> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Thực trạng hoạt động giám sát chuyên đề, yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt độn

Thực trạng hoạt động giám sát chuyên đề, yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề trong giai đoạn hiện nay

07/04/2015
Thưa quý vị đại biểu,

Thưa toàn thể Hội nghị!  

Hôn nay, về dự Hội nghị giao ban Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 24, thay mặt Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh Kon Tum, tôi xin gửi đến quý vị đại biểu và toàn thể Hội nghị lời chúc sức khỏe, chúc Hội nghị chúng ta thành công tốt đẹp.

Thưa quý vị đại biểu,

Tại Hội nghị giao ban lần này Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum xin trao đổi, chia sẻ một số kinh nghiệm trong hoạt động giám sát và nêu ra một số vấn đề với mong muốn góp phần đổi mới, nâng cao một bước chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh.

Điều 113, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân,... chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”.

Để có cơ sở quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, HĐND phải thực hiện tốt chức năng giám sát. Chức năng này phải được cụ thể hóa bằng pháp luật, quy định cụ thể trách nhiệm của chủ thể giám sát và các đối tượng chịu sự giám sát. Đồng thời, hoạt động giám sát cũng cần cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Kon Tum đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, đó là: Việc tham gia hoạt động giám sát của đại biểu và nhận thức về vai trò giám sát của HĐND còn hạn chế; hình thức giám sát chưa được đổi mới; thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát chưa đầy đủ; nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri và những vấn đề nổi cộm, bức xúc chưa được xem xét, giải quyết kịp thời, dứt điểm; có nội dung giám sát chưa thật sự là vấn đề trọng tâm, dẫn đến việc giám sát chưa sâu, kết quả giám sát chưa phản ánh sát, đúng thực tại; nhiều kiến nghị còn chung chung, khó thực hiện; việc theo dõi, đôn đốc các đơn vị có liên quan thực hiện kết luận, kiến nghị qua giám sát chưa thường xuyên, quyết liệt...

Nhằm khắc phục những yếu kém, hạn chế nói trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND chúng tôi cho rằng: cần phải quan tâm thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Về lựa chọn nội dung giám sát:

+ Vấn đề có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát là nội dung giám sát phải thiết thực và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương trong từng thời điểm; được các cấp, các nghành và dư luận xã hội quan tâm. Để làm được điều này thì nhất thiết phải có đủ thông tin, tức là thông qua quá trình công tác của mình, đại biểu phải thu thập, chọn lọc và xử lý thông tin từ thực tiễn, từ ý kiến, kiến nghị của cử tri, trên cơ sở đối chiếu với các quy định của pháp luật, xem xét, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, phù hợp với tình hình và dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. Nếu xét thấy có vấn đề bất cập, chưa phù hợp với thực tế, cần điều chỉnh, bổ sung, đại biểu HĐND đề nghị Thường trực HĐND tổng hợp trình HĐND xem xét, quyết định đưa vào chương trình giám sát hoặc có thể tự tiến hành ngay việc giám sát, khảo sát theo quy định của pháp luật.

+ Sau khi chương trình giám sát được HĐND thông qua, bước tiếp theo là cần sắp xếp thứ tự ưu tiên, tránh dàn trải, có thể kết hợp nhiều nội dung có liên quan vào một đợt giám sát, khảo sát, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan chấp hành, nhằm phát huy vị thế độc lập và vai trò đại diện của nhân dân.

- Về công tác chuẩn bị:

+ Xây dựng và ban hành chương trình giám sát năm của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của HĐND, cần chú ý đến việc sắp xếp thời gian, đơn vị, địa điểm sao cho hợp lý, khoa học, trách chồng chéo, trùng lắp. Kế hoạch, đề cương giám sát phải được xây dựng thật cụ thể, chi tiết, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, trọng điểm; xác định mốc thời gian báo cáo, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu và gửi đến cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát và các đơn vị có liên theo quy định của pháp luật, nếu có thể sớm hơn càng tốt. Sau khi nhận được báo cáo của các đơn vị chịu sự giám sát, Văn phòng tổng hợp, đề xuất Thường trực HĐND, các Ban của HĐND xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị, thời gian giám sát và các dự án, công trình, mô hình... cần kiểm tra thực tế. Nếu báo cáo không đảm bảo yêu cầu theo đề cương giám sát, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND đề nghị đơn vị báo cáo bổ sung hoặc xây dựng lại báo cáo theo đúng yêu cầu đặt ra. Đối với những đơn vị không chấp hành, cần có chế tài, nhắc nhở, kiểm điểm nghiêm túc.

