> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động HĐND > Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và xử lý đơn thư k

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo kiến nghị của Hội đồng nhân dân

07/04/2015
Tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là hoạt động được Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành thường xuyên, đều đặn nhất và đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống dân cử ở nước ta. Chính sách và thực tiễn đã chứng minh rằng đây chính là một kênh quan trọng giúp duy trì và cải thiện mối qua hệ qua lại mang tính tích cực giữa chính quyền và nhân dân.

1. Về hoạt động tiếp xúc cử tri: Đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đại biểu HĐND, là hoạt động quan trọng giúp đại biểu liên hệ mật thiết, lắng nghe và tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri, kịp thời nắm bắt được những nguyện vọng và các vấn đề bức xúc của cử tri để đại biểu tham gia đóng góp vào các vấn đề mà kỳ họp sẽ quyết định. Thực tế nhiều năm qua, hoạt động TXCT của đại biểu HĐND các cấp đã không ngừng được đổi mới, cải tiến cả về nội dung lẫn hình thức, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi địa phương; phản ánh cơ bản kịp thời tâm tư, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của cử tri đến cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền. Đồng thời, qua hoạt động TXCT, cử tri có thể nắm bắt được những nét cơ bản về tình hình phát triển KT - XH của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động TXCT trong thời gian qua cũng còn những mặt hạn chế, đó là: việc tổ chức hoạt động TXCT hiện nay vẫn làm theo một khuôn mẫu nhất định, dẫn đến hiệu quả hoạt động TXCT có biểu hiện ngày càng giảm dần, người dân không còn mặn mà với các diễn đàn TXCT (dành cho chính quyền lợi của mình); hoạt động TXCT sau kỳ họp và theo chuyên đề còn ít, thời gian dành cho hoạt động của một số cuộc TXCT chưa nhiều, một số vấn đề cử tri quan tâm nêu trong các cuộc TXCT chưa được các đại biểu giải thích, làm rõ, một số kiến nghị của cử tri từ các kỳ tiếp xúc trước chưa được các cơ quan có thẩm quyền trả lời, giải quyết thoả đáng. Thực tế cho thấy, việc đổi mới hoạt động TXCT đối với các đại biểu dân cử đã được đề cập đến từ lâu nhưng chưa thực sự tìm được giải pháp cụ thể để thực hiện. Hiện nay, các văn bản pháp luật cụ thể hoá hoạt động TXCT mới chỉ dành cho đại biểu Quốc hội, còn đối với đại biểu HĐND chỉ dừng lại ở việc thực hiện theo Quy chế hoạt động của HĐND và Quy chế về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND tỉnh và UBMTTQVN tỉnh mà vẫn chưa có văn bản pháp lý cao hơn.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên, trước hết là trong khâu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch TXCT. Kế hoạch TXCT của Thường trực HĐND thường yêu cầu các địa phương thông báo rộng rãi đến toàn thể cử tri trên địa bàn biết để tham dự buổi tiếp xúc, tuy nhiên trên thực tế, các thông tin về buổi TXCT mới chỉ đến được các đối tượng là cán bộ cấp xã và cấp thôn, nên thường dẫn đến tình trạng hầu hết cử tri tham dự các buổi tiếp xúc đều là những “cử tri chuyên nghiệp”, những “đại cử tri”.

Thứ hai là phần lớn các ý kiến của cử tri tại các buổi tiếp xúc thường phản ánh hoặc yêu cầu giải quyết các vụ việc cụ thể liên quan đến quyền lợi của cá nhân gia đình mình, thôn xóm mình, rất ít ý kiến tham gia đóng góp vào các vấn đề liên quan đến chương trình kỳ họp, đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong khi đó, chủ trì hội nghị (đại diện Ban thường trực UBMTTQVN cấp huyện) thường chỉ làm công tác tổ chức, giới thiệu đại biểu và mời cử tri phát biểu ý kiến, chưa chú trọng đến việc định hướng, cung cấp thông tin về những nội dung trọng tâm cần xin ý kiến cử tri để cử tri tham gia phát biểu.

