> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > Nhìn từ Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2013. Quốc hội cần có một Nghị quyết riêng về tái cơ cấu nền kinh

Nhìn từ Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2013. Quốc hội cần có một Nghị quyết riêng về tái cơ cấu nền kinh tế

11/04/2013
Một lần nữa, các chuyên gia kinh tế tha thiết khuyến nghị với QH, cần phải có một Nghị quyết riêng của QH để tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế. Bởi lẽ, thành công hay thất bại của nhiệm vụ này sẽ quyết định tương lai bền vững hay vẫn tiếp tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn của kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ, dường như vẫn có sự chần chừ, do dự ở các bộ, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong thực hiện tái cơ cấu vì muốn níu kéo những gì đã có.
1 năm nhìn lại hay 5 năm nhìn lại?
Chủ đề của Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân năm nay được nêu rất rõ là Tái cơ cấu nền kinh tế – một năm nhìn lại. Tuy nhiên, theo Phó trưởng Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh Trần Du Lịch thì không phải là 1 năm mà phải là 5 năm nhìn lại. Bởi lẽ, từ cuối năm 2007, những ý tưởng đầu tiên về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế đã được một số ĐBQH đưa ra tại Kỳ họp của QH. Tiếp tục sau đó, từ năm 2008 đến năm 2010, các ĐBQH lại liên tục đưa ra các khuyến nghị về việc QH cần yêu cầu Chính phủ trình QH một Đề án về tái cơ cấu nền kinh tế để QH thảo luận, quyết định và triển khai thực hiện càng sớm càng tốt. Tháng 10.2011, Kết luận Hội nghị Trung ương 3, Khóa XI của Đảng xác định thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với tái cơ cấu nền kinh tế. Đến Kỳ họp cuối năm  2011, QH chính thức yêu cầu Chính phủ báo cáo QH một đề án tổng thể về tái cơ cấu nền kinh tế. Và phải đến Kỳ họp giữa năm 2012 của QH, Chính phủ mới trình QH một Đề án tổng thể về tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Nhưng vì một số lý do, QH chỉ cho ý kiến để hoàn thiện Đề án này chứ không trực tiếp quyết định Đề án.
Và, đến tháng 2 năm nay, Thủ tướng Chính phủ mới chính thức phê duyệt Đề án này.
Tái cơ cấu nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, phức tạp và không thể làm ngay trong một sớm một chiều. Vậy nên ở chừng mực nhất định, dù khoảng thời gian từ ý tưởng, từ nhận thức đến hành động cụ thể theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế là quá chậm nhưng cũng có thể coi đó là sự thận trọng cần thiết của cơ quan có trách nhiệm. Điều quan trọng hơn là việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này trên thực tế như thế nào?
Được Ủy ban Kinh tế đặt hàng một chuyên đề về tái cơ cấu nền kinh tế – một năm nhìn lại, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đã bộc bạch rằng, ông được giao một đề tài khá đơn giản và nhẹ nhàng vì 1 năm qua, những việc làm cụ thể để tái cơ cấu nền kinh tế chưa nhiều và kết quả cũng còn hạn chế. Là thành viên Nhóm tư vấn Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cũng có cùng quan điểm này khi cho rằng, qua một năm triển khai tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đã dành nhiều công sức để xây dựng một hệ thống văn bản, đề án nhưng chất lượng không cao, nhiều nội dung thiếu tường minh, việc triển khai còn chậm và chưa có những chuyển biến cụ thể trên từng nội dung của tái cơ cấu. Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng cũng chưa được thiết lập theo một chương trình bài bản có mục tiêu nên kết quả đạt được chưa rõ ràng. Còn theo Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn thì, cách thức tổ chức thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế làm người ta liên tưởng đến câu chuyện sinh con rồi mới sinh cha. Bởi lẽ, theo logic tư duy thông thường thì phải có một đề án tổng thể về tái cơ cấu trước rồi tiếp đó mới có thể xây dựng các đề án thành phần, với các nội dung cụ thể về tái cơ cấu ngành, lĩnh vực... Tuy nhiên, cách làm vừa qua lại theo quy trình ngược, các đề án thành phần được phê duyệt trước, có những đề án đã được triển khai thực hiện một năm nay nhưng đến ngày 19.2 vừa qua, Đề án tổng thể mới chính thức được phê duyệt.