+ Thành phần Đoàn giám sát phải tinh gọn, có sự tham gia đầy đủ của đại biểu HĐND có chuyên môn, đại biểu HĐND ứng cử trên địa bàn mà đoàn đến giám sát, khảo sát trực tiếp. Ngoài ra, tùy theo từng nội dung giám sát, khảo sát cụ thể, thành phần Đoàn giám sát có thể mời đại diện một số ngành, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm, am hiểu sâu về nội dung giám sát tham gia.

- Về tổ chức giám sát:

+ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện; giữ mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị chịu sự giám sát, phục vụ tốt nhất hoạt động giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND đúng theo kế hoạch.

+ Khi tiến hành giám sát cần xem xét kỹ về công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của UBND tỉnh, các cấp, các ngành liên quan trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết HĐND. 

Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát, cần có sự kiểm nghiệm thông qua giám sát, khảo sát thực tế; phân tích làm rõ những kết quả đạt được cần phát huy, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục; xác định rõ nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của những tồn tại, hạn chế để có cơ sở đề xuất giải pháp thực hiện; giám sát cần xác định rõ những bất cập của chính sách để đề xuất, kiến nghị tháo gỡ kịp thời.

Tại các buổi làm việc, Đoàn giám sát cần tổng hợp đầy đủ, cụ thể theo từng vấn đề, nêu rõ những ưu điểm, bất cập, hạn chế có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình triển khai thực hiện. Nhất là những vấn đề xuất phát qua việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, trên cơ sở đó cùng trao đổi với các đơn vị, địa phương thống nhất giải pháp xử lý. Đối với những bất cập, yếu kém thuộc về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện phải yêu cầu UBND tỉnh, các đơn vị có liên quan tiếp thu, giải trình; đồng thời cùng trao đổi, thảo luận xác định rõ nguyên nhân và đi đến thống nhất các giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn và thời gian để giải quyết, xử lý dứt điểm, cuối cùng đoàn giám sát tổng hợp, hoàn thiện báo cáo. Báo cáo kết quả giám sát cần ngắn gọn, xúc tích, đánh giá rõ về ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, những kiến nghị cụ thể, rõ ràng để cơ quan cấp trên xem xét và các cơ quan chịu sự giám sát dễ tiếp thu và chỉ đạo, thực hiện.

- Sau khi kết thúc giám sát: Thường trực HĐND, các Ban của HĐND phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị có liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện các kiến nghị, kết luận qua giám sát đảm bảo kịp thời, hiệu quả và phải báo cáo kết quả thực hiện, xử lý, giải quyết đến HĐND.

Chất lượng, hiệu quả giám sát chính là hiệu lực thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát. Chất lượng của giám sát được đánh giá qua việc đưa ra các kết luận, kiến nghị đúng, hợp lý và có tính khả thi cao. Hiệu quả giám sát của HĐND thể hiện ở việc các kết luận, kiến nghị của HĐND được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự giám sát thực hiện nghiêm chỉnh. Như vậy, chất lượng và hiệu lực giám sát được đảm bảo thì hiệu quả hoạt động giám sát sẽ được nâng lên. Đồng thời cần có những biện pháp xử lý đối với các đối tượng chịu sự giám sát không chấp hành nghiêm các kết luận, kiến nghị của đoàn giám sát.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Trên đây là báo cáo tham luận của Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum về “Thực trạng hoạt động giám sát chuyên đề, yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề trong giai đoạn hiện nay”. Xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum

Thực trạng hoạt động giám sát chuyên đề, yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề trong giai đoạn hiện nay

07/04/2015
Thưa quý vị đại biểu,

Thưa toàn thể Hội nghị!  

Hôn nay, về dự Hội nghị giao ban Thường trực HĐND các tỉnh, thành phố Nam Trung bộ và Tây Nguyên lần thứ 24, thay mặt Thường trực, các Ban của HĐND tỉnh Kon Tum, tôi xin gửi đến quý vị đại biểu và toàn thể Hội nghị lời chúc sức khỏe, chúc Hội nghị chúng ta thành công tốt đẹp.

Thưa quý vị đại biểu,

Tại Hội nghị giao ban lần này Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum xin trao đổi, chia sẻ một số kinh nghiệm trong hoạt động giám sát và nêu ra một số vấn đề với mong muốn góp phần đổi mới, nâng cao một bước chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND tỉnh.

