> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Một số kinh nghiệm trong hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng”

Một số kinh nghiệm trong hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng”

07/04/2015
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND thì việc nâng cao chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Trong những năm qua, Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, vì vậy, chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng lên rõ rệt.

Năm 2014 tiếp tục đánh dấu nhiều đổi mới quan trọng và sâu rộng trong hoạt động giám sát của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng, khẳng định được vị trí, trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. Qua đó, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố với nhiều thành tựu nổi bật, cụ thể như: Kinh tế thành phố giữ được đà tăng trưởng khá và tiếp tục chuyển dịch mạnh theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; du lịch là mũi nhọn, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế; thu ngân sách thành phố đạt hơn 11.500 tỷ đồng, vượt 8,2% kế hoạch. Tổ chức thực hiện có kết quả chương trình Năm doanh nghiệp 2014; tình hình nợ đất tái định cư được xử lý dứt điểm; kết cấu hạ tầng đô thị tiếp tục được chú trọng đầu tư, tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn quan trọng; chương trình “05 không”, “03 có” tiếp tục duy trì và phát huy tác dụng. Thành phố Đà Nẵng trở lại vị trí dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và dẫn đầu cả nước năm thứ hai liên tiếp về chỉ số cải cách hành chính (Par Index), ứng dụng công nghệ thông tin; lĩnh vực văn hoá xã hội được tăng cường đầu tư; công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm được chú trọng; tất cả hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một thành phố hài hoà, thân thiện, an bình, một thành phố hấp dẫn và sống tốt.

Trong quá trình hoạt động, Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng luôn xác định hiệu quả giám sát đóng vai trò trung tâm và xuyên suốt, được quan tâm đặc biệt với nhiều cải tiến đáng kể. Thường trực HĐND thành phố đã tổ chức tốt các hoạt động giám sát theo luật định; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND, UBMTTQVN thành phố, duy trì đều đặn cuộc họp giao ban định kỳ hàng tháng để cùng trao đổi, giải quyết những vấn đề phát sinh của địa phương; nâng cao chất lượng trong hoạt động giám sát thường xuyên; thực hiện tốt các đợt giám sát chuyên đề theo kế hoạch; hình thành cơ chế giải quyết các vấn đề bức xúc, nóng bỏng đặt biệt dư luận quan tâm và phân công cụ thể lãnh đạo xử lý và chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện, báo cáo tiến độ hàng tuần, hàng tháng theo đúng yêu cầu… Trong năm, Thường trực HĐND thành phố đã tổ chức thành công các Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp; đây là cách làm mới chưa có tiền lệ theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2013 và bước đầu đã đem lại hiệu quả được cử tri đồng tình ủng hộ.

Trên kết quả hoạt động thực tế vừa qua, tại Hội nghị giao ban lần này, Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng chọn chủ đề “Một số kinh nghiệm trong hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND thành phố” nhằm trao đổi với Hội nghị để cùng rút kinh nghiệm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng của cử tri.

I. Kết quả giám sát của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng thông qua việc tổ chức Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp:

Theo Luật định, mỗi năm, HĐND tổ chức 02 kỳ họp thường kỳ giữa năm và cuối năm; đây là hoạt động giám sát chính, chủ yếu của HĐND để xem xét các báo cáo của UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan. HĐND thảo luận và ban hành Nghị quyết về những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương.

Giữa hai kỳ họp, trách nhiệm giám sát thuộc về Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố. Làm thế nào để hoạt động giám sát có hiệu quả? Nghị quyết đã ban hành có thực sự đi vào cuộc sống của người dân hay không? Những vấn đề mới phát sinh cần phải giải quyết như thế nào? Những vấn đề chưa giải quyết và lời hứa của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đã được thực hiện đến đâu?... Xuất phát từ những yêu cầu thực tế chính đáng đó, không thể ngồi yên chờ đến kỳ họp lần sau, cho nên Thường trực HĐND thành phố đã quyết định tổ chức Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp.

