> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Thực trạng công tác quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh

Thực trạng công tác quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh

04/12/2015
Trong những năm gần đây, các ngành, các cấp tỉnh Gia Lai đã quan tâm đầu tư xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở từ nguồn ngân sách và xã hội hóa. Nhờ đó, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến thôn, tổ dân phố đã có sự thay đổi cơ bản, tăng về số lượng, quy mô và chất lượng; trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, loa đài, dụng cụ thể dục, thể thao không ngừng được bổ sung, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng,.. tạo bộ mặt đô thị được khang trang, hiện đại phục vụ nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa của nhân dân như: Quảng trường Đại đoàn kết, các công viên văn hóa, trung tâm hoạt động thanh niên; một số di tích lịch sử như nhà lao Pleiku, làng kháng chiến Stơr, thư viện, sân vận động ở các huyện, thị xã… Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng, nhiều lễ hội mang bản sắc văn hóa dân tộc được tổ chức, không gian văn hóa cồng chiêng được bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian.

Một số thiết chế văn hóa, thể thao đã xây dựng từ nhiều năm trước đây vẫn phát huy hiệu quả. Nhà văn hóa thôn, làng, tổ dân phố, nhà sinh hoạt cộng đồng ngày càng được sử dụng hiệu quả hơn, là nơi sinh hoạt văn nghệ, đọc sách báo, hội họp của các tổ chức, đoàn thể cơ sở, nơi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, góp phần quan trọng trong việc tổ chức và phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng làng, khu phố văn hóa và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân. Một số địa phương đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa và đạt được những kết quả tích cực, được nhân dân quan tâm, đồng tình ủng hộ như đóng góp kinh phí để mua đất, hiến đất để xây dựng nhà văn hóa thôn, nhà rông văn hóa, làm đường giao thông, xây dựng Đền tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh trong dịp tết Mậu Thân ở Phường Hội Phú (Tp. Pleiku), hoặc mua sắm bàn ghế, âm thanh, phông màn, các dụng cụ thể thao khác… Nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã đầu tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em, xây dựng công viên, rạp chiếu phim 3D hiện đại… góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Tuy nhiên, qua thực tế công tác quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh ta còn một số khó khăn, bất cập như: Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, một số ban ngành, đoàn thể chưa thực sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt công tác này như: việc quy hoạch quỹ đất cho thiết chế văn hóa còn chung chung, cơ sở vật chất chưa đảm bảo và phù hợp với quy định, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân (1.524 nhà văn hóa thôn/2.164 thôn, làng, tổ dân phố, đạt 70,42%) (93 nhà văn hóa cấp xã /222 xã (phường, thị trấn), đạt 41,89%. Nhiều địa phương không còn quỹ đất để xây dựng, nhà văn hóa ở thôn phải sinh hoạt ghép với thôn, làng, tổ dân phố khác; việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở còn nhiều hạn chế; cơ chế chính sách thu hút các nguồn lực thực hiện xã hội hóa lĩnh vực văn hóa chưa mạnh và chưa đồng đều; công tác quản lý các thiết chế văn hóa, thể thao chưa chặt chẽ. Thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã và ở thôn còn hạn chế về công năng sử dụng chủ yếu là dùng để hội họp và sinh hoạt của hệ thống chính trị ở cơ sở, chưa thực sự là điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và thể thao, thiếu không gian và diện tích xây dựng. Nhiều thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở có quy mô nhỏ hoặc có nhưng xuống cấp không sử dụng được, có nơi xây dựng chắp vá, đầu tư thiếu đồng bộ và hiệu quả sử dụng không cao; nhiều nhà rông văn hóa thiếu không gian và thiết kế không phù hợp với phong tục tập quán, chỉ mang tính biểu tượng, bị hư hỏng, bỏ hoang không sử  dụng. Sân chơi, bãi tập thể dục, thể thao cho người dân nhất là cho thanh, thiếu nhi còn ít và không đạt chuẩn về diện tích theo quy định. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, hầu hết các cấp quản lý chưa xây dựng quy chế quản lý, khai thác hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn (quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL) có nơi giao cho thôn trưởng, có nơi giao cho đoàn thanh niên, có nơi giao cho Hội nông dân quản lý dẫn đến việc quản lý nhà văn hóa chưa thống nhất. Ngoài ra, tỉnh chưa có Quy hoạch tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở của địa phương giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 như quy định tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ để làm cơ sở cho các ngành, các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tập trung, thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong thời gian tới để công tác quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ngày càng đi vào nền nếp và đạt hiệu quả cao, tại đợt giám sát vừa qua; Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh sớm xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở của địa phương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đưa chương trình xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở vào kế hoạch phát triển hàng năm của địa phương để bố trí nguồn vốn. Đồng thời, quan tâm đầu tư nâng cấp một số thiết chế văn hóa cơ sở như thư viện tỉnh, nhà hát,.. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các cấp theo quy định. Chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao hiện có trên địa bàn. Ngoài ra, Ban cũng đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có kế hoạch chỉ đạo và xây dựng các điển hình Thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở để rút kinh nghiệm chỉ đạo phát triển nhân rộng toàn tỉnh. Tiếp tục quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ để quản lý và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở đã được xây dựng. Bố trí biên chế cán bộ văn hóa cho xã. Đề nghị HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm công dân, cũng như phương châm, giải pháp xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào nhà nước, nâng cao vai trò của cộng đồng và tầm quan trọng của xã hội hóa trong xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở…
Thu Trang
 

