> Chuyên mục > Nghiên cứu - Trao đổi > Tạo đà cho Tây Nguyên phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn

Tạo đà cho Tây Nguyên phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn

29/09/2023
Tiềm năng và lợi thế

Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, có tổng diện tích lớn thứ ba trong 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam (chiếm 16,5% diện tích cả nước) với diện tích tự nhiên 54.548,3 km, với quy mô dân số chiếm 6,1% dân số cả nước với 53 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 52 dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 37,65% dân số toàn vùng.

image001.jpg
Những cánh đồng quạt gió (nhà máy điện gió Dlieyang), huyện Đak Đoa, 
tỉnh Gia Lai
 
Vùng Tây Nguyên là vùng giàu tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội. Vùng có địa hình lãnh thổ đa phần là đồi núi, cao nguyên, diện tích đất rừng lớn (Khoảng 3,2 triệu ha chiếm 59,3% diện tích toàn vùng và chiếm 21% diện tích đất rừng cả nước) và có tính đa dạng sinh học rất cao, thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế như sản xuất cây công nghiệp (cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều,...), du lịch sinh thái, công nghiệp năng lượng, khoáng sản.

Vùng Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh đối với cả nước và khu vực Đông Dương; nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, tiếp giáp với các vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; Có hệ thống giao thông đường bộ liên vùng tương đối phát triển nối liền với các tỉnh Duyên hải miền Trung, ra các cảng biển và Đông nam bộ thông qua các các tuyến đường quan trọng như quốc lộ 14, 19, 20, 24, 25, 26, 27, 28 và thông thương với Đông bắc Campuchia và Nam Lào qua các quốc lộ 18B, 78, ngoài ra có hệ thống cảng hàng không như sân bay Liên Khương, Pleiku, Buôn Ma Thuột.

Nhờ có nhiều chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào các dân tộc nơi đây, những năm qua tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên đang được đánh thức và khai thác có hiệu quả. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị khóa IX và khóa XI, các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng sáng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên. 
 
 image003.jpg
Festival Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 tổ chức tại thành phố Pleiku, Gia Lai thành công rực rỡ mang đậm những giá trị văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên

Quy mô kinh tế được mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 287.000 tỷ đồng, gấp khoảng 14,1 lần năm 2002; GRDP bình quân giai đoạn 2002-2020 là 7,98%, cao nhất trong các vùng. Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế, tập trung vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thủy điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu. Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng, trở thàn động lực tăng trưởng chính của vùng. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân giai đoạn 2002-2020 của Vùng Tây Nguyên đạt 12,79%/năm, cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước (7,46%) và cao nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội. Quy mô công nghiệp được mở rộng với giá trị gia tăng công nghiệp toàn vùng năm 2020 đạt 51,6 nghìn tỷ đồng. Nông nghiệp vùng Tây Nguyên trong những năm qua đã trở thành một trong những vùng sản xuất nông sản lớn của cả nước với các sản phẩm chủ lực có nhu cầu thị trường cao như cà phê, cao su, chè, tiêu, bông vải, dược liệu, cây ăn quả, nguyên liệu giấy..., phục vụ trực tiếp công nghiệp chế biến và tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có lợi thế cạnh tranh trong thị trường nội địa và xuất khẩu. Các ngành dịch vụ trên địa bàn cũng được đẩy mạnh nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên, văn hóa lịch sử. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2002-2020 của vùng đạt 9,8%/năm. Đời sống văn hóa của nhân dân Tây Nguyên ngày càng nâng cao; giá trị văn hóa của các dân tộc được bảo tồn, kế thừa và phát huy, một số di tích văn hóa lịch sử được tu bổ, tôn tạo. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước được chú trọng. Công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước đã được các cấp, các ngành, các địa phương tập trung quan tâm và coi là vấn đề quan trọng, cấp thiết đối với sinh kế của người dân trong vùng. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Chính sách dân tộc, tôn giáo được thực hiện tốt, khơi dậy và thúc đoàn kết, tính tự lực trong việc phát triển sản xuất, giảm nghèo. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thế trận lòng dân được củng cố vững chắc, nhất là trên tuyến biên giới và các địa bàn xung yếu; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vùng Tây Nguyên hiện vẫn còn không ít khó khăn, thách thức lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại; GRDP bình quân đầu người thấp nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp. Công nghiệp chế biến chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và nguồn nguyên liệu; các mặt hàng nông sản chủ yếu là xuất khẩu thô và sơ chế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu. Giáo dục, đào tạo chuyển biến còn chậm; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp. Số hộ nghèo, cận nghèo lớn, nguy cơ tái nghèo còn cao; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới còn thấp. Liên kết nội vùng và liên vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức. Mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng thiếu và yếu, nhất là hạ tầng chiến lược (giao thông, y tế, giáo dục, hạ tầng số) chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển. Tỷ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt mục tiêu đề ra; rừng tự nhiên suy giảm về cả diện tích và chất lượng,... 