Hai Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng được tổ chức vào tháng 4 và tháng 10/2014 đã đem lại kết quả đáng phấn khởi, được dư luận quan tâm , được báo chí đồng tình ủng hộ và cái được lớn nhất là lòng tin của người dân đối với cơ quan dân cử. Thông qua thành công Hội nghị, Thường trực HĐND thành phố và UBND thành phố rút kinh nghiệm chọn những nội dung, giải pháp cụ thể để tiếp tục giám sát và tổ chức thực hiện; qua đó để biểu dương, khuyến khích, động viên những đơn vị làm tốt; làm rõ trách nhiệm đối với đơn vị làm chưa tốt hoặc có vi phạm.

- Quy trình tổ chức Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp được thực hiện gần giống như phiên thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp; được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh - truyền hình Đà Nẵng để cử tri có điều kiện theo dõi và giám sát. Kế hoạch tổ chức Hội nghị được xây dựng chu đáo ngay sau kỳ họp định kỳ khoảng chừng một tháng, trong đó nêu cụ thể về mục đích, yêu cầu cần giám sát, đối tượng giám sát, thành phần tham dự, thời gian thực hiện, phân công cụ thể trách nhiệm của các  cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện…

- Xác định nội dung giám sát là vấn đề hết sức quan trọng. Nội dung giám sát luôn được Thường trực HĐND thành phố lựa chọn tập trung vào những vấn đề trọng tâm, là những vấn đề nóng, bức xúc nổi cộm liên quan trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp nhân dân, được đại biểu HĐND và cử tri thành phố quan tâm.

- Tại Hội nghị giám sát sẽ nghe UBND thành phố, các ngành liên quan báo cáo cụ thể tình hình thực hiện các nội dung giám sát. Lãnh đạo các Ban của HĐND, Tổ trưởng các tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND thành phố, Uỷ ban MTTQVN thành phố sẽ tiếp tục phát biểu ý kiến, đặt biệt là chất vấn, phản biện về những vấn đề tại hội nghị nêu ra. Trên cơ sở đó, Thường trực HĐND thành phố sẽ kết luận những mặt làm được, chưa được, rút ra nguyên nhân, giải pháp để thực hiện và yêu cầu UBND thành phố chỉ đạo ngành chức năng thực hiện các cam kết. Kết luận trên được thể chế hoá bằng thông báo kết luận của Thường trực HĐND thành phố và đây là cơ sở để các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, các vị đại biểu HĐND thành phố tiếp tục theo dõi, giám sát và đưa vào báo cáo thẩm tra của các Ban tại kỳ họp giữa năm và cuối năm.

II. Một số vấn đề cần quan tâm qua hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng:
Qua việc tổ chức Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp, Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng nhận thấy để tổ chức tốt Hội nghị cần làm tốt các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, để nâng cao chất lượng Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp thì việc lựa chọn nội dung giám sát cần phù hợp, phạm vi giám sát không nên quá rộng, không có trọng tâm, mà phải lựa chọn nội dung cần thiết để giám sát. Những vấn đề được đông đảo cử tri và dư luận quan tâm thì càng phát huy tác dụng trong thực tiễn, hiệu quả giám sát càng cao.

Thứ hai, cần thu thập kỹ thông tin về những vấn đề cần giám sát, đồng thời minh họa hình ảnh sinh động qua giám sát. Chỉ khi đã có được thông tin đầy đủ, hiểu rõ bản chất vấn đề thì kết quả giám sát mới cao. Do đó, căn cứ nội dung giám sát đã chọn, Thường trực HĐND thành phố sớm giao các Ban của HĐND tích cực, chủ động trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát, nắm bắt thông tin, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát và đề xuất với Thường trực HĐND thành phố; đồng thời đề nghị Tổ trưởng các Tổ đại biểu, các vị đại biểu HĐND thành phố thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn liên quan đến nội dung giám sát để tham gia ý kiến, góp ý thảo luận tại Hội nghị.

