> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > Khai mạc Phiên họp thứ Mười sáu của UBTVQH

Khai mạc Phiên họp thứ Mười sáu của UBTVQH

20/03/2013
* Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng: Làm rõ tính cụ thể trong các điều, khoản thay vì quy định chung chung, giao Chính phủ quy định chi tiết
* Thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối
* Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Quy định chưa cụ thể, minh bạch có thể dẫn đến cách hiểu, cách vận dụng thiếu nhất quán
* Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi): Cần giữ lại và làm rõ trong dự thảo Luật các nội dung dễ gây lãng phí lớn
Sáng 18.3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, UBTVQH đã khai mạc Phiên họp thứ Mười sáu.
Ngay sau khai mạc, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, UBTVQH đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Theo Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng lần này nhằm thể chế hóa quan điểm, cải cách đề ra trong Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020; phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Bảo đảm khoan sức dân, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Việc sửa đổi cũng tập trung vào những vấn đề vướng mắc, phát sinh mâu thuẫn, bất hợp lý trong quá trình thực hiện.
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu rõ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình sửa đổi, bổ sung Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, dự án Luật cần làm rõ tính cụ thể trong các điều, khoản thay vì quy định chung chung là giao Chính phủ quy định chi tiết so với Luật hiện hành. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, dự án Luật sửa đổi, bổ sung 7 điều của Luật hiện hành, nhưng lại có đến 6 điều giao cho Chính phủ hướng dẫn. Quy định như vậy không bảo đảm tính minh bạch của dự án Luật. Cụ thể, ngay tại khoản 5, Điều 1, đối với ngưỡng đăng ký nộp thuế và phương pháp tính thuế, dự thảo Luật có bổ sung quy định cụ thể về ngưỡng đăng ký thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, giao Chính phủ quy định cụ thể về mức ngưỡng doanh thu và điều kiện đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ. Quy định như dự thảo mới chỉ xác định tính nguyên tắc, giao Chính phủ quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu, điều kiện đăng ký tự nguyện, tỷ lệ % trên doanh thu... dẫn đến tính minh bạch của chính sách chưa cao. Trong khi đó, ngưỡng doanh thu, tỷ lệ phần trăm trên doanh thu là những vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tới nguồn thu của ngân sách nhà nước nên việc giao Chính phủ quy định chi tiết cũng chưa phù hợp về mặt thẩm quyền quyết định chính sách thuế theo quy định của Luật Tổ chức QH. Tiếp đó, UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Theo đó, Pháp lệnh đã sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 11 về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng không hạn chế đối tượng vay và trả nợ nước ngoài là hợp tác xã và cá nhân. Việc cho phép cá nhân thực hiện vay và trả nợ vay nước ngoài khi cá nhân có khả năng thu xếp được khoản vay và tự chịu trách nhiệm trả nợ là bảo đảm quyền chính đáng của người dân, đồng thời góp phần thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài phát triển kinh tế. Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2014.
Buổi chiều, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, UBTVQH cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).
Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cho biết, dự thảo Luật sẽ giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%; doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất 20%. Số lao động và doanh thu làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là số lao động và doanh thu bình quân của 2 năm trước liền kề và được thực hiện ổn định trong thời gian 2 năm.
 Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển tán thành với việc giảm thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%; song đề nghị, nghiên cứu, quy định ngay trong Luật về lộ trình giảm thuế suất đến năm 2020, bảo đảm phù hợp với Chiến lược cải cách thuế.
Các Ủy viên UBTVQH tán thành với việc sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; song cho rằng, việc mở rộng diện được ưu đãi, bổ sung ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là chưa phù hợp với mục tiêu của Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020 là đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng thu hẹp về lĩnh vực. Ngoài ra, dự thảo Luật còn nhiều nội dung giao Chính phủ quy định, chưa cụ thể, minh bạch, có thể dẫn đến cách hiểu, cách vận dụng thiếu nhất quán. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, cơ quan chủ trì soạn thảo cần luật hóa tối đa các nội dung quy định tại văn bản dưới luật đã thực hiện ổn định trong thời gian qua nhằm bảo đảm tính cụ thể, minh bạch, tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng Luật. Bên cạnh đó, do một số luật chuyên ngành cũng đã quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nên cũng cần tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định của dự thảo Luật để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.
