> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > Chưa có khâu đột phá, tạo đột biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Chưa có khâu đột phá, tạo đột biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

20/03/2013
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được ban hành ngày 1/6/2006 đến nay đã đạt được nhiều kết quả. Nhưng thực tiễn, cũng còn nhiều ý kiến về việc này. Do đó khi sửa đổi luật phải đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, thực tế xã hội. Nhìn ở bộ luật này, khâu nào là khâu đột phá để khi luật thông qua mang tính chất tạo đột biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách hiệu quả thì chưa có.
Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Quy định không khéo sẽ dẫn đến việc vừa thiếu, vừa thừa 
Về cơ bản tôi nhất trí với nhiều vấn đề trong dự thảo luật và báo cáo thẩm tra. Ở đây tôi muốn nói một vấn đề chung là phạm vi. Tôi tán thành với cách đặt vấn đề của Chính phủ trong tờ trình hiện nay. Ở đây bao gồm cả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước, đơn vị có liên quan đến ngân sách, đến tài sản nhà nước và cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Đây cũng là một đạo luật, cơ sở pháp lý để điều chỉnh những vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong xã hội, dân cư và các thành phần khác cũng như những vấn đề tập trung chính cho khối đang sử dụng, quản lý tài sản ngân sách nhà nước và có một số nguyên tắc định hướng cho các phần bên ngoài xã hội.
Thứ hai, cách giảm chương, điều tôi thấy phải giảm nữa. Chương đoạn nói về thanh tra, kiểm toán, tòa án, kiểm sát quy định trùng lặp với các quy định hiện hành về các cơ quan này, vừa thiếu, vừa thừa, kể cả Mặt trận Tổ quốc trong này ghi chưa đủ. Cho nên chỗ này phải rà soát kỹ để không trùng lặp. 
Thứ ba, trong này ta nói như quy định chế tài nghiêm khắc hơn, như đề xuất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhưng không thể nói nghiêm khắc hơn là nghiêm khắc thế nào? Nếu quy định chế tài ở đây gồm những loại chế tài gì, nếu từ chế tài lao động, chế tài bồi thường, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, đến cả trách nhiệm hình sự thì tất cả các loại chế tài này được quy định trong các luật chuyên ngành. Nếu đưa vào đây không biết quy định nghiêm khắc hơn thế nào. Ở đây chỉ có thể quy định định hướng, những nguyên tắc để chỉ dẫn sang cái kia thôi. Ví dụ tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lãng phí, nếu anh vô ý, anh sử dụng không đúng quy chuẩn, quy trình, anh gây lãng phí trong vấn đề sử dụng tài sản của nhà nước mà gây hậu quả nghiêm trọng thì được quy định trong Bộ luật Hình sự là tội thiếu tinh thấn trách nhiệm, có mức hình phạt rất rõ ràng, cụ thể trong đó rồi. Cho nên chỗ này phải tính thế nào chứ quy định không khéo vừa thiếu, vừa thừa và không toát lên được tinh thần đó.
Hay nói trong lãng phí do ban hành cơ chế, chính sách phải có chế tài. Nói về đạo lý, về mặt chung thì được, nhưng thể hiện vào trong quy phạm của luật này như thế nào? Anh ban hành ra một cơ chế, chính sách nào đó mà không khả thi, không thực tế, gây tốn kém nguồn lực xã hội, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng, cái đó lại nằm trong Bộ luật Hình sự. Tội làm trái chế độ chính sách, chưa nói đến trường hợp phá hoại cũng quy định trong đó rồi. Quy định như thế nào về chỗ này trong dự thảo không rõ. Cho nên phải rà soát lại thật kỹ, nếu không vừa chung và không cụ thể hay trùng lẫn với các văn bản khác.
 
Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn: Lý do gì mà sửa nhiều vậy?
Thông thường, việc sửa đổi, bổ sung là vừa sửa đổi, vừa bổ sung nhưng dự án luật này giảm tới 6 chương, 19 điều, còn 5 chương, 67 điều. Phần đánh giá thu được những kết quả đáng khích lệ về tiết kiệm, vậy lãng phí có ngăn chặn được đâu. Quan điểm sửa đổi cũng cho rằng kế thừa những nội dung quy định còn phù hợp, vậy không biết lý do gì mà sửa nhiều vậy, giảm tới 6 chương, 19 điều. Thông thường là sửa đổi và bổ sung, cái này bổ sung cái kia. Luật này là giảm chứ không phải là sửa, bỏ chứ không phải là sửa đổi, bổ sung.