Điều 113, Hiến pháp năm 2013 quy định: “Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân,... chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên”giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân”.

Để có cơ sở quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương, HĐND phải thực hiện tốt chức năng giám sát. Chức năng này phải được cụ thể hóa bằng pháp luật, quy định cụ thể trách nhiệm của chủ thể giám sát và các đối tượng chịu sự giám sát. Đồng thời, hoạt động giám sát cũng cần cải tiến cho phù hợp với điều kiện thực tiễn nhằm không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân.

Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, hoạt động giám sát của HĐND tỉnh Kon Tum đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn, còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém, đó là: Việc tham gia hoạt động giám sát của đại biểu và nhận thức về vai trò giám sát của HĐND còn hạn chế; hình thức giám sát chưa được đổi mới; thông tin phục vụ cho hoạt động giám sát chưa đầy đủ; nhiều ý kiến, kiến nghị của cử tri và những vấn đề nổi cộm, bức xúc chưa được xem xét, giải quyết kịp thời, dứt điểm; có nội dung giám sát chưa thật sự là vấn đề trọng tâm, dẫn đến việc giám sát chưa sâu, kết quả giám sát chưa phản ánh sát, đúng thực tại; nhiều kiến nghị còn chung chung, khó thực hiện; việc theo dõi, đôn đốc các đơn vị có liên quan thực hiện kết luận, kiến nghị qua giám sát chưa thường xuyên, quyết liệt...

Nhằm khắc phục những yếu kém, hạn chế nói trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của HĐND chúng tôi cho rằng: cần phải quan tâm thực hiện một số giải pháp sau đây:

- Về lựa chọn nội dung giám sát:

+ Vấn đề có ý nghĩa quyết định đến chất lượng và hiệu quả hoạt động giám sát là nội dung giám sát phải thiết thực và phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của địa phương trong từng thời điểm; được các cấp, các nghành và dư luận xã hội quan tâm. Để làm được điều này thì nhất thiết phải có đủ thông tin, tức là thông qua quá trình công tác của mình, đại biểu phải thu thập, chọn lọc và xử lý thông tin từ thực tiễn, từ ý kiến, kiến nghị của cử tri, trên cơ sở đối chiếu với các quy định của pháp luật, xem xét, đánh giá một cách thận trọng, khách quan, phù hợp với tình hình và dự báo xu hướng phát triển kinh tế - xã hội. Nếu xét thấy có vấn đề bất cập, chưa phù hợp với thực tế, cần điều chỉnh, bổ sung, đại biểu HĐND đề nghị Thường trực HĐND tổng hợp trình HĐND xem xét, quyết định đưa vào chương trình giám sát hoặc có thể tự tiến hành ngay việc giám sát, khảo sát theo quy định của pháp luật.

+ Sau khi chương trình giám sát được HĐND thông qua, bước tiếp theo là cần sắp xếp thứ tự ưu tiên, tránh dàn trải, có thể kết hợp nhiều nội dung có liên quan vào một đợt giám sát, khảo sát, hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan chấp hành, nhằm phát huy vị thế độc lập và vai trò đại diện của nhân dân.

- Về công tác chuẩn bị:

+ Xây dựng và ban hành chương trình giám sát năm của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của HĐND, cần chú ý đến việc sắp xếp thời gian, đơn vị, địa điểm sao cho hợp lý, khoa học, trách chồng chéo, trùng lắp. Kế hoạch, đề cương giám sát phải được xây dựng thật cụ thể, chi tiết, tập trung vào các vấn đề trọng tâm, trọng điểm; xác định mốc thời gian báo cáo, yêu cầu cung cấp đầy đủ thông tin, số liệu và gửi đến cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát và các đơn vị có liên theo quy định của pháp luật, nếu có thể sớm hơn càng tốt. Sau khi nhận được báo cáo của các đơn vị chịu sự giám sát, Văn phòng tổng hợp, đề xuất Thường trực HĐND, các Ban của HĐND xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị, thời gian giám sát và các dự án, công trình, mô hình... cần kiểm tra thực tế. Nếu báo cáo không đảm bảo yêu cầu theo đề cương giám sát, Thường trực HĐND, các Ban của HĐND đề nghị đơn vị báo cáo bổ sung hoặc xây dựng lại báo cáo theo đúng yêu cầu đặt ra. Đối với những đơn vị không chấp hành, cần có chế tài, nhắc nhở, kiểm điểm nghiêm túc.

