> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > Ban hành nghị quyết chuyên đề phải từ thực tiễn và điều kiện KT - XH của địa phương

Ban hành nghị quyết chuyên đề phải từ thực tiễn và điều kiện KT - XH của địa phương

11/04/2013
Theo kinh nghiệm của HĐND tỉnh Quảng Bình, việc ban hành nghị quyết chuyên đề phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và điều kiện KT - XH của địa phương. Đặc biệt, phải xác định rõ mục đích của việc ban hành nghị quyết, các nguồn lực và khả năng của địa phương để bảo đảm tính khả thi.
Các nghị quyết chuyên đề do HĐND tỉnh Quảng Bình ban hành trong nhiệm kỳ 2004 - 2011 và từ đầu nhiệm kỳ 2011 - 2016 đến nay đã giải quyết được nhiều yêu cầu bức thiết của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể, hoặc áp dụng lâu dài. Nhiều nghị quyết tạo chuyển biến rõ rệt trên các lĩnh vực KT - XH, QPAN, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Có được kết quả này do HĐND tỉnh đã nắm vững và vận dụng đúng đắn quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào việc xác định các nghị quyết chuyên đề cần ban hành, nhằm tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh. Quá trình điều hành thảo luận để thông qua nghị quyết chuyên đề, Thường trực HĐND tỉnh đã phát huy tính dân chủ, huy động được trí tuệ tập thể của đại biểu. Những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau được tách ra để bàn thảo đến khi đạt được sự thống nhất cao của đại biểu.
Bên cạnh đó, mối quan hệ phối hợp giữa Thường trực HĐND và UBND trong việc xác định các chuyên đề để ban hành nghị quyết cũng như bảo đảm đúng quy trình ban hành nghị quyết được phát huy tốt. Sau khi nghị quyết được ban hành, UBND tỉnh đã nâng cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh. Góp phần không nhỏ vào thành công trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết, các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh đã kịp thời chuyển tải toàn bộ nội dung nghị quyết đến với mọi tầng lớp nhân dân, để từ đó nhân dân chủ động và tự giác trong quá trình thực hiện; đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình thực thi của các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời phản ánh với HĐND.
Tuy nhiên, bên cạnh các nghị quyết khả thi, sớm đi vào cuộc sống, vẫn còn một số nghị quyết hiệu quả thấp, chưa đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Có những nghị quyết gặp khó khăn ngay từ khi bắt đầu xây dựng dự thảo, quá trình triển khai thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân do các cơ quan chuyên môn của tỉnh khi được phân công chuẩn bị các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết chưa thực hiện nghiêm túc việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng chịu tác động trực tiếp của nghị quyết. Vì vậy, nhiều dự thảo nghị quyết trình ra kỳ họp còn mang tính chủ quan của cơ quan soạn thảo. Một số dự thảo nghị quyết quá chú trọng đến nguồn lực tài chính và yêu cầu phát triển kinh tế mà chưa xem xét thấu đáo những tác động đến môi trường, phong tục, tập quán, trình độ dân trí, thu nhập của người dân từng vùng, miền không đồng nhất... Một số trường hợp, do chưa dự đoán được những thay đổi lớn về tình hình KT - XH và những vấn đề phát sinh khi xây dựng đề án, chính sách, dẫn đến phải điều chỉnh mục tiêu, kéo dài thời hạn. Nhất là đối với lĩnh vực đầu tư phát triển, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên, môi trường... quá trình điều tra, khảo sát, thống kê để xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ còn chung chung, thiếu cơ sở khoa học nên việc triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Trong khi đó, việc cung cấp các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết cho các ban HĐND thẩm tra thường không bảo đảm thời gian theo yêu cầu, một số trường hợp ban HĐND phải sử dụng cả văn bản dự thảo để thẩm tra. Thành viên các ban HĐND đa số lại hoạt động kiêm nhiệm nên ít có điều kiện nghiên cứu, nhất là việc tổ chức khảo sát thực tế; chuyên môn đào tạo của thành viên ban thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau. Quá trình thẩm tra, các ban cũng chưa tranh thủ được ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực mà nghị quyết ban hành... nên chất lượng, nhất là tính phản biện trong các báo cáo thẩm tra chưa cao. Khi dự thảo nghị quyết được trình tại kỳ họp, có đại biểu do năng lực, trình độ hạn chế, hoặc chưa tích cực nghiên cứu, tìm hiểu nắm bắt thông tin, một số tâm lý e dè, ngại va chạm... nên ít đưa ra chính kiến, lập luận nhằm điều chỉnh những nội dung chưa hợp lý trong dự thảo nghị quyết.
