> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Cần cân nhắc kỹ về mô hình tổ chức chính quyền địa phương các cấp

Cần cân nhắc kỹ về mô hình tổ chức chính quyền địa phương các cấp

25/11/2014
Về nội dung của dự án Luật: Một số ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần bảo đảm việc phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, đẩy mạnh vấn đề trao quyền tự quản cho chính quyền địa phương. Có ý kiến đại biểu cho rằng chính quyền địa phương là vấn đề rất hệ trọng của quốc gia nhưng dự thảo Luật đặt chưa đúng tầm; nội dung quá sơ sài, không bám sát thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu đề ra khi tổng kết việc thi hành Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Ý kiến khác đề nghị mô tả về nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền của chính quyền địa phương một cách rõ ràng hơn. Đề nghị phải có đánh giá tác động, giải trình đầy đủ về các sửa đổi so với quy định hiện hành, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến biên chế và kinh phí. Đề nghị bổ sung các nguyên tắc chung của Luật như: nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc phân cấp, nguyên tắc trách nhiệm v.v...

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương: Đề nghị tổng kết và tham khảo kinh nghiệm của thế giới về mô hình tổ chức chính quyền địa phương; quy định cụ thể các tiêu chí về các mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Có ý kiến đề nghị trước mắt cần giữ nguyên bộ máy như hiện nay. Đồng thời, Quốc hội ban hành nghị quyết giao Chính phủ xây dựng đề án nghiên cứu để hệ thống, sắp xếp lại hoặc tái cấu trúc lại hệ thống bộ máy nhà nước phù hợp với tình hình mới, trình Quốc hội khóa XIV xem xét thông qua vào đầu nhiệm kỳ. Đề nghị dự thảo Luật cần bám sát quy định của Hiến pháp để làm rõ và cụ thể hóa Điều 111 và Điều 112 của Hiến pháp. Ý kiến khác đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích rõ thế nào là “cấp chính quyền địa phương” và “chính quyền địa phương” được quy định trong Hiến pháp. Một số ý kiến đề nghị có quy định về khái niệm cấp chính quyền, chính quyền địa phương; đặc điểm của cấp chính quyền, đặc điểm, quyền hạn của cơ quan chính quyền, quyền hạn được phân quyền.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật chưa làm rõ sự khác biệt trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị, hải đảo. Một số ý kiến khác cho rằng việc phân định chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn không phải ở việc có tổ chức HĐND hay không mà vấn đề là cách thức điều hành các vấn đề của UBND ở đô thị, nông thôn, hải đảo. Có ý kiến đề nghị xem xét tính nhất quán trong quy định về chính quyền đô thị và nông thôn. Đề nghị trước tiên phải xác định chính quyền địa phương gồm những cấp nào. Một số ý kiến đề nghị chỉ tổ chức 2 cấp chính quyền địa phương, cấp tỉnh và tương đương và cấp cơ sở, ở quận, huyện chỉ tổ chức các cơ quan chuyên môn, hành chính nhà nước. Các ý kiến khác đề nghị quy định chính quyền ở đô thị xây dựng theo 2 cấp: cấp tỉnh thành và cấp cơ sở; chính quyền nông thôn là 3 cấp chính quyền như hiện nay, sau một thời gian thực hiện có thể xem xét lại sửa đổi luật theo hướng quy định chỉ có 2 cấp chính quyền. Có ý kiến đề nghị cho thí điểm mô hình chính quyền đô thị; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, cơ cấu chính quyền đô thị, mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và chính quyền đô thị.

Đề nghị quy định có tính nguyên tắc về mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong dự thảo Luật này, theo đó những vấn đề đặc thù khác sẽ do Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định cụ thể.

Đề nghị cần có lập luận thuyết phục cho việc không tổ chức HĐND; bổ sung đánh giá tác động của các phương án về có hay không tổ chức HĐND. Ý kiến khác cho rằng về nguyên tắc, chính quyền phải có cơ quan giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ càng về mô hình tổ chức chính quyền địa phương các cấp.