Trên cơ sở Tờ trình dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, để bảo đảm kế thừa luật hiện hành thì cần tiếp tục quy định những quy định qua áp dụng đã chứng minh được hiệu quả pháp lý, phù hợp thực tiễn. Tuy nhiên, trong một số nội dung, dự thảo Luật chưa thể hiện đầy đủ tính kế thừa; một số vấn đề cần thiết phải điều chỉnh chưa được quy định. Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, cần giữ lại, bổ sung thêm và làm rõ trong dự thảo Luật các nội dung mang tính tâm điểm, nhạy cảm, dễ gây lãng phí lớn như: tổ chức bộ máy, xét duyệt biên chế, sử dụng, tuyển dụng lao động; việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế ngành, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước; quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; thực hành tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội, ma chay, cưới xin và các hoạt động sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng... 
Đồng tình với Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, nhiều ý kiến cho rằng, các biện pháp thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng tài sản, vốn, tài nguyên; cơ chế phát hiện lãng phí, trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí... chưa được quy định đầy đủ tại dự thảo Luật, chưa bảo đảm hình thành một cơ chế đấu tranh chống các hành vi gây lãng phí một cách hiệu lực, hiệu quả. Do đó, dự thảo Luật cần bổ sung các quy định chi tiết hơn về: công khai, minh bạch việc quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn, tài nguyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh; cơ chế khuyến khích phát hiện hành vi lãng phí, hình thức thông tin, cơ quan và tổ chức tiếp nhận thông tin; trách nhiệm xử lý thông tin kịp thời...
Theo daibieunhandan.vn

Khai mạc Phiên họp thứ Mười sáu của UBTVQH

20/03/2013
* Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng: Làm rõ tính cụ thể trong các điều, khoản thay vì quy định chung chung, giao Chính phủ quy định chi tiết
* Thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối
* Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Quy định chưa cụ thể, minh bạch có thể dẫn đến cách hiểu, cách vận dụng thiếu nhất quán
* Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi): Cần giữ lại và làm rõ trong dự thảo Luật các nội dung dễ gây lãng phí lớn
Sáng 18.3, dưới sự chủ trì của Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng, UBTVQH đã khai mạc Phiên họp thứ Mười sáu.
Ngay sau khai mạc, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, UBTVQH đã cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng.
Theo Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, việc sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng lần này nhằm thể chế hóa quan điểm, cải cách đề ra trong Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011 – 2020; phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực. Bảo đảm khoan sức dân, tạo điều kiện thuận lợi nhằm thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, nuôi dưỡng nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Việc sửa đổi cũng tập trung vào những vấn đề vướng mắc, phát sinh mâu thuẫn, bất hợp lý trong quá trình thực hiện.
Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển nêu rõ sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập của Luật hiện hành, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, tạo thuận lợi cho quá trình thực hiện. Tuy nhiên, trong quá trình sửa đổi, bổ sung Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, dự án Luật cần làm rõ tính cụ thể trong các điều, khoản thay vì quy định chung chung là giao Chính phủ quy định chi tiết so với Luật hiện hành. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, dự án Luật sửa đổi, bổ sung 7 điều của Luật hiện hành, nhưng lại có đến 6 điều giao cho Chính phủ hướng dẫn. Quy định như vậy không bảo đảm tính minh bạch của dự án Luật. Cụ thể, ngay tại khoản 5, Điều 1, đối với ngưỡng đăng ký nộp thuế và phương pháp tính thuế, dự thảo Luật có bổ sung quy định cụ thể về ngưỡng đăng ký thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ, giao Chính phủ quy định cụ thể về mức ngưỡng doanh thu và điều kiện đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ. Quy định như dự thảo mới chỉ xác định tính nguyên tắc, giao Chính phủ quy định cụ thể về ngưỡng doanh thu, điều kiện đăng ký tự nguyện, tỷ lệ % trên doanh thu... dẫn đến tính minh bạch của chính sách chưa cao. Trong khi đó, ngưỡng doanh thu, tỷ lệ phần trăm trên doanh thu là những vấn đề liên quan trực tiếp tới quyền và nghĩa vụ của công dân, tới nguồn thu của ngân sách nhà nước nên việc giao Chính phủ quy định chi tiết cũng chưa phù hợp về mặt thẩm quyền quyết định chính sách thuế theo quy định của Luật Tổ chức QH. Tiếp đó, UBTVQH đã thông qua Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối. Theo đó, Pháp lệnh đã sửa đổi, bổ sung khoản 1, Điều 11 về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng không hạn chế đối tượng vay và trả nợ nước ngoài là hợp tác xã và cá nhân. Việc cho phép cá nhân thực hiện vay và trả nợ vay nước ngoài khi cá nhân có khả năng thu xếp được khoản vay và tự chịu trách nhiệm trả nợ là bảo đảm quyền chính đáng của người dân, đồng thời góp phần thu hút nguồn vốn ngoại tệ từ nước ngoài phát triển kinh tế. Pháp lệnh có hiệu lực thi hành từ ngày 1.1.2014.