Bên cạnh đó, mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong tổ chức thực hiện nghị quyết HĐND cũng chưa thật đồng bộ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và giám sát của HĐND về tình hình, kết quả thực hiện chưa đi vào chiều sâu nên một số mục tiêu, nhiệm vụ khi triển khai gặp vướng mắc không được tháo gỡ và điều chỉnh kịp thời.
Để các quyết sách của HĐND phát huy hiệu quả thiết thực, trước hết phải xác định được những nội dung, lĩnh vực cần thiết ban hành nghị quyết. Chương trình xây dựng nghị quyết chuyên đề của HĐND phải được đưa vào kế hoạch sớm, phân công cụ thể cho cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chuẩn bị và cơ quan phối hợp (nếu có). Kiên quyết không đưa vào chương trình kỳ họp những nội dung nghị quyết đề xuất bổ sung muộn, thời gian chuẩn bị không bảo đảm, vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ban hành.
Bên cạnh xác định được cơ sở pháp lý, việc ban hành các nghị quyết chuyên đề phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và điều kiện KT - XH của địa phương. Đặc biệt, phải làm cho rõ mục đích của việc ban hành nghị quyết, những tác động tiêu cực có thể xảy ra, đối tượng và mức độ tác động đến đối tượng, các nguồn lực và khả năng của địa phương để bảo đảm thực hiện (hay tính khả thi của nghị quyết).
Các nghị quyết QPPL phải thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục theo quy định, như: lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu tác động, gửi các cơ quan thẩm định, thẩm tra đúng thời gian. Việc đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, các quy định cần phải có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế. Những vấn đề thuộc quyền hạn của HĐND cần đưa thẳng vào nội dung nghị quyết. Phát huy vai trò của các cơ quan thẩm định, thẩm tra và tinh thần, trách nhiệm của mỗi đại biểu HĐND khi thảo luận thông qua nghị quyết. Chủ tọa điều hành phải gợi mở để các đại biểu tham gia ý kiến, tập trung vào những nội dung trọng tâm cần sự thống nhất cao. Một số nghị quyết có thể phải lấy phiếu biểu quyết từng chỉ tiêu, mục tiêu, mức quy định mới bảo đảm được tính khả thi.
Sau khi ban hành, HĐND cần tăng cường giám sát để kịp thời phát hiện những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là những nghị quyết có đối tượng tác động rộng rãi. Chú trọng thông tin phản hồi của các cơ quan, cá nhân, tổ chức chịu tác động để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định chưa phù hợp, bảo đảm các nghị quyết chuyên đề của HĐND phát huy tác dụng tích cực.
Trong điều kiện nguồn nhân lực còn hạn chế, cần phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực, các ban HĐND tỉnh với Thường trực, các ban HĐND các huyện, thành phố và Thường trực HĐND cấp xã theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết chuyên đề của HĐND các cấp. Thông qua hoạt động giám sát, TXCT, tiếp công dân trên địa bàn, những vấn đề nhân dân bức xúc, xảy ra trên diện rộng, hoặc những vấn đề trong phạm vi hẹp nhưng quan trọng, Thường trực HĐND các cấp cần trao đổi thông tin, hoặc kiến nghị đề xuất để nắm được tình hình, kết quả thực hiện cũng như những vướng mắc, bất cập để thống nhất trong quá trình chỉ đạo, điều hành và có biện pháp điều chỉnh kịp thời, để quyết sách của HĐND sớm phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội.
 
Daibieunhandan.vn

Ban hành nghị quyết chuyên đề phải từ thực tiễn và điều kiện KT - XH của địa phương

11/04/2013
Theo kinh nghiệm của HĐND tỉnh Quảng Bình, việc ban hành nghị quyết chuyên đề phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và điều kiện KT - XH của địa phương. Đặc biệt, phải xác định rõ mục đích của việc ban hành nghị quyết, các nguồn lực và khả năng của địa phương để bảo đảm tính khả thi.