Thứ ba, tại Hội nghị cần tạo không khí dân chủ thực sự, phát huy được tinh thần trách nhiệm của đại biểu, không ngại va chạm, dám mạnh dạn nêu vấn đề chất vấn có tính xây dựng. Việc trả lời chất vấn phải hết sức cụ thể, đúng nội dung, nếu trả lời vòng vo thì Chủ trì Hội nghị cần gợi ý hướng vào trọng tâm.

Thứ tư, kết luận của Chủ trì Hội nghị phải cụ thể, rõ ràng, mạch lạc, từng vấn đề được và chưa được, biện pháp khắc phục trong một thời gian nhất định, báo cáo trả lời cho Thường trực HĐND thành phố và đại biểu chất vấn. Đồng thời Thường trực HĐND ban hành thông báo từng vấn đề sau Hội nghị nhằm tăng cường công tác “hậu giám sát” đối với các vấn đề chưa được giải quyết triệt để.

III. Bài học kinh nghiệm để nâng chất lượng hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp:

1. Trước hết, phải quán triệt quan điểm lấy “Dân làm gốc”, vì lợi ích của nhân dân, hoạt động của HĐND phải xuất phát từ quyền lợi của nhân dân. Vì vậy, Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của HĐND là yếu tố hết sức quan trọng. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy Đảng quan tâm và có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của HĐND, có phương thức lãnh đạo phù hợp thì ở đó HĐND sẽ hoạt động có hiệu quả.

2. Các đồng chí trong Thường trực HĐND phải thực sự tâm huyết với hoạt động của cơ quan dân cử, có trách nhiệm cao trước Đảng và cử tri; phải có bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Phải có sự phân công rõ ràng trách nhiệm đối với từng thành viên trong Thường trực HĐND, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Điều hòa, phối hợp linh hoạt hoạt động của các Ban HĐND; gắn kết vai trò, hoạt động của Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND thành phố trong hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp. Giữ mối liên hệ thường xuyên và phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND - UBND - UBMTTQVN thành phố.

3. Khẳng định vị trí và phát huy tối đa vai trò hoạt động của các Ban HĐND trong công tác giám sát, nhất là đối với lãnh đạo Ban chuyên trách. Các Ban của HĐND cần thật sự chủ động, linh hoạt, nhạy bén trong hoạt động giám sát thường xuyên của mình; đặc biệt tăng cường đi kiểm tra thực tế, kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện vấn đề, từ đó có những kiến nghị xác đáng, giải pháp khả thi, giúp Thường trực HĐND thành phố trong công tác chỉ đạo, điều hành.

4. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, đào tạo và nâng cao hơn nữa năng lực tham mưu, phục vụ của đội ngũ công chức tham mưu, giúp việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác chuyên môn và triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ bước đầu được rút ra từ hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng. Mong rằng những ý kiến trên sẽ góp phần với Hội nghị trong thảo luận nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của HĐND trong thời gian đến.
Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng

Một số kinh nghiệm trong hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng”

07/04/2015
Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân. Để nâng cao hiệu quả hoạt động của HĐND thì việc nâng cao chất lượng hoạt động của Thường trực HĐND là nhiệm vụ hết sức quan trọng và cần thiết. Trong những năm qua, Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng đã không ngừng đổi mới nội dung và phương thức hoạt động, vì vậy, chất lượng và hiệu quả ngày càng được nâng lên rõ rệt.

