> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhằm bảo đảm đáp ứng yêu cầu giữ vững quốc phòng, an ninh của

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhằm bảo đảm đáp ứng yêu cầu giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế

24/05/2015
Buổi sáng ngày 22/5/2015, Quốc hội làm việc tại Tổ đại biểu Quốc hội. Tổ 5 gồm 23 đại biểu Quốc hội 4 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Gia Lai, Trà Vinh và Bắc Cạn đã xem xét, thảo luận các nội dung: Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015; Xem xét báo cáo của Chính phủ về Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014; Dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trong cuộc họp Tổ, đã có 11 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận; trong đó có 04 lượt ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội Hà Sơn Nhin, Huỳnh Thành, Hà Công Long thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai.

Ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất với việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015; Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016. Theo đó, trong năm 2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII thông qua 6 dự án luật (Luật tiếp cận thông tin; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật quy hoạch; Luật báo chí (sửa đổi); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật dược (sửa đổi)) và cho ý kiến 01 dự án Luật biểu tình. Kỳ họp thứ nhất và thứ hai, Quốc hội khóa XIV xem xét, thông qua 11 dự án (Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017; Luật ban hành quyết định hành chính; Luật biểu tình; Luật về hội; Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật đấu giá tài sản; Luật dân số; Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thủy sản; Luật du lịch (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thanh niên) và cho ý kiến đối với 15 dự án (Luật Công an xã; Luật thủy lợi; Luật chứng thực; Luật về máu và tế bào gốc; Luật đường sắt (sửa đổi); Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật đo đạc bản đồ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao; Luật cảnh vệ). Tuy nhiên, các đại biểu băn khoăn kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII chủ yếu làm nhiệm vụ tổng kết hoạt động Quốc hội khóa XIII, song bố trí thông qua và cho ý kiến 07 dự án luật, là không đủ quỹ thời gian cần thiết, sẽ ảnh hưởng chất lượng của các dự án luật. Cần hạn chế và khắc phục tình trạng điều chỉnh Chương trình xây dựng luật đã được Quốc hội thông qua. Yêu cầu cơ quan soạn thảo phải chuẩn bị kỹ cho việc soạn thảo dự án luật đúng tiến độ và cơ quan thẩm tra phải thực hiện chặt chẽ, bảo đảm thủ tục và thời gian cần thiết, có báo cáo tác động của dự án luật thì mới đưa vào chương trình. Khắc phục tình trạng luật có hiệu lực nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành các vấn đề đã được quy định trong luật, làm giảm hiệu lực thi hành luật.

Đối với Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Tuy nhiên, khi Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 vẫn chưa có hiệu lực thi hành thì một bộ phận người lao động ở một số tỉnh, thành phố phía Nam có kiến nghị tiếp tục thực hiện quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2006. Chính phủ đã có Báo cáo với Quốc hội các vấn đề liên quan Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội. Với quan điểm hướng tới việc mở rộng diện bao phủ của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền thụ hưởng lâu dài của người lao động, góp phần thực hiện an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 06 năm 2012, Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020, Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được thiết kế theo hướng khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong quá trình lao động để có thể hưởng lương hưu hàng tháng nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội đã đặt ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TW và Nghị quyết số 21-NQ/TW nêu trên.

Khi thực hiện bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ có nhiều lợi ích hơn như: (1) Khi người lao động trở lại làm việc thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được tính cộng dồn thời gian đã tham gia để được hưởng lương hưu; (2) Trường hợp không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu với nhiều quy định mới tạo thuận lợi cho người lao động như bổ sung phương thức đóng một lần cho nhiều năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi hết tuổi lao động; chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; (3) Khi người lao động chưa hết tuổi lao động mà chấm dứt hợp đồng lao động phải nghỉ việc thì với quy định của chính sách bảo hiểm thất nghiệp người lao động vẫn được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm để có việc làm mới; (4) Khi người lao động được hưởng lương hưu hàng tháng thì quỹ bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người lao động; (5) Trong thời gian bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu không may người lao động từ trần thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất bao gồm: trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở và trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần với mức trợ cấp tuất một lần bằng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Theo tính toán trong tất cả các trường hợp người lao động tích lũy thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ khi về già đều có lợi hơn rất nhiều so với việc lĩnh một lần.