Tôi nhất trí cao với thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Tôi nghĩ luật này nếu trình QH tại Kỳ họp tới thì Ủy ban Tài chính - Ngân sách sẽ có thẩm tra chính thức và sẽ có nhiều ý kiến khác nhau hơn thẩm tra sơ bộ này. Giữa thẩm tra và tờ trình cũng chưa thống nhất, có những chương bỏ hết, bên thẩm tra bảo để lại, rất khó. Giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo không thống nhất thì cũng khó thảo luận, khó cho ý kiến. Riêng việc bỏ đi với việc giữ lại đã không thống nhất rồi. Nhiều điều của Ủy ban Tài chính - Ngân sách nêu tôi thấy rất xác đáng, đề nghị bên soạn thảo nghiên cứu thêm. Nếu việc này trình ra QH thì nên tranh thủ sửa lại. Tôi thấy hết sức phân vân bỏ quá nhiều chương.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng: Tư duy xuyên suốt là phải giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Tôi đánh giá cao việc chuẩn bị của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Luật đã được ban hành từ ngày 1/6/2006 đến thời điểm hiện nay đã đạt được nhiều kết quả như Báo cáo thẩm tra, cũng như Báo cáo của Chính phủ đã nêu. Thực chất nhân dân có nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề này, do đó việc sửa đổi luật này là rất cần thiết. Tham nhũng là vấn đề rất bức xúc, nhưng lãng phí và thất thoát cũng hoàn toàn không kém. Do đó sửa đổi luật này làm sao đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng ấy của nhân dân, thực tế của xã hội.
Với kiến nghị của Ủy ban Tài chính - Ngân sách là phải đưa vào, bổ sung làm rõ trong dự thảo luật những nội dung lớn, trọng điểm gây lãng phí lớn như tổ chức bộ máy, xét duyệt biên chế, sử dụng, tuyển dụng lao động, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch phát triển kinh tế ngành, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó nhấn mạnh yêu cầu quy hoạch, kế hoạch đi đôi với khả năng kinh tế, tiềm lực ngân sách; quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; thực hành tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội, ma chay, cưới xin và các hoạt động khác. Tôi rất thống nhất với cách đề xuất này. Trong này đề cập chủ yếu đến tiết kiệm, chống lãng phí của những nội dung hữu hình. Những cái vô hình trong này đề cập còn rất ít. Tôi đề nghị thống nhất với Ủy ban Tài chính - Ngân sách những cái liên quan đến hữu hình, thực ra nó rất quan trọng, khó đếm nhưng nếu làm tốt thì có hiệu quả hơn nhiều, đặc biệt trong vấn đề sử dụng nguồn nhân lực của cán bộ, công chức nhà nước.
Bản chất của vấn đề tiết kiệm chống lãng phí, tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Bởi vì những người được sử dụng nghĩ rằng đây là tiền của chùa, tiền của người khác chứ không phải tiền của bản thân mình, không phải tài sản của bản thân mình, do đó sinh ra vấn đề này. Theo tôi nghĩ một nguyên tắc, một tư duy xuyên suốt trong này là phải giao được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Mặc dù tại Điều 22 có hẳn một điều nói về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng tôi muốn rằng trước khi vào Điều 22 này thì ở ngay nguyên tắc chúng ta phải bổ sung điều đó, bổ sung nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc toàn bộ hệ thống luật này liên quan đến tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người dân, của tổ chức. Để làm được việc này thì ở Điều 8 nêu một vấn đề liên quan đến nguyên tắc người đứng đầu, trong nguyên tắc người đứng đầu mới nêu ở mức độ vừa phải. Tôi nghĩ phải thêm được trách nhiệm rất cơ bản đối với người đứng đầu, từ đấy mới liên quan đến việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt trong các tổ chức công quyền, tổ chức hành chính sự nghiệp.
 
