứng với vai trò, nhiệm vụ được giao theo luật định.

- Những đại biểu kiêm nhiệm ít dành thời gian cho hoạt động HĐND, chỉ tham gia hoạt động chủ yếu tập trung ở các kỳ họp HĐND tỉnh, các cuộc tiếp xúc cử tri trước và sau kỳ họp. Một số ít đại biểu chưa phát huy tốt vai trò đại diện nhân dân, ít nghiên cứu tài liệu và tham gia phát biểu tại kỳ họp, tại các buổi thảo luận do tâm lý e ngại, nể nang hoặc do nắm bắt thông tin, chuyên môn còn hạn chế.

- Quốc hội chưa ban hành Nghị quyết về hoạt động giám sát của HĐND, do vậy biện pháp xử lý sau giám sát đối với các chủ thể bị giám sát còn hạn chế.

- Chức năng, quyền hạn, trách nhiệm giữa lãnh đạo các Ban của HĐND và lãnh đạo Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh đối với các Phòng chức năng chuyên môn thuộc Văn phòng còn chưa rõ ràng, lúng túng trong chỉ đạo điều hành công việc. Chưa có cơ chế khuyến khích, thu hút các chuyên gia giỏi, cán bộ có năng lực, kinh nghiệm về làm việc tại cơ quan tham mưu, giúp việc cho HĐND.

Một số kinh nghiệm của HĐND tỉnh

- Trong hoạt động của HĐND phải đảm bảo sự lãnh đạo của cấp ủy và quan hệ phối hợp đồng bộ với UBND và UBMTTQVN cùng cấp.

- Hiệu quả hoạt động của HĐND được đảm bảo bằng hiệu quả hoạt động của từng đại biểu HĐND cũng như của Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND. Do đó, cần có sự gắn kết chặt chẽ, thường xuyên giữa Thường trực HĐND, UBND, các Ban của HĐND và UBMTTQVN tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi để các cơ quan phối hợp thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình theo quy định. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động HĐND cho các đại biểu, nhất là tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương, cả nước và một số văn bản quan trọng của Đảng, Nhà nước.

- Nâng cao chất lượng kỳ họp HĐND tỉnh, sau khi thống nhất chương trình, nội dung kỳ họp, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành liên quan sớm chuẩn bị các báo cáo, đề án, tờ trình... đảm bảo chất lượng và thời gian theo luật định. Đổi mới phương pháp điều hành trong phiên họp thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn theo hướng tăng thời gian thảo luận, chất vấn trên tinh thần phát huy dân chủ, trí tuệ của đại biểu.

- Tăng cường hoạt động giám sát của Thường và các Ban của HĐND. Trong đó lựa chọn những vấn đề bức xúc mà cử tri quan tâm để tổ chức giám sát. Kết luận, kiến nghị giám sát phải khách quan, cụ thể, rõ ràng; lựa chọn kiến nghị, đề xuất mang tính giải pháp để giúp đơn vị được giám sát thấy được tồn tại, hạn chế cần khắc phục. Thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận giám sát; xác định rõ trách nhiệm của cá nhân, tổ chức trong việc chấp hành các kiến nghị sau giám sát. Trường hợp cần thiết có thể quyết định tái giám sát đối với những kiến nghị sau giám sát không được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

- Bản thân mỗi đại biểu HĐND tỉnh phải tự nâng cao nhận thức, trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết, nghiên cứu kỹ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu theo luật quy định để tăng cường chất lượng hoạt động của mình, hoàn thành chức trách người đại biểu dân cử.

- Đổi mới công tác cán bộ để nâng cao chất lượng công tác tham mưu, giúp việc HĐND tỉnh của bộ máy Văn phòng. Tuyển chọn công chức có kinh nghiệm, năng lực, trình độ chuyên môn giúp việc Thường trực HĐND, các Ban HĐND, có chế độ chính sách phù hợp để khuyến khích công chức thực hiện nhiệm vụ.

Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh

- Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với hoạt động HĐND. Trong đó cần cơ cấu các chức danh Ủy viên Thường trực và Trưởng các Ban của HĐND  vào cấp ủy Đảng, xây dựng quy hoạch các chức danh HĐND tỉnh để bổ sung kịp thời khi có sự thay đổi nhân sự.

- Cần tăng cường số lượng đại biểu HĐND chuyên trách vào các Ban của HĐND để nâng cao chất lượng hoạt động của các Ban HĐND tỉnh. Trong đó đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách không dưới 30% tổng số đại biểu HĐND. Đổi mới cơ cấu tổ chức của Thường trực HĐND, trong đó tăng số lượng chức danh Phó Chủ tịch HĐND thành 02 Phó Chủ tịch, cơ cấu Trưởng các Ban HĐND, Chánh Văn phòng làm thành viên Thường trực HĐND để chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động một cách khoa học, tránh chồng chéo.

- Nâng cao chất lượng chất vấn và trả lời chất vấn theo hướng đối thoại, tranh luận từng vấn đề với tinh thần thẳng thắn, xây dựng. Hằng năm, HĐND tỉnh, Thường trực HĐND tỉnh thành lập đoàn giám sát chuyên đề về các lĩnh vực lớn, trọng điểm mà nhân dân và cử tri quan tâm. Tăng cường giám sát việc thực hiện các kiến nghị sau giám sát, thực hiện các ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri.

- Đổi mới hoạt động TXCT, đa dạng các hình thức TXCT ở đơn vị bầu cử, nơi cư trú, nơi làm việc, những địa bàn khó khăn; TXCT theo chuyên đề, lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau.

- Bản thân mỗi đại biểu HĐND tỉnh phải tự nâng cao nhận thức, trau dồi kiến thức, kỹ năng cần thiết, nghiên cứu kỹ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của người đại biểu theo luật quy định để tăng cường chất lượng hoạt động của mình, hoàn thành chức trách người đại biểu dân cử.

- Đổi mới hoạt động TXCT, đa dạng các hình thức TXCT như TXCT ở đơn vị bầu cử, nơi cư trú, nơi làm việc, những địa bàn khó khăn, nơi có nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri; TXCT theo chuyên đề. Nâng cao hơn nữa trách nhiệm của đại biểu HĐND tỉnh trong TXCT; giám sát những nội dung đã trả lời với cử tri.

Trên đây là báo cáo tham luận về Kinh nghiệm và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND tỉnh Bình Định. Kính chúc Quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn./.

Tham luận của Thường trực HĐND tỉnh Bình Định