> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Áp dụng tập quán tốt đẹp trong cộng đồng dân cư để giải quyết các vụ việc dân sự

Áp dụng tập quán tốt đẹp trong cộng đồng dân cư để giải quyết các vụ việc dân sự

26/11/2014
Buổi sáng ngày 25 tháng 11 năm 2014, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Ban Biên tập Trang thông tin xin giới thiệu toàn văn phát biểu của đại biểu Quốc hội Siu Hương (Đoàn Gia Lai) góp ý đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)như sau:
 
“Thứ nhất, về thuật ngữ. Trong dự thảo Bộ luật có nêu một số phương án về sử dụng thuật ngữ như: vật quyền, trái quyền và các phương án sử dụng thuật ngữ. Đối với nội dung này tôi xin có ý kiến như sau: Một số thuật ngữ dùng trong dự thảo Bộ luật mang tính pháp lý trừu tượng, các thuật ngữ như vật quyền, trái quyền thì đã có phương án chọn, nhưng một số thuật ngữ như quyền địa dịch tại Chương XIV, quyền hưởng dụng tại Chương XV của dự thảo Bộ luật, những khái niệm này khó xác định nội hàm và không có trong từ điển tiếng Việt năm 1992 của Trung tâm từ điển ngôn ngữ. Vậy tôi đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ nội hàm của các thuật ngữ này để mang tính định hướng khi áp dụng.

Thứ hai, nguyên tắc áp dụng tập quán. Quy định tại Điều 12 của dự thảo Bộ luật mang tính giải thích tập quán nhiều hơn là giải thích luật. Trong một điều luật nhiều khái niệm chưa có cách hiểu thống nhất như được thừa nhận, lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài, trong khi đó pháp luật cần quy định rõ ràng. Theo tôi cần quy định tập trung theo hướng pháp luật Việt Nam được áp dụng tập quán để giải quyết các vụ việc dân sự. Tôi xin đề xuất như sau: Các bên trong quan hệ dân sự được áp dụng tập quán tốt đẹp trong cộng đồng dân cư để giải quyết các vụ việc dân sự mà pháp luật chưa quy định, nhưng không trái với các nguyên tắc đạo đức xã hội và các quy định của Bộ luật này.

Thứ ba, việc áp dụng tập quán. Điều 691 quy định tập quán do các bên lựa chọn được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán đó không vi phạm trật tự công. Trường hợp hậu quả của việc áp dụng tập quán do các bên lựa chọn vi phạm trật tự công thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. Quy định tại câu thứ hai: Trường hợp hậu quả của việc áp dụng tập quán do các bên lựa chọn vi phạm trật tự công thì pháp luật Việt Nam được áp dụng, dễ hiểu nhầm khi áp dụng. Theo tôi, đây có thể là do trong xác định vấn đề giải quyết, nếu như dự thảo thì có thể hiểu khi áp dụng tập quán gây hậu quả thì giải quyết hậu quả đó là pháp luật Việt Nam. Ở đây có thể hiểu là pháp luật Việt Nam được áp dụng để giải quyết hậu quả của quan hệ pháp luật đã dùng tập quán để giải quyết, tức là quan hệ phát sinh sau khi áp dụng tập quán để giải quyết thì áp dụng luật Việt Nam. Theo tôi, ý điều luật là nếu việc áp dụng tập quán gây hậu quả thì áp dụng luật Việt Nam, tức là bản chất của quan hệ dân sự đó dùng tập quán để giải quyết thì sẽ phát sinh hậu quả, do vậy phải dùng luật Việt Nam để giải quyết. Để diễn đạt ý này theo tôi cần thể hiện như sau: "Trường hợp quan hệ dân sự áp dụng tập quán gây hậu quả thì luật Việt Nam được áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự đó".

