> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Cần có chính sách ưu đãi của Chính phủ để thu hút đầu tư vào tỉnh Gia Lai và vùng Tây Nguyên

Cần có chính sách ưu đãi của Chính phủ để thu hút đầu tư vào tỉnh Gia Lai và vùng Tây Nguyên

14/05/2014
Sau khi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII tại các huyện và tiếp xúc cử tri chuyên đề;  để tiếp tục chuẩn bị nội dung tham gia kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, ngày 13/5/2014, Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các cơ quan, sở, ngành tỉnh về tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước trong 4 tháng đầu năm 2014. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phục hồi và tăng trưởng khá, nhiều lĩnh vực, chỉ tiêu đã đạt và vượt so với cùng kỳ, nhất là bảo đảm diện tích cây trồng vụ mùa, sản lượng điện năng và kim ngạch xuất khẩu; các ngân hàng đã bảo đảm đủ vốn cho vay sản xuất kinh doanh với lãi suất dưới 13%/năm; giá cả các mặt hàng nông sản của lực của tỉnh (trừ cao su) ổn định, có thời gian tăng lên nên nông dân yên tâm, phấn khởi. Công tác chăm lo bảo đảm an sinh xã hội được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực  hiện đạt kết quả tốt.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã phản ánh những khó khăn, vướng mắc nổi lên là việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và một số bộ, ngành quá chậm trễ, không kịp thời nên ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của địa phương và quyền lợi của đối tượng được thụ hưởng; đơn cử như các văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuế mới; Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 49//2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010; Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch, …). Ngân sách địa phương hụt thu hơn 380 tỷ đồng so với kế hoạch Chính phủ giao do thực hiện các luật thuế mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 (miễn hoàn toàn thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt, …). Vốn đầu tư từ các chương trình, dự án đối với các huyện, xã vùng dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và khó khăn hiện nay còn rất hạn chế nên ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Thời hạn thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa được bộ, ngành hướng dẫn thực hiện theo đề nghị của tỉnh và ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Việc thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế do chưa có chính sách ưu đãi của Chính phủ phù hợp với đặc thù của Gia Lai và Tây Nguyên. Ngành ngân hàng đã tích cực giải ngân nhưng năng lực hấp thụ vốn của các doanh nghiệp và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Ngân hàng đã có chương trình vốn cho tái canh cây cà phê, sẵn sàng giải ngân kịp thời nhưng việc triển khai ở địa phương còn chậm. Các quốc lộ 25, 19, 14 C tiếp tục hư hỏng, xuống cấp cần được Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp. Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia còn rất thấp, ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các chương trình hỗ trợ hộ nghèo còn phân tán, chưa thống nhất và chưa hiệu quả. Tập đoàn Điện lực chưa giải quyết đến nơi đến chốn việc bồi thường, hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án thủ điện An Khê - KaNak. Chính phủ chưa tổng kết việc thực hiện Quyết định 304 về thí điểm giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số quản lý…

Ông Huỳnh Thành đã thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiếp thu các ý kiến tham gia để nghiên cứu, phản ánh với Quốc hội và Chính phủ trong kỳ họp thứ 7 sắp tới./.

Duy Hiếu

Cần có chính sách ưu đãi của Chính phủ để thu hút đầu tư vào tỉnh Gia Lai và vùng Tây Nguyên

14/05/2014
Sau khi tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII tại các huyện và tiếp xúc cử tri chuyên đề;  để tiếp tục chuẩn bị nội dung tham gia kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, ngày 13/5/2014, Lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai đã tổ chức cuộc họp với lãnh đạo các cơ quan, sở, ngành tỉnh về tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước trong 4 tháng đầu năm 2014. Nhìn chung, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phục hồi và tăng trưởng khá, nhiều lĩnh vực, chỉ tiêu đã đạt và vượt so với cùng kỳ, nhất là bảo đảm diện tích cây trồng vụ mùa, sản lượng điện năng và kim ngạch xuất khẩu; các ngân hàng đã bảo đảm đủ vốn cho vay sản xuất kinh doanh với lãi suất dưới 13%/năm; giá cả các mặt hàng nông sản của lực của tỉnh (trừ cao su) ổn định, có thời gian tăng lên nên nông dân yên tâm, phấn khởi. Công tác chăm lo bảo đảm an sinh xã hội được các cấp chính quyền quan tâm chỉ đạo thực  hiện đạt kết quả tốt.
Tại cuộc họp, các đại biểu đã phản ánh những khó khăn, vướng mắc nổi lên là việc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ và một số bộ, ngành quá chậm trễ, không kịp thời nên ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện nhiệm vụ của địa phương và quyền lợi của đối tượng được thụ hưởng; đơn cử như các văn bản hướng dẫn thi hành các luật thuế mới; Nghị định 74/2013/NĐ-CP ngày 15/7/2013 về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 49//2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010; Quyết định số 73/2011/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quy định chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập và chế độ phụ cấp chống dịch, …). Ngân sách địa phương hụt thu hơn 380 tỷ đồng so với kế hoạch Chính phủ giao do thực hiện các luật thuế mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2014 (miễn hoàn toàn thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt, …). Vốn đầu tư từ các chương trình, dự án đối với các huyện, xã vùng dân tộc thiểu số có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn và khó khăn hiện nay còn rất hạn chế nên ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Thời hạn thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản chưa được bộ, ngành hướng dẫn thực hiện theo đề nghị của tỉnh và ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ. Việc thu hút đầu tư vào địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế do chưa có chính sách ưu đãi của Chính phủ phù hợp với đặc thù của Gia Lai và Tây Nguyên. Ngành ngân hàng đã tích cực giải ngân nhưng năng lực hấp thụ vốn của các doanh nghiệp và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh còn hạn chế. Ngân hàng đã có chương trình vốn cho tái canh cây cà phê, sẵn sàng giải ngân kịp thời nhưng việc triển khai ở địa phương còn chậm. Các quốc lộ 25, 19, 14 C tiếp tục hư hỏng, xuống cấp cần được Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp. Trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia còn rất thấp, ảnh hưởng đến công tác khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Các chương trình hỗ trợ hộ nghèo còn phân tán, chưa thống nhất và chưa hiệu quả. Tập đoàn Điện lực chưa giải quyết đến nơi đến chốn việc bồi thường, hỗ trợ cho sản xuất và đời sống của nhân dân trong vùng ảnh hưởng của dự án thủ điện An Khê - KaNak. Chính phủ chưa tổng kết việc thực hiện Quyết định 304 về thí điểm giao rừng cho đồng bào dân tộc thiểu số quản lý…

Ông Huỳnh Thành đã thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiếp thu các ý kiến tham gia để nghiên cứu, phản ánh với Quốc hội và Chính phủ trong kỳ họp thứ 7 sắp tới./.

Duy Hiếu