> Tin tức - Sự kiện > Tin tức sự kiện > UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi)

UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi)

25/03/2013
Tính toán lại cách tiếp cận Luật để trình QH dự thảo khả thi hơn
Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) bỏ 6 chương, 19 điều so với luật hiện hành, trong đó có nhiều quy định liên quan đến lĩnh vực hiện đang gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước và gây bức xúc trong dư luận như đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng nguồn lực lao động... Chưa kể, có không ít điều khoản nếu được thông qua thì không biết làm thế nào để đưa luật vào cuộc sống, làm thế nào để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí? Sửa đổi luật mà không biết là hành vi gì, xử thế nào và trách nhiệm của ai thì… luật bất thành - nhấn mạnh điều này tại Phiên họp thứ Mười sáu, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu các cơ quan liên quan cần tính toán lại cách tiếp cận Luật để trình QH một dự thảo khả thi hơn.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Sửa đổi Luật mà không biết là hành vi gì, xử thế nào, trách nhiệm của ai thì luật bất thành
Giữ lại, bổ sung thêm và làm rõ 5 lĩnh vực dễ gây lãng phí lớn
Dự thảo Luật đã bỏ nhiều điều, khoản trong Chương III về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong khi đó, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản hiện đang là vấn đề bức xúc, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước cần phải kiên quyết xử lý; lược bỏ một số quy định cụ thể về sử dụng nguồn lực lao động, thời gian lao động... Mặc dù, một số đạo luật có quy định nội dung liên quan, song với tính chất là đạo luật điều chỉnh toàn diện về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì Luật này phải bao quát các vấn đề gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của mọi lĩnh vực. Điều này cũng bảo đảm thuận tiện trong áp dụng và xem xét chế độ trách nhiệm.
Vì vậy, đề nghị giữ lại, bổ sung và làm rõ trong dự thảo các nội dung mang tính tâm điểm, nhạy cảm, dễ gây lãng phí lớn như: tổ chức bộ máy, xét duyệt biên chế, sử dụng, tuyển dụng lao động; việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch phát triển kinh tế ngành, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó nhấn mạnh yêu cầu quy hoạch, kế hoạch phải đi đôi với khả năng kinh tế, với tiềm lực ngân sách; quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; thực hành tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội, ma chay, cưới xin và các hoạt động sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng...
(Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) của Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách) 
 
Daibieunhandan.vn

UBTVQH cho ý kiến về dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi)

25/03/2013
Tính toán lại cách tiếp cận Luật để trình QH dự thảo khả thi hơn
Dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) bỏ 6 chương, 19 điều so với luật hiện hành, trong đó có nhiều quy định liên quan đến lĩnh vực hiện đang gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước và gây bức xúc trong dư luận như đầu tư xây dựng cơ bản, sử dụng nguồn lực lao động... Chưa kể, có không ít điều khoản nếu được thông qua thì không biết làm thế nào để đưa luật vào cuộc sống, làm thế nào để thực hành tiết kiệm, chống lãng phí? Sửa đổi luật mà không biết là hành vi gì, xử thế nào và trách nhiệm của ai thì… luật bất thành - nhấn mạnh điều này tại Phiên họp thứ Mười sáu, Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng yêu cầu các cơ quan liên quan cần tính toán lại cách tiếp cận Luật để trình QH một dự thảo khả thi hơn.
Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng: Sửa đổi Luật mà không biết là hành vi gì, xử thế nào, trách nhiệm của ai thì luật bất thành
Giữ lại, bổ sung thêm và làm rõ 5 lĩnh vực dễ gây lãng phí lớn
Dự thảo Luật đã bỏ nhiều điều, khoản trong Chương III về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, trong khi đó, lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản hiện đang là vấn đề bức xúc, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước cần phải kiên quyết xử lý; lược bỏ một số quy định cụ thể về sử dụng nguồn lực lao động, thời gian lao động... Mặc dù, một số đạo luật có quy định nội dung liên quan, song với tính chất là đạo luật điều chỉnh toàn diện về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thì Luật này phải bao quát các vấn đề gắn với thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của mọi lĩnh vực. Điều này cũng bảo đảm thuận tiện trong áp dụng và xem xét chế độ trách nhiệm.
Vì vậy, đề nghị giữ lại, bổ sung và làm rõ trong dự thảo các nội dung mang tính tâm điểm, nhạy cảm, dễ gây lãng phí lớn như: tổ chức bộ máy, xét duyệt biên chế, sử dụng, tuyển dụng lao động; việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch phát triển kinh tế ngành, quy hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, trong đó nhấn mạnh yêu cầu quy hoạch, kế hoạch phải đi đôi với khả năng kinh tế, với tiềm lực ngân sách; quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước; quản lý và sử dụng tài nguyên thiên nhiên; thực hành tiết kiệm trong các hoạt động lễ hội, ma chay, cưới xin và các hoạt động sử dụng nguồn lực đóng góp của cộng đồng...
(Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí (sửa đổi) của Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách) 
 
Daibieunhandan.vn