Thứ tư, về hợp đồng. Tôi đồng ý với các quy định về hợp đồng trong dự thảo Bộ luật. Tuy nhiên, đối với Chương XIX về các hình thức hợp đồng thông dụng, tôi xin có một số ý kiến như sau: Dự thảo Bộ luật không quy định về hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng bảo hiểm, mà bổ sung hợp đồng hợp tác. Theo tôi, xuất phát từ tên chương của dự thảo Bộ luật thì cần bổ sung những hợp đồng gắn liền với các sinh hoạt xã hội, như hợp đồng mua bán nhà là một hợp đồng thông dụng nhất đang được áp dụng hiện nay. Tuy trong Tờ trình của Chính phủ đã có giải trình những hợp đồng này đã được điều chỉnh bằng các văn bản luật chuyên ngành như Luật nhà ở, Luật kinh doanh bảo hiểm, nhưng theo tôi cần bổ sung vào dự thảo Bộ luật vì các lý do sau:

Một, từ quy định tại Khoản 1, Điều 10 của dự thảo Bộ luật ghi: "Bộ luật này là luật chung, điều chỉnh các quan hệ dân sự", vậy các hợp đồng thông dụng đang áp dụng trong quan hệ dân sự đang tồn tại hiện nay cần quy định vào bộ luật này.

Hai, từ tính chất của Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự từ trước đến nay được xem là luật mẹ để điều chỉnh và làm cơ sở cho các văn bản luật khác trong quan hệ dân sự, vậy một số hợp đồng dân sự thông dụng đang tồn tại hiện nay cần được quy định vào Bộ luật. Trên cơ sở Bộ luật dân sự để các văn bản khác điều chỉnh, để các ngành luật khác không quy định trùng lặp, tôi đề nghị đưa các hợp đồng thông dụng vào, nhưng quy định dưới dạng chung như đối tượng, phạm vi và những vấn đề cốt lõi của từng hợp đồng thông dụng để các ngành luật khác quy định cụ thể”.
Siu Hương

Áp dụng tập quán tốt đẹp trong cộng đồng dân cư để giải quyết các vụ việc dân sự

26/11/2014
Buổi sáng ngày 25 tháng 11 năm 2014, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Ban Biên tập Trang thông tin xin giới thiệu toàn văn phát biểu của đại biểu Quốc hội Siu Hương (Đoàn Gia Lai) góp ý đối với dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)như sau:
 
“Thứ nhất, về thuật ngữ. Trong dự thảo Bộ luật có nêu một số phương án về sử dụng thuật ngữ như: vật quyền, trái quyền và các phương án sử dụng thuật ngữ. Đối với nội dung này tôi xin có ý kiến như sau: Một số thuật ngữ dùng trong dự thảo Bộ luật mang tính pháp lý trừu tượng, các thuật ngữ như vật quyền, trái quyền thì đã có phương án chọn, nhưng một số thuật ngữ như quyền địa dịch tại Chương XIV, quyền hưởng dụng tại Chương XV của dự thảo Bộ luật, những khái niệm này khó xác định nội hàm và không có trong từ điển tiếng Việt năm 1992 của Trung tâm từ điển ngôn ngữ. Vậy tôi đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ nội hàm của các thuật ngữ này để mang tính định hướng khi áp dụng.

Thứ hai, nguyên tắc áp dụng tập quán. Quy định tại Điều 12 của dự thảo Bộ luật mang tính giải thích tập quán nhiều hơn là giải thích luật. Trong một điều luật nhiều khái niệm chưa có cách hiểu thống nhất như được thừa nhận, lặp đi, lặp lại trong một thời gian dài, trong khi đó pháp luật cần quy định rõ ràng. Theo tôi cần quy định tập trung theo hướng pháp luật Việt Nam được áp dụng tập quán để giải quyết các vụ việc dân sự. Tôi xin đề xuất như sau: Các bên trong quan hệ dân sự được áp dụng tập quán tốt đẹp trong cộng đồng dân cư để giải quyết các vụ việc dân sự mà pháp luật chưa quy định, nhưng không trái với các nguyên tắc đạo đức xã hội và các quy định của Bộ luật này.