Thứ ba là việc giải quyết một số kiến nghị của cử tri tại các kỳ tiếp xúc trước của các ngành chức năng chưa đến nơi đến chốn, một số kiến nghị chỉ mang tính chất ghi nhận vấn đề và hứa sẽ giải quyết nhưng không có thời gian, lộ trình cụ thể, gây mất niềm tin đối với cử tri. Việc trả lời của các đại biểu HĐND hoặc đại diện chính quyền tại các buổi tiếp xúc còn chung chung, hầu hết là tiếp thu để xem xét, trả lời khiến cử tri không còn mặn mà với các buổi tiếp xúc.
Trong thực tế chất lượng hoạt động TXCT có đạt được kết quả cao hay không còn tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị nội dung, địa điểm, số lượng cử tri và sự chủ trì của cơ quan MTTQVN, sự tham gia của các cấp chính quyền, các ngành chuyên môn, đặc biệt là hoạt động TXCT trước kỳ họp của HĐND. Hoạt động TXCT là một kênh thông tin quan trọng để HĐND thực hiện chức năng giám sát và quyết định. Do vậy, những ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến thẩm quyền của cấp nào, ngành nào sẽ được cấp đó, ngành đó tham gia giải đáp, trả lời trực tiếp hoặc đại biểu tiếp thu để yêu cầu các ngành, các cấp giải quyết và báo cáo cho cử tri biết. Đối với những kiến nghị thuộc thẩm quyền của tỉnh và của Trung ương thì đòi hỏi đại biểu phải am hiểu vấn đề để trả lời cho cử tri, đồng thời tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Trước những hạn chế, tồn tại đã nêu ở trên, làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động TXCT? Đây là vấn đề trọng tâm mà tại hội nghị hôm nay cần phân tích kỹ để tìm ra các giải pháp phù hợp nhất, trong đó cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

Một là, với cử tri, phải tuyên truyền, phổ biến cho cử tri biết việc tham gia Hội nghị tiếp xúc cử tri là quyền lợi và nghĩa vụ, nhận định rõ hoạt động tiếp xúc cử tri là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp mà tại đây mọi cá nhân, tổ chức tham gia đều được thể hiện các ý kiến, kiến nghị, bày tỏ nguyện vọng của mình để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và thực hiện trách nhiệm của công dân.

Hai là, đối với người đại biểu HĐND ngoài tiêu chuẩn về chính trị, tư tưởng, trình độ, năng lực, đạo đức, lối sống, trong hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu phải nắm bắt đầy đủ thông tin về tình hình , kinh tế, xã hội, các vấn đề bức xúc của địa phương để trao đổi với cử tri. Đại biểu phải lưu ý tiếp xúc với cử tri là để thu thập ý kiến, nguyện vọng và những đánh giá, nhận xét của cử tri đối với hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND cũng như các vấn đề bức xúc của địa phương. Vì vậy, đại biểu rất cần nâng cao các kỹ năng cơ bản trong tiếp xúc cử tri, như:  kỹ năng trình bày; biết cách lắng nghe, ghi chép đầy đủ các vấn đề cử tri nêu ra;  biết cách trả lời, giải thích để cử tri nắm vững và hiểu rõ vấn đề; biết tiếp thu, tổng hợp các ý kiến để chuyển tới các cơ quan hữu quan xem xét giải quyết, trả lời cử tri; mặt khác, trong suốt quá trình tiếp xúc, luôn tạo không khí gần gũi, sẵn sàng lắng nghe ý kiến cử tri ngay cả khi kết thúc cuộc tiếp xúc, tạo không khí thân thiện, cởi mở để cử tri thấy thoải mái, sẵn sàng cho cuộc tiếp xúc lần sau.

Ba là, với các cơ quan tổ chức và chủ trì các Hội nghị tiếp xúc cử tri cần phối hợp xây dựng chương trình kế hoạch tiếp xúc cử tri cụ thể, rà soát các thông tin liên quan và bố trí thời gian tiếp xúc thích hợp. Thường trực HĐND, UBND cần thực hiện triệt để trách nhiệm phân công đại diện lãnh đạo, cán bộ và đại diện các ngành liên quan tham dự hội nghị tiếp xúc lắng nghe ý kiến của cử tri, tiếp thu ý kiến, giải quyết trực tiếp hoặc ghi nhận, chỉ đạo giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền.