Buổi chiều, dưới sự điều khiển của Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân, UBTVQH cho ý kiến với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp và dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi).
Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp cho biết, dự thảo Luật sẽ giảm mức thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%; doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được áp dụng thuế suất 20%. Số lao động và doanh thu làm căn cứ xác định đối tượng áp dụng thuế suất 20% tại khoản này là số lao động và doanh thu bình quân của 2 năm trước liền kề và được thực hiện ổn định trong thời gian 2 năm.
 Trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phùng Quốc Hiển tán thành với việc giảm thuế suất phổ thông từ 25% xuống còn 23%; song đề nghị, nghiên cứu, quy định ngay trong Luật về lộ trình giảm thuế suất đến năm 2020, bảo đảm phù hợp với Chiến lược cải cách thuế.
Các Ủy viên UBTVQH tán thành với việc sửa đổi, bổ sung một số vấn đề của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp; song cho rằng, việc mở rộng diện được ưu đãi, bổ sung ngành nghề, lĩnh vực được ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là chưa phù hợp với mục tiêu của Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 2011-2020 là đơn giản hóa chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo hướng thu hẹp về lĩnh vực. Ngoài ra, dự thảo Luật còn nhiều nội dung giao Chính phủ quy định, chưa cụ thể, minh bạch, có thể dẫn đến cách hiểu, cách vận dụng thiếu nhất quán. Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Phan Trung Lý, cơ quan chủ trì soạn thảo cần luật hóa tối đa các nội dung quy định tại văn bản dưới luật đã thực hiện ổn định trong thời gian qua nhằm bảo đảm tính cụ thể, minh bạch, tạo thuận lợi cho quá trình áp dụng Luật. Bên cạnh đó, do một số luật chuyên ngành cũng đã quy định về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp, nên cũng cần tiếp tục rà soát, bổ sung các quy định của dự thảo Luật để bảo đảm đồng bộ với các luật liên quan.
Trên cơ sở Tờ trình dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi), Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật của Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, để bảo đảm kế thừa luật hiện hành thì cần tiếp tục quy định những quy định qua áp dụng đã chứng minh được hiệu quả pháp lý, phù hợp thực tiễn. Tuy nhiên, trong một số nội dung, dự thảo Luật chưa thể hiện đầy đủ tính kế thừa; một số vấn đề cần thiết phải điều chỉnh chưa được quy định. Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, cần giữ lại, bổ sung thêm và làm rõ trong dự thảo Luật các nội dung mang tính tâm điểm, nhạy cảm, dễ gây lãng phí lớn như: tổ chức bộ máy, xét duyệt biên chế, sử dụng, tuyển dụng lao động; việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển kinh tế ngành, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; quản lý và sử dụng ngân sách Nhà nước; quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; thực hành tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội, ma chay, cưới xin và các hoạt động sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng... 
Đồng tình với Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, nhiều ý kiến cho rằng, các biện pháp thực hiện công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng tài sản, vốn, tài nguyên; cơ chế phát hiện lãng phí, trách nhiệm xử lý thông tin phát hiện lãng phí... chưa được quy định đầy đủ tại dự thảo Luật, chưa bảo đảm hình thành một cơ chế đấu tranh chống các hành vi gây lãng phí một cách hiệu lực, hiệu quả. Do đó, dự thảo Luật cần bổ sung các quy định chi tiết hơn về: công khai, minh bạch việc quản lý sử dụng tài sản, tiền vốn, tài nguyên trong hoạt động sản xuất kinh doanh; cơ chế khuyến khích phát hiện hành vi lãng phí, hình thức thông tin, cơ quan và tổ chức tiếp nhận thông tin; trách nhiệm xử lý thông tin kịp thời...
Theo daibieunhandan.vn