Năm 2014 tiếp tục đánh dấu nhiều đổi mới quan trọng và sâu rộng trong hoạt động giám sát của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng, khẳng định được vị trí, trách nhiệm của cơ quan quyền lực nhà nước tại địa phương. Qua đó, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố với nhiều thành tựu nổi bật, cụ thể như: Kinh tế thành phố giữ được đà tăng trưởng khá và tiếp tục chuyển dịch mạnh theo cơ cấu dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp; du lịch là mũi nhọn, là điểm đến hấp dẫn của du khách trong nước và quốc tế; thu ngân sách thành phố đạt hơn 11.500 tỷ đồng, vượt 8,2% kế hoạch. Tổ chức thực hiện có kết quả chương trình Năm doanh nghiệp 2014; tình hình nợ đất tái định cư được xử lý dứt điểm; kết cấu hạ tầng đô thị tiếp tục được chú trọng đầu tư, tổ chức khánh thành và đưa vào sử dụng nhiều công trình lớn quan trọng; chương trình “05 không”, “03 có” tiếp tục duy trì và phát huy tác dụng. Thành phố Đà Nẵng trở lại vị trí dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và dẫn đầu cả nước năm thứ hai liên tiếp về chỉ số cải cách hành chính (Par Index), ứng dụng công nghệ thông tin; lĩnh vực văn hoá xã hội được tăng cường đầu tư; công tác an sinh xã hội, giải quyết việc làm được chú trọng; tất cả hướng đến mục tiêu xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành một thành phố hài hoà, thân thiện, an bình, một thành phố hấp dẫn và sống tốt.

Trong quá trình hoạt động, Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng luôn xác định hiệu quả giám sát đóng vai trò trung tâm và xuyên suốt, được quan tâm đặc biệt với nhiều cải tiến đáng kể. Thường trực HĐND thành phố đã tổ chức tốt các hoạt động giám sát theo luật định; tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa Thường trực HĐND với UBND, UBMTTQVN thành phố, duy trì đều đặn cuộc họp giao ban định kỳ hàng tháng để cùng trao đổi, giải quyết những vấn đề phát sinh của địa phương; nâng cao chất lượng trong hoạt động giám sát thường xuyên; thực hiện tốt các đợt giám sát chuyên đề theo kế hoạch; hình thành cơ chế giải quyết các vấn đề bức xúc, nóng bỏng đặt biệt dư luận quan tâm và phân công cụ thể lãnh đạo xử lý và chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc thực hiện, báo cáo tiến độ hàng tuần, hàng tháng theo đúng yêu cầu… Trong năm, Thường trực HĐND thành phố đã tổ chức thành công các Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp; đây là cách làm mới chưa có tiền lệ theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2013 và bước đầu đã đem lại hiệu quả được cử tri đồng tình ủng hộ.

Trên kết quả hoạt động thực tế vừa qua, tại Hội nghị giao ban lần này, Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng chọn chủ đề “Một số kinh nghiệm trong hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND thành phố” nhằm trao đổi với Hội nghị để cùng rút kinh nghiệm, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của HĐND, thực sự là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí nguyện vọng của cử tri.

I. Kết quả giám sát của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng thông qua việc tổ chức Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp:

Theo Luật định, mỗi năm, HĐND tổ chức 02 kỳ họp thường kỳ giữa năm và cuối năm; đây là hoạt động giám sát chính, chủ yếu của HĐND để xem xét các báo cáo của UBND, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan có liên quan. HĐND thảo luận và ban hành Nghị quyết về những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng ở địa phương.

Giữa hai kỳ họp, trách nhiệm giám sát thuộc về Thường trực HĐND, các Ban HĐND, Tổ đại biểu HĐND và đại biểu HĐND thành phố. Làm thế nào để hoạt động giám sát có hiệu quả? Nghị quyết đã ban hành có thực sự đi vào cuộc sống của người dân hay không? Những vấn đề mới phát sinh cần phải giải quyết như thế nào? Những vấn đề chưa giải quyết và lời hứa của thủ trưởng các cơ quan, đơn vị đã được thực hiện đến đâu?... Xuất phát từ những yêu cầu thực tế chính đáng đó, không thể ngồi yên chờ đến kỳ họp lần sau, cho nên Thường trực HĐND thành phố đã quyết định tổ chức Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp.

