> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Cần quy định cụ thể nội hàm kiểm soát của Chính phủ đối với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp

Cần quy định cụ thể nội hàm kiểm soát của Chính phủ đối với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp

07/11/2014
Buổi sáng ngày 07/11, Quốc hội thảo luận ở Tổ ĐBQH về Dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Việc xây dựng dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tính chủ động, sáng tạo, năng động, linh hoạt để giải quyết kịp thời các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

Kết cấu của dự thảo Luật trình tại Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám gồm 08 chương, 50 điều. Dự thảo Luật quy định vị trí, chức năng của Chính phủ theo đúng quy định tại Điều 94 Hiến pháp cũng như thành viên Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Dự thảo Luật cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo các lĩnh vực quản lý nhà nước, trên cơ sở kế thừa và bổ sung các quy định của Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Cụ thể là: Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật; kinh tế; tài nguyên và môi trường; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch; y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; chính sách xã hội; công tác dân tộc; công tác tôn giáo; quốc phòng; an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; đối ngoại và hội nhập quốc tế; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và chế độ công vụ, công chức; thanh tra, kiểm tra, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chính quyền địa phương; về phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương.

Dự thảo Luật quy định các nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa một số nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ nhằm xác định rõ vai trò của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ và là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chủ động lãnh đạo Chính phủ khởi xướng, hoạch định kịp thời cơ chế, chính sách, đề xuất xây dựng thể chế pháp luật, quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước theo thẩm quyền, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính.

Qua thảo luận, ĐBQH Hà Sơn Nhin đề nghị dự thảo Luật cần thể hiện rõ quy định của Hiến pháp năm 2013, đó là trách nhiệm của Chính phủ thực hiện kiểm soát đối với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp như thế nào. Đây là đạo luật về tổ chức Chính phủ, do vậy cần phải quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Đại biểu băn khoăn có cần thiết quy định cơ quan thuộc Chính phủ trong dự Luật này hay không hoặc là giao Chính phủ quy định.

Đại biểu Huỳnh Thành đề nghị cụ thể hóa quyền hành pháp của Chính phủ trong dự Luật này. Về chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, đại biểu tán thành quy định mang tính nguyên tắc. Trên cơ sở của Luật, Chính phủ sẽ có sự phân công, phân cấp cho các Bộ và UBND quản lý.

Về các nội dung kiểm soát của Chính phủ đối với lập pháp và tư pháp, đại biểu Hà Công Long thấy Chương VI là chương mới, tuy nhiên chỉ mới đề cập đến một số nội dung như Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét lại báo cáo kết luận giám sát, Viện kiểm sát xem xét lại cáo trạng, Tòa án xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật… Nếu xem đây là cơ chế để Chính phủ kiểm soát đối với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp thì dự Luật cần có cơ chế để giải quyết những vấn đề kiểm soát của Chính phủ, chẳng hạn như khi Tòa án không đồng ý xem xét lại bản án, quyết định thì Quốc hội xem xét, cho ý kiến… Về trách nhiệm của Chính phủ quản lý biên chế, cán bộ, công chức, đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể phạm vi để không chồng chéo với thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý biên chế Tòa án, Viện kiểm sát…

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ksor Phước nêu băn khoăn đối với dự Luật quy định Chính phủ ban hành chính sách dân tộc, vì theo tinh thần Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội quyết định chính sách dân tộc; do vậy Chính phủ có thẩm quyền quy định thực hiện chính sách dân tộc cụ thể, để không xung đột pháp lý với quyền hạn của Quốc hội.
 
Đoan-ĐBQH-Gia-Lai-thao-luan-To.JPG
Đoàn ĐBQH Gia Lai thảo luận Tổ

Đối với Điều 4 của dự thảo Luật quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ trên cơ sở các quy định của Hiến pháp; đồng thời bổ sung một số nguyên tắc để phù hợp với chức năng của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Ý kiến của đại biểu Trần Đình Thu thấy dự thảo quy định còn chưa cụ thể và rành mạch. Đó là, chưa quy định rõ, cụ thể nguyên tắc trong tổ chức và nguyên tắc trong hoạt động (có sự tương đồng nhưng không đồng nhất); cần quy định rõ trách nhiệm của tập thể Chính phủ, trách nhiệm của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Cần quy định như thế nào bảo đảm siết chặt kỷ cương, để hệ thống cơ quan hành chính phục tùng nghiêm chỉnh sự chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ, khắc phục tình trạng hiện nay chấp hành không nghiêm nhưng Thủ tướng Chính phủ không cách chức được. Vấn đề lớn trong dự thảo là cần quy định rõ, cụ thể nguyên tắc phân cấp của Chính phủ đối với chính quyền địa phương, cần có những quy định mang tính nguyên tắc về sự phân cấp của Chính phủ với chính quyền địa phương gắn với tính chịu trách nhiệm trong bộ máy hành chính.