Và nếu phân tích sâu hơn việc thực hiện các Đề án liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế cũng sẽ thấy, cả về phương pháp tư duy và hành động đều đang có vấn đề.
Cụ thể, trước khi Đề án tổng thể được phê duyệt, Chính phủ đã thực hiện 4 nhóm công việc chủ yếu liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Nhóm thứ nhất là thực thi các chính sách hỗ trợ, cứu doanh nghiệp, giải quyết hàng tồn kho, kể cả hàng tồn kho bất động sản. Đây không phải là nhóm giải pháp chính sách trong nội dung tái cơ cấu nền kinh tế nhưng có liên quan đến việc thực thi các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế triển khai các chính sách này về cơ bản mới chỉ xử lý vấn đề ngọn, với cách làm chủ yếu vẫn thiên về hành chính hơn là thị trường, vì lợi ích của một nhóm doanh nghiệp chứ không phải toàn nền kinh tế và cũng chưa thấy có trách nhiệm giải trình buộc những doanh nghiệp, những nhà đầu tư có sai lầm phải trả giá cho những sai lầm của mình. Hệ quả của các chính sách này, theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, sẽ không thành công như mong đợi cả về ngắn hạn và dài hạn, thậm chí, có thể sẽ chỉ kéo dài thêm tình trạng trì trệ của doanh nghiệp và nền kinh tế, hệ lụy là làm chậm lại quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Nhóm thứ hai, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với hai quyết định quan trọng được Thủ tướng ban hành là: Quyết định 929 và Quyết định 704 về hoàn thiện quản trị doanh nghiệp theo thông lệ thị trường. Theo đó, các công việc đang được triển khai thực hiện gồm: tái cơ cấu danh mục đầu tư, ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các ngành kinh doanh chính. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện nhóm chính sách này chưa thực sự khẩn trương, chủ yếu mới là chuyển giao nội bộ tập đoàn, tổng công ty hoặc giữa các doanh nghiệp nhà nước chứ chưa bán ra bên ngoài theo cơ chế thị trường. Vì vậy, chưa tạo được động lực và áp lực buộc các doanh nghiệp nhà nước, người quản lý doanh nghiệp nhà nước phải tính toán, cân nhắc các chi phí cơ hội; tâm lý sợ rủi ro, chờ đợi hoặc trì hoãn vẫn phổ biến hơn là nỗ lực, sáng tạo và nhanh chóng thoái vốn đầu tư ngoài ngành để tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính. Trong khi đó, các thể chế tạo thêm sức ép và đòn bẩy để doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo.
Nhóm thứ ba, tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng. Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng là Đề án được xây dựng khá sớm so với các đề án tái cơ cấu khác và đã được triển khai thực hiện từ tháng 3.2012. Tuy nhiên, theo đánh giá của nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, Đề án này gần như một văn bản định hướng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tín dụng, rất nhiều công việc cụ thể gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã không được đề cập cụ thể. Chính vì vậy nên, dù có lộ trình thực hiện hàng năm nhưng việc thực hiện Đề án vẫn hết sức chậm chạp và kết quả đạt được cũng không dễ kiểm chứng. Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại yếu kém nhưng đến nay, kết quả tái cơ cấu cụ thể đối với từng ngân hàng vẫn chưa được thông báo. Hay việc xử lý nợ xấu dù theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước là đã giảm từ khoảng gần 9% tổng dư nợ xuống còn 6% vào đầu tháng 3 này nhưng các giải pháp xử lý nợ xấu mới chủ yếu tập trung vào các biện pháp nghiệp vụ, hành chính nhiều hơn là chuyển khối tài sản thế chấp thành vốn và chuyển vào các mục đích sản xuất, kinh doanh. Tức là, mới chú ý nhiều đến việc làm sạch báo cáo tài chính của ngân hàng, chưa chú trọng giải thoát cho các bên khỏi mối quan hệ tín dụng hiện có và chưa chú ý giải phóng gánh nặng nợ cho doanh nghiệp. Xét trên bình diện tổng thể, hệ thống các tổ chức tín dụng đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng dường như vai trò của nó đối với các hoạt động bình thường của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu.