Thứ ba, việc áp dụng tập quán. Điều 691 quy định tập quán do các bên lựa chọn được áp dụng đối với các quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, nếu hậu quả của việc áp dụng tập quán đó không vi phạm trật tự công. Trường hợp hậu quả của việc áp dụng tập quán do các bên lựa chọn vi phạm trật tự công thì pháp luật Việt Nam được áp dụng. Quy định tại câu thứ hai: Trường hợp hậu quả của việc áp dụng tập quán do các bên lựa chọn vi phạm trật tự công thì pháp luật Việt Nam được áp dụng, dễ hiểu nhầm khi áp dụng. Theo tôi, đây có thể là do trong xác định vấn đề giải quyết, nếu như dự thảo thì có thể hiểu khi áp dụng tập quán gây hậu quả thì giải quyết hậu quả đó là pháp luật Việt Nam. Ở đây có thể hiểu là pháp luật Việt Nam được áp dụng để giải quyết hậu quả của quan hệ pháp luật đã dùng tập quán để giải quyết, tức là quan hệ phát sinh sau khi áp dụng tập quán để giải quyết thì áp dụng luật Việt Nam. Theo tôi, ý điều luật là nếu việc áp dụng tập quán gây hậu quả thì áp dụng luật Việt Nam, tức là bản chất của quan hệ dân sự đó dùng tập quán để giải quyết thì sẽ phát sinh hậu quả, do vậy phải dùng luật Việt Nam để giải quyết. Để diễn đạt ý này theo tôi cần thể hiện như sau: "Trường hợp quan hệ dân sự áp dụng tập quán gây hậu quả thì luật Việt Nam được áp dụng để giải quyết quan hệ dân sự đó".

Thứ tư, về hợp đồng. Tôi đồng ý với các quy định về hợp đồng trong dự thảo Bộ luật. Tuy nhiên, đối với Chương XIX về các hình thức hợp đồng thông dụng, tôi xin có một số ý kiến như sau: Dự thảo Bộ luật không quy định về hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thuê nhà ở, hợp đồng bảo hiểm, mà bổ sung hợp đồng hợp tác. Theo tôi, xuất phát từ tên chương của dự thảo Bộ luật thì cần bổ sung những hợp đồng gắn liền với các sinh hoạt xã hội, như hợp đồng mua bán nhà là một hợp đồng thông dụng nhất đang được áp dụng hiện nay. Tuy trong Tờ trình của Chính phủ đã có giải trình những hợp đồng này đã được điều chỉnh bằng các văn bản luật chuyên ngành như Luật nhà ở, Luật kinh doanh bảo hiểm, nhưng theo tôi cần bổ sung vào dự thảo Bộ luật vì các lý do sau:

Một, từ quy định tại Khoản 1, Điều 10 của dự thảo Bộ luật ghi: "Bộ luật này là luật chung, điều chỉnh các quan hệ dân sự", vậy các hợp đồng thông dụng đang áp dụng trong quan hệ dân sự đang tồn tại hiện nay cần quy định vào bộ luật này.

Hai, từ tính chất của Bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự từ trước đến nay được xem là luật mẹ để điều chỉnh và làm cơ sở cho các văn bản luật khác trong quan hệ dân sự, vậy một số hợp đồng dân sự thông dụng đang tồn tại hiện nay cần được quy định vào Bộ luật. Trên cơ sở Bộ luật dân sự để các văn bản khác điều chỉnh, để các ngành luật khác không quy định trùng lặp, tôi đề nghị đưa các hợp đồng thông dụng vào, nhưng quy định dưới dạng chung như đối tượng, phạm vi và những vấn đề cốt lõi của từng hợp đồng thông dụng để các ngành luật khác quy định cụ thể”.
Siu Hương