> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Ban hành chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến nông sản

Ban hành chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến nông sản

12/06/2015
Đại biểu Quốc hội Hà Công Long (Đoàn Gia Lai ) gửi đến Đoàn Thư ký kỳ họp ý kiến thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII.

“Qua nghiên cứu các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, đồng thời nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của cử tri, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét một số vấn đề sau đây nhằm thực hiện tốt hơn Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 cũng như các năm tiếp theo.

Thứ nhất, trong thời gian qua, việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản còn ở mức thấp. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm, liên kết vùng còn hạn chế. Việc thu hút các nguồn lực của xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp và xã hội hóa chương trình xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đã ban hành nhưng việc triển khai còn chậm, gặp nhiều vướng mắc, gây tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng miền, địa phương, chưa đáp ứng được mong đợi của cử tri. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục đánh giá cụ thể hơn về nguyên nhân trở ngại, vướng mắc, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản và có giải pháp chỉ đạo khắc phục nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong đó, cần sớm kiểm tra, đánh giá hiệu quả chủ trương trồng cây cao su ở các tỉnh phía bắc và việc chuyển rừng nghèo sang trồng cao su ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng để có những điều chỉnh phù hợp.

Thứ hai, vấn đề giá cả đầu vào liên tục tăng, đầu ra liên tục giảm, tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp sự phát triển của nền kinh tế là vấn đề đông đảo cử tri quan tâm, kỳ họp nào cũng kiến nghị. Vì vậy, tôi tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo và có giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, có chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, có như vậy thì lĩnh vực nông nghiệp mới có thể phát triển ổn định, từng bước nâng cao đời sống của nông dân.

Thứ ba, Tây Nguyên là vùng sản xuất tập trung cà phê, cao su, hồ tiêu … của cả nước nhưng công nghiệp chế biến còn rất hạn chế, quy mô nhỏ nên chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô. Do xa cảng biển, không có đường sắt, hạ tầng lại yếu kém nên thời gian qua các doanh nghiệp đầu tư vào Tây Nguyên còn quá ít. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước hạn chế, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu, ban hành chính sách ưu đãi cụ thể hơn nhằm thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản ở vùng Tây Nguyên nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản và góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp.
Vừa qua, Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, nay dự án đã cơ bản hoàn thành, nhưng nếu các tuyến đường quốc lộ kết nối với các tỉnh ven biển miền Trung không được đầu tư, nâng cấp thì vẫn chưa thể bảo đảm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên. Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp các tuyến Quốc lộ kết nối đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn Đông với các tỉnh khác, trong đó có 82 km Quốc lộ 19 và 80 Km của Quốc lộ 25 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, do hiện nay mặt đường đã bị xuống cấp nghiêm trọng, tai nạn giao thông, ách tắc xảy ra thường xuyên. Tôi tin tưởng rằng, những quyết sách trên đây sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững.

Thứ tư, tình trạng chênh lệch lớn về mức sống, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng khác chậm được thu hẹp, ngày càng dãn ra có phần là do nguồn lực đầu tư của Nhà nước vào khu vực này còn hạn chế, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ phát sinh nhiều hệ quả bất ổn về xã hội, an ninh, trật tự, vì vậy tôi đề nghị Chính phủ xem xét, ban hành chính sách đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam bộ giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2, chương trình giải quyết đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt và các chương trình khác cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Đối với các chính sách đã ban hành, đề nghị cần bố trí nguồn lực bảo đảm, tránh tình trạng chính sách ban hành nhưng không có kinh phí thực hiện như Chương trình xây dựng nông thôn mới hoặc Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các hộ gia đình có công với cách mạng làm mới và sửa chữa nhà ở. Cho đến nay, tỉnh Gia Lai chưa được cấp đủ kinh phí theo Đề án đã được phê duyệt từ năm 2013, hiện người dân đã làm nhà, sửa nhà nhưng chưa được cấp tiền để trả nợ vật liệu, nhân công nên rất bức xúc.

