> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn

Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số tại huyện Krông Pa

20/07/2023
Thực hiện Kế hoạch số 71/KH-BDT ngày 31/5/2023 của Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai về việc thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, ngày 19/7/2023, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do bà Đỗ Thị Hương Lan, Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đã chủ trì giám sát trực tiếp tại UBND huyện Krông Pa.
 
Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đã nghe đại diện UBND huyện và các phòng, ban có liên quan báo cáo kết quả việc thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 13 xã và 01 thị trấn, với 77 thôn, trong đó có 58 buôn là buôn đồng bào DTTS, với 14 thành phần dân tộc anh em chung sống xen kẽ nhau. Về dân cư: Tổng số hộ dân cư trên địa bàn huyện là 93.840 khẩu, trong đó hộ dân cư đồng bào DTTS là 67.700 khẩu, chiếm 72%. 
 
quang-canh1.jpg
Quang cảnh buổi giám sát

Thời gian qua cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo chặt chẽ đối với việc thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Nhất là vai trò của già làng, trưởng thôn, người có uy tín, đội ngũ hòa giải viên đã kịp thời, tuyên truyền, giáo dục thuyết phục những trường hợp có thể thực hiện việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa phương. Tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã không còn xảy ra, tình trạng tảo hôn năm 2022 so với năm 2020 giảm 10,6%. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ nhận thức của đồng bào DTTS về tác hại của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết được nâng lên rõ rệt. Đồng bào DTTS được tuyên truyền sâu rộng hơn về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, dân số và kế hoạch hóa gia đình...; mỗi cá nhân, mỗi gia đình, dòng họ, dòng tộc tự giác chấp hành và thường xuyên tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình cũng thực hiện tốt chính sách, pháp luật; đồng thời, cung cấp nhiều thông tin liên quan đến vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các bậc cha mẹ, học sinh cấp Trung học cơ sở, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và các thanh thiếu niên trong cộng đồng. Chính vì vậy, trình độ dân trí và ý thức của người dân được cải thiện, nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, một số phong tục tập quán gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tiến tới dần được xóa bỏ. Thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/5/2023, cụ thể như sau: Tổng số cặp kết hôn từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/5/2023 là 1.864 cặp, trong đó có 243 cặp kết hôn tảo hôn. Tổng số kết hôn trong 05 tháng đầu năm 2023 là 395 cặp, trong đó: số cặp kết hôn đúng tuổi theo quy định của pháp luật là 349 cặp, số cặp kết hôn tảo hôn là 46 cặp (số cặp tảo hôn DTTS là 45 cặp). Số cặp hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện năm 2021 là 01 trường hợp, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, đến nay không xảy ra trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Qua rà soát thống kê cho thấy, độ tuổi kết hôn tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thường tập trung nhiều nhất vào tuổi 16,5 đối với nữ, 17,5 đối với nam.

Phát biểu kết luận tại buổi giám sát, bà Đỗ Thị Hương Lan - Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát ghi nhận những kết quả đã đạt được của UBND huyện trong việc thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trong thời gian qua. Đồng thời, để việc thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số được triển khai  tốt hơn trong thời gian tới, đề nghị UBND huyện cần tiếp thu các ý kiến tham gia của Thành viên Đoàn giám sát Ban Dân tộc và quan tâm khắc phục những hạn chế, bất cập đã được chỉ rõ tại buổi giám sát, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và gia đình, việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống bằng các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp với thực tế hơn.
Mai Thị Lý

Ban Dân tộc HĐND tỉnh giám sát thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số tại huyện Krông Pa

20/07/2023
Thực hiện Kế hoạch số 71/KH-BDT ngày 31/5/2023 của Đoàn giám sát Ban Dân tộc HĐND tỉnh Gia Lai về việc thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh, ngày 19/7/2023, Đoàn giám sát của Ban Dân tộc HĐND tỉnh do bà Đỗ Thị Hương Lan, Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát đã chủ trì giám sát trực tiếp tại UBND huyện Krông Pa.
 