Những khó khăn, hạn chế nêu trên do một số nguyên nhân về điều kiện địa hình lãnh thổ đồi núi, cao nguyên, chia cắt phức tạp; xa các trung tâm kinh tế lớn, kết nối với vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ còn khó khăn; quy mô nền kinh tế nhỏ, kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc; đường biên giới dài, hiểm trở; các thế lực thù địch triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”; các quy hoạch chất lượng còn thấp, thiếu liên kết, đồng bộ; các cơ chế chính sách cho vùng nhiều nhưng phân tán, chưa có trọng tâm, trọng điểm và chưa sát với thực tiễn; thiếu các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Chính sách quản lý về đất đai, di dân, bảo vệ rừng chưa sát thực tiễn; phân cấp, phân quyền chưa thực sự gắn với nặng lực và điều kiện thực tiễn của từng địa phương,…

Đứng trước những khó khăn trong thời gian qua, trên cơ sở xác định định hướng phát triển riêng, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên đã phát huy những lợi thế mang tính đặc trưng, thúc đẩy phát triển của địa phương trong mục tiêu tổng thể. 

Tỉnh Gia Lai chọn mục tiêu không phát triển chiều rộng mà phát triển chiều sâu, chế biến sâu các loại cây ăn quả có giá trị cao. Phát triển chăn nuôi các dự án chăn nuôi đại gia súc. Phát triển hợp lý và khai thác có hiệu quả các dự án năng lượng tái tạo.

Tỉnh Đắk Lắk chọn mục tiêu, bên cạnh phát huy lợi thế, giữ vai trò là “Thủ phủ” của Tây Nguyên, Đắk Lắk tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh Đắk Lắk cần ưu tiên nguồn lực, chính sách, cơ chế… để phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để phát triển nông nghiệp bền vững, thời gian tới tỉnh Đắk Nông lựa chọn hướng phát triển phù hợp, theo đó, sẽ đẩy mạnh cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy phát triển các cây trồng có lợi thế; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, phát triển mạnh kinh tế tập thể và tập trung đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp.

Còn với tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chọn cho mình hướng phát triển trở thành “Điểm sáng” trong vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Tiếp tục phát huy vị thế là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích ứng dụng công nghệ cao và trở thành "điểm sáng" về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước…

Tạo đà phát triển kinh tế xanh

Ngày 06/10/2022, Bộ Chính trị ban hành, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng; đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong vùng trong bối cảnh phát triển mới. Đây được xem như luồng gió mới, tiếp thêm động lực, tạo đà cho Tây Nguyên “cất cánh”. 

Theo đó, Bộ Chính trị xác định vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng an ninh và đối ngoại của cả nước; phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, nhất là các địa phương trong Vùng và vùng Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Để đạt được mục tiêu đến năm 2045: “Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, đặc thù, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bản sắc văn hóa được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường”, cấp uỷ, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các Hội, đoàn thể và Nhân dân các địa phương cần tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp:
Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mô hình phát triển kinh tế vùng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển du lịch là đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao.