Thực trạng công tác quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh

04/12/2015
Trong những năm gần đây, các ngành, các cấp tỉnh Gia Lai đã quan tâm đầu tư xây dựng phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở từ nguồn ngân sách và xã hội hóa. Nhờ đó, hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao từ tỉnh đến thôn, tổ dân phố đã có sự thay đổi cơ bản, tăng về số lượng, quy mô và chất lượng; trang thiết bị âm thanh, ánh sáng, loa đài, dụng cụ thể dục, thể thao không ngừng được bổ sung, cơ sở vật chất kỹ thuật được đầu tư xây dựng,.. tạo bộ mặt đô thị được khang trang, hiện đại phục vụ nhu cầu sinh hoạt và hưởng thụ văn hóa của nhân dân như: Quảng trường Đại đoàn kết, các công viên văn hóa, trung tâm hoạt động thanh niên; một số di tích lịch sử như nhà lao Pleiku, làng kháng chiến Stơr, thư viện, sân vận động ở các huyện, thị xã… Bên cạnh đó, công tác bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc được chú trọng, nhiều lễ hội mang bản sắc văn hóa dân tộc được tổ chức, không gian văn hóa cồng chiêng được bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian.

Một số thiết chế văn hóa, thể thao đã xây dựng từ nhiều năm trước đây vẫn phát huy hiệu quả. Nhà văn hóa thôn, làng, tổ dân phố, nhà sinh hoạt cộng đồng ngày càng được sử dụng hiệu quả hơn, là nơi sinh hoạt văn nghệ, đọc sách báo, hội họp của các tổ chức, đoàn thể cơ sở, nơi tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, giáo dục đạo đức, lối sống, góp phần quan trọng trong việc tổ chức và phát triển phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, xây dựng gia đình văn hóa; xây dựng làng, khu phố văn hóa và nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người dân. Một số địa phương đã đẩy mạnh công tác xã hội hóa và đạt được những kết quả tích cực, được nhân dân quan tâm, đồng tình ủng hộ như đóng góp kinh phí để mua đất, hiến đất để xây dựng nhà văn hóa thôn, nhà rông văn hóa, làm đường giao thông, xây dựng Đền tưởng niệm các anh hùng Liệt sỹ đã hy sinh trong dịp tết Mậu Thân ở Phường Hội Phú (Tp. Pleiku), hoặc mua sắm bàn ghế, âm thanh, phông màn, các dụng cụ thể thao khác… Nhiều tổ chức, cá nhân cũng đã đầu tư xây dựng các khu vui chơi, giải trí cho trẻ em, xây dựng công viên, rạp chiếu phim 3D hiện đại… góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân.

