> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > Tạo cơ chế để nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc

Tạo cơ chế để nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc

25/03/2013
Nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND, tỉnh Hải Dương đã và sẽ tiếp tục tạo cơ chế để lựa chọn và tuyển dụng được những cán bộ có năng lực; quan tâm bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ đội ngũ chuyên viên...
Những khó khăn, vướng mắc
Từ tháng 1.2008, theo Nghị quyết 545 của UBTVQH, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND (Văn phòng) có trách nhiệm tham mưu, phục vụ cho 2 cơ quan là HĐND tỉnh và Đoàn ĐBQH tỉnh. Theo đó, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Hải Dương được tổ chức thành 3 phòng chức năng là Phòng Công tác ĐBQH, Phòng Công tác HĐND và Phòng Hành chính tổ chức quản trị (Hải Dương đang tiến hành thành lập thêm phòng Thông tin – Dân nguyện). Như vậy, ngoài khối làm công tác phục vụ chung cho cả hai cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, khối chuyên viên cơ bản là độc lập. Có một bộ phận tham mưu, giúp việc riêng cho HĐND tỉnh là Phòng Công tác HĐND; tham mưu, giúp việc riêng cho Đoàn ĐBQH là Phòng Công tác ĐBQH. Sau một số năm thực hiện mô hình này cũng đã bộc lộ một số bất cập:
Cơ cấu, tổ chức của Văn phòng còn chưa thống nhất trong phạm vi toàn quốc và từng vùng. Cơ cấu tổ chức của bộ máy Văn phòng chưa được cấp Trung ương quan tâm điều chỉnh phù hợp với thực tế hoạt động. Hiện nay, nhiều tỉnh có mô hình tổ chức bộ máy Văn phòng khác rất nhiều so với Quy định và hướng dẫn của UBTVQH. Việc tổ chức bộ máy Văn phòng khác nhau gây khó khăn trước hết cho chính Văn phòng nơi có sự điều chỉnh. Các quy định về tổ chức bộ máy này đều ở cấp địa phương, trong tình trạng thí điểm, tình hình đặc thù... khó tạo một cơ chế vận hành nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả. Hơn nữa, với quy định và số lượng 10 tỉnh, thành phố trong cả nước thí điểm chủ trương bỏ HĐND quận, huyện, phường cũng ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức, hoạt động và tâm lý của người lao động tại cơ quan Văn phòng.
Số lượng cán bộ, chuyên viên của Văn phòng còn thiếu rất nhiều so với khối lượng công việc hiện có, chưa kể đến việc đáp ứng với yêu cầu đổi mới và phát triển. Công việc chung của Văn phòng về chuyên môn là tham mưu, giúp việc cho cơ quan dân cử tiến hành các hoạt động TXCT, giám sát và tổ chức kỳ họp, quyết định các vấn đề quan trọng theo thẩm quyền. Một so sánh mang tính tương đối giữa Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND với Văn phòng UBND cấp tỉnh cho hay: về số lượng, Văn phòng UBND luôn đông hơn ít nhất 2 lần. Về tính chất công việc, Văn phòng UBND có “chân rết”, mối quan hệ chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương khi tham mưu về một lĩnh vực cụ thể cho lãnh đạo UBND. Trong khi đó, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND chỉ có chưa đến 10 chuyên viên tham mưu tất cả các lĩnh vực (rộng hơn Văn phòng UBND tỉnh đối với việc giám sát các cơ quan tư pháp), mối quan hệ với các sở, ngành, địa phương không chặt chẽ.
Về chất lượng cán bộ, chuyên viên, trong những năm gần đây, số lượng cán bộ, chuyên viên tăng cường cho bộ máy Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND đã được quan tâm. Tuy vậy, chất lượng cán bộ còn là một trong những vấn đề cần có sự quan tâm đặc biệt hơn nữa. Cách đây 15 năm, một chuyên viên về công tác tại Văn phòng UBND tỉnh cần đáp ứng các yêu cầu sau: đào tạo chính quy, cơ bản; là đảng viên; có ít nhất 5 năm công tác chuyên sâu; là Trưởng phòng của các sở, ngành. Trong khi đó, tuổi đời của Văn phòng cơ quan dân cử cấp tỉnh còn rất non trẻ (8 năm), việc có đội ngũ chuyên viên có đủ trình độ, có kinh nghiệm, đáp ứng đúng nghĩa vai trò chủ động tham mưu, chuyên gia phân tích, phản biện ban hành chính sách... là vấn đề quá khó khăn. Hơn nữa, công tác tham mưu cho hoạt động ban hành chính sách của cơ quan quyền lực, hoạt động giám sát cần thiết phải có trình độ sâu, chắc hơn so với công tác tham mưu cho hoạt động chấp hành, điều hành. Mối quan hệ của Văn phòng cơ quan dân cử với các sở, ngành chưa chặt chẽ cũng là một trong những khó khăn trong việc thu thập, xử lý thông tin phục vụ lãnh đạo.
Các điều kiện bảo đảm khác cũng còn nhiều khó khăn. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, chuyên viên, việc bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho họ đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt, một là để bảo đảm duy trì hoạt động chuyên môn thường xuyên, hai là đủ giữ chân họ yên tâm công tác, cống hiến. Việc tạo cơ hội để cán bộ, chuyên viên Văn phòng phát triển cũng còn khó khăn. Phần lớn cán bộ, chuyên viên Văn phòng chưa được quan tâm, quy hoạch, bổ nhiệm và sử dụng trong công tác cán bộ tại địa phương, như: tạo nguồn tham gia cấp ủy Đảng, cơ cấu tham gia đại biểu HĐND chuyên trách...
Tạo cơ chế nâng cao chất lượng hoạt động
Thực trạng tổ chức và hoạt động, nhất là những khó khăn, vướng mắc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND hiện nay có mối quan hệ tổng hòa với nhau. Chính vì vậy, cần thiết có những biện pháp tổng hợp, tác động đến tất cả những khâu, những lĩnh vực đang là rào cản gây ách tắc trong vận hành bộ máy Văn phòng cơ quan dân cử ở mỗi địa phương cũng như toàn quốc theo những vấn đề đã nêu trên. Chúng tôi chỉ xin tập trung kiến nghị 2 nhóm vấn đề lớn về: cơ chế, chính sách và con người.
Ở tầm vĩ mô, đề nghị Quốc hội quan tâm, sớm ban hành Luật Giám sát của HĐND, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm những quyết định của HĐND đi vào thực chất. UBTVQH sớm nghiên cứu, sửa đổi Nghị quyết về tổ chức bộ máy Văn phòng theo hướng thống nhất, đồng bộ trong toàn quốc, tạo cơ chế về chính sách thu hút con người cũng như các điều kiện bảo đảm để họ yên tâm công tác và cống hiến lâu dài cho cơ quan dân cử.
Góc độ địa phương, chúng tôi đã và sẽ tiếp tục thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND. Trước hết, tạo cơ chế lựa chọn và tuyển dụng được những cán bộ có chất lượng từ các cơ quan khác trong tỉnh để bổ sung số lượng chuyên viên làm công tác tham mưu. Số lượng biên chế đội ngũ chuyên viên có thể từ 20-30 người ở tất cả các chuyên ngành. Bên cạnh đó, có cơ chế sử dụng hiệu quả đội ngũ chuyên viên, trước mắt tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng như: tài chính ngân sách, xây dựng cơ bản, pháp chế... Về chế độ đãi ngộ, trong khi chưa có những quy định cụ thể của Trung ương, tiếp tục sửa đổi, bổ sung Nghị quyết của HĐND tỉnh về chế độ đặc thù phục vụ hoạt động của HĐND các cấp. Đồng thời, quan tâm rà soát bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao nghiệp vụ hoạt động, kết hợp hài hòa phương pháp làm việc, tham mưu theo chức năng với phương pháp trực tuyến, trong đó ưu tiên phương pháp làm việc trực tuyến đối với các lãnh đạo.
Với vai trò của lãnh đạo HĐND trong cấp ủy, sẽ tiếp tục đề xuất các biện pháp quy hoạch cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm, có kế hoạch sử dụng để phát huy hiệu quả cao nhất. Đối với cấp tỉnh, quy hoạch và sử dụng đội ngũ chuyên viên tham gia đại biểu HĐND làm thành viên các ban hoạt động chuyên trách. Cần thiết có kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ, chuyên viên cấp tỉnh tham gia đại biểu HĐND cấp huyện và đảm nhiệm những chức vụ trong Thường trực HĐND cấp huyện.
Song song với các biện pháp trên, chúng tôi sẽ củng cố và duy trì tốt chế độ thông tin, báo cáo, giao ban Thường trực HĐND các cấp. Trên cơ sở những phát hiện của đại biểu qua hoạt động thực tiễn, xem xét ban hành chính sách điều chỉnh kịp thời thông qua nghị quyết chuyên đề của HĐND cấp tỉnh.
Daibieunhandan.vn

Tạo cơ chế để nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc

25/03/2013
Nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND, tỉnh Hải Dương đã và sẽ tiếp tục tạo cơ chế để lựa chọn và tuyển dụng được những cán bộ có năng lực; quan tâm bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ đội ngũ chuyên viên...
Những khó khăn, vướng mắc
Từ tháng 1.2008, theo Nghị quyết 545 của UBTVQH, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND (Văn phòng) có trách nhiệm tham mưu, phục vụ cho 2 cơ quan là HĐND tỉnh và Đoàn ĐBQH tỉnh. Theo đó, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Hải Dương được tổ chức thành 3 phòng chức năng là Phòng Công tác ĐBQH, Phòng Công tác HĐND và Phòng Hành chính tổ chức quản trị (Hải Dương đang tiến hành thành lập thêm phòng Thông tin – Dân nguyện). Như vậy, ngoài khối làm công tác phục vụ chung cho cả hai cơ quan Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh, khối chuyên viên cơ bản là độc lập. Có một bộ phận tham mưu, giúp việc riêng cho HĐND tỉnh là Phòng Công tác HĐND; tham mưu, giúp việc riêng cho Đoàn ĐBQH là Phòng Công tác ĐBQH. Sau một số năm thực hiện mô hình này cũng đã bộc lộ một số bất cập:
Cơ cấu, tổ chức của Văn phòng còn chưa thống nhất trong phạm vi toàn quốc và từng vùng. Cơ cấu tổ chức của bộ máy Văn phòng chưa được cấp Trung ương quan tâm điều chỉnh phù hợp với thực tế hoạt động. Hiện nay, nhiều tỉnh có mô hình tổ chức bộ máy Văn phòng khác rất nhiều so với Quy định và hướng dẫn của UBTVQH. Việc tổ chức bộ máy Văn phòng khác nhau gây khó khăn trước hết cho chính Văn phòng nơi có sự điều chỉnh. Các quy định về tổ chức bộ máy này đều ở cấp địa phương, trong tình trạng thí điểm, tình hình đặc thù... khó tạo một cơ chế vận hành nhịp nhàng, đồng bộ và hiệu quả. Hơn nữa, với quy định và số lượng 10 tỉnh, thành phố trong cả nước thí điểm chủ trương bỏ HĐND quận, huyện, phường cũng ảnh hưởng lớn đến cơ cấu tổ chức, hoạt động và tâm lý của người lao động tại cơ quan Văn phòng.
Số lượng cán bộ, chuyên viên của Văn phòng còn thiếu rất nhiều so với khối lượng công việc hiện có, chưa kể đến việc đáp ứng với yêu cầu đổi mới và phát triển. Công việc chung của Văn phòng về chuyên môn là tham mưu, giúp việc cho cơ quan dân cử tiến hành các hoạt động TXCT, giám sát và tổ chức kỳ họp, quyết định các vấn đề quan trọng theo thẩm quyền. Một so sánh mang tính tương đối giữa Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND với Văn phòng UBND cấp tỉnh cho hay: về số lượng, Văn phòng UBND luôn đông hơn ít nhất 2 lần. Về tính chất công việc, Văn phòng UBND có “chân rết”, mối quan hệ chặt chẽ với các sở, ngành, địa phương khi tham mưu về một lĩnh vực cụ thể cho lãnh đạo UBND. Trong khi đó, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND chỉ có chưa đến 10 chuyên viên tham mưu tất cả các lĩnh vực (rộng hơn Văn phòng UBND tỉnh đối với việc giám sát các cơ quan tư pháp), mối quan hệ với các sở, ngành, địa phương không chặt chẽ.
Về chất lượng cán bộ, chuyên viên, trong những năm gần đây, số lượng cán bộ, chuyên viên tăng cường cho bộ máy Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND đã được quan tâm. Tuy vậy, chất lượng cán bộ còn là một trong những vấn đề cần có sự quan tâm đặc biệt hơn nữa. Cách đây 15 năm, một chuyên viên về công tác tại Văn phòng UBND tỉnh cần đáp ứng các yêu cầu sau: đào tạo chính quy, cơ bản; là đảng viên; có ít nhất 5 năm công tác chuyên sâu; là Trưởng phòng của các sở, ngành. Trong khi đó, tuổi đời của Văn phòng cơ quan dân cử cấp tỉnh còn rất non trẻ (8 năm), việc có đội ngũ chuyên viên có đủ trình độ, có kinh nghiệm, đáp ứng đúng nghĩa vai trò chủ động tham mưu, chuyên gia phân tích, phản biện ban hành chính sách... là vấn đề quá khó khăn. Hơn nữa, công tác tham mưu cho hoạt động ban hành chính sách của cơ quan quyền lực, hoạt động giám sát cần thiết phải có trình độ sâu, chắc hơn so với công tác tham mưu cho hoạt động chấp hành, điều hành. Mối quan hệ của Văn phòng cơ quan dân cử với các sở, ngành chưa chặt chẽ cũng là một trong những khó khăn trong việc thu thập, xử lý thông tin phục vụ lãnh đạo.
Các điều kiện bảo đảm khác cũng còn nhiều khó khăn. Về chế độ, chính sách đối với cán bộ, chuyên viên, việc bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần cho họ đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt, một là để bảo đảm duy trì hoạt động chuyên môn thường xuyên, hai là đủ giữ chân họ yên tâm công tác, cống hiến. Việc tạo cơ hội để cán bộ, chuyên viên Văn phòng phát triển cũng còn khó khăn. Phần lớn cán bộ, chuyên viên Văn phòng chưa được quan tâm, quy hoạch, bổ nhiệm và sử dụng trong công tác cán bộ tại địa phương, như: tạo nguồn tham gia cấp ủy Đảng, cơ cấu tham gia đại biểu HĐND chuyên trách...
Tạo cơ chế nâng cao chất lượng hoạt động
Thực trạng tổ chức và hoạt động, nhất là những khó khăn, vướng mắc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND hiện nay có mối quan hệ tổng hòa với nhau. Chính vì vậy, cần thiết có những biện pháp tổng hợp, tác động đến tất cả những khâu, những lĩnh vực đang là rào cản gây ách tắc trong vận hành bộ máy Văn phòng cơ quan dân cử ở mỗi địa phương cũng như toàn quốc theo những vấn đề đã nêu trên. Chúng tôi chỉ xin tập trung kiến nghị 2 nhóm vấn đề lớn về: cơ chế, chính sách và con người.
Ở tầm vĩ mô, đề nghị Quốc hội quan tâm, sớm ban hành Luật Giám sát của HĐND, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc bảo đảm những quyết định của HĐND đi vào thực chất. UBTVQH sớm nghiên cứu, sửa đổi Nghị quyết về tổ chức bộ máy Văn phòng theo hướng thống nhất, đồng bộ trong toàn quốc, tạo cơ chế về chính sách thu hút con người cũng như các điều kiện bảo đảm để họ yên tâm công tác và cống hiến lâu dài cho cơ quan dân cử.
Góc độ địa phương, chúng tôi đã và sẽ tiếp tục thực hiện một số biện pháp nâng cao chất lượng tham mưu, giúp việc của Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND. Trước hết, tạo cơ chế lựa chọn và tuyển dụng được những cán bộ có chất lượng từ các cơ quan khác trong tỉnh để bổ sung số lượng chuyên viên làm công tác tham mưu. Số lượng biên chế đội ngũ chuyên viên có thể từ 20-30 người ở tất cả các chuyên ngành. Bên cạnh đó, có cơ chế sử dụng hiệu quả đội ngũ chuyên viên, trước mắt tập trung vào một số ngành, lĩnh vực quan trọng như: tài chính ngân sách, xây dựng cơ bản, pháp chế... Về chế độ đãi ngộ, trong khi chưa có những quy định cụ thể của Trung ương, tiếp tục sửa đổi, bổ sung Nghị quyết của HĐND tỉnh về chế độ đặc thù phục vụ hoạt động của HĐND các cấp. Đồng thời, quan tâm rà soát bồi dưỡng thường xuyên, nâng cao nghiệp vụ hoạt động, kết hợp hài hòa phương pháp làm việc, tham mưu theo chức năng với phương pháp trực tuyến, trong đó ưu tiên phương pháp làm việc trực tuyến đối với các lãnh đạo.
Với vai trò của lãnh đạo HĐND trong cấp ủy, sẽ tiếp tục đề xuất các biện pháp quy hoạch cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có chuyên môn, kinh nghiệm, có kế hoạch sử dụng để phát huy hiệu quả cao nhất. Đối với cấp tỉnh, quy hoạch và sử dụng đội ngũ chuyên viên tham gia đại biểu HĐND làm thành viên các ban hoạt động chuyên trách. Cần thiết có kế hoạch sử dụng đội ngũ cán bộ, chuyên viên cấp tỉnh tham gia đại biểu HĐND cấp huyện và đảm nhiệm những chức vụ trong Thường trực HĐND cấp huyện.
Song song với các biện pháp trên, chúng tôi sẽ củng cố và duy trì tốt chế độ thông tin, báo cáo, giao ban Thường trực HĐND các cấp. Trên cơ sở những phát hiện của đại biểu qua hoạt động thực tiễn, xem xét ban hành chính sách điều chỉnh kịp thời thông qua nghị quyết chuyên đề của HĐND cấp tỉnh.
Daibieunhandan.vn