2. Đối với hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân: Đây là hoạt động luôn được Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp thường xuyên quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện từ công tác xây dựng, ban hành các quy chế, quy định về trình tự, thủ tục tiếp công dân đến việc bố trí lịch tiếp công dân cũng như đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp công dân. Duy trì thường xuyên, có hiệu quả công tác tiếp công dân định kỳ theo luật định, nhằm thực hiện tốt vai trò là cơ quan đại diện của nhân dân, thể hiện được trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri đã bầu ra mình. Phần lớn đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân đều được nghiêm túc tiếp thu, phân loại và kịp thời chuyển đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét giải quyết và trả lời công dân theo quy định.

Tuy nhiên, hoạt động này cũng còn những tồn tại, hạn chế như: một số địa phương chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa thường xuyên việc tiếp công dân định kỳ theo quy định của pháp luật; chưa dành thời gian thoả đáng cho hoạt động tiếp công dân, nghiên cứu, hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết; việc thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân định kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân còn mang tính hình thức. Việc tổ chức cho đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân tại nơi đại biểu trúng cử chưa được chú trọng thực hiện, do đó tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tham gia tiếp công dân còn thấp. Công tác theo dõi, rà soát, đôn đốc giải quyết đơn thư của công dân qua tiếp công dân chưa chặt chẽ, thường xuyên và kịp thời.

Trong hoạt động xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, hiện nay Thường trực Hội đồng nhân dân cấp các tỉnh, thành phố mới chỉ chú ý, quan tâm đến việc chuyển đơn của công dân, còn việc đôn đốc, theo dõi, xem xét, đánh giá kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền vẫn còn xem nhẹ. Nội dung chuyển đơn phần lớn là ghi chung chung như chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết mà chưa đưa ra được kiến nghị giải quyết cụ thể. Sau khi chuyển đơn thì chưa có biện pháp theo dõi, cập nhật quá trình giải quyết để đôn đốc, nhắc nhở đối với trường hợp vi phạm thời hạn giải quyết, mà hầu hết là chờ văn bản phản hồi của cơ quan có chức năng để trả lời công dân.
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thời gian tới, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và hoạt động tiếp công dân, đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng. Sớm ban hành Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, trong đó quy định rõ cơ cấu, tổ chức của Thường trực Hội đồng nhân dân, trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân và bộ phận chuyên trách tham mưu trong việc kiểm tra, giám sát các cơ quan hữu quan về công tác tiếp dân và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong đó cần xác định rõ địa vị pháp lý, cơ quan cấp trên quản lý, hướng dẫn hoạt động của Văn phòng. Tăng cường năng lực cho các phòng chuyên môn đảm bảo bao quát nhiệm vụ giúp việc Hội đồng nhân dân và các cơ quan của Hội đồng nhân dân, đảm bảo khung năng lực của từng vị trí việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo và những quy định pháp lý về ngạch công chức theo đúng tinh thần Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” đề ra mục tiêu xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy, cần quy định lại cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó cần quy định cơ cấu “cứng” đối với phòng có chức năng tham mưu, phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tên gọi, số lượng biên chế của phòng này để thực hiện thống nhất trên toàn quốc, tránh tình trạng thành lập và đặt tên tuỳ tiện như hiện nay. Có như vậy mới nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh./.
 
THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo kiến nghị của Hội đồng nhân dân

07/04/2015
Tiếp xúc cử tri, tiếp công dân và xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo là hoạt động được Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp tiến hành thường xuyên, đều đặn nhất và đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống dân cử ở nước ta. Chính sách và thực tiễn đã chứng minh rằng đây chính là một kênh quan trọng giúp duy trì và cải thiện mối qua hệ qua lại mang tính tích cực giữa chính quyền và nhân dân.