Về phát triển văn hóa - xã hội và nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đẩy mạnh đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của người dân; hình thành nếp sống văn minh gia đình văn hóa của đồng bào các dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, và truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS. Đồng thời, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để các tỉnh ở Tây Nguyên phát triển nhanh, bền vững.

 Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc, phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc, phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng là đột phá nhằm phát triển nhanh, bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển của vùng so với cả nước. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, sân bay trong khu vực và quốc tế, coi đây là một trong những khâu đột phá nhằm phát triển nhanh, bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển của vùng so với cả nước. Phấn đấu hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng: tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương. Nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Ngọc Hồi - Pleiku, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa).

Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng, quán triệt sâu sắc, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành về yêu cầu cấp bách trong đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên nghẽn, huy động và sử cứu điều phối hiệu Bộ, Duyên hải giác phát triển vùng, tạo không gian kinh tế thống nhất để khắc phục các điểm dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. Nghiên xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối và kết nối phát triển vùng nhằm quả các hoạt động liên kết nội vùng và Vùng với vùng Đông Nam miền Trung; hợp tác Tiểu vùng Mễ Công mở rộng, khu vực Tam Việt Nam - Lào - Campuchia; tham gia tích cực các hoạt hợp tác trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN với đối tác, các nước trong khu vực và các định chế quốc tế khác. Chủ động triển khai các hoạt động giao lưu động lý đồng bộ, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh công tác đối ngoại; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; làm sâu sắc hơn các quan hệ đối ngoại, hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước./.
 
Vũ Tiến Anh
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Tạo đà cho Tây Nguyên phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn

29/09/2023
Tiềm năng và lợi thế

Vùng Tây Nguyên gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, có tổng diện tích lớn thứ ba trong 6 vùng kinh tế - xã hội của Việt Nam (chiếm 16,5% diện tích cả nước) với diện tích tự nhiên 54.548,3 km, với quy mô dân số chiếm 6,1% dân số cả nước với 53 thành phần dân tộc cùng sinh sống, trong đó có 52 dân tộc thiểu số (DTTS), chiếm 37,65% dân số toàn vùng.

image001.jpg
Những cánh đồng quạt gió (nhà máy điện gió Dlieyang), huyện Đak Đoa, 
tỉnh Gia Lai
 
Vùng Tây Nguyên là vùng giàu tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội. Vùng có địa hình lãnh thổ đa phần là đồi núi, cao nguyên, diện tích đất rừng lớn (Khoảng 3,2 triệu ha chiếm 59,3% diện tích toàn vùng và chiếm 21% diện tích đất rừng cả nước) và có tính đa dạng sinh học rất cao, thuận lợi cho phát triển các ngành kinh tế như sản xuất cây công nghiệp (cây cao su, cà phê, chè, hồ tiêu, điều,...), du lịch sinh thái, công nghiệp năng lượng, khoáng sản.

Vùng Tây Nguyên có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh đối với cả nước và khu vực Đông Dương; nằm ở khu vực ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Campuchia, tiếp giáp với các vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ; Có hệ thống giao thông đường bộ liên vùng tương đối phát triển nối liền với các tỉnh Duyên hải miền Trung, ra các cảng biển và Đông nam bộ thông qua các các tuyến đường quan trọng như quốc lộ 14, 19, 20, 24, 25, 26, 27, 28 và thông thương với Đông bắc Campuchia và Nam Lào qua các quốc lộ 18B, 78, ngoài ra có hệ thống cảng hàng không như sân bay Liên Khương, Pleiku, Buôn Ma Thuột.