Các ĐBQH Tổ 14 cũng thảo luận về tổ chức của Chính phủ, có ý kiến thống nhất với dự thảo Luật không quy định cụ thể số lượng và tên gọi của bộ, cơ quan ngang bộ trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ, mà chỉ quy định có tính nguyên tắc về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, bao gồm: Bộ, cơ quan ngang bộ. Số lượng và tên gọi của bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo từng nhiệm kỳ. Song có ý kiến đề nghị quy định cụ thể số lượng, tên của từng Bộ trong dự thảo Luật (tương tự như Luật tổ chức Quốc hội quy định Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội). Đề nghị quy định mối quan hệ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ với Nhân dân ở 3 kênh là: Quốc hội, Nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quy định trách nhiệm tiếp công dân của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước…

Theo chương trình kỳ họp, ngày 21/11 Quốc hội thảo luận ở Hội trường đối với Dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Tổ ĐBQH đối với dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương./.
 
Duy Hiếu (ghi)

Cần quy định cụ thể nội hàm kiểm soát của Chính phủ đối với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp

07/11/2014
Buổi sáng ngày 07/11, Quốc hội thảo luận ở Tổ ĐBQH về Dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi). Việc xây dựng dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi) nhằm tiếp tục hoàn thiện cơ chế lãnh đạo, chỉ đạo và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bảo đảm tính chủ động, sáng tạo, năng động, linh hoạt để giải quyết kịp thời các vấn đề của thực tiễn cuộc sống, phù hợp với Hiến pháp năm 2013.

Kết cấu của dự thảo Luật trình tại Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ tám gồm 08 chương, 50 điều. Dự thảo Luật quy định vị trí, chức năng của Chính phủ theo đúng quy định tại Điều 94 Hiến pháp cũng như thành viên Chính phủ gồm: Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ; các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; cơ cấu, số lượng thành viên Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định.

Dự thảo Luật cụ thể hóa nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ theo các lĩnh vực quản lý nhà nước, trên cơ sở kế thừa và bổ sung các quy định của Luật tổ chức Chính phủ năm 2001. Cụ thể là: Tổ chức thi hành Hiến pháp và pháp luật; kinh tế; tài nguyên và môi trường; khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thông tin, thể thao và du lịch; y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân; chính sách xã hội; công tác dân tộc; công tác tôn giáo; quốc phòng; an ninh quốc gia và trật tự, an toàn xã hội; đối ngoại và hội nhập quốc tế; tổ chức bộ máy hành chính nhà nước và chế độ công vụ, công chức; thanh tra, kiểm tra, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; chính quyền địa phương; về phân định thẩm quyền giữa Chính phủ và chính quyền địa phương.

Dự thảo Luật quy định các nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ quy định tại Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa một số nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ nhằm xác định rõ vai trò của Thủ tướng Chính phủ với tư cách là người đứng đầu Chính phủ và là người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, chủ động lãnh đạo Chính phủ khởi xướng, hoạch định kịp thời cơ chế, chính sách, đề xuất xây dựng thể chế pháp luật, quyết định và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước theo thẩm quyền, bảo đảm tính thống nhất, thông suốt của nền hành chính.

Qua thảo luận, ĐBQH Hà Sơn Nhin đề nghị dự thảo Luật cần thể hiện rõ quy định của Hiến pháp năm 2013, đó là trách nhiệm của Chính phủ thực hiện kiểm soát đối với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp như thế nào. Đây là đạo luật về tổ chức Chính phủ, do vậy cần phải quy định cụ thể về tổ chức bộ máy, nguyên tắc tổ chức và hoạt động, nhiệm vụ, trách nhiệm, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Đại biểu băn khoăn có cần thiết quy định cơ quan thuộc Chính phủ trong dự Luật này hay không hoặc là giao Chính phủ quy định.

Đại biểu Huỳnh Thành đề nghị cụ thể hóa quyền hành pháp của Chính phủ trong dự Luật này. Về chức năng chủ sở hữu nhà nước đối với vốn và tài sản của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước, đại biểu tán thành quy định mang tính nguyên tắc. Trên cơ sở của Luật, Chính phủ sẽ có sự phân công, phân cấp cho các Bộ và UBND quản lý.