Các nghị quyết chuyên đề do HĐND tỉnh Quảng Bình ban hành trong nhiệm kỳ 2004 - 2011 và từ đầu nhiệm kỳ 2011 - 2016 đến nay đã giải quyết được nhiều yêu cầu bức thiết của địa phương trong từng giai đoạn cụ thể, hoặc áp dụng lâu dài. Nhiều nghị quyết tạo chuyển biến rõ rệt trên các lĩnh vực KT - XH, QPAN, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, từng bước nâng cao đời sống nhân dân, được nhân dân đồng tình ủng hộ. Có được kết quả này do HĐND tỉnh đã nắm vững và vận dụng đúng đắn quan điểm lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy vào việc xác định các nghị quyết chuyên đề cần ban hành, nhằm tập trung giải quyết những vấn đề quan trọng, cấp bách của địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH của tỉnh. Quá trình điều hành thảo luận để thông qua nghị quyết chuyên đề, Thường trực HĐND tỉnh đã phát huy tính dân chủ, huy động được trí tuệ tập thể của đại biểu. Những nội dung còn nhiều ý kiến khác nhau được tách ra để bàn thảo đến khi đạt được sự thống nhất cao của đại biểu.
Bên cạnh đó, mối quan hệ phối hợp giữa Thường trực HĐND và UBND trong việc xác định các chuyên đề để ban hành nghị quyết cũng như bảo đảm đúng quy trình ban hành nghị quyết được phát huy tốt. Sau khi nghị quyết được ban hành, UBND tỉnh đã nâng cao trách nhiệm trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện, phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh. Góp phần không nhỏ vào thành công trong việc triển khai thực hiện các nghị quyết, các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh đã kịp thời chuyển tải toàn bộ nội dung nghị quyết đến với mọi tầng lớp nhân dân, để từ đó nhân dân chủ động và tự giác trong quá trình thực hiện; đồng thời giám sát chặt chẽ quá trình thực thi của các cơ quan, đơn vị, địa phương để kịp thời phản ánh với HĐND.
Tuy nhiên, bên cạnh các nghị quyết khả thi, sớm đi vào cuộc sống, vẫn còn một số nghị quyết hiệu quả thấp, chưa đạt được mục đích, yêu cầu đề ra. Có những nghị quyết gặp khó khăn ngay từ khi bắt đầu xây dựng dự thảo, quá trình triển khai thực hiện cũng gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Nguyên nhân do các cơ quan chuyên môn của tỉnh khi được phân công chuẩn bị các đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết chưa thực hiện nghiêm túc việc tổ chức lấy ý kiến của nhân dân, nhất là các đối tượng chịu tác động trực tiếp của nghị quyết. Vì vậy, nhiều dự thảo nghị quyết trình ra kỳ họp còn mang tính chủ quan của cơ quan soạn thảo. Một số dự thảo nghị quyết quá chú trọng đến nguồn lực tài chính và yêu cầu phát triển kinh tế mà chưa xem xét thấu đáo những tác động đến môi trường, phong tục, tập quán, trình độ dân trí, thu nhập của người dân từng vùng, miền không đồng nhất... Một số trường hợp, do chưa dự đoán được những thay đổi lớn về tình hình KT - XH và những vấn đề phát sinh khi xây dựng đề án, chính sách, dẫn đến phải điều chỉnh mục tiêu, kéo dài thời hạn. Nhất là đối với lĩnh vực đầu tư phát triển, quy hoạch, kế hoạch về tài nguyên, môi trường... quá trình điều tra, khảo sát, thống kê để xây dựng các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ còn chung chung, thiếu cơ sở khoa học nên việc triển khai thực hiện gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc.
Trong khi đó, việc cung cấp các báo cáo, tờ trình, đề án, dự thảo nghị quyết cho các ban HĐND thẩm tra thường không bảo đảm thời gian theo yêu cầu, một số trường hợp ban HĐND phải sử dụng cả văn bản dự thảo để thẩm tra. Thành viên các ban HĐND đa số lại hoạt động kiêm nhiệm nên ít có điều kiện nghiên cứu, nhất là việc tổ chức khảo sát thực tế; chuyên môn đào tạo của thành viên ban thuộc nhiều lĩnh vực, chuyên ngành khác nhau. Quá trình thẩm tra, các ban cũng chưa tranh thủ được ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực mà nghị quyết ban hành... nên chất lượng, nhất là tính phản biện trong các báo cáo thẩm tra chưa cao. Khi dự thảo nghị quyết được trình tại kỳ họp, có đại biểu do năng lực, trình độ hạn chế, hoặc chưa tích cực nghiên cứu, tìm hiểu nắm bắt thông tin, một số tâm lý e dè, ngại va chạm... nên ít đưa ra chính kiến, lập luận nhằm điều chỉnh những nội dung chưa hợp lý trong dự thảo nghị quyết.