Một số đại biểu đề nghị quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên cơ sở báo cáo tổng kết chính thức về việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Ý kiến khác đề nghị báo cáo của Chính phủ cần làm rõ nếu không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường thì chúng ta được những vấn đề gì và ngược lại, nếu tiếp tục duy trì HĐND ở các đơn vị hành chính này thì chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào. Có ý kiến băn khoăn khi bỏ HĐND thì ai thực hiện chức năng giám sát, UBND hình thành như thế nào, cơ chế kiểm soát quyền lực ra sao.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp: Một số ý kiến đề nghị cần phân định rõ trách nhiệm giữa UBND và HĐND trong Luật này, và cho rằng hoạt động của HĐND các cấp còn nặng về hình thức, hiệu quả chưa cao. Đề nghị cần tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách, quy định rõ tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Ý kiến khác đề nghị cân nhắc việc tăng cường vai trò của HĐND bằng việc tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách vì như vậy chưa hẳn đã bảo đảm hiệu quả hoạt động của HĐND. Để tăng cường vai trò và phát huy sức mạnh của HĐND, đề nghị nhất thể hóa tổ chức Đảng với HĐND. Có ý kiến đề nghị cần tìm nguyên nhân khiến HĐND hoạt động hình thức và tìm hướng giải quyết.

Có ý kiến cho rằng dự thảo Luật chưa có quy định cơ chế đại diện, tổ chức quyền lực, thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp trên đối với những nơi không tổ chức HĐND cấp dưới; cho rằng việc chính quyền cấp trên công nhận chính quyền cấp dưới thông qua việc phê chuẩn sau khi HĐND bầu còn mang tính hình thức.

Đề nghị phải tổ chức lại bộ máy, phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp chính quyền địa phương (HĐND, UBND) một cách rõ ràng. Đối với chính quyền đô thị, nhiệm vụ của chính quyền thành phố phải tập trung đề ra những chính sách hoặc xem xét, hoạch định những vấn đề lớn; những vấn đề như quản lý dân cư, quản lý hộ tịch, quản lý xã hội, an sinh xã hội do cấp cơ sở thực hiện. Một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐND và nghiên cứu, bổ sung quy định về việc bầu, phê chuẩn, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và Trưởng, Phó Ban của HĐND. Đề nghị quy định thật cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm và chức năng, nhiệm vụ của UBND, nguyên tắc hoạt động của các cấp chính quyền. Quy định rõ mối quan hệ của UBND với các bộ, ngành trung ương, các sở, ngành tham mưu, với các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn, với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Việc phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương và giữa chính quyền địa phương các cấp: Một số ý kiến nhất trí với các quy định về phân cấp, phân quyền trong dự thảo Luật. Một số ý kiến khác đề nghị dự thảo Luật cần nghiên cứu và làm rõ hơn vấn đề phân cấp, phân quyền. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng Luật chưa có sự phân định thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước trung ương và địa phương ở mỗi cấp chính quyền. Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương còn chồng chéo và chưa rõ ràng. Một số ý kiến đề nghị làm rõ quy định về mối quan hệ giữa cơ quan trung ương và chính quyền địa phương. Ý kiến khác đề nghị thể hiện rõ mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với Thủ tướng Chính phủ; làm rõ quy định về phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp, bảo đảm tính thống nhất của bộ máy chính quyền địa phương, quy định điều kiện hoạt động, quy trình thanh tra, kiểm tra các cơ quan này. Đề nghị quy định giữa Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với Luật tổ chức chính quyền địa phương cần thống nhất với nhau và đồng bộ với Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi).

Sau kỳ họp thứ tám, dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp tục lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương để tiếp thu, hoàn chỉnh  trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII xem xét, thông qua./.
Duy Hiếu (lược ghi)

Cần cân nhắc kỹ về mô hình tổ chức chính quyền địa phương các cấp

25/11/2014
Về nội dung của dự án Luật: Một số ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần bảo đảm việc phát huy vai trò tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương, đẩy mạnh vấn đề trao quyền tự quản cho chính quyền địa phương. Có ý kiến đại biểu cho rằng chính quyền địa phương là vấn đề rất hệ trọng của quốc gia nhưng dự thảo Luật đặt chưa đúng tầm; nội dung quá sơ sài, không bám sát thực tế, chưa giải quyết được những yêu cầu đề ra khi tổng kết việc thi hành Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003. Ý kiến khác đề nghị mô tả về nhiệm vụ, chức năng và thẩm quyền của chính quyền địa phương một cách rõ ràng hơn. Đề nghị phải có đánh giá tác động, giải trình đầy đủ về các sửa đổi so với quy định hiện hành, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến biên chế và kinh phí. Đề nghị bổ sung các nguyên tắc chung của Luật như: nguyên tắc thống nhất, nguyên tắc phân cấp, nguyên tắc trách nhiệm v.v...