Nhờ có nhiều chủ trương chính sách lớn của Đảng và Nhà nước dành cho đồng bào các dân tộc nơi đây, những năm qua tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên đang được đánh thức và khai thác có hiệu quả. Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết và Kết luận của Bộ Chính trị khóa IX và khóa XI, các địa phương trong vùng đã nhận thức ngày càng sáng rõ hơn về vai trò, vị trí, tầm quan trọng và khai thác tốt hơn các tiềm năng, lợi thế của vùng Tây Nguyên. 
 
 image003.jpg
Festival Cồng chiêng Tây Nguyên 2018 tổ chức tại thành phố Pleiku, Gia Lai thành công rực rỡ mang đậm những giá trị văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên

Quy mô kinh tế được mở rộng, năm 2020 đạt khoảng 287.000 tỷ đồng, gấp khoảng 14,1 lần năm 2002; GRDP bình quân giai đoạn 2002-2020 là 7,98%, cao nhất trong các vùng. Cơ cấu kinh tế của vùng chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với mô hình tăng trưởng kinh tế, tập trung vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, thủy điện, khai khoáng, vật liệu xây dựng, chế biến nông sản xuất khẩu. Trong đó, tỷ trọng ngành công nghiệp có xu hướng tăng, trở thàn động lực tăng trưởng chính của vùng. Tốc độ tăng trưởng công nghiệp bình quân giai đoạn 2002-2020 của Vùng Tây Nguyên đạt 12,79%/năm, cao hơn so với mức tăng trưởng bình quân của cả nước (7,46%) và cao nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội. Quy mô công nghiệp được mở rộng với giá trị gia tăng công nghiệp toàn vùng năm 2020 đạt 51,6 nghìn tỷ đồng. Nông nghiệp vùng Tây Nguyên trong những năm qua đã trở thành một trong những vùng sản xuất nông sản lớn của cả nước với các sản phẩm chủ lực có nhu cầu thị trường cao như cà phê, cao su, chè, tiêu, bông vải, dược liệu, cây ăn quả, nguyên liệu giấy..., phục vụ trực tiếp công nghiệp chế biến và tạo ra khối lượng hàng hóa lớn có lợi thế cạnh tranh trong thị trường nội địa và xuất khẩu. Các ngành dịch vụ trên địa bàn cũng được đẩy mạnh nhằm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế toàn vùng trên cơ sở khai thác tiềm năng, thế mạnh về nguồn tài nguyên du lịch thiên nhiên, văn hóa lịch sử. Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ bình quân giai đoạn 2002-2020 của vùng đạt 9,8%/năm. Đời sống văn hóa của nhân dân Tây Nguyên ngày càng nâng cao; giá trị văn hóa của các dân tộc được bảo tồn, kế thừa và phát huy, một số di tích văn hóa lịch sử được tu bổ, tôn tạo. Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên được UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại. Bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học và bảo vệ nguồn nước được chú trọng. Công tác quản lý bảo vệ phát triển rừng, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước đã được các cấp, các ngành, các địa phương tập trung quan tâm và coi là vấn đề quan trọng, cấp thiết đối với sinh kế của người dân trong vùng. Các chương trình mục tiêu quốc gia được triển khai hiệu quả, góp phần cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân nông thôn, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Chính sách dân tộc, tôn giáo được thực hiện tốt, khơi dậy và thúc đoàn kết, tính tự lực trong việc phát triển sản xuất, giảm nghèo. Thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, thế trận lòng dân được củng cố vững chắc, nhất là trên tuyến biên giới và các địa bàn xung yếu; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, vùng Tây Nguyên hiện vẫn còn không ít khó khăn, thách thức lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thiếu bền vững, có xu hướng chậm lại; GRDP bình quân đầu người thấp nhất trong 6 vùng kinh tế - xã hội. Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài rất thấp. Công nghiệp chế biến chưa phát triển tương xứng với tiềm năng và nguồn nguyên liệu; các mặt hàng nông sản chủ yếu là xuất khẩu thô và sơ chế vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu. Giáo dục, đào tạo chuyển biến còn chậm; chất lượng nguồn nhân lực, năng suất lao động còn thấp. Số hộ nghèo, cận nghèo lớn, nguy cơ tái nghèo còn cao; tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới còn thấp. Liên kết nội vùng và liên vùng chưa chặt chẽ, còn hình thức. Mạng lưới kết cấu hạ tầng vùng, liên vùng thiếu và yếu, nhất là hạ tầng chiến lược (giao thông, y tế, giáo dục, hạ tầng số) chưa đáp ứng được yêu cầu cho phát triển. Tỷ lệ che phủ rừng giảm mạnh và không đạt mục tiêu đề ra; rừng tự nhiên suy giảm về cả diện tích và chất lượng,... 