Như vậy, nội dung Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là phù hợp với xu hướng phát triển chung, đã thể hiện đúng quan điểm, định hướng mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền thụ hưởng lâu dài của người lao động, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. Quy định này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến cuộc sống trước mắt của người lao động mà còn chăm lo đến cuộc sống khi về già của người lao động, khi mà người lao động không còn sức lao động, không thể làm việc, cần được quan tâm bảo vệ nhiều nhất. Quy định này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của hầu hết các nước trên thế giới.

Thảo luận về nội dung này, các vị đại biểu Quốc hội thấy công tác tổ chức triển khai thi hành và công tác tuyên truyền, phổ biến Luật bảo hiểm xã hội 2014 nói riêng và các luật đã được Quốc hội thông qua còn chậm so với yêu cầu của cuộc sống, không đồng bộ với khâu ban hành luật, chưa tập trung vào chiều sâu và đa dạng, phong phú phù hợp với đối tượng thi hành luật... Khẳng định Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 là tiến bộ, hạn chế gánh nặng cho gia đình và xã hội khi người lao động hết tuổi lao động. Đại biểu băn khoăn Luật chưa có hiệu lực thi hành, song lại sửa có tác động ảnh hưởng đến các vấn đề khác không thì chưa được đánh giá và có để lại tiền lệ không ? Một bộ phận lao động ở một số tỉnh, thành phố phía Nam có đại diện cho toàn bộ lao động của cả nước hay không ?.  Bên cạnh đó, có đại biểu cho rằng, khi định hình chính sách lẽ ra là phải thấy từ đầu vấn đề này, nếu phù hợp thì nay cần sửa đổi, bổ sung để ổn định tâm lý người lao động. Qua đó, xem xét điều chỉnh Điều 60 của Luật theo hướng người lao động được lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời, quy định giới hạn việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến hết năm 2020, sau đó chỉ áp dụng bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

NAM_1695.JPG
 
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này gồm 5 chương, 94 điều. Qua thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất với những nội dung của đạo luật. Qua thực tiễn hoạt động giám sát, các vị đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét quy định hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần được thiết kế phù hợp, cân đối với quỹ thời gian và nhân lực nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả giám sát chuyên đề. Đề nghị xem xét, quy định rõ hoạt động giám sát thi hành chính sách, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, vì hai hoạt động giám sát này có phạm vi khác nhau. Hiện nay, vấn đề bức xúc nhất là giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo kiến nghị của đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội, song quy định như Điều 34 của dự thảo Luật còn bất cập, cần thiết kế trong Luật này cơ quan giúp việc cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm bảo đảm hoạt động giám sát trong lĩnh vực này. Nghiên cứu, bổ sung Điều 20 để chuyển kỳ họp giữa năm Quốc hội xem xét báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan tư pháp, tránh dồn vào kỳ họp cuối năm xem xét quá nhiều báo cáo sẽ ảnh hưởng chất lượng giám sát.

Chiều nay, Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tin và ảnh: Duy Hiếu

Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhằm bảo đảm đáp ứng yêu cầu giữ vững quốc phòng, an ninh của đất nước, phục vụ tốt yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế

24/05/2015
Buổi sáng ngày 22/5/2015, Quốc hội làm việc tại Tổ đại biểu Quốc hội. Tổ 5 gồm 23 đại biểu Quốc hội 4 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Gia Lai, Trà Vinh và Bắc Cạn đã xem xét, thảo luận các nội dung: Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015; Xem xét báo cáo của Chính phủ về Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014; Dự án Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân. Trong cuộc họp Tổ, đã có 11 lượt ý kiến đại biểu Quốc hội thảo luận; trong đó có 04 lượt ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội Hà Sơn Nhin, Huỳnh Thành, Hà Công Long thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai.

Ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất với việc điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh khóa XIII và năm 2015; Dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội năm 2016. Theo đó, trong năm 2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII thông qua 6 dự án luật (Luật tiếp cận thông tin; Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế (sửa đổi); Luật quy hoạch; Luật báo chí (sửa đổi); Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi); Luật dược (sửa đổi)) và cho ý kiến 01 dự án Luật biểu tình. Kỳ họp thứ nhất và thứ hai, Quốc hội khóa XIV xem xét, thông qua 11 dự án (Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2017; Luật ban hành quyết định hành chính; Luật biểu tình; Luật về hội; Luật tín ngưỡng, tôn giáo; Luật đấu giá tài sản; Luật dân số; Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thủy sản; Luật du lịch (sửa đổi); Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thanh niên) và cho ý kiến đối với 15 dự án (Luật Công an xã; Luật thủy lợi; Luật chứng thực; Luật về máu và tế bào gốc; Luật đường sắt (sửa đổi); Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi); Luật quản lý ngoại thương; Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ; Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa đổi); Luật năng lượng nguyên tử (sửa đổi); Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi); Luật đo đạc bản đồ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thể dục, thể thao; Luật cảnh vệ). Tuy nhiên, các đại biểu băn khoăn kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII chủ yếu làm nhiệm vụ tổng kết hoạt động Quốc hội khóa XIII, song bố trí thông qua và cho ý kiến 07 dự án luật, là không đủ quỹ thời gian cần thiết, sẽ ảnh hưởng chất lượng của các dự án luật. Cần hạn chế và khắc phục tình trạng điều chỉnh Chương trình xây dựng luật đã được Quốc hội thông qua. Yêu cầu cơ quan soạn thảo phải chuẩn bị kỹ cho việc soạn thảo dự án luật đúng tiến độ và cơ quan thẩm tra phải thực hiện chặt chẽ, bảo đảm thủ tục và thời gian cần thiết, có báo cáo tác động của dự án luật thì mới đưa vào chương trình. Khắc phục tình trạng luật có hiệu lực nhưng chưa có văn bản hướng dẫn thi hành các vấn đề đã được quy định trong luật, làm giảm hiệu lực thi hành luật.

Đối với Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 và luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016. Tuy nhiên, khi Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 vẫn chưa có hiệu lực thi hành thì một bộ phận người lao động ở một số tỉnh, thành phố phía Nam có kiến nghị tiếp tục thực hiện quy định tại Luật bảo hiểm xã hội năm 2006. Chính phủ đã có Báo cáo với Quốc hội các vấn đề liên quan Điều 60 Luật bảo hiểm xã hội. Với quan điểm hướng tới việc mở rộng diện bao phủ của chính sách bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền thụ hưởng lâu dài của người lao động, góp phần thực hiện an sinh xã hội theo tinh thần Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01 tháng 06 năm 2012, Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 - 2020, Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 22 tháng 11 năm 2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 - 2020, Điều 60 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 được thiết kế theo hướng khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội, tích lũy thời gian đóng bảo hiểm xã hội trong quá trình lao động để có thể hưởng lương hưu hàng tháng nhằm bảo đảm cuộc sống khi hết tuổi lao động thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần. Đây cũng là một trong những giải pháp nhằm hướng tới mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội đã đặt ra tại Nghị quyết số 15-NQ/TW và Nghị quyết số 21-NQ/TW nêu trên.

Khi thực hiện bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội thì người lao động sẽ có nhiều lợi ích hơn như: (1) Khi người lao động trở lại làm việc thuộc diện đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được tính cộng dồn thời gian đã tham gia để được hưởng lương hưu; (2) Trường hợp không thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện hưởng lương hưu với nhiều quy định mới tạo thuận lợi cho người lao động như bổ sung phương thức đóng một lần cho nhiều năm còn thiếu để hưởng lương hưu ngay khi hết tuổi lao động; chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; (3) Khi người lao động chưa hết tuổi lao động mà chấm dứt hợp đồng lao động phải nghỉ việc thì với quy định của chính sách bảo hiểm thất nghiệp người lao động vẫn được giải quyết trợ cấp thất nghiệp, được hỗ trợ học nghề, tư vấn giới thiệu việc làm để có việc làm mới; (4) Khi người lao động được hưởng lương hưu hàng tháng thì quỹ bảo hiểm xã hội đóng bảo hiểm y tế cho người lao động; (5) Trong thời gian bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, nếu không may người lao động từ trần thì thân nhân được hưởng chế độ tử tuất bao gồm: trợ cấp mai táng bằng 10 tháng lương cơ sở và trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần với mức trợ cấp tuất một lần bằng mức trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần. Theo tính toán trong tất cả các trường hợp người lao động tích lũy thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ khi về già đều có lợi hơn rất nhiều so với việc lĩnh một lần.