Về mô hình tổ chức chính quyền địa phương: Đề nghị tổng kết và tham khảo kinh nghiệm của thế giới về mô hình tổ chức chính quyền địa phương; quy định cụ thể các tiêu chí về các mô hình tổ chức chính quyền địa phương. Có ý kiến đề nghị trước mắt cần giữ nguyên bộ máy như hiện nay. Đồng thời, Quốc hội ban hành nghị quyết giao Chính phủ xây dựng đề án nghiên cứu để hệ thống, sắp xếp lại hoặc tái cấu trúc lại hệ thống bộ máy nhà nước phù hợp với tình hình mới, trình Quốc hội khóa XIV xem xét thông qua vào đầu nhiệm kỳ. Đề nghị dự thảo Luật cần bám sát quy định của Hiến pháp để làm rõ và cụ thể hóa Điều 111 và Điều 112 của Hiến pháp. Ý kiến khác đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích rõ thế nào là “cấp chính quyền địa phương” và “chính quyền địa phương” được quy định trong Hiến pháp. Một số ý kiến đề nghị có quy định về khái niệm cấp chính quyền, chính quyền địa phương; đặc điểm của cấp chính quyền, đặc điểm, quyền hạn của cơ quan chính quyền, quyền hạn được phân quyền.

Bên cạnh đó, nhiều ý kiến cho rằng dự thảo Luật chưa làm rõ sự khác biệt trong mô hình tổ chức chính quyền địa phương ở nông thôn, đô thị, hải đảo. Một số ý kiến khác cho rằng việc phân định chính quyền đô thị, chính quyền nông thôn không phải ở việc có tổ chức HĐND hay không mà vấn đề là cách thức điều hành các vấn đề của UBND ở đô thị, nông thôn, hải đảo. Có ý kiến đề nghị xem xét tính nhất quán trong quy định về chính quyền đô thị và nông thôn. Đề nghị trước tiên phải xác định chính quyền địa phương gồm những cấp nào. Một số ý kiến đề nghị chỉ tổ chức 2 cấp chính quyền địa phương, cấp tỉnh và tương đương và cấp cơ sở, ở quận, huyện chỉ tổ chức các cơ quan chuyên môn, hành chính nhà nước. Các ý kiến khác đề nghị quy định chính quyền ở đô thị xây dựng theo 2 cấp: cấp tỉnh thành và cấp cơ sở; chính quyền nông thôn là 3 cấp chính quyền như hiện nay, sau một thời gian thực hiện có thể xem xét lại sửa đổi luật theo hướng quy định chỉ có 2 cấp chính quyền. Có ý kiến đề nghị cho thí điểm mô hình chính quyền đô thị; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, cơ cấu chính quyền đô thị, mối quan hệ giữa chính quyền Trung ương và chính quyền đô thị.

Đề nghị quy định có tính nguyên tắc về mô hình đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt trong dự thảo Luật này, theo đó những vấn đề đặc thù khác sẽ do Luật đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt quy định cụ thể.

Đề nghị cần có lập luận thuyết phục cho việc không tổ chức HĐND; bổ sung đánh giá tác động của các phương án về có hay không tổ chức HĐND. Ý kiến khác cho rằng về nguyên tắc, chính quyền phải có cơ quan giám sát các hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước. Vì vậy, cần cân nhắc kỹ càng về mô hình tổ chức chính quyền địa phương các cấp.