Những khó khăn, hạn chế nêu trên do một số nguyên nhân về điều kiện địa hình lãnh thổ đồi núi, cao nguyên, chia cắt phức tạp; xa các trung tâm kinh tế lớn, kết nối với vùng Duyên hải miền Trung và Đông Nam Bộ còn khó khăn; quy mô nền kinh tế nhỏ, kết cấu hạ tầng giao thông chưa đồng bộ; tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 và cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc; đường biên giới dài, hiểm trở; các thế lực thù địch triệt để lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”; các quy hoạch chất lượng còn thấp, thiếu liên kết, đồng bộ; các cơ chế chính sách cho vùng nhiều nhưng phân tán, chưa có trọng tâm, trọng điểm và chưa sát với thực tiễn; thiếu các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và huy động nguồn lực ngoài ngân sách nhà nước, nhất là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; Chính sách quản lý về đất đai, di dân, bảo vệ rừng chưa sát thực tiễn; phân cấp, phân quyền chưa thực sự gắn với nặng lực và điều kiện thực tiễn của từng địa phương,…

Đứng trước những khó khăn trong thời gian qua, trên cơ sở xác định định hướng phát triển riêng, các tỉnh trong vùng Tây Nguyên đã phát huy những lợi thế mang tính đặc trưng, thúc đẩy phát triển của địa phương trong mục tiêu tổng thể. 

Tỉnh Gia Lai chọn mục tiêu không phát triển chiều rộng mà phát triển chiều sâu, chế biến sâu các loại cây ăn quả có giá trị cao. Phát triển chăn nuôi các dự án chăn nuôi đại gia súc. Phát triển hợp lý và khai thác có hiệu quả các dự án năng lượng tái tạo.

Tỉnh Đắk Lắk chọn mục tiêu, bên cạnh phát huy lợi thế, giữ vai trò là “Thủ phủ” của Tây Nguyên, Đắk Lắk tiếp tục thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững gắn với xây dựng nông thôn mới, tỉnh Đắk Lắk cần ưu tiên nguồn lực, chính sách, cơ chế… để phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Để phát triển nông nghiệp bền vững, thời gian tới tỉnh Đắk Nông lựa chọn hướng phát triển phù hợp, theo đó, sẽ đẩy mạnh cơ cấu nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, thúc đẩy phát triển các cây trồng có lợi thế; đồng thời đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, phát triển mạnh kinh tế tập thể và tập trung đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp.

Còn với tỉnh Lâm Đồng tiếp tục chọn cho mình hướng phát triển trở thành “Điểm sáng” trong vùng kinh tế trọng điểm, là khu vực năng động có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và là thị trường có nhiều tiềm năng lớn. Tiếp tục phát huy vị thế là địa phương dẫn đầu cả nước về diện tích ứng dụng công nghệ cao và trở thành "điểm sáng" về sản xuất nông nghiệp công nghệ cao của cả nước…

Tạo đà phát triển kinh tế xanh

Ngày 06/10/2022, Bộ Chính trị ban hành, quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước đối với vùng; đáp ứng nguyện vọng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong vùng trong bối cảnh phát triển mới. Đây được xem như luồng gió mới, tiếp thêm động lực, tạo đà cho Tây Nguyên “cất cánh”. 