1. Về hoạt động tiếp xúc cử tri: Đây được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đại biểu HĐND, là hoạt động quan trọng giúp đại biểu liên hệ mật thiết, lắng nghe và tiếp thu các ý kiến, kiến nghị của cử tri, kịp thời nắm bắt được những nguyện vọng và các vấn đề bức xúc của cử tri để đại biểu tham gia đóng góp vào các vấn đề mà kỳ họp sẽ quyết định. Thực tế nhiều năm qua, hoạt động TXCT của đại biểu HĐND các cấp đã không ngừng được đổi mới, cải tiến cả về nội dung lẫn hình thức, đảm bảo đúng quy định của pháp luật, phù hợp với điều kiện thực tế tại mỗi địa phương; phản ánh cơ bản kịp thời tâm tư, nguyện vọng và lợi ích chính đáng của cử tri đến cơ quan nhà nước xem xét, giải quyết theo đúng thẩm quyền. Đồng thời, qua hoạt động TXCT, cử tri có thể nắm bắt được những nét cơ bản về tình hình phát triển KT - XH của địa phương.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động TXCT trong thời gian qua cũng còn những mặt hạn chế, đó là: việc tổ chức hoạt động TXCT hiện nay vẫn làm theo một khuôn mẫu nhất định, dẫn đến hiệu quả hoạt động TXCT có biểu hiện ngày càng giảm dần, người dân không còn mặn mà với các diễn đàn TXCT (dành cho chính quyền lợi của mình); hoạt động TXCT sau kỳ họp và theo chuyên đề còn ít, thời gian dành cho hoạt động của một số cuộc TXCT chưa nhiều, một số vấn đề cử tri quan tâm nêu trong các cuộc TXCT chưa được các đại biểu giải thích, làm rõ, một số kiến nghị của cử tri từ các kỳ tiếp xúc trước chưa được các cơ quan có thẩm quyền trả lời, giải quyết thoả đáng. Thực tế cho thấy, việc đổi mới hoạt động TXCT đối với các đại biểu dân cử đã được đề cập đến từ lâu nhưng chưa thực sự tìm được giải pháp cụ thể để thực hiện. Hiện nay, các văn bản pháp luật cụ thể hoá hoạt động TXCT mới chỉ dành cho đại biểu Quốc hội, còn đối với đại biểu HĐND chỉ dừng lại ở việc thực hiện theo Quy chế hoạt động của HĐND và Quy chế về mối quan hệ phối hợp công tác giữa Thường trực HĐND tỉnh và UBMTTQVN tỉnh mà vẫn chưa có văn bản pháp lý cao hơn.

Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại nêu trên, trước hết là trong khâu xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch TXCT. Kế hoạch TXCT của Thường trực HĐND thường yêu cầu các địa phương thông báo rộng rãi đến toàn thể cử tri trên địa bàn biết để tham dự buổi tiếp xúc, tuy nhiên trên thực tế, các thông tin về buổi TXCT mới chỉ đến được các đối tượng là cán bộ cấp xã và cấp thôn, nên thường dẫn đến tình trạng hầu hết cử tri tham dự các buổi tiếp xúc đều là những “cử tri chuyên nghiệp”, những “đại cử tri”.

Thứ hai là phần lớn các ý kiến của cử tri tại các buổi tiếp xúc thường phản ánh hoặc yêu cầu giải quyết các vụ việc cụ thể liên quan đến quyền lợi của cá nhân gia đình mình, thôn xóm mình, rất ít ý kiến tham gia đóng góp vào các vấn đề liên quan đến chương trình kỳ họp, đến vấn đề phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong khi đó, chủ trì hội nghị (đại diện Ban thường trực UBMTTQVN cấp huyện) thường chỉ làm công tác tổ chức, giới thiệu đại biểu và mời cử tri phát biểu ý kiến, chưa chú trọng đến việc định hướng, cung cấp thông tin về những nội dung trọng tâm cần xin ý kiến cử tri để cử tri tham gia phát biểu.