Nhóm thứ tư, tái cơ cấu đầu tư công thì không có đề án riêng mà chủ yếu vẫn thực hiện theo Chỉ thị 1792 của Thủ tướng về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị này, đầu tư nhà nước đã được cắt giảm cả về số vốn và số dự án; phân bố vốn đầu tư tập trung hơn, khắc phục một bước tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải... Dẫu vậy, thể chế và cách làm cũ vẫn chi phối tư duy phân bổ và sử dụng vốn đầu tư nhà nước, chưa buộc các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới và sáng tạo trong đầu tư theo hướng đầu tư ít hơn, hiệu quả cao hơn. Theo Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Hữu Từ, tái cơ cấu đầu tư công không thuần túy là việc cắt dự án nào, giảm dự án nào mà phải xác định rõ có thu hẹp tỷ trọng đầu tư công so với đầu tư toàn xã hội hay không và Nhà nước sẽ thò tay đầu tư vào đâu để thực hiện đúng chức năng của Nhà nước trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cách làm tái cơ cấu đầu tư công hiện nay vẫn là loay hoay ở bên trong đầu tư công chứ không phải là xem xét đầu tư công trong tổng thể nguồn lực đầu tư toàn xã hội như thế nào.
Cần phải có một Nghị quyết riêng của QH về tái cơ cấu nền kinh tế
Sử dụng hình ảnh ngã ba đường để nói về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, các công việc đã làm để tái cơ cấu vừa qua mới chỉ là bước khởi đầu, chưa tập trung giải quyết vấn đề căn bản là tạo lập một hệ thống động lực khuyến khích mới để phân bổ lại nguồn lực trong toàn xã hội, làm cho nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn, hợp lý và bền vững hơn; chưa khuyến khích và cũng chưa tạo thuận lợi để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro, có tư duy mới, cách làm mới để cơ cấu lại và sử dụng tốt hơn các nguồn lực và tài sản xã hội, trái lại, vẫn còn có phần dung dưỡng, che chắn cho một số doanh nghiệp mà chính họ là tác nhân của những khó khăn hiện nay của nền kinh tế. Một số ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân cũng cho rằng, dường như vẫn có sự chần chừ, do dự ở các bộ, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong thực hiện tái cơ cấu vì muốn níu kéo những gì đã có.
Một năm chính thức thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế là quá ngắn để khẳng định cái gì thành công, cái gì chưa thành công. Tuy nhiên, từ những phân tích trên đây, có thể lý giải được vì sao việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này và Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế – một Đề án được mong đợi rất nhiều và phải mất rất nhiều thời gian mới có được – nhưng vừa ra đời chưa đầy một tháng đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía các chuyên gia kinh tế. Một lần nữa, rất nhiều ý kiến tha thiết khuyến nghị với QH, cần phải có một Nghị quyết riêng của QH về tái cơ cấu nền kinh tế. Theo đó, Đề án vừa được Thủ tướng phê duyệt cần phải được trình QH xem xét, nghiên cứu, bổ khuyết những điểm hạn chế, thiếu sót ngay tại Kỳ họp tháng Năm tới và QH cần ban hành một Nghị quyết làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện và giám sát chặt chẽ việc thực hiện. QH phải sâu sát quá trình thực hiện, chủ động và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về cơ sở pháp lý, hoàn thiện pháp luật làm nền tảng cho việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Nói như vậy, không phải vì thiếu niềm tin đối với Chính phủ, với các bộ, ngành mà theo các chuyên gia kinh tế, thực tế và bài học kinh nghiệm của các nước cũng đã cho thấy: phải có một thiết chế độc lập, đứng ngoài các thiết chế cũ để tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế. Bởi lẽ, chưa kể đến việc có thể có sự tồn tại của các nhóm lợi ích chi phối quá trình thực hiện tái cơ cấu thì ở góc độ tâm lý, việc giao cho một anh làm sai tự mình đi sửa cái sai đó thì khó có thể làm được việc gì mang tính đột phá, thậm chí, anh ta có thể sẽ lại tìm lý lẽ để biện minh cho những việc làm sai - nhấn mạnh điều này, ĐBQH Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng, đừng nên cho rằng Đề án đã được phê duyệt, tức là đã an bài rồi thì cứ thế mà làm. Một bác sỹ giỏi cũng không thể tự phẫu thuật cho chính mình. Vì thế, nếu thấy Đề án vẫn chưa ổn, cách thức thực hiện vẫn chưa ổn thì dứt khoát phải sửa.
Tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề hệ trọng, phải làm bài bản, thà làm chậm mà chắc, làm đến đâu chắc đến đấy còn hơn là làm tắt, vừa làm vừa băn khoăn không biết sẽ đi đến đâu.
Ở góc độ khác, theo nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế thế giới Võ Đại Lược, nói đến tái cơ cấu nền kinh tế những tưởng đó chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế. Nhưng không phải vậy. Để thực hiện thành công tái cơ cấu nền kinh tế thì trước hết phải xử lý những vấn đề ngoài kinh tế. Và một trong những vấn đề ngoài kinh tế, theo ông là, các cơ quan hữu quan và những người có thẩm quyền cao nhất có muốncó chịu thay đổi tư duy trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế hay không?
Daibieunhandan.vn

Nhìn từ Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân 2013. Quốc hội cần có một Nghị quyết riêng về tái cơ cấu nền kinh tế

11/04/2013
Một lần nữa, các chuyên gia kinh tế tha thiết khuyến nghị với QH, cần phải có một Nghị quyết riêng của QH để tổ chức thực hiện và giám sát việc thực hiện nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế. Bởi lẽ, thành công hay thất bại của nhiệm vụ này sẽ quyết định tương lai bền vững hay vẫn tiếp tục tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất ổn của kinh tế Việt Nam. Bởi lẽ, dường như vẫn có sự chần chừ, do dự ở các bộ, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong thực hiện tái cơ cấu vì muốn níu kéo những gì đã có.
1 năm nhìn lại hay 5 năm nhìn lại?
Chủ đề của Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân năm nay được nêu rất rõ là Tái cơ cấu nền kinh tế – một năm nhìn lại. Tuy nhiên, theo Phó trưởng Đoàn ĐBQH Thành phố Hồ Chí Minh Trần Du Lịch thì không phải là 1 năm mà phải là 5 năm nhìn lại. Bởi lẽ, từ cuối năm 2007, những ý tưởng đầu tiên về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế đã được một số ĐBQH đưa ra tại Kỳ họp của QH. Tiếp tục sau đó, từ năm 2008 đến năm 2010, các ĐBQH lại liên tục đưa ra các khuyến nghị về việc QH cần yêu cầu Chính phủ trình QH một Đề án về tái cơ cấu nền kinh tế để QH thảo luận, quyết định và triển khai thực hiện càng sớm càng tốt. Tháng 10.2011, Kết luận Hội nghị Trung ương 3, Khóa XI của Đảng xác định thực hiện đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế gắn với tái cơ cấu nền kinh tế. Đến Kỳ họp cuối năm  2011, QH chính thức yêu cầu Chính phủ báo cáo QH một đề án tổng thể về tái cơ cấu nền kinh tế. Và phải đến Kỳ họp giữa năm 2012 của QH, Chính phủ mới trình QH một Đề án tổng thể về tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Nhưng vì một số lý do, QH chỉ cho ý kiến để hoàn thiện Đề án này chứ không trực tiếp quyết định Đề án.
Và, đến tháng 2 năm nay, Thủ tướng Chính phủ mới chính thức phê duyệt Đề án này.
Tái cơ cấu nền kinh tế là nhiệm vụ quan trọng, phức tạp và không thể làm ngay trong một sớm một chiều. Vậy nên ở chừng mực nhất định, dù khoảng thời gian từ ý tưởng, từ nhận thức đến hành động cụ thể theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế là quá chậm nhưng cũng có thể coi đó là sự thận trọng cần thiết của cơ quan có trách nhiệm. Điều quan trọng hơn là việc triển khai thực hiện nhiệm vụ này trên thực tế như thế nào?
