> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động các Ban > Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại huyện Chư

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại huyện Chư Prông và Ia Grai

05/10/2023
Ngày 04/10/2023, Đoàn Giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh do ông Thái Thanh Bình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát “Việc chấp hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2020 - 06/2023” tại huyện Chư Prông và Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 
 
Tham gia cùng Đoàn có các đồng chí là thành viên của Ban Pháp chế HĐND tỉnh, lãnh đạo Ban Dân tộc HĐND tỉnh, lãnh đạo: Mặt trận Ủy ban MTTQVN tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo: HĐND, UBND, Ban Pháp chế của HĐND, các cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương.
 
quang-canh.jpg
Quang cảnh buổi giám sát

Theo số liệu báo cáo của huyện Chư Prông: Trong giai đoạn từ đầu năm 2020 đến tháng 6 năm 2023, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn. Qua đó, đã phát hiện 27 vụ vi phạm với các hành vi: sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất, thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện đăng ký biến động đất đai, tự ý chỉnh sửa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với tổng số tiền xử phạt hơn 98 triệu đồng. 

Lãnh đạo huyện Chư Prông đã đề xuất, kiến nghị các nội dung trong buổi làm việc như: Cần sớm hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh phân cấp, giao quyền cho cấp xã, đồng thời có cơ chế bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện ở cấp xã; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ tham mưu quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, góp phần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, hạn chế những sai sót trong quá quá trình thực thi công vụ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực như đất đai; xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy cho các cơ quan chức năng, tăng cường đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu về công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị, cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Làm việc với huyện Ia Grai, đại diện lãnh đạo UBND huyện cho biết: Trong giai đoạn từ năm 2020 đến tháng 6/2023, tổng số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn là 40 trường hợp, với các hành vi vi phạm chủ yếu: Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4, Điều 11, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. Tổng số tiền phạt là 147 triệu đồng.
 
image003.jpg
Thành viên đoàn giám sát nêu ý kiến tại buổi làm việc.

Về phía huyện Ia Grai cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành quy định và có hướng dẫn chi tiết một số nội dung như: UBND tỉnh cần sớm triển khai dự án tổng thể và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai nhằm khai thác, quản lý chặt chẽ quỹ đất trên địa bàn huyện; căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Điều 11, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Phát biểu tại các buổi làm việc, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Thái Thanh Bình ghi nhận những nỗ lực của 2 huyện trong thời gian qua đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong thực thi pháp luật trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn. Trưởng ban Pháp chế cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: Việc phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đôi lúc chưa kịp thời; công tác phối hợp chưa đồng bộ, nhịp nhàng; đề xuất hình thức xử phạt, mức xử phạt, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đôi lúc chưa phù hợp; việc tổ chức triển khai quyết định xử lý vi phạm hành chính chưa đảm bảo.

Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị thời gian tới các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai bằng nhiều hình thức phù hợp; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, kịp thời kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm những sai phạm theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; đẩy nhanh tiến độ cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trách nhiệm đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác xây dựng, quản lý đất đai. Những đề xuất, kiến nghị của huyện, đoàn giám sát ghi nhận, tổng hợp, báo cáo với HĐND tỉnh và các đơn vị liên quan./. 

Cẩm Tú
Chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

Ban Pháp chế HĐND tỉnh giám sát việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai tại huyện Chư Prông và Ia Grai

05/10/2023
Ngày 04/10/2023, Đoàn Giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh do ông Thái Thanh Bình - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh làm Trưởng đoàn đã có buổi giám sát “Việc chấp hành pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2020 - 06/2023” tại huyện Chư Prông và Ia Grai, tỉnh Gia Lai. 
 