Thứ ba là việc giải quyết một số kiến nghị của cử tri tại các kỳ tiếp xúc trước của các ngành chức năng chưa đến nơi đến chốn, một số kiến nghị chỉ mang tính chất ghi nhận vấn đề và hứa sẽ giải quyết nhưng không có thời gian, lộ trình cụ thể, gây mất niềm tin đối với cử tri. Việc trả lời của các đại biểu HĐND hoặc đại diện chính quyền tại các buổi tiếp xúc còn chung chung, hầu hết là tiếp thu để xem xét, trả lời khiến cử tri không còn mặn mà với các buổi tiếp xúc.
Trong thực tế chất lượng hoạt động TXCT có đạt được kết quả cao hay không còn tuỳ thuộc vào sự chuẩn bị nội dung, địa điểm, số lượng cử tri và sự chủ trì của cơ quan MTTQVN, sự tham gia của các cấp chính quyền, các ngành chuyên môn, đặc biệt là hoạt động TXCT trước kỳ họp của HĐND. Hoạt động TXCT là một kênh thông tin quan trọng để HĐND thực hiện chức năng giám sát và quyết định. Do vậy, những ý kiến, kiến nghị của cử tri liên quan đến thẩm quyền của cấp nào, ngành nào sẽ được cấp đó, ngành đó tham gia giải đáp, trả lời trực tiếp hoặc đại biểu tiếp thu để yêu cầu các ngành, các cấp giải quyết và báo cáo cho cử tri biết. Đối với những kiến nghị thuộc thẩm quyền của tỉnh và của Trung ương thì đòi hỏi đại biểu phải am hiểu vấn đề để trả lời cho cử tri, đồng thời tổng hợp chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Trước những hạn chế, tồn tại đã nêu ở trên, làm thế nào để nâng cao chất lượng hoạt động TXCT? Đây là vấn đề trọng tâm mà tại hội nghị hôm nay cần phân tích kỹ để tìm ra các giải pháp phù hợp nhất, trong đó cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:

Một là, với cử tri, phải tuyên truyền, phổ biến cho cử tri biết việc tham gia Hội nghị tiếp xúc cử tri là quyền lợi và nghĩa vụ, nhận định rõ hoạt động tiếp xúc cử tri là một trong những hình thức dân chủ trực tiếp mà tại đây mọi cá nhân, tổ chức tham gia đều được thể hiện các ý kiến, kiến nghị, bày tỏ nguyện vọng của mình để bảo vệ quyền lợi hợp pháp và thực hiện trách nhiệm của công dân.

Hai là, đối với người đại biểu HĐND ngoài tiêu chuẩn về chính trị, tư tưởng, trình độ, năng lực, đạo đức, lối sống, trong hoạt động tiếp xúc cử tri, đại biểu phải nắm bắt đầy đủ thông tin về tình hình , kinh tế, xã hội, các vấn đề bức xúc của địa phương để trao đổi với cử tri. Đại biểu phải lưu ý tiếp xúc với cử tri là để thu thập ý kiến, nguyện vọng và những đánh giá, nhận xét của cử tri đối với hoạt động của HĐND và đại biểu HĐND cũng như các vấn đề bức xúc của địa phương. Vì vậy, đại biểu rất cần nâng cao các kỹ năng cơ bản trong tiếp xúc cử tri, như:  kỹ năng trình bày; biết cách lắng nghe, ghi chép đầy đủ các vấn đề cử tri nêu ra;  biết cách trả lời, giải thích để cử tri nắm vững và hiểu rõ vấn đề; biết tiếp thu, tổng hợp các ý kiến để chuyển tới các cơ quan hữu quan xem xét giải quyết, trả lời cử tri; mặt khác, trong suốt quá trình tiếp xúc, luôn tạo không khí gần gũi, sẵn sàng lắng nghe ý kiến cử tri ngay cả khi kết thúc cuộc tiếp xúc, tạo không khí thân thiện, cởi mở để cử tri thấy thoải mái, sẵn sàng cho cuộc tiếp xúc lần sau.

Ba là, với các cơ quan tổ chức và chủ trì các Hội nghị tiếp xúc cử tri cần phối hợp xây dựng chương trình kế hoạch tiếp xúc cử tri cụ thể, rà soát các thông tin liên quan và bố trí thời gian tiếp xúc thích hợp. Thường trực HĐND, UBND cần thực hiện triệt để trách nhiệm phân công đại diện lãnh đạo, cán bộ và đại diện các ngành liên quan tham dự hội nghị tiếp xúc lắng nghe ý kiến của cử tri, tiếp thu ý kiến, giải quyết trực tiếp hoặc ghi nhận, chỉ đạo giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri thuộc thẩm quyền.

2. Đối với hoạt động tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân: Đây là hoạt động luôn được Thường trực Hội đồng nhân dân các cấp thường xuyên quan tâm, chú trọng triển khai thực hiện từ công tác xây dựng, ban hành các quy chế, quy định về trình tự, thủ tục tiếp công dân đến việc bố trí lịch tiếp công dân cũng như đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất phục vụ công tác tiếp công dân. Duy trì thường xuyên, có hiệu quả công tác tiếp công dân định kỳ theo luật định, nhằm thực hiện tốt vai trò là cơ quan đại diện của nhân dân, thể hiện được trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân với cử tri đã bầu ra mình. Phần lớn đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân gửi đến Thường trực Hội đồng nhân dân đều được nghiêm túc tiếp thu, phân loại và kịp thời chuyển đến cơ quan chức năng có thẩm quyền để xem xét giải quyết và trả lời công dân theo quy định.

Tuy nhiên, hoạt động này cũng còn những tồn tại, hạn chế như: một số địa phương chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa thường xuyên việc tiếp công dân định kỳ theo quy định của pháp luật; chưa dành thời gian thoả đáng cho hoạt động tiếp công dân, nghiên cứu, hướng dẫn người khiếu nại, tố cáo gửi đơn đến đúng cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết; việc thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân định kỳ của Thường trực Hội đồng nhân dân còn mang tính hình thức. Việc tổ chức cho đại biểu Hội đồng nhân dân tiếp công dân tại nơi đại biểu trúng cử chưa được chú trọng thực hiện, do đó tỷ lệ đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh tham gia tiếp công dân còn thấp. Công tác theo dõi, rà soát, đôn đốc giải quyết đơn thư của công dân qua tiếp công dân chưa chặt chẽ, thường xuyên và kịp thời.

Trong hoạt động xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, hiện nay Thường trực Hội đồng nhân dân cấp các tỉnh, thành phố mới chỉ chú ý, quan tâm đến việc chuyển đơn của công dân, còn việc đôn đốc, theo dõi, xem xét, đánh giá kết quả giải quyết của các cơ quan có thẩm quyền vẫn còn xem nhẹ. Nội dung chuyển đơn phần lớn là ghi chung chung như chuyển đơn đến cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết mà chưa đưa ra được kiến nghị giải quyết cụ thể. Sau khi chuyển đơn thì chưa có biện pháp theo dõi, cập nhật quá trình giải quyết để đôn đốc, nhắc nhở đối với trường hợp vi phạm thời hạn giải quyết, mà hầu hết là chờ văn bản phản hồi của cơ quan có chức năng để trả lời công dân.
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong thời gian tới, cần tập trung vào một số vấn đề sau:

Thứ nhất, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân nói chung và hoạt động tiếp công dân, đôn đốc, kiểm tra và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nói riêng. Sớm ban hành Luật tổ chức chính quyền địa phương, Luật hoạt động giám sát của Hội đồng nhân dân, trong đó quy định rõ cơ cấu, tổ chức của Thường trực Hội đồng nhân dân, trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân và bộ phận chuyên trách tham mưu trong việc kiểm tra, giám sát các cơ quan hữu quan về công tác tiếp dân và giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thứ hai, kiện toàn tổ chức bộ máy của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, trong đó cần xác định rõ địa vị pháp lý, cơ quan cấp trên quản lý, hướng dẫn hoạt động của Văn phòng. Tăng cường năng lực cho các phòng chuyên môn đảm bảo bao quát nhiệm vụ giúp việc Hội đồng nhân dân và các cơ quan của Hội đồng nhân dân, đảm bảo khung năng lực của từng vị trí việc làm phù hợp với chuyên môn đào tạo và những quy định pháp lý về ngạch công chức theo đúng tinh thần Quyết định số 1557/QĐ-TTg ngày 18/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức” đề ra mục tiêu xây dựng một nền công vụ “Chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả”.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy, cần quy định lại cơ cấu tổ chức bộ máy của Văn phòng cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trong đó cần quy định cơ cấu “cứng” đối với phòng có chức năng tham mưu, phục vụ Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân trong công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân. Đồng thời quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tên gọi, số lượng biên chế của phòng này để thực hiện thống nhất trên toàn quốc, tránh tình trạng thành lập và đặt tên tuỳ tiện như hiện nay. Có như vậy mới nâng cao chất lượng tham mưu, phục vụ của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh./.
 
THƯỜNG TRỰC HĐND TỈNH LÂM ĐỒNG