Được Ủy ban Kinh tế đặt hàng một chuyên đề về tái cơ cấu nền kinh tế – một năm nhìn lại, Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương Nguyễn Đình Cung đã bộc bạch rằng, ông được giao một đề tài khá đơn giản và nhẹ nhàng vì 1 năm qua, những việc làm cụ thể để tái cơ cấu nền kinh tế chưa nhiều và kết quả cũng còn hạn chế. Là thành viên Nhóm tư vấn Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại Trương Đình Tuyển cũng có cùng quan điểm này khi cho rằng, qua một năm triển khai tái cơ cấu nền kinh tế, Chính phủ đã dành nhiều công sức để xây dựng một hệ thống văn bản, đề án nhưng chất lượng không cao, nhiều nội dung thiếu tường minh, việc triển khai còn chậm và chưa có những chuyển biến cụ thể trên từng nội dung của tái cơ cấu. Quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng cũng chưa được thiết lập theo một chương trình bài bản có mục tiêu nên kết quả đạt được chưa rõ ràng. Còn theo Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội Nguyễn Hồng Sơn thì, cách thức tổ chức thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế làm người ta liên tưởng đến câu chuyện sinh con rồi mới sinh cha. Bởi lẽ, theo logic tư duy thông thường thì phải có một đề án tổng thể về tái cơ cấu trước rồi tiếp đó mới có thể xây dựng các đề án thành phần, với các nội dung cụ thể về tái cơ cấu ngành, lĩnh vực... Tuy nhiên, cách làm vừa qua lại theo quy trình ngược, các đề án thành phần được phê duyệt trước, có những đề án đã được triển khai thực hiện một năm nay nhưng đến ngày 19.2 vừa qua, Đề án tổng thể mới chính thức được phê duyệt.
Và nếu phân tích sâu hơn việc thực hiện các Đề án liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế cũng sẽ thấy, cả về phương pháp tư duy và hành động đều đang có vấn đề.
Cụ thể, trước khi Đề án tổng thể được phê duyệt, Chính phủ đã thực hiện 4 nhóm công việc chủ yếu liên quan đến tái cơ cấu nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Nhóm thứ nhất là thực thi các chính sách hỗ trợ, cứu doanh nghiệp, giải quyết hàng tồn kho, kể cả hàng tồn kho bất động sản. Đây không phải là nhóm giải pháp chính sách trong nội dung tái cơ cấu nền kinh tế nhưng có liên quan đến việc thực thi các chính sách tái cơ cấu nền kinh tế. Tuy nhiên, thực tế triển khai các chính sách này về cơ bản mới chỉ xử lý vấn đề ngọn, với cách làm chủ yếu vẫn thiên về hành chính hơn là thị trường, vì lợi ích của một nhóm doanh nghiệp chứ không phải toàn nền kinh tế và cũng chưa thấy có trách nhiệm giải trình buộc những doanh nghiệp, những nhà đầu tư có sai lầm phải trả giá cho những sai lầm của mình. Hệ quả của các chính sách này, theo Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, sẽ không thành công như mong đợi cả về ngắn hạn và dài hạn, thậm chí, có thể sẽ chỉ kéo dài thêm tình trạng trì trệ của doanh nghiệp và nền kinh tế, hệ lụy là làm chậm lại quá trình tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Nhóm thứ hai, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước với hai quyết định quan trọng được Thủ tướng ban hành là: Quyết định 929 và Quyết định 704 về hoàn thiện quản trị doanh nghiệp theo thông lệ thị trường. Theo đó, các công việc đang được triển khai thực hiện gồm: tái cơ cấu danh mục đầu tư, ngành nghề kinh doanh, tập trung vào các ngành kinh doanh chính. Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện nhóm chính sách này chưa thực sự khẩn trương, chủ yếu mới là chuyển giao nội bộ tập đoàn, tổng công ty hoặc giữa các doanh nghiệp nhà nước chứ chưa bán ra bên ngoài theo cơ chế thị trường. Vì vậy, chưa tạo được động lực và áp lực buộc các doanh nghiệp nhà nước, người quản lý doanh nghiệp nhà nước phải tính toán, cân nhắc các chi phí cơ hội; tâm lý sợ rủi ro, chờ đợi hoặc trì hoãn vẫn phổ biến hơn là nỗ lực, sáng tạo và nhanh chóng thoái vốn đầu tư ngoài ngành để tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính. Trong khi đó, các thể chế tạo thêm sức ép và đòn bẩy để doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường hiện vẫn đang trong quá trình nghiên cứu, soạn thảo.