DSC_6914.JPG
Phiên họp toàn thể Quốc hội ở hội trường

 

Thứ năm, thời gian qua, tình trạng khô hạn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đời sống của người dân. Riêng Gia Lai diện tích cây trồng bị thiệt hại do khô hạn trên 9 ngàn ha. Điều đáng chú ý là, Chính phủ đã đầu tư xây dựng một số hồ, đập thủy lợi nhưng do hệ thống kênh mương không được đầu tư hoàn chỉnh nên không phát huy được hiệu quả vào mùa hạn, điển hình ở Gia Lai là 02 công trình thủy lợi Ia M’Lah và Ia Mơ. Để khắc phục tình trạng trên, tôi đề nghị Chính phủ quan tâm tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh mương của 2 thủy lợi nêu trên và sớm đầu tư công trình thủy lợi Suối Lơ, Ia Tul mà tỉnh đã đề nghị nhiều năm qua, nhằm bảo đảm chủ động nguồn nước tưới, ổn định sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Thứ sáu, tiếp xúc với đại biểu Quốc hội trước kỳ họp này, cử tri Gia Lai hoan nghênh Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp Nhà nước. Cử tri mong muốn qua giám sát, Quốc hội có quyết sách mạnh mẽ hơn, Chính phủ triển khai cụ thể và nhanh hơn việc thực hiện Nghị định để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường, tạo điều kiện để người dân thiếu đất sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất, người dân sống liền rừng phòng hộ được giao khoán bảo vệ rừng yên tâm phát triển nghề rừng, vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu từ nghề rừng; đồng thời, để các công ty nông, lâm nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người lao động.

Đoàn đại biểu Quốc hội Gia Lai mong muốn các vấn đề nêu trên sẽ được Quốc hội và Chính phủ quan tâm nghiên cứu, có biện pháp chỉ đạo, triển khai quyết liệt hơn trong thời gian tới nhằm đáp ứng sự mong đợi của cử tri”.
Hà Công Long

Ban hành chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư nhà máy chế biến nông sản

12/06/2015
Đại biểu Quốc hội Hà Công Long (Đoàn Gia Lai ) gửi đến Đoàn Thư ký kỳ họp ý kiến thảo luận về kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước tại kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII.

“Qua nghiên cứu các báo cáo của Chính phủ và Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về tình hình, kết quả thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 và triển khai Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015, đồng thời nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng và kiến nghị của cử tri, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét một số vấn đề sau đây nhằm thực hiện tốt hơn Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2015 cũng như các năm tiếp theo.

Thứ nhất, trong thời gian qua, việc đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất nông nghiệp chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển. Tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản còn ở mức thấp. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp còn chậm, liên kết vùng còn hạn chế. Việc thu hút các nguồn lực của xã hội vào lĩnh vực nông nghiệp và xã hội hóa chương trình xây dựng nông thôn mới còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới đã ban hành nhưng việc triển khai còn chậm, gặp nhiều vướng mắc, gây tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng miền, địa phương, chưa đáp ứng được mong đợi của cử tri. Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các cơ quan có thẩm quyền tiếp tục đánh giá cụ thể hơn về nguyên nhân trở ngại, vướng mắc, đề xuất sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản và có giải pháp chỉ đạo khắc phục nhằm thực hiện có hiệu quả chương trình, kế hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn; trong đó, cần sớm kiểm tra, đánh giá hiệu quả chủ trương trồng cây cao su ở các tỉnh phía bắc và việc chuyển rừng nghèo sang trồng cao su ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung và Gia Lai nói riêng để có những điều chỉnh phù hợp.

Thứ hai, vấn đề giá cả đầu vào liên tục tăng, đầu ra liên tục giảm, tiêu thụ nông sản gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp sự phát triển của nền kinh tế là vấn đề đông đảo cử tri quan tâm, kỳ họp nào cũng kiến nghị. Vì vậy, tôi tiếp tục đề nghị Chính phủ chỉ đạo và có giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, có chính sách phù hợp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng nông sản, có như vậy thì lĩnh vực nông nghiệp mới có thể phát triển ổn định, từng bước nâng cao đời sống của nông dân.

Thứ ba, Tây Nguyên là vùng sản xuất tập trung cà phê, cao su, hồ tiêu … của cả nước nhưng công nghiệp chế biến còn rất hạn chế, quy mô nhỏ nên chủ yếu là xuất khẩu sản phẩm thô. Do xa cảng biển, không có đường sắt, hạ tầng lại yếu kém nên thời gian qua các doanh nghiệp đầu tư vào Tây Nguyên còn quá ít. Trong điều kiện nguồn vốn ngân sách đầu tư vào doanh nghiệp Nhà nước hạn chế, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ nghiên cứu, ban hành chính sách ưu đãi cụ thể hơn nhằm thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng nhà máy chế biến nông sản ở vùng Tây Nguyên nhằm nâng cao giá trị gia tăng của nông sản và góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa sản xuất nông nghiệp.
Vừa qua, Quốc hội và Chính phủ đã quan tâm đầu tư, nâng cấp Quốc lộ 14 - đường Hồ Chí Minh đoạn qua khu vực Tây Nguyên, nay dự án đã cơ bản hoàn thành, nhưng nếu các tuyến đường quốc lộ kết nối với các tỉnh ven biển miền Trung không được đầu tư, nâng cấp thì vẫn chưa thể bảo đảm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên. Vì vậy, tôi đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp các tuyến Quốc lộ kết nối đường Hồ Chí Minh, đường Trường Sơn Đông với các tỉnh khác, trong đó có 82 km Quốc lộ 19 và 80 Km của Quốc lộ 25 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, do hiện nay mặt đường đã bị xuống cấp nghiêm trọng, tai nạn giao thông, ách tắc xảy ra thường xuyên. Tôi tin tưởng rằng, những quyết sách trên đây sẽ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy Tây Nguyên phát triển nhanh và bền vững.