Về các nội dung kiểm soát của Chính phủ đối với lập pháp và tư pháp, đại biểu Hà Công Long thấy Chương VI là chương mới, tuy nhiên chỉ mới đề cập đến một số nội dung như Chính phủ đề nghị Quốc hội xem xét lại báo cáo kết luận giám sát, Viện kiểm sát xem xét lại cáo trạng, Tòa án xem xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật… Nếu xem đây là cơ chế để Chính phủ kiểm soát đối với cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp thì dự Luật cần có cơ chế để giải quyết những vấn đề kiểm soát của Chính phủ, chẳng hạn như khi Tòa án không đồng ý xem xét lại bản án, quyết định thì Quốc hội xem xét, cho ý kiến… Về trách nhiệm của Chính phủ quản lý biên chế, cán bộ, công chức, đại biểu đề nghị cần quy định cụ thể phạm vi để không chồng chéo với thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quản lý biên chế Tòa án, Viện kiểm sát…

Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Ksor Phước nêu băn khoăn đối với dự Luật quy định Chính phủ ban hành chính sách dân tộc, vì theo tinh thần Hiến pháp 2013 quy định Quốc hội quyết định chính sách dân tộc; do vậy Chính phủ có thẩm quyền quy định thực hiện chính sách dân tộc cụ thể, để không xung đột pháp lý với quyền hạn của Quốc hội.
 
Đoan-ĐBQH-Gia-Lai-thao-luan-To.JPG
Đoàn ĐBQH Gia Lai thảo luận Tổ

Đối với Điều 4 của dự thảo Luật quy định nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ trên cơ sở các quy định của Hiến pháp; đồng thời bổ sung một số nguyên tắc để phù hợp với chức năng của Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất, thực hiện quyền hành pháp, là cơ quan chấp hành của Quốc hội. Ý kiến của đại biểu Trần Đình Thu thấy dự thảo quy định còn chưa cụ thể và rành mạch. Đó là, chưa quy định rõ, cụ thể nguyên tắc trong tổ chức và nguyên tắc trong hoạt động (có sự tương đồng nhưng không đồng nhất); cần quy định rõ trách nhiệm của tập thể Chính phủ, trách nhiệm của Thủ tướng, Phó Thủ tướng và các thành viên Chính phủ. Cần quy định như thế nào bảo đảm siết chặt kỷ cương, để hệ thống cơ quan hành chính phục tùng nghiêm chỉnh sự chỉ đạo điều hành của Thủ tướng Chính phủ, khắc phục tình trạng hiện nay chấp hành không nghiêm nhưng Thủ tướng Chính phủ không cách chức được. Vấn đề lớn trong dự thảo là cần quy định rõ, cụ thể nguyên tắc phân cấp của Chính phủ đối với chính quyền địa phương, cần có những quy định mang tính nguyên tắc về sự phân cấp của Chính phủ với chính quyền địa phương gắn với tính chịu trách nhiệm trong bộ máy hành chính.

Các ĐBQH Tổ 14 cũng thảo luận về tổ chức của Chính phủ, có ý kiến thống nhất với dự thảo Luật không quy định cụ thể số lượng và tên gọi của bộ, cơ quan ngang bộ trong cơ cấu tổ chức của Chính phủ, mà chỉ quy định có tính nguyên tắc về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, bao gồm: Bộ, cơ quan ngang bộ. Số lượng và tên gọi của bộ, cơ quan ngang bộ do Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định theo từng nhiệm kỳ. Song có ý kiến đề nghị quy định cụ thể số lượng, tên của từng Bộ trong dự thảo Luật (tương tự như Luật tổ chức Quốc hội quy định Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội). Đề nghị quy định mối quan hệ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các thành viên của Chính phủ với Nhân dân ở 3 kênh là: Quốc hội, Nhân dân và Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; quy định trách nhiệm tiếp công dân của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ; quy định cụ thể trách nhiệm, quyền hạn của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong quản lý, điều hành ngân sách nhà nước…

Theo chương trình kỳ họp, ngày 21/11 Quốc hội thảo luận ở Hội trường đối với Dự án Luật tổ chức Chính phủ (sửa đổi).

Chiều nay, Quốc hội tiếp tục thảo luận ở Tổ ĐBQH đối với dự thảo Luật tổ chức chính quyền địa phương./.
 
Duy Hiếu (ghi)