Tuy nhiên, qua thực tế công tác quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn tỉnh ta còn một số khó khăn, bất cập như: Một số cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, một số ban ngành, đoàn thể chưa thực sự quan tâm và chỉ đạo quyết liệt công tác này như: việc quy hoạch quỹ đất cho thiết chế văn hóa còn chung chung, cơ sở vật chất chưa đảm bảo và phù hợp với quy định, chưa đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân (1.524 nhà văn hóa thôn/2.164 thôn, làng, tổ dân phố, đạt 70,42%) (93 nhà văn hóa cấp xã /222 xã (phường, thị trấn), đạt 41,89%. Nhiều địa phương không còn quỹ đất để xây dựng, nhà văn hóa ở thôn phải sinh hoạt ghép với thôn, làng, tổ dân phố khác; việc đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở còn nhiều hạn chế; cơ chế chính sách thu hút các nguồn lực thực hiện xã hội hóa lĩnh vực văn hóa chưa mạnh và chưa đồng đều; công tác quản lý các thiết chế văn hóa, thể thao chưa chặt chẽ. Thiết chế văn hóa, thể thao cấp xã và ở thôn còn hạn chế về công năng sử dụng chủ yếu là dùng để hội họp và sinh hoạt của hệ thống chính trị ở cơ sở, chưa thực sự là điểm sinh hoạt văn hóa, văn nghệ và thể thao, thiếu không gian và diện tích xây dựng. Nhiều thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở có quy mô nhỏ hoặc có nhưng xuống cấp không sử dụng được, có nơi xây dựng chắp vá, đầu tư thiếu đồng bộ và hiệu quả sử dụng không cao; nhiều nhà rông văn hóa thiếu không gian và thiết kế không phù hợp với phong tục tập quán, chỉ mang tính biểu tượng, bị hư hỏng, bỏ hoang không sử  dụng. Sân chơi, bãi tập thể dục, thể thao cho người dân nhất là cho thanh, thiếu nhi còn ít và không đạt chuẩn về diện tích theo quy định. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu. Bên cạnh đó, hầu hết các cấp quản lý chưa xây dựng quy chế quản lý, khai thác hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn (quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BVHTTDL và Thông tư số 06/2011/TT-BVHTTDL) có nơi giao cho thôn trưởng, có nơi giao cho đoàn thanh niên, có nơi giao cho Hội nông dân quản lý dẫn đến việc quản lý nhà văn hóa chưa thống nhất. Ngoài ra, tỉnh chưa có Quy hoạch tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở của địa phương giai đoạn 2013-2020, tầm nhìn đến năm 2030 như quy định tại Quyết định số 2164/QĐ-TTg ngày 11/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ để làm cơ sở cho các ngành, các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện tập trung, thống nhất trên địa bàn toàn tỉnh.

Trong thời gian tới để công tác quản lý và sử dụng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở ngày càng đi vào nền nếp và đạt hiệu quả cao, tại đợt giám sát vừa qua; Ban Văn hóa - Xã hội HĐND tỉnh đã đề nghị UBND tỉnh sớm xây dựng và ban hành quy hoạch tổng thể hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở của địa phương giai đoạn 2016-2020, tầm nhìn đến năm 2030 và đưa chương trình xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở vào kế hoạch phát triển hàng năm của địa phương để bố trí nguồn vốn. Đồng thời, quan tâm đầu tư nâng cấp một số thiết chế văn hóa cơ sở như thư viện tỉnh, nhà hát,.. Tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao các cấp theo quy định. Chỉ đạo các cơ quan liên quan tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả các thiết chế văn hóa, thể thao hiện có trên địa bàn. Ngoài ra, Ban cũng đề nghị Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch có kế hoạch chỉ đạo và xây dựng các điển hình Thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở để rút kinh nghiệm chỉ đạo phát triển nhân rộng toàn tỉnh. Tiếp tục quan tâm đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên môn nghiệp vụ để quản lý và phát huy hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở đã được xây dựng. Bố trí biên chế cán bộ văn hóa cho xã. Đề nghị HĐND, UBND các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở trên địa bàn. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu rõ về ý nghĩa, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm công dân, cũng như phương châm, giải pháp xây dựng các thiết chế văn hóa, thể thao cơ sở; chống tư tưởng trông chờ, ỷ lại, phụ thuộc vào nhà nước, nâng cao vai trò của cộng đồng và tầm quan trọng của xã hội hóa trong xây dựng thiết chế văn hóa cơ sở…
Thu Trang