Như vậy, nội dung Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 là phù hợp với xu hướng phát triển chung, đã thể hiện đúng quan điểm, định hướng mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội, bảo đảm quyền thụ hưởng lâu dài của người lao động, góp phần thực hiện chính sách an sinh xã hội. Quy định này không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến cuộc sống trước mắt của người lao động mà còn chăm lo đến cuộc sống khi về già của người lao động, khi mà người lao động không còn sức lao động, không thể làm việc, cần được quan tâm bảo vệ nhiều nhất. Quy định này cũng phù hợp với xu hướng phát triển của hầu hết các nước trên thế giới.

Thảo luận về nội dung này, các vị đại biểu Quốc hội thấy công tác tổ chức triển khai thi hành và công tác tuyên truyền, phổ biến Luật bảo hiểm xã hội 2014 nói riêng và các luật đã được Quốc hội thông qua còn chậm so với yêu cầu của cuộc sống, không đồng bộ với khâu ban hành luật, chưa tập trung vào chiều sâu và đa dạng, phong phú phù hợp với đối tượng thi hành luật... Khẳng định Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 là tiến bộ, hạn chế gánh nặng cho gia đình và xã hội khi người lao động hết tuổi lao động. Đại biểu băn khoăn Luật chưa có hiệu lực thi hành, song lại sửa có tác động ảnh hưởng đến các vấn đề khác không thì chưa được đánh giá và có để lại tiền lệ không ? Một bộ phận lao động ở một số tỉnh, thành phố phía Nam có đại diện cho toàn bộ lao động của cả nước hay không ?.  Bên cạnh đó, có đại biểu cho rằng, khi định hình chính sách lẽ ra là phải thấy từ đầu vấn đề này, nếu phù hợp thì nay cần sửa đổi, bổ sung để ổn định tâm lý người lao động. Qua đó, xem xét điều chỉnh Điều 60 của Luật theo hướng người lao động được lựa chọn hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; đồng thời, quy định giới hạn việc hưởng bảo hiểm xã hội một lần đến hết năm 2020, sau đó chỉ áp dụng bảo lưu thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.

NAM_1695.JPG
 
Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân được Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này gồm 5 chương, 94 điều. Qua thảo luận, các vị đại biểu Quốc hội cơ bản thống nhất với những nội dung của đạo luật. Qua thực tiễn hoạt động giám sát, các vị đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét quy định hoạt động giám sát chuyên đề của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội cần được thiết kế phù hợp, cân đối với quỹ thời gian và nhân lực nhằm bảo đảm chất lượng, hiệu quả giám sát chuyên đề. Đề nghị xem xét, quy định rõ hoạt động giám sát thi hành chính sách, pháp luật về khiếu nại, tố cáo và hoạt động giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, vì hai hoạt động giám sát này có phạm vi khác nhau. Hiện nay, vấn đề bức xúc nhất là giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân theo kiến nghị của đại biểu Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội, song quy định như Điều 34 của dự thảo Luật còn bất cập, cần thiết kế trong Luật này cơ quan giúp việc cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhằm bảo đảm hoạt động giám sát trong lĩnh vực này. Nghiên cứu, bổ sung Điều 20 để chuyển kỳ họp giữa năm Quốc hội xem xét báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và các cơ quan tư pháp, tránh dồn vào kỳ họp cuối năm xem xét quá nhiều báo cáo sẽ ảnh hưởng chất lượng giám sát.

Chiều nay, Quốc hội nghe Chính phủ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật kế toán và thảo luận ở hội trường về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Tin và ảnh: Duy Hiếu