+ Thành phần Đoàn giám sát phải tinh gọn, có sự tham gia đầy đủ của đại biểu HĐND có chuyên môn, đại biểu HĐND ứng cử trên địa bàn mà đoàn đến giám sát, khảo sát trực tiếp. Ngoài ra, tùy theo từng nội dung giám sát, khảo sát cụ thể, thành phần Đoàn giám sát có thể mời đại diện một số ngành, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm, am hiểu sâu về nội dung giám sát tham gia.

- Về tổ chức giám sát:

+ Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh chịu trách nhiệm chuẩn bị các điều kiện; giữ mối liên hệ chặt chẽ với các đơn vị chịu sự giám sát, phục vụ tốt nhất hoạt động giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND, các Ban của HĐND đúng theo kế hoạch.

+ Khi tiến hành giám sát cần xem xét kỹ về công tác chỉ đạo điều hành và tổ chức thực hiện của UBND tỉnh, các cấp, các ngành liên quan trong việc chấp hành các chủ trương, chính sách, Nghị quyết của Tỉnh ủy, Nghị quyết HĐND. 

Trên cơ sở báo cáo của các cơ quan chịu sự giám sát, cần có sự kiểm nghiệm thông qua giám sát, khảo sát thực tế; phân tích làm rõ những kết quả đạt được cần phát huy, những tồn tại, hạn chế cần khắc phục; xác định rõ nguyên nhân (khách quan, chủ quan) của những tồn tại, hạn chế để có cơ sở đề xuất giải pháp thực hiện; giám sát cần xác định rõ những bất cập của chính sách để đề xuất, kiến nghị tháo gỡ kịp thời.

Tại các buổi làm việc, Đoàn giám sát cần tổng hợp đầy đủ, cụ thể theo từng vấn đề, nêu rõ những ưu điểm, bất cập, hạn chế có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình triển khai thực hiện. Nhất là những vấn đề xuất phát qua việc thực hiện các nghị quyết của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND, trên cơ sở đó cùng trao đổi với các đơn vị, địa phương thống nhất giải pháp xử lý. Đối với những bất cập, yếu kém thuộc về trách nhiệm của các cấp, các ngành trong quá trình tổ chức thực hiện phải yêu cầu UBND tỉnh, các đơn vị có liên quan tiếp thu, giải trình; đồng thời cùng trao đổi, thảo luận xác định rõ nguyên nhân và đi đến thống nhất các giải pháp khắc phục, tháo gỡ khó khăn và thời gian để giải quyết, xử lý dứt điểm, cuối cùng đoàn giám sát tổng hợp, hoàn thiện báo cáo. Báo cáo kết quả giám sát cần ngắn gọn, xúc tích, đánh giá rõ về ưu điểm, hạn chế, khó khăn, vướng mắc, những kiến nghị cụ thể, rõ ràng để cơ quan cấp trên xem xét và các cơ quan chịu sự giám sát dễ tiếp thu và chỉ đạo, thực hiện.

- Sau khi kết thúc giám sát: Thường trực HĐND, các Ban của HĐND phải thường xuyên theo dõi, đôn đốc các đơn vị có liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện các kiến nghị, kết luận qua giám sát đảm bảo kịp thời, hiệu quả và phải báo cáo kết quả thực hiện, xử lý, giải quyết đến HĐND.

Chất lượng, hiệu quả giám sát chính là hiệu lực thực hiện các kết luận, kiến nghị sau giám sát. Chất lượng của giám sát được đánh giá qua việc đưa ra các kết luận, kiến nghị đúng, hợp lý và có tính khả thi cao. Hiệu quả giám sát của HĐND thể hiện ở việc các kết luận, kiến nghị của HĐND được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chịu sự giám sát thực hiện nghiêm chỉnh. Như vậy, chất lượng và hiệu lực giám sát được đảm bảo thì hiệu quả hoạt động giám sát sẽ được nâng lên. Đồng thời cần có những biện pháp xử lý đối với các đối tượng chịu sự giám sát không chấp hành nghiêm các kết luận, kiến nghị của đoàn giám sát.

Kính thưa quý vị đại biểu!

Trên đây là báo cáo tham luận của Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum về “Thực trạng hoạt động giám sát chuyên đề, yêu cầu đổi mới nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát chuyên đề trong giai đoạn hiện nay”. Xin chúc quý vị đại biểu sức khỏe, hạnh phúc, chúc Hội nghị thành công tốt đẹp.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thường trực HĐND tỉnh Kon Tum