Hai Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng được tổ chức vào tháng 4 và tháng 10/2014 đã đem lại kết quả đáng phấn khởi, được dư luận quan tâm , được báo chí đồng tình ủng hộ và cái được lớn nhất là lòng tin của người dân đối với cơ quan dân cử. Thông qua thành công Hội nghị, Thường trực HĐND thành phố và UBND thành phố rút kinh nghiệm chọn những nội dung, giải pháp cụ thể để tiếp tục giám sát và tổ chức thực hiện; qua đó để biểu dương, khuyến khích, động viên những đơn vị làm tốt; làm rõ trách nhiệm đối với đơn vị làm chưa tốt hoặc có vi phạm.

- Quy trình tổ chức Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp được thực hiện gần giống như phiên thảo luận, chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp; được truyền hình trực tiếp trên sóng của Đài Phát thanh - truyền hình Đà Nẵng để cử tri có điều kiện theo dõi và giám sát. Kế hoạch tổ chức Hội nghị được xây dựng chu đáo ngay sau kỳ họp định kỳ khoảng chừng một tháng, trong đó nêu cụ thể về mục đích, yêu cầu cần giám sát, đối tượng giám sát, thành phần tham dự, thời gian thực hiện, phân công cụ thể trách nhiệm của các  cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện…

- Xác định nội dung giám sát là vấn đề hết sức quan trọng. Nội dung giám sát luôn được Thường trực HĐND thành phố lựa chọn tập trung vào những vấn đề trọng tâm, là những vấn đề nóng, bức xúc nổi cộm liên quan trực tiếp đến đời sống của các tầng lớp nhân dân, được đại biểu HĐND và cử tri thành phố quan tâm.

- Tại Hội nghị giám sát sẽ nghe UBND thành phố, các ngành liên quan báo cáo cụ thể tình hình thực hiện các nội dung giám sát. Lãnh đạo các Ban của HĐND, Tổ trưởng các tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND thành phố, Uỷ ban MTTQVN thành phố sẽ tiếp tục phát biểu ý kiến, đặt biệt là chất vấn, phản biện về những vấn đề tại hội nghị nêu ra. Trên cơ sở đó, Thường trực HĐND thành phố sẽ kết luận những mặt làm được, chưa được, rút ra nguyên nhân, giải pháp để thực hiện và yêu cầu UBND thành phố chỉ đạo ngành chức năng thực hiện các cam kết. Kết luận trên được thể chế hoá bằng thông báo kết luận của Thường trực HĐND thành phố và đây là cơ sở để các Ban của HĐND, các Tổ đại biểu HĐND, các vị đại biểu HĐND thành phố tiếp tục theo dõi, giám sát và đưa vào báo cáo thẩm tra của các Ban tại kỳ họp giữa năm và cuối năm.

II. Một số vấn đề cần quan tâm qua hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng:
Qua việc tổ chức Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp, Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng nhận thấy để tổ chức tốt Hội nghị cần làm tốt các vấn đề sau đây:

Thứ nhất, để nâng cao chất lượng Hội nghị giám sát giữa hai kỳ họp thì việc lựa chọn nội dung giám sát cần phù hợp, phạm vi giám sát không nên quá rộng, không có trọng tâm, mà phải lựa chọn nội dung cần thiết để giám sát. Những vấn đề được đông đảo cử tri và dư luận quan tâm thì càng phát huy tác dụng trong thực tiễn, hiệu quả giám sát càng cao.

Thứ hai, cần thu thập kỹ thông tin về những vấn đề cần giám sát, đồng thời minh họa hình ảnh sinh động qua giám sát. Chỉ khi đã có được thông tin đầy đủ, hiểu rõ bản chất vấn đề thì kết quả giám sát mới cao. Do đó, căn cứ nội dung giám sát đã chọn, Thường trực HĐND thành phố sớm giao các Ban của HĐND tích cực, chủ động trong việc tổ chức kiểm tra, giám sát, nắm bắt thông tin, tổng hợp báo cáo kết quả giám sát và đề xuất với Thường trực HĐND thành phố; đồng thời đề nghị Tổ trưởng các Tổ đại biểu, các vị đại biểu HĐND thành phố thu thập ý kiến, kiến nghị của cử tri trên địa bàn liên quan đến nội dung giám sát để tham gia ý kiến, góp ý thảo luận tại Hội nghị.