Nhóm thứ ba, tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng. Đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng là Đề án được xây dựng khá sớm so với các đề án tái cơ cấu khác và đã được triển khai thực hiện từ tháng 3.2012. Tuy nhiên, theo đánh giá của nguyên Bộ trưởng Trương Đình Tuyển, Đề án này gần như một văn bản định hướng nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức tín dụng, rất nhiều công việc cụ thể gắn với tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã không được đề cập cụ thể. Chính vì vậy nên, dù có lộ trình thực hiện hàng năm nhưng việc thực hiện Đề án vẫn hết sức chậm chạp và kết quả đạt được cũng không dễ kiểm chứng. Ví dụ, Ngân hàng Nhà nước đã phê duyệt tái cơ cấu 9 ngân hàng thương mại yếu kém nhưng đến nay, kết quả tái cơ cấu cụ thể đối với từng ngân hàng vẫn chưa được thông báo. Hay việc xử lý nợ xấu dù theo thông báo của Ngân hàng Nhà nước là đã giảm từ khoảng gần 9% tổng dư nợ xuống còn 6% vào đầu tháng 3 này nhưng các giải pháp xử lý nợ xấu mới chủ yếu tập trung vào các biện pháp nghiệp vụ, hành chính nhiều hơn là chuyển khối tài sản thế chấp thành vốn và chuyển vào các mục đích sản xuất, kinh doanh. Tức là, mới chú ý nhiều đến việc làm sạch báo cáo tài chính của ngân hàng, chưa chú trọng giải thoát cho các bên khỏi mối quan hệ tín dụng hiện có và chưa chú ý giải phóng gánh nặng nợ cho doanh nghiệp. Xét trên bình diện tổng thể, hệ thống các tổ chức tín dụng đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất nhưng dường như vai trò của nó đối với các hoạt động bình thường của nền kinh tế vẫn chưa được cải thiện bao nhiêu.
Nhóm thứ tư, tái cơ cấu đầu tư công thì không có đề án riêng mà chủ yếu vẫn thực hiện theo Chỉ thị 1792 của Thủ tướng về tăng cường quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước và trái phiếu Chính phủ. Sau hơn 1 năm thực hiện Chỉ thị này, đầu tư nhà nước đã được cắt giảm cả về số vốn và số dự án; phân bố vốn đầu tư tập trung hơn, khắc phục một bước tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải... Dẫu vậy, thể chế và cách làm cũ vẫn chi phối tư duy phân bổ và sử dụng vốn đầu tư nhà nước, chưa buộc các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp nhà nước phải đổi mới và sáng tạo trong đầu tư theo hướng đầu tư ít hơn, hiệu quả cao hơn. Theo Phó chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Hữu Từ, tái cơ cấu đầu tư công không thuần túy là việc cắt dự án nào, giảm dự án nào mà phải xác định rõ có thu hẹp tỷ trọng đầu tư công so với đầu tư toàn xã hội hay không và Nhà nước sẽ thò tay đầu tư vào đâu để thực hiện đúng chức năng của Nhà nước trong một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Cách làm tái cơ cấu đầu tư công hiện nay vẫn là loay hoay ở bên trong đầu tư công chứ không phải là xem xét đầu tư công trong tổng thể nguồn lực đầu tư toàn xã hội như thế nào.