Theo đó, Bộ Chính trị xác định vùng Tây Nguyên là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế xã hội, môi trường sinh thái, quốc phòng an ninh và đối ngoại của cả nước; phát triển Tây Nguyên nhanh, bền vững là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ quan trọng của cả nước, nhất là các địa phương trong Vùng và vùng Duyên hải miền Trung, vùng Đông Nam Bộ. Để đạt được mục tiêu đến năm 2045: “Tây Nguyên trở thành vùng phát triển bền vững, có nền kinh tế xanh, tuần hoàn; một số tỉnh trong vùng thuộc nhóm phát triển khá của cả nước. Hệ sinh thái rừng được bảo tồn và phát triển; hình thành một số khu du lịch chất lượng cao, đặc thù, điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Vùng sản xuất lớn về cây công nghiệp, cây ăn quả, rau, hoa và trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước. Hệ thống kết cấu hạ tầng hiện đại, đồng bộ. Phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường và quốc phòng an ninh; đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân được nâng cao; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Bản sắc văn hóa được phát huy và trở thành nền tảng để phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm vững chắc; biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác cùng phát triển; tổ chức Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, toàn diện; khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường”, cấp uỷ, chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc, các Hội, đoàn thể và Nhân dân các địa phương cần tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp:
Về chuyển đổi cơ cấu kinh tế và mô hình phát triển kinh tế vùng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế vùng, lấy phát triển nông, lâm nghiệp là trọng tâm, trụ đỡ; phát triển du lịch là đột phá. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả dựa trên công nghệ cao, chuyển đổi số và giá trị gia tăng cao.

Về phát triển văn hóa - xã hội và nguồn nhân lực, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, đẩy mạnh đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo; nâng cao trình độ dân trí, đời sống vật chất và tinh thần của người dân; hình thành nếp sống văn minh gia đình văn hóa của đồng bào các dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, và truyền thống tốt đẹp của đồng bào DTTS. Đồng thời, phát triển, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao để các tỉnh ở Tây Nguyên phát triển nhanh, bền vững.

 Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc, phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông quan trọng, du lịch đặc sắc, phục hồi, bảo vệ và phát triển rừng là đột phá nhằm phát triển nhanh, bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển của vùng so với cả nước. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông theo hướng đồng bộ, hiện đại, kết nối thuận lợi toàn vùng tới các cảng biển, sân bay trong khu vực và quốc tế, coi đây là một trong những khâu đột phá nhằm phát triển nhanh, bền vững và thu hẹp khoảng cách phát triển của vùng so với cả nước. Phấn đấu hoàn thành một số hạ tầng giao thông quan trọng: tuyến cao tốc Quy Nhơn - Pleiku, Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Gia Nghĩa - Chơn Thành, Tân Phú - Bảo Lộc, Bảo Lộc - Liên Khương. Nghiên cứu đầu tư tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây (Ngọc Hồi - Pleiku, Pleiku - Buôn Ma Thuột, Buôn Ma Thuột - Gia Nghĩa).

Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách liên kết vùng, quán triệt sâu sắc, tạo sự thống nhất cao trong nhận thức ở tất cả các cấp, các ngành về yêu cầu cấp bách trong đẩy mạnh hợp tác, liên kết nội vùng, liên nghẽn, huy động và sử cứu điều phối hiệu Bộ, Duyên hải giác phát triển vùng, tạo không gian kinh tế thống nhất để khắc phục các điểm dụng hiệu quả các nguồn lực, nâng cao khả năng cạnh tranh vùng. Nghiên xây dựng và thể chế hóa cơ chế điều phối và kết nối phát triển vùng nhằm quả các hoạt động liên kết nội vùng và Vùng với vùng Đông Nam miền Trung; hợp tác Tiểu vùng Mễ Công mở rộng, khu vực Tam Việt Nam - Lào - Campuchia; tham gia tích cực các hoạt hợp tác trong khuôn khổ ASEAN và ASEAN với đối tác, các nước trong khu vực và các định chế quốc tế khác. Chủ động triển khai các hoạt động giao lưu động lý đồng bộ, tạo thuận lợi cho việc triển khai thực hiện các thỏa thuận hợp tác trong khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia.

Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội gắn với củng cố quốc phòng, an ninh và đẩy mạnh công tác đối ngoại; đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; làm sâu sắc hơn các quan hệ đối ngoại, hợp tác Tiểu vùng Mê Công mở rộng, khu vực Tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia; kiên quyết bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước./.
 
Vũ Tiến Anh
Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh