> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội họp giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng

Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội họp giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật

20/03/2013
Ngày 18/3, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức cuộc họp giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống ma túy; Luật Phòng, chống HIV/AIDS và Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
Theo báo cáo của Bộ Công an, thực hiện quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành 10 nghị định, trình Thủ tướng ban hành 1 chỉ thị, 8 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 2 thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành 1 thông tư liên tịch.
Bộ LĐ, TB và XH cũng cho biết, để triển khai thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền 4 nghị định; 4 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 6 thông tư, thông tư liên tịch. Để thực hiện Luật Phòng, chống ma túy; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Bộ LĐ, TB và XH đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền 7 nghị định; 13 thông tư, thông tư liên tịch.
Phát biểu tại cuộc họp, các ý kiến cho rằng, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ở cả 3 lĩnh vực về cơ bản đáp ứng đúng yêu cầu, việc triển khai thực hiện đã có nhiều kết quả tích cực, tạo ra sự phối hợp đồng bộ. Tuy nhiên, một số lĩnh vực còn chậm, chưa có định hướng cụ thể, như về AIDS giai đoạn cuối, chữa bệnh bắt buộc ở người bán dâm… Việc huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS còn hạn chế, chưa trở thành hành động thiết thực, cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do vậy thời gian tới cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng, chống tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy. Nghiện ma túy cần được coi là một bệnh và được điều trị lâu dài với các biện pháp y tế, tâm lý và hỗ trợ xã hội. Đồng thời, cần phải tăng cường các hoạt động giám sát, thẩm tra, kiểm tra hoặc báo cáo định kỳ về việc thực hiện luật, nghị quyết; tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy không còn phù hợp. Bên cạnh đó, cần chú trọng hơn đến biện pháp phòng ngừa, giảm tác hại và hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tạo điều kiện cho việc triển khai các chương trình can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm…
Theo daibieunhandan.vn

Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội họp giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật

20/03/2013
Ngày 18/3, tại Hà Nội, Thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội tổ chức cuộc họp giám sát việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thực hiện Luật Phòng, chống ma túy; Luật Phòng, chống HIV/AIDS và Pháp lệnh phòng, chống mại dâm.
Theo báo cáo của Bộ Công an, thực hiện quy định của Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy năm 2008, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành 10 nghị định, trình Thủ tướng ban hành 1 chỉ thị, 8 quyết định và ban hành theo thẩm quyền 2 thông tư của Bộ trưởng Bộ Công an; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành 1 thông tư liên tịch.
Bộ LĐ, TB và XH cũng cho biết, để triển khai thực hiện Pháp lệnh phòng, chống mại dâm, Bộ đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng, trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền 4 nghị định; 4 quyết định của Thủ tướng Chính phủ; 6 thông tư, thông tư liên tịch. Để thực hiện Luật Phòng, chống ma túy; Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính, Bộ LĐ, TB và XH đã phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng trình Chính phủ ban hành và ban hành theo thẩm quyền 7 nghị định; 13 thông tư, thông tư liên tịch.
Phát biểu tại cuộc họp, các ý kiến cho rằng, việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật ở cả 3 lĩnh vực về cơ bản đáp ứng đúng yêu cầu, việc triển khai thực hiện đã có nhiều kết quả tích cực, tạo ra sự phối hợp đồng bộ. Tuy nhiên, một số lĩnh vực còn chậm, chưa có định hướng cụ thể, như về AIDS giai đoạn cuối, chữa bệnh bắt buộc ở người bán dâm… Việc huy động sự tham gia của hệ thống chính trị và toàn xã hội vào công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn ma túy, mại dâm và HIV/AIDS còn hạn chế, chưa trở thành hành động thiết thực, cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Do vậy thời gian tới cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý về phòng, chống tội phạm về ma túy và tệ nạn ma túy. Nghiện ma túy cần được coi là một bệnh và được điều trị lâu dài với các biện pháp y tế, tâm lý và hỗ trợ xã hội. Đồng thời, cần phải tăng cường các hoạt động giám sát, thẩm tra, kiểm tra hoặc báo cáo định kỳ về việc thực hiện luật, nghị quyết; tiến hành sửa đổi, bổ sung, thay thế văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tội phạm ma túy và tệ nạn ma túy không còn phù hợp. Bên cạnh đó, cần chú trọng hơn đến biện pháp phòng ngừa, giảm tác hại và hỗ trợ người bán dâm hòa nhập cộng đồng; tăng cường tuyên truyền, phổ biến, tạo điều kiện cho việc triển khai các chương trình can thiệp giảm tác hại về HIV/AIDS trong công tác phòng, chống tệ nạn mại dâm…
Theo daibieunhandan.vn