Thứ tư, tình trạng chênh lệch lớn về mức sống, an sinh xã hội, phúc lợi xã hội giữa vùng đồng bào dân tộc thiểu số với các vùng khác chậm được thu hẹp, ngày càng dãn ra có phần là do nguồn lực đầu tư của Nhà nước vào khu vực này còn hạn chế, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài sẽ phát sinh nhiều hệ quả bất ổn về xã hội, an ninh, trật tự, vì vậy tôi đề nghị Chính phủ xem xét, ban hành chính sách đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam bộ giai đoạn 2016 - 2020, tiếp tục đầu tư Chương trình 135 giai đoạn 2, chương trình giải quyết đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt và các chương trình khác cho đồng bào các dân tộc thiểu số. Đối với các chính sách đã ban hành, đề nghị cần bố trí nguồn lực bảo đảm, tránh tình trạng chính sách ban hành nhưng không có kinh phí thực hiện như Chương trình xây dựng nông thôn mới hoặc Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ các hộ gia đình có công với cách mạng làm mới và sửa chữa nhà ở. Cho đến nay, tỉnh Gia Lai chưa được cấp đủ kinh phí theo Đề án đã được phê duyệt từ năm 2013, hiện người dân đã làm nhà, sửa nhà nhưng chưa được cấp tiền để trả nợ vật liệu, nhân công nên rất bức xúc.

DSC_6914.JPG
Phiên họp toàn thể Quốc hội ở hội trường

 

Thứ năm, thời gian qua, tình trạng khô hạn xảy ra trên diện rộng, gây thiệt hại sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng đời sống của người dân. Riêng Gia Lai diện tích cây trồng bị thiệt hại do khô hạn trên 9 ngàn ha. Điều đáng chú ý là, Chính phủ đã đầu tư xây dựng một số hồ, đập thủy lợi nhưng do hệ thống kênh mương không được đầu tư hoàn chỉnh nên không phát huy được hiệu quả vào mùa hạn, điển hình ở Gia Lai là 02 công trình thủy lợi Ia M’Lah và Ia Mơ. Để khắc phục tình trạng trên, tôi đề nghị Chính phủ quan tâm tiếp tục hỗ trợ đầu tư xây dựng hoàn chỉnh hệ thống kênh mương của 2 thủy lợi nêu trên và sớm đầu tư công trình thủy lợi Suối Lơ, Ia Tul mà tỉnh đã đề nghị nhiều năm qua, nhằm bảo đảm chủ động nguồn nước tưới, ổn định sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân.

Thứ sáu, tiếp xúc với đại biểu Quốc hội trước kỳ họp này, cử tri Gia Lai hoan nghênh Quốc hội tiến hành giám sát tối cao việc quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp Nhà nước. Cử tri mong muốn qua giám sát, Quốc hội có quyết sách mạnh mẽ hơn, Chính phủ triển khai cụ thể và nhanh hơn việc thực hiện Nghị định để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất nông, lâm trường, tạo điều kiện để người dân thiếu đất sản xuất nông nghiệp có đất để sản xuất, người dân sống liền rừng phòng hộ được giao khoán bảo vệ rừng yên tâm phát triển nghề rừng, vươn lên thoát nghèo bền vững và làm giàu từ nghề rừng; đồng thời, để các công ty nông, lâm nghiệp ổn định và phát triển sản xuất, nâng cao đời sống người lao động.

Đoàn đại biểu Quốc hội Gia Lai mong muốn các vấn đề nêu trên sẽ được Quốc hội và Chính phủ quan tâm nghiên cứu, có biện pháp chỉ đạo, triển khai quyết liệt hơn trong thời gian tới nhằm đáp ứng sự mong đợi của cử tri”.
Hà Công Long