> Chuyên mục > Hội đồng nhân dân > Ban Văn hoá - Xã hội > Ủy Ban Tư pháp Quốc hội giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hình sự tại Gia Lai

Ủy Ban Tư pháp Quốc hội giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hình sự tại Gia Lai

13/03/2012
Sáng ngày 06/7/2012, tại trụ sở Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Đoàn giám sát Ủy ban Tư pháp của Quốc hội do ông Nguyễn Công Hồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với các ngành của tỉnh về việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. Tham dự có ông Phùng Ngọc Mỹ -Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Đinh Duy Vượt Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh và lãnh đạo các cơ quan: Ban Pháp chế HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Đoàn Luật sư tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan. Ông Nguyễn Công Hồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc 
Theo báo cáo, từ đầu năm 2010 đến hết tháng 4-2012, lực lượng công an tỉnh đã tiếp nhận 3.382 tin báo tố giác tội phạm. Qua điều tra, xác minh, cơ quan điều tra đã khởi tố 2.419 vụ án với 4.358 đối tượng. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp đã truy tố 2.056 vụ với 4.135 bị can. Tòa án nhân dân huyện và tỉnh đã xét xử sơ thẩm 1.708 vụ/3.335 bị cáo; xét xử phúc thẩm 367 vụ/522 bị cáo. Hoạt động điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giữ, tạm giam, kiểm sát, xét xử đã được các cơ quan tư pháp phối hợp chặt chẽ, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản liên quan. Tại buổi làm việc, đại diện các cơ quan tư pháp tỉnh đã kiến nghị với Đoàn giám sát về những khó khăn đã và đang gặp phải trong thực tiễn hoạt động. Cụ thể là hiện nay, các cơ quan này đều thiếu biên chế, thiếu kinh phí, thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác. Bên cạnh đó, nhiều quy định trong Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự bộc lộ sự bất cập, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cần phải sửa đổi, bổ sung.
IMG_0514.JPG
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Công Hồng thay mặt Đoàn giám sát đã đánh giá cao sự cố gắng của các cơ quan tư pháp tỉnh ta trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự, góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, mong muốn các cơ quan tiếp tục khắc phục những khó khăn, thiếu sót để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Về những kiến nghị của địa phương, ông Nguyễn Công Hồng ghi nhận và sẽ chuyển tới các cơ quan có chức năng để xem xét, giải quyết.
IMG_0503.JPG
Trước đó, trong hai ngày 4 và 5-7, đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội cũng đã có buổi làm việc với các cơ quan tư pháp TP.Pleiku và Trại tạm giam T20 (Công an tỉnh) về việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố, xét xử.
IMG_0520.JPG
 
Tin: Tiến Dũng, ảnh: Đăng Khoa

Ủy Ban Tư pháp Quốc hội giám sát việc chấp hành pháp luật về tố tụng hình sự tại Gia Lai

13/03/2012
Sáng ngày 06/7/2012, tại trụ sở Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Đoàn giám sát Ủy ban Tư pháp của Quốc hội do ông Nguyễn Công Hồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với các ngành của tỉnh về việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố, xét xử. Tham dự có ông Phùng Ngọc Mỹ -Phó Chủ tịch UBND tỉnh, ông Đinh Duy Vượt Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh và lãnh đạo các cơ quan: Ban Pháp chế HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án, Đoàn Luật sư tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan. Ông Nguyễn Công Hồng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc 
Theo báo cáo, từ đầu năm 2010 đến hết tháng 4-2012, lực lượng công an tỉnh đã tiếp nhận 3.382 tin báo tố giác tội phạm. Qua điều tra, xác minh, cơ quan điều tra đã khởi tố 2.419 vụ án với 4.358 đối tượng. Viện Kiểm sát nhân dân hai cấp đã truy tố 2.056 vụ với 4.135 bị can. Tòa án nhân dân huyện và tỉnh đã xét xử sơ thẩm 1.708 vụ/3.335 bị cáo; xét xử phúc thẩm 367 vụ/522 bị cáo. Hoạt động điều tra, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tạm giữ, tạm giam, kiểm sát, xét xử đã được các cơ quan tư pháp phối hợp chặt chẽ, đảm bảo đúng người, đúng tội, đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự và các văn bản liên quan. Tại buổi làm việc, đại diện các cơ quan tư pháp tỉnh đã kiến nghị với Đoàn giám sát về những khó khăn đã và đang gặp phải trong thực tiễn hoạt động. Cụ thể là hiện nay, các cơ quan này đều thiếu biên chế, thiếu kinh phí, thiếu trang thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ công tác. Bên cạnh đó, nhiều quy định trong Bộ luật hình sự, Bộ luật tố tụng hình sự bộc lộ sự bất cập, gây ra nhiều khó khăn cho hoạt động điều tra, truy tố, xét xử cần phải sửa đổi, bổ sung.
IMG_0514.JPG
Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Công Hồng thay mặt Đoàn giám sát đã đánh giá cao sự cố gắng của các cơ quan tư pháp tỉnh ta trong việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự, góp phần vào việc giữ vững an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, mong muốn các cơ quan tiếp tục khắc phục những khó khăn, thiếu sót để hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác. Về những kiến nghị của địa phương, ông Nguyễn Công Hồng ghi nhận và sẽ chuyển tới các cơ quan có chức năng để xem xét, giải quyết.
IMG_0503.JPG
Trước đó, trong hai ngày 4 và 5-7, đoàn giám sát của Ủy ban Tư pháp Quốc hội cũng đã có buổi làm việc với các cơ quan tư pháp TP.Pleiku và Trại tạm giam T20 (Công an tỉnh) về việc chấp hành pháp luật tố tụng hình sự trong công tác điều tra, truy tố, xét xử.
IMG_0520.JPG
 
Tin: Tiến Dũng, ảnh: Đăng Khoa