Bên cạnh đó, mối quan hệ phối hợp giữa các cấp, các ngành, các địa phương trong tổ chức thực hiện nghị quyết HĐND cũng chưa thật đồng bộ. Hoạt động thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND tỉnh và giám sát của HĐND về tình hình, kết quả thực hiện chưa đi vào chiều sâu nên một số mục tiêu, nhiệm vụ khi triển khai gặp vướng mắc không được tháo gỡ và điều chỉnh kịp thời.
Để các quyết sách của HĐND phát huy hiệu quả thiết thực, trước hết phải xác định được những nội dung, lĩnh vực cần thiết ban hành nghị quyết. Chương trình xây dựng nghị quyết chuyên đề của HĐND phải được đưa vào kế hoạch sớm, phân công cụ thể cho cơ quan chức năng chịu trách nhiệm chuẩn bị và cơ quan phối hợp (nếu có). Kiên quyết không đưa vào chương trình kỳ họp những nội dung nghị quyết đề xuất bổ sung muộn, thời gian chuẩn bị không bảo đảm, vì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng ban hành.
Bên cạnh xác định được cơ sở pháp lý, việc ban hành các nghị quyết chuyên đề phải xuất phát từ yêu cầu thực tiễn và điều kiện KT - XH của địa phương. Đặc biệt, phải làm cho rõ mục đích của việc ban hành nghị quyết, những tác động tiêu cực có thể xảy ra, đối tượng và mức độ tác động đến đối tượng, các nguồn lực và khả năng của địa phương để bảo đảm thực hiện (hay tính khả thi của nghị quyết).
Các nghị quyết QPPL phải thực hiện đầy đủ quy trình, thủ tục theo quy định, như: lấy ý kiến rộng rãi của các đối tượng chịu tác động, gửi các cơ quan thẩm định, thẩm tra đúng thời gian. Việc đề ra các mục tiêu, chỉ tiêu, các quy định cần phải có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tế. Những vấn đề thuộc quyền hạn của HĐND cần đưa thẳng vào nội dung nghị quyết. Phát huy vai trò của các cơ quan thẩm định, thẩm tra và tinh thần, trách nhiệm của mỗi đại biểu HĐND khi thảo luận thông qua nghị quyết. Chủ tọa điều hành phải gợi mở để các đại biểu tham gia ý kiến, tập trung vào những nội dung trọng tâm cần sự thống nhất cao. Một số nghị quyết có thể phải lấy phiếu biểu quyết từng chỉ tiêu, mục tiêu, mức quy định mới bảo đảm được tính khả thi.
Sau khi ban hành, HĐND cần tăng cường giám sát để kịp thời phát hiện những bất cập trong quá trình triển khai thực hiện, nhất là những nghị quyết có đối tượng tác động rộng rãi. Chú trọng thông tin phản hồi của các cơ quan, cá nhân, tổ chức chịu tác động để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoặc bãi bỏ các quy định chưa phù hợp, bảo đảm các nghị quyết chuyên đề của HĐND phát huy tác dụng tích cực.
Trong điều kiện nguồn nhân lực còn hạn chế, cần phối hợp chặt chẽ giữa Thường trực, các ban HĐND tỉnh với Thường trực, các ban HĐND các huyện, thành phố và Thường trực HĐND cấp xã theo dõi, giám sát việc triển khai thực hiện các nghị quyết chuyên đề của HĐND các cấp. Thông qua hoạt động giám sát, TXCT, tiếp công dân trên địa bàn, những vấn đề nhân dân bức xúc, xảy ra trên diện rộng, hoặc những vấn đề trong phạm vi hẹp nhưng quan trọng, Thường trực HĐND các cấp cần trao đổi thông tin, hoặc kiến nghị đề xuất để nắm được tình hình, kết quả thực hiện cũng như những vướng mắc, bất cập để thống nhất trong quá trình chỉ đạo, điều hành và có biện pháp điều chỉnh kịp thời, để quyết sách của HĐND sớm phát huy hiệu quả trong đời sống xã hội.
 
Daibieunhandan.vn