Thứ ba, tại Hội nghị cần tạo không khí dân chủ thực sự, phát huy được tinh thần trách nhiệm của đại biểu, không ngại va chạm, dám mạnh dạn nêu vấn đề chất vấn có tính xây dựng. Việc trả lời chất vấn phải hết sức cụ thể, đúng nội dung, nếu trả lời vòng vo thì Chủ trì Hội nghị cần gợi ý hướng vào trọng tâm.

Thứ tư, kết luận của Chủ trì Hội nghị phải cụ thể, rõ ràng, mạch lạc, từng vấn đề được và chưa được, biện pháp khắc phục trong một thời gian nhất định, báo cáo trả lời cho Thường trực HĐND thành phố và đại biểu chất vấn. Đồng thời Thường trực HĐND ban hành thông báo từng vấn đề sau Hội nghị nhằm tăng cường công tác “hậu giám sát” đối với các vấn đề chưa được giải quyết triệt để.

III. Bài học kinh nghiệm để nâng chất lượng hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp:

1. Trước hết, phải quán triệt quan điểm lấy “Dân làm gốc”, vì lợi ích của nhân dân, hoạt động của HĐND phải xuất phát từ quyền lợi của nhân dân. Vì vậy, Đảng tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đối với hoạt động của HĐND là yếu tố hết sức quan trọng. Thực tiễn cho thấy, nơi nào cấp ủy Đảng quan tâm và có nhận thức đúng về vị trí, vai trò của HĐND, có phương thức lãnh đạo phù hợp thì ở đó HĐND sẽ hoạt động có hiệu quả.

2. Các đồng chí trong Thường trực HĐND phải thực sự tâm huyết với hoạt động của cơ quan dân cử, có trách nhiệm cao trước Đảng và cử tri; phải có bản lĩnh dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Phải có sự phân công rõ ràng trách nhiệm đối với từng thành viên trong Thường trực HĐND, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Điều hòa, phối hợp linh hoạt hoạt động của các Ban HĐND; gắn kết vai trò, hoạt động của Tổ đại biểu HĐND, đại biểu HĐND thành phố trong hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp. Giữ mối liên hệ thường xuyên và phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực HĐND - UBND - UBMTTQVN thành phố.

3. Khẳng định vị trí và phát huy tối đa vai trò hoạt động của các Ban HĐND trong công tác giám sát, nhất là đối với lãnh đạo Ban chuyên trách. Các Ban của HĐND cần thật sự chủ động, linh hoạt, nhạy bén trong hoạt động giám sát thường xuyên của mình; đặc biệt tăng cường đi kiểm tra thực tế, kịp thời nắm bắt thông tin, phát hiện vấn đề, từ đó có những kiến nghị xác đáng, giải pháp khả thi, giúp Thường trực HĐND thành phố trong công tác chỉ đạo, điều hành.

4. Thường xuyên củng cố, kiện toàn, đào tạo và nâng cao hơn nữa năng lực tham mưu, phục vụ của đội ngũ công chức tham mưu, giúp việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND thành phố nhằm đảm bảo thực hiện tốt công tác chuyên môn và triển khai kịp thời, hiệu quả các nhiệm vụ được giao.

Trên đây là một số kinh nghiệm nho nhỏ bước đầu được rút ra từ hoạt động giám sát giữa hai kỳ họp của Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng. Mong rằng những ý kiến trên sẽ góp phần với Hội nghị trong thảo luận nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động của HĐND trong thời gian đến.
Thường trực HĐND thành phố Đà Nẵng