Một số đại biểu đề nghị quy định mô hình tổ chức chính quyền địa phương trên cơ sở báo cáo tổng kết chính thức về việc thí điểm không tổ chức HĐND quận, huyện, phường. Ý kiến khác đề nghị báo cáo của Chính phủ cần làm rõ nếu không tổ chức HĐND ở huyện, quận, phường thì chúng ta được những vấn đề gì và ngược lại, nếu tiếp tục duy trì HĐND ở các đơn vị hành chính này thì chúng ta bị ảnh hưởng như thế nào. Có ý kiến băn khoăn khi bỏ HĐND thì ai thực hiện chức năng giám sát, UBND hình thành như thế nào, cơ chế kiểm soát quyền lực ra sao.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương các cấp: Một số ý kiến đề nghị cần phân định rõ trách nhiệm giữa UBND và HĐND trong Luật này, và cho rằng hoạt động của HĐND các cấp còn nặng về hình thức, hiệu quả chưa cao. Đề nghị cần tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách, quy định rõ tổ chức và nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của HĐND. Ý kiến khác đề nghị cân nhắc việc tăng cường vai trò của HĐND bằng việc tăng số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách vì như vậy chưa hẳn đã bảo đảm hiệu quả hoạt động của HĐND. Để tăng cường vai trò và phát huy sức mạnh của HĐND, đề nghị nhất thể hóa tổ chức Đảng với HĐND. Có ý kiến đề nghị cần tìm nguyên nhân khiến HĐND hoạt động hình thức và tìm hướng giải quyết.

Có ý kiến cho rằng dự thảo Luật chưa có quy định cơ chế đại diện, tổ chức quyền lực, thẩm quyền, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND cấp trên đối với những nơi không tổ chức HĐND cấp dưới; cho rằng việc chính quyền cấp trên công nhận chính quyền cấp dưới thông qua việc phê chuẩn sau khi HĐND bầu còn mang tính hình thức.

Đề nghị phải tổ chức lại bộ máy, phân định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cấp chính quyền địa phương (HĐND, UBND) một cách rõ ràng. Đối với chính quyền đô thị, nhiệm vụ của chính quyền thành phố phải tập trung đề ra những chính sách hoặc xem xét, hoạch định những vấn đề lớn; những vấn đề như quản lý dân cư, quản lý hộ tịch, quản lý xã hội, an sinh xã hội do cấp cơ sở thực hiện. Một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch HĐND và nghiên cứu, bổ sung quy định về việc bầu, phê chuẩn, bãi nhiệm Chủ tịch, Phó Chủ tịch HĐND và Trưởng, Phó Ban của HĐND. Đề nghị quy định thật cụ thể về quyền hạn, trách nhiệm và chức năng, nhiệm vụ của UBND, nguyên tắc hoạt động của các cấp chính quyền. Quy định rõ mối quan hệ của UBND với các bộ, ngành trung ương, các sở, ngành tham mưu, với các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn, với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể.

Việc phân cấp, phân quyền giữa các cơ quan nhà nước trung ương và địa phương và giữa chính quyền địa phương các cấp: Một số ý kiến nhất trí với các quy định về phân cấp, phân quyền trong dự thảo Luật. Một số ý kiến khác đề nghị dự thảo Luật cần nghiên cứu và làm rõ hơn vấn đề phân cấp, phân quyền. Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng Luật chưa có sự phân định thẩm quyền giữa cơ quan nhà nước trung ương và địa phương ở mỗi cấp chính quyền. Quy định về trách nhiệm quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương còn chồng chéo và chưa rõ ràng. Một số ý kiến đề nghị làm rõ quy định về mối quan hệ giữa cơ quan trung ương và chính quyền địa phương. Ý kiến khác đề nghị thể hiện rõ mối quan hệ giữa chính quyền địa phương với Thủ tướng Chính phủ; làm rõ quy định về phân cấp, phân quyền giữa Trung ương và địa phương, giữa chính quyền địa phương các cấp, bảo đảm tính thống nhất của bộ máy chính quyền địa phương, quy định điều kiện hoạt động, quy trình thanh tra, kiểm tra các cơ quan này. Đề nghị quy định giữa Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) với Luật tổ chức chính quyền địa phương cần thống nhất với nhau và đồng bộ với Luật ngân sách nhà nước (sửa đổi).

Sau kỳ họp thứ tám, dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo tiếp tục lấy ý kiến của các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức, đơn vị ở trung ương và địa phương để tiếp thu, hoàn chỉnh  trình kỳ họp thứ chín, Quốc hội khóa XIII xem xét, thông qua./.
Duy Hiếu (lược ghi)