Tại buổi làm việc, Đoàn giám sát đã nghe đại diện UBND huyện và các phòng, ban có liên quan báo cáo kết quả việc thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện. Huyện có 14 đơn vị hành chính gồm 13 xã và 01 thị trấn, với 77 thôn, trong đó có 58 buôn là buôn đồng bào DTTS, với 14 thành phần dân tộc anh em chung sống xen kẽ nhau. Về dân cư: Tổng số hộ dân cư trên địa bàn huyện là 93.840 khẩu, trong đó hộ dân cư đồng bào DTTS là 67.700 khẩu, chiếm 72%. 
 
quang-canh1.jpg
Quang cảnh buổi giám sát

Thời gian qua cấp ủy, chính quyền địa phương đã quan tâm chỉ đạo chặt chẽ đối với việc thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số. Nhất là vai trò của già làng, trưởng thôn, người có uy tín, đội ngũ hòa giải viên đã kịp thời, tuyên truyền, giáo dục thuyết phục những trường hợp có thể thực hiện việc tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống tại địa phương. Tình trạng hôn nhân cận huyết thống đã không còn xảy ra, tình trạng tảo hôn năm 2022 so với năm 2020 giảm 10,6%. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng, chứng tỏ nhận thức của đồng bào DTTS về tác hại của nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết được nâng lên rõ rệt. Đồng bào DTTS được tuyên truyền sâu rộng hơn về Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Bình đẳng giới, Luật Phòng chống bạo lực gia đình, dân số và kế hoạch hóa gia đình...; mỗi cá nhân, mỗi gia đình, dòng họ, dòng tộc tự giác chấp hành và thường xuyên tuyên truyền, vận động người thân trong gia đình cũng thực hiện tốt chính sách, pháp luật; đồng thời, cung cấp nhiều thông tin liên quan đến vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cho các bậc cha mẹ, học sinh cấp Trung học cơ sở, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ và các thanh thiếu niên trong cộng đồng. Chính vì vậy, trình độ dân trí và ý thức của người dân được cải thiện, nâng cao nhận thức về tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống, một số phong tục tập quán gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tiến tới dần được xóa bỏ. Thực trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/5/2023, cụ thể như sau: Tổng số cặp kết hôn từ ngày 01/01/2021 đến ngày 31/5/2023 là 1.864 cặp, trong đó có 243 cặp kết hôn tảo hôn. Tổng số kết hôn trong 05 tháng đầu năm 2023 là 395 cặp, trong đó: số cặp kết hôn đúng tuổi theo quy định của pháp luật là 349 cặp, số cặp kết hôn tảo hôn là 46 cặp (số cặp tảo hôn DTTS là 45 cặp). Số cặp hôn nhân cận huyết thống trên địa bàn huyện năm 2021 là 01 trường hợp, cấp ủy, chính quyền địa phương đã tích cực tuyên truyền, vận động, đến nay không xảy ra trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Qua rà soát thống kê cho thấy, độ tuổi kết hôn tảo hôn trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn thường tập trung nhiều nhất vào tuổi 16,5 đối với nữ, 17,5 đối với nam.

Phát biểu kết luận tại buổi giám sát, bà Đỗ Thị Hương Lan - Phó Trưởng Ban Dân tộc HĐND tỉnh, Trưởng đoàn giám sát ghi nhận những kết quả đã đạt được của UBND huyện trong việc thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số trong thời gian qua. Đồng thời, để việc thực hiện quy định pháp luật về giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số được triển khai  tốt hơn trong thời gian tới, đề nghị UBND huyện cần tiếp thu các ý kiến tham gia của Thành viên Đoàn giám sát Ban Dân tộc và quan tâm khắc phục những hạn chế, bất cập đã được chỉ rõ tại buổi giám sát, tăng cường công tác tuyên truyền, vận động tư vấn nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của đồng bào dân tộc thiểu số trong hôn nhân và gia đình, việc tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống bằng các hình thức tuyên truyền phong phú, đa dạng, phù hợp với thực tế hơn.
Mai Thị Lý