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu: Chưa có khâu đột phá để khi luật thông qua sẽ tạo ra sự đột biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 
Thứ nhất, tờ trình của Chính phủ đánh giá 6 nội dung về quản lý kinh tế nhà nước; quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đất đai, trụ sở; sử dụng vốn doanh nghiệp nhà nước; sản xuất, tiêu dùng trong nhân dân và trong quản lý, sử dụng lao động khu vực nhà nước. Riêng phần này phải báo cáo thuyết phục trước QH, phần này rất quan trọng để từ đó xem điều chỉnh, bổ sung gì. Nhưng cảm giác báo cáo “gam” sáng nhiều hơn, tương đối sáng, nhưng thực tiễn cuộc sống lại đánh giá “tối” hơn. Đề nghị Chính phủ xem lại phần đánh giá của mình cho sát, cụ thể. 
Nhìn ở bộ luật này, khâu nào là khâu đột phá để khi luật thông qua nó mang tính chất tạo ra sự đột biến để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách hiệu quả thì chưa thấy quy định nào. Tôi nghiêng về hai hướng, ngoài bổ sung nội dung về biện pháp quản lý thì trách nhiệm người đứng đầu phải cụ thể hơn. Trong ba nội dung, một là cơ chế phát hiện, hai là xử lý người đứng đầu, ba là chế tài nghiêm minh, tôi nghĩ về lý luận thì được nhưng cụ thể nó là gì, tới mức nào sẽ xử lý cán bộ, người đứng đầu? Trong báo cáo tổng kết không đánh giá để so sánh giai đoạn từ ngày có luật với trước có luật, tất cả những nội dung này giảm, nó tăng ở khâu nào, không có. Chỗ này phải quy định rất cụ thể về quy định người đứng đầu. 

Ngoài ra, với cơ cấu bộ máy có các cơ quan công quyền khác rất quan trọng trong việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan kiểm toán và thanh tra nhà nước. Tôi nghĩ nên có những quy định đậm nét hơn, từ đó định kỳ hoặc hàng năm những cơ quan này phải có trách nhiệm vừa giám sát, vừa kiểm tra, vừa phát hiện, kết luận để đề xuất cách xử lý thì hợp lý hơn.
Theo daibieunhandan.vn

Chưa có khâu đột phá, tạo đột biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

20/03/2013
Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được ban hành ngày 1/6/2006 đến nay đã đạt được nhiều kết quả. Nhưng thực tiễn, cũng còn nhiều ý kiến về việc này. Do đó khi sửa đổi luật phải đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng của nhân dân, thực tế xã hội. Nhìn ở bộ luật này, khâu nào là khâu đột phá để khi luật thông qua mang tính chất tạo đột biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách hiệu quả thì chưa có.
Phó chủ tịch QH Uông Chu Lưu: Quy định không khéo sẽ dẫn đến việc vừa thiếu, vừa thừa 
Về cơ bản tôi nhất trí với nhiều vấn đề trong dự thảo luật và báo cáo thẩm tra. Ở đây tôi muốn nói một vấn đề chung là phạm vi. Tôi tán thành với cách đặt vấn đề của Chính phủ trong tờ trình hiện nay. Ở đây bao gồm cả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong các cơ quan nhà nước, đơn vị có liên quan đến ngân sách, đến tài sản nhà nước và cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Đây cũng là một đạo luật, cơ sở pháp lý để điều chỉnh những vấn đề thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong xã hội, dân cư và các thành phần khác cũng như những vấn đề tập trung chính cho khối đang sử dụng, quản lý tài sản ngân sách nhà nước và có một số nguyên tắc định hướng cho các phần bên ngoài xã hội.
Thứ hai, cách giảm chương, điều tôi thấy phải giảm nữa. Chương đoạn nói về thanh tra, kiểm toán, tòa án, kiểm sát quy định trùng lặp với các quy định hiện hành về các cơ quan này, vừa thiếu, vừa thừa, kể cả Mặt trận Tổ quốc trong này ghi chưa đủ. Cho nên chỗ này phải rà soát kỹ để không trùng lặp. 
Thứ ba, trong này ta nói như quy định chế tài nghiêm khắc hơn, như đề xuất của Ủy ban Tài chính - Ngân sách nhưng không thể nói nghiêm khắc hơn là nghiêm khắc thế nào? Nếu quy định chế tài ở đây gồm những loại chế tài gì, nếu từ chế tài lao động, chế tài bồi thường, chế tài hành chính, chế tài kỷ luật, đến cả trách nhiệm hình sự thì tất cả các loại chế tài này được quy định trong các luật chuyên ngành. Nếu đưa vào đây không biết quy định nghiêm khắc hơn thế nào. Ở đây chỉ có thể quy định định hướng, những nguyên tắc để chỉ dẫn sang cái kia thôi. Ví dụ tội thiếu tinh thần trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong lãng phí, nếu anh vô ý, anh sử dụng không đúng quy chuẩn, quy trình, anh gây lãng phí trong vấn đề sử dụng tài sản của nhà nước mà gây hậu quả nghiêm trọng thì được quy định trong Bộ luật Hình sự là tội thiếu tinh thấn trách nhiệm, có mức hình phạt rất rõ ràng, cụ thể trong đó rồi. Cho nên chỗ này phải tính thế nào chứ quy định không khéo vừa thiếu, vừa thừa và không toát lên được tinh thần đó.
Hay nói trong lãng phí do ban hành cơ chế, chính sách phải có chế tài. Nói về đạo lý, về mặt chung thì được, nhưng thể hiện vào trong quy phạm của luật này như thế nào? Anh ban hành ra một cơ chế, chính sách nào đó mà không khả thi, không thực tế, gây tốn kém nguồn lực xã hội, thậm chí gây hậu quả nghiêm trọng, cái đó lại nằm trong Bộ luật Hình sự. Tội làm trái chế độ chính sách, chưa nói đến trường hợp phá hoại cũng quy định trong đó rồi. Quy định như thế nào về chỗ này trong dự thảo không rõ. Cho nên phải rà soát lại thật kỹ, nếu không vừa chung và không cụ thể hay trùng lẫn với các văn bản khác.
 
Phó chủ tịch QH Huỳnh Ngọc Sơn: Lý do gì mà sửa nhiều vậy?
Thông thường, việc sửa đổi, bổ sung là vừa sửa đổi, vừa bổ sung nhưng dự án luật này giảm tới 6 chương, 19 điều, còn 5 chương, 67 điều. Phần đánh giá thu được những kết quả đáng khích lệ về tiết kiệm, vậy lãng phí có ngăn chặn được đâu. Quan điểm sửa đổi cũng cho rằng kế thừa những nội dung quy định còn phù hợp, vậy không biết lý do gì mà sửa nhiều vậy, giảm tới 6 chương, 19 điều. Thông thường là sửa đổi và bổ sung, cái này bổ sung cái kia. Luật này là giảm chứ không phải là sửa, bỏ chứ không phải là sửa đổi, bổ sung.

Tôi nhất trí cao với thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Tôi nghĩ luật này nếu trình QH tại Kỳ họp tới thì Ủy ban Tài chính - Ngân sách sẽ có thẩm tra chính thức và sẽ có nhiều ý kiến khác nhau hơn thẩm tra sơ bộ này. Giữa thẩm tra và tờ trình cũng chưa thống nhất, có những chương bỏ hết, bên thẩm tra bảo để lại, rất khó. Giữa cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo không thống nhất thì cũng khó thảo luận, khó cho ý kiến. Riêng việc bỏ đi với việc giữ lại đã không thống nhất rồi. Nhiều điều của Ủy ban Tài chính - Ngân sách nêu tôi thấy rất xác đáng, đề nghị bên soạn thảo nghiên cứu thêm. Nếu việc này trình ra QH thì nên tranh thủ sửa lại. Tôi thấy hết sức phân vân bỏ quá nhiều chương.
Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Phan Xuân Dũng: Tư duy xuyên suốt là phải giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Tôi đánh giá cao việc chuẩn bị của Chính phủ cũng như Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Tài chính - Ngân sách. Luật đã được ban hành từ ngày 1/6/2006 đến thời điểm hiện nay đã đạt được nhiều kết quả như Báo cáo thẩm tra, cũng như Báo cáo của Chính phủ đã nêu. Thực chất nhân dân có nhiều ý kiến liên quan đến vấn đề này, do đó việc sửa đổi luật này là rất cần thiết. Tham nhũng là vấn đề rất bức xúc, nhưng lãng phí và thất thoát cũng hoàn toàn không kém. Do đó sửa đổi luật này làm sao đáp ứng được yêu cầu, nguyện vọng ấy của nhân dân, thực tế của xã hội.
Với kiến nghị của Ủy ban Tài chính - Ngân sách là phải đưa vào, bổ sung làm rõ trong dự thảo luật những nội dung lớn, trọng điểm gây lãng phí lớn như tổ chức bộ máy, xét duyệt biên chế, sử dụng, tuyển dụng lao động, việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch phát triển kinh tế ngành, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó nhấn mạnh yêu cầu quy hoạch, kế hoạch đi đôi với khả năng kinh tế, tiềm lực ngân sách; quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; thực hành tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội, ma chay, cưới xin và các hoạt động khác. Tôi rất thống nhất với cách đề xuất này. Trong này đề cập chủ yếu đến tiết kiệm, chống lãng phí của những nội dung hữu hình. Những cái vô hình trong này đề cập còn rất ít. Tôi đề nghị thống nhất với Ủy ban Tài chính - Ngân sách những cái liên quan đến hữu hình, thực ra nó rất quan trọng, khó đếm nhưng nếu làm tốt thì có hiệu quả hơn nhiều, đặc biệt trong vấn đề sử dụng nguồn nhân lực của cán bộ, công chức nhà nước.