Cần phải có một Nghị quyết riêng của QH về tái cơ cấu nền kinh tế
Sử dụng hình ảnh ngã ba đường để nói về việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế hiện nay, Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung nhấn mạnh, các công việc đã làm để tái cơ cấu vừa qua mới chỉ là bước khởi đầu, chưa tập trung giải quyết vấn đề căn bản là tạo lập một hệ thống động lực khuyến khích mới để phân bổ lại nguồn lực trong toàn xã hội, làm cho nguồn lực được sử dụng hiệu quả hơn, hợp lý và bền vững hơn; chưa khuyến khích và cũng chưa tạo thuận lợi để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư dám chấp nhận rủi ro, có tư duy mới, cách làm mới để cơ cấu lại và sử dụng tốt hơn các nguồn lực và tài sản xã hội, trái lại, vẫn còn có phần dung dưỡng, che chắn cho một số doanh nghiệp mà chính họ là tác nhân của những khó khăn hiện nay của nền kinh tế. Một số ý kiến tại Diễn đàn Kinh tế mùa Xuân cũng cho rằng, dường như vẫn có sự chần chừ, do dự ở các bộ, cơ quan nhà nước và doanh nghiệp trong thực hiện tái cơ cấu vì muốn níu kéo những gì đã có.
Một năm chính thức thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế là quá ngắn để khẳng định cái gì thành công, cái gì chưa thành công. Tuy nhiên, từ những phân tích trên đây, có thể lý giải được vì sao việc thực hiện nhiệm vụ quan trọng này và Đề án tổng thể tái cơ cấu nền kinh tế – một Đề án được mong đợi rất nhiều và phải mất rất nhiều thời gian mới có được – nhưng vừa ra đời chưa đầy một tháng đã vấp phải sự phản ứng gay gắt từ phía các chuyên gia kinh tế. Một lần nữa, rất nhiều ý kiến tha thiết khuyến nghị với QH, cần phải có một Nghị quyết riêng của QH về tái cơ cấu nền kinh tế. Theo đó, Đề án vừa được Thủ tướng phê duyệt cần phải được trình QH xem xét, nghiên cứu, bổ khuyết những điểm hạn chế, thiếu sót ngay tại Kỳ họp tháng Năm tới và QH cần ban hành một Nghị quyết làm cơ sở pháp lý cho việc tổ chức thực hiện và giám sát chặt chẽ việc thực hiện. QH phải sâu sát quá trình thực hiện, chủ động và kịp thời tháo gỡ những vướng mắc về cơ sở pháp lý, hoàn thiện pháp luật làm nền tảng cho việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế. Nói như vậy, không phải vì thiếu niềm tin đối với Chính phủ, với các bộ, ngành mà theo các chuyên gia kinh tế, thực tế và bài học kinh nghiệm của các nước cũng đã cho thấy: phải có một thiết chế độc lập, đứng ngoài các thiết chế cũ để tiến hành tái cơ cấu nền kinh tế. Bởi lẽ, chưa kể đến việc có thể có sự tồn tại của các nhóm lợi ích chi phối quá trình thực hiện tái cơ cấu thì ở góc độ tâm lý, việc giao cho một anh làm sai tự mình đi sửa cái sai đó thì khó có thể làm được việc gì mang tính đột phá, thậm chí, anh ta có thể sẽ lại tìm lý lẽ để biện minh cho những việc làm sai - nhấn mạnh điều này, ĐBQH Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng, đừng nên cho rằng Đề án đã được phê duyệt, tức là đã an bài rồi thì cứ thế mà làm. Một bác sỹ giỏi cũng không thể tự phẫu thuật cho chính mình. Vì thế, nếu thấy Đề án vẫn chưa ổn, cách thức thực hiện vẫn chưa ổn thì dứt khoát phải sửa.
Tái cơ cấu nền kinh tế là vấn đề hệ trọng, phải làm bài bản, thà làm chậm mà chắc, làm đến đâu chắc đến đấy còn hơn là làm tắt, vừa làm vừa băn khoăn không biết sẽ đi đến đâu.
Ở góc độ khác, theo nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế thế giới Võ Đại Lược, nói đến tái cơ cấu nền kinh tế những tưởng đó chỉ thuần túy là vấn đề kinh tế. Nhưng không phải vậy. Để thực hiện thành công tái cơ cấu nền kinh tế thì trước hết phải xử lý những vấn đề ngoài kinh tế. Và một trong những vấn đề ngoài kinh tế, theo ông là, các cơ quan hữu quan và những người có thẩm quyền cao nhất có muốncó chịu thay đổi tư duy trong việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế hay không?
Daibieunhandan.vn