> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện

Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện

21/12/2016
Một trong những yêu cầu đặt ra đối với Dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH là: Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm. Đối với những quy định đã có trong Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND hiện hành thì không nên nêu lại trong dự thảo Nghị quyết, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh như vậy tại phiên họp sáng qua của UBTVQH.
 
Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết, các Ủy viên UBTVQH nêu rõ, việc ban hành dự thảo Nghị quyết sẽ góp phần cụ thể hóa quy định của Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các chủ thể giám sát. Tuy nhiên, dự thảo Nghị quyết vẫn lặp lại một số quy định của Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND, có phần cứng nhắc và chưa linh hoạt.

Theo Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, dự thảo Nghị quyết dự kiến quy định trần số lượng một số hoạt động của Đoàn giám sát là chưa hợp lý. Ví dụ, thời gian tổ chức hội thảo, tọa đàm, số lượng đại biểu tham gia, thời gian trình bày tham luận tại hội nghị giám sát phụ thuộc vào tính chất, phạm vi của nội dung giám sát, chứ không thể tuân thủ theo quy định. Vấn đề này có thể giao trưởng đoàn giám sát tự quyết định. Vì có hoạt động giám sát cần 2 - 3 hội nghị, hội thảo, nhưng có hoạt động chỉ cần 1 hội thảo, không thể định lượng rõ được. Hay quy định người trả lời chất vấn không được phép ủy quyền cho người khác trả lời thay, cũng phải chừa ra những trường hợp đặc biệt. Ví dụ Thủ tướng đi công tác ở nước ngoài có được ủy quyền cho Phó Thủ tướng trả lời chất vấn hay không?

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu, các quy định nên có sự linh hoạt tùy từng tình huống và trường hợp cụ thể, như quy định về giám sát, không nhất định bắt buộc tất cả các địa phương phải báo cáo mà căn cứ theo chủ đề giám sát. Ví dụ, giám sát về các công trình, dự án đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đương nhiên chỉ giám sát ở các địa phương đang có công trình, dự án BOT, các địa phương không có dự án BOT không phải báo cáo. Song cũng có những giám sát về đất đai, tổ chức bộ máy nhà nước, các tỉnh, TP nên có báo cáo gửi về đoàn giám sát…

Đáng lưu ý, dự thảo Nghị quyết vẫn chưa đề ra được giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị Phóng đề nghị, dự thảo Nghị quyết nên giao thẩm quyền cho một Phó Chủ tịch QH phụ trách công tác giám sát làm vai trò điều phối các hoạt động giám sát. Đơn cử, cùng một thời điểm, nếu một đoàn công tác của QH đang giám sát tại địa phương, thì các đoàn công tác khác của QH không giám sát ở địa phương này nữa, tránh gây phiền hà cho các địa phương. Đối với hình thức lấy phiếu tín nhiệm - đây cũng chính là giám sát của QH. Vì sao dự thảo Nghị quyết chưa quy định quy trình lấy phiếu tín nhiệm. Hay, chúng ta sẽ ban hành Nghị quyết riêng về lấy phiếu tín nhiệm?

Với mong muốn, dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát lại từng quy định, điều khoản trong dự thảo Nghị quyết, để xem xét thông qua tại Phiên họp sau của UBTVQH. Vấn đề lấy phiếu tín nhiệm sẽ được xem xét, ban hành trong một Nghị quyết riêng. Quan trọng nhất, dự thảo Nghị quyết cần giải quyết những vướng mắc thường gặp trong thực tế giám sát; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với hoạt động của các chủ thể giám sát.  
Theo daibieunhandan.vn

Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ thực hiện

21/12/2016
Một trong những yêu cầu đặt ra đối với Dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH là: Ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm. Đối với những quy định đã có trong Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND hiện hành thì không nên nêu lại trong dự thảo Nghị quyết, Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhấn mạnh như vậy tại phiên họp sáng qua của UBTVQH.
 
Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết, các Ủy viên UBTVQH nêu rõ, việc ban hành dự thảo Nghị quyết sẽ góp phần cụ thể hóa quy định của Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND, tạo sự thống nhất trong nhận thức và hành động của các chủ thể giám sát. Tuy nhiên, dự thảo Nghị quyết vẫn lặp lại một số quy định của Luật Hoạt động giám sát của QH và HĐND, có phần cứng nhắc và chưa linh hoạt.

Theo Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu, dự thảo Nghị quyết dự kiến quy định trần số lượng một số hoạt động của Đoàn giám sát là chưa hợp lý. Ví dụ, thời gian tổ chức hội thảo, tọa đàm, số lượng đại biểu tham gia, thời gian trình bày tham luận tại hội nghị giám sát phụ thuộc vào tính chất, phạm vi của nội dung giám sát, chứ không thể tuân thủ theo quy định. Vấn đề này có thể giao trưởng đoàn giám sát tự quyết định. Vì có hoạt động giám sát cần 2 - 3 hội nghị, hội thảo, nhưng có hoạt động chỉ cần 1 hội thảo, không thể định lượng rõ được. Hay quy định người trả lời chất vấn không được phép ủy quyền cho người khác trả lời thay, cũng phải chừa ra những trường hợp đặc biệt. Ví dụ Thủ tướng đi công tác ở nước ngoài có được ủy quyền cho Phó Thủ tướng trả lời chất vấn hay không?

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân yêu cầu, các quy định nên có sự linh hoạt tùy từng tình huống và trường hợp cụ thể, như quy định về giám sát, không nhất định bắt buộc tất cả các địa phương phải báo cáo mà căn cứ theo chủ đề giám sát. Ví dụ, giám sát về các công trình, dự án đầu tư theo hình thức BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) đương nhiên chỉ giám sát ở các địa phương đang có công trình, dự án BOT, các địa phương không có dự án BOT không phải báo cáo. Song cũng có những giám sát về đất đai, tổ chức bộ máy nhà nước, các tỉnh, TP nên có báo cáo gửi về đoàn giám sát…

Đáng lưu ý, dự thảo Nghị quyết vẫn chưa đề ra được giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo, trùng lặp trong giám sát, Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị Phóng đề nghị, dự thảo Nghị quyết nên giao thẩm quyền cho một Phó Chủ tịch QH phụ trách công tác giám sát làm vai trò điều phối các hoạt động giám sát. Đơn cử, cùng một thời điểm, nếu một đoàn công tác của QH đang giám sát tại địa phương, thì các đoàn công tác khác của QH không giám sát ở địa phương này nữa, tránh gây phiền hà cho các địa phương. Đối với hình thức lấy phiếu tín nhiệm - đây cũng chính là giám sát của QH. Vì sao dự thảo Nghị quyết chưa quy định quy trình lấy phiếu tín nhiệm. Hay, chúng ta sẽ ban hành Nghị quyết riêng về lấy phiếu tín nhiệm?

Với mong muốn, dự thảo Nghị quyết ban hành Quy chế tổ chức thực hiện một số hoạt động giám sát của QH, UBTVQH, Đoàn ĐBQH và ĐBQH phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm. Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị, Ban soạn thảo cần tiếp tục rà soát lại từng quy định, điều khoản trong dự thảo Nghị quyết, để xem xét thông qua tại Phiên họp sau của UBTVQH. Vấn đề lấy phiếu tín nhiệm sẽ được xem xét, ban hành trong một Nghị quyết riêng. Quan trọng nhất, dự thảo Nghị quyết cần giải quyết những vướng mắc thường gặp trong thực tế giám sát; góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đối với hoạt động của các chủ thể giám sát.  
Theo daibieunhandan.vn