Bản chất của vấn đề tiết kiệm chống lãng phí, tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Bởi vì những người được sử dụng nghĩ rằng đây là tiền của chùa, tiền của người khác chứ không phải tiền của bản thân mình, không phải tài sản của bản thân mình, do đó sinh ra vấn đề này. Theo tôi nghĩ một nguyên tắc, một tư duy xuyên suốt trong này là phải giao được quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Mặc dù tại Điều 22 có hẳn một điều nói về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm nhưng tôi muốn rằng trước khi vào Điều 22 này thì ở ngay nguyên tắc chúng ta phải bổ sung điều đó, bổ sung nguyên tắc cơ bản liên quan đến việc toàn bộ hệ thống luật này liên quan đến tự chủ, tự chịu trách nhiệm của người dân, của tổ chức. Để làm được việc này thì ở Điều 8 nêu một vấn đề liên quan đến nguyên tắc người đứng đầu, trong nguyên tắc người đứng đầu mới nêu ở mức độ vừa phải. Tôi nghĩ phải thêm được trách nhiệm rất cơ bản đối với người đứng đầu, từ đấy mới liên quan đến việc tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, đặc biệt trong các tổ chức công quyền, tổ chức hành chính sự nghiệp.
 
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu: Chưa có khâu đột phá để khi luật thông qua sẽ tạo ra sự đột biến trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 
Thứ nhất, tờ trình của Chính phủ đánh giá 6 nội dung về quản lý kinh tế nhà nước; quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản, đất đai, trụ sở; sử dụng vốn doanh nghiệp nhà nước; sản xuất, tiêu dùng trong nhân dân và trong quản lý, sử dụng lao động khu vực nhà nước. Riêng phần này phải báo cáo thuyết phục trước QH, phần này rất quan trọng để từ đó xem điều chỉnh, bổ sung gì. Nhưng cảm giác báo cáo “gam” sáng nhiều hơn, tương đối sáng, nhưng thực tiễn cuộc sống lại đánh giá “tối” hơn. Đề nghị Chính phủ xem lại phần đánh giá của mình cho sát, cụ thể. 
Nhìn ở bộ luật này, khâu nào là khâu đột phá để khi luật thông qua nó mang tính chất tạo ra sự đột biến để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí một cách hiệu quả thì chưa thấy quy định nào. Tôi nghiêng về hai hướng, ngoài bổ sung nội dung về biện pháp quản lý thì trách nhiệm người đứng đầu phải cụ thể hơn. Trong ba nội dung, một là cơ chế phát hiện, hai là xử lý người đứng đầu, ba là chế tài nghiêm minh, tôi nghĩ về lý luận thì được nhưng cụ thể nó là gì, tới mức nào sẽ xử lý cán bộ, người đứng đầu? Trong báo cáo tổng kết không đánh giá để so sánh giai đoạn từ ngày có luật với trước có luật, tất cả những nội dung này giảm, nó tăng ở khâu nào, không có. Chỗ này phải quy định rất cụ thể về quy định người đứng đầu. 

Ngoài ra, với cơ cấu bộ máy có các cơ quan công quyền khác rất quan trọng trong việc thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, cơ quan kiểm toán và thanh tra nhà nước. Tôi nghĩ nên có những quy định đậm nét hơn, từ đó định kỳ hoặc hàng năm những cơ quan này phải có trách nhiệm vừa giám sát, vừa kiểm tra, vừa phát hiện, kết luận để đề xuất cách xử lý thì hợp lý hơn.
Theo daibieunhandan.vn