Tham gia cùng Đoàn có các đồng chí là thành viên của Ban Pháp chế HĐND tỉnh, lãnh đạo Ban Dân tộc HĐND tỉnh, lãnh đạo: Mặt trận Ủy ban MTTQVN tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Văn phòng UBND tỉnh và đại diện lãnh đạo: HĐND, UBND, Ban Pháp chế của HĐND, các cơ quan, đơn vị có liên quan tại địa phương.
 
quang-canh.jpg
Quang cảnh buổi giám sát

Theo số liệu báo cáo của huyện Chư Prông: Trong giai đoạn từ đầu năm 2020 đến tháng 6 năm 2023, UBND huyện thường xuyên chỉ đạo các phòng ban chuyên môn phối hợp với UBND các xã, thị trấn tiến hành kiểm tra việc quản lý, sử dụng đất đai trên địa bàn. Qua đó, đã phát hiện 27 vụ vi phạm với các hành vi: sử dụng đất sai mục đích, lấn chiếm đất, thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện đăng ký biến động đất đai, tự ý chỉnh sửa trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, với tổng số tiền xử phạt hơn 98 triệu đồng. 

Lãnh đạo huyện Chư Prông đã đề xuất, kiến nghị các nội dung trong buổi làm việc như: Cần sớm hoàn thiện quy định pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, sửa đổi, bổ sung Luật xử lý vi phạm hành chính và các Nghị định chi tiết hướng dẫn thi hành; đẩy mạnh phân cấp, giao quyền cho cấp xã, đồng thời có cơ chế bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện ở cấp xã; thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu về xử lý vi phạm hành chính cho đội ngũ tham mưu quản lý nhà nước về xử lý vi phạm hành chính, góp phần nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ, hạn chế những sai sót trong quá quá trình thực thi công vụ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực như đất đai; xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy cho các cơ quan chức năng, tăng cường đội ngũ công chức thực hiện nhiệm vụ tham mưu về công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; bảo đảm các điều kiện về tài chính, cơ sở vật chất và trang thiết bị, cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Làm việc với huyện Ia Grai, đại diện lãnh đạo UBND huyện cho biết: Trong giai đoạn từ năm 2020 đến tháng 6/2023, tổng số vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn là 40 trường hợp, với các hành vi vi phạm chủ yếu: Chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối, đất nông nghiệp khác sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn, thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định tại khoản 4, Điều 11, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP. Tổng số tiền phạt là 147 triệu đồng.
 
image003.jpg
Thành viên đoàn giám sát nêu ý kiến tại buổi làm việc.

Về phía huyện Ia Grai cũng đề nghị các cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành quy định và có hướng dẫn chi tiết một số nội dung như: UBND tỉnh cần sớm triển khai dự án tổng thể và xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai nhằm khai thác, quản lý chặt chẽ quỹ đất trên địa bàn huyện; căn cứ vào tình hình thực tế ở địa phương quy định mức độ khôi phục đối với từng loại vi phạm quy định tại Điều 11, Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Phát biểu tại các buổi làm việc, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Thái Thanh Bình ghi nhận những nỗ lực của 2 huyện trong thời gian qua đã góp phần tạo chuyển biến tích cực trong thực thi pháp luật trong lĩnh vực đất đai trên địa bàn. Trưởng ban Pháp chế cũng chỉ ra những tồn tại, hạn chế như: Việc phát hiện, xử lý vi phạm hành chính đôi lúc chưa kịp thời; công tác phối hợp chưa đồng bộ, nhịp nhàng; đề xuất hình thức xử phạt, mức xử phạt, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đôi lúc chưa phù hợp; việc tổ chức triển khai quyết định xử lý vi phạm hành chính chưa đảm bảo.

Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh đề nghị thời gian tới các địa phương cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quản lý đất đai bằng nhiều hình thức phù hợp; đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, kịp thời kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý nghiêm những sai phạm theo quy định của pháp luật. Cùng với đó, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; đẩy nhanh tiến độ cấp mới, cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quan tâm đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trách nhiệm đội ngũ cán bộ chuyên môn làm công tác xây dựng, quản lý đất đai. Những đề xuất, kiến nghị của huyện, đoàn giám sát ghi nhận, tổng hợp, báo cáo với HĐND tỉnh và các đơn vị liên quan./. 

Cẩm Tú
Chuyên viên Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh