> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết có hiệu quả về an sinh xã hội

31/10/2014
Ngày 30/10/2014, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015. Ban Biên tập Trang Thông tin xin đăng toàn văn bài phát biểu của đại biểu Quốc hội Siu Hương (Đoàn Gia Lai) như sau:

“Tôi cơ bản thống nhất với báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết có hiệu quả về an sinh xã hội. Từ thực tế công tác ở địa phương và nghiên cứu các báo cáo về kinh tế - xã hội tại kỳ họp, chúng tôi đề nghị Chính phủ và Quốc hội quan tâm một số vấn đề sau:

1. Tiếp tục có giải pháp sát thực để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, vì hiện nay số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể tiếp tục gia tăng. Theo báo cáo thì 9 tháng đầu năm có khoảng 48.330 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 408.150 tỷ đồng gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu như đại biểu Đặng Thuần Phong của tỉnh Bến Tre đã phát biểu trước tôi. Theo báo cáo dư nợ cho vay các chương trình tín dụng, chính sách ước đạt trên 126.500 tỷ đồng, tăng 4% so với cuối năm 2013.

2. Có cơ chế, chính sách huy động, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia tái cơ cấu ngân hàng và xử lý vấn đề nợ xấu, vì cùng với vai trò chủ lực và sự cố gắng của ngành ngân hàng, cần có sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và các doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong việc phục hồi, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, xử lý hàng tồn kho, xử lý nợ kéo dài trong xây dựng cơ bản.

3. Có chính sách phù hợp về nợ công và bội chi ngân sách nhà nước, vì tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với đầu tư phát triển. Vấn đề là phải có những điều kiện bảo đảm hiệu quả trong đầu tư, khả năng trả nợ theo thời hạn. Trên thế giới có nhiều nước có trần nợ công và bội chi ngân sách lớn hơn nước ta nhưng các nước đó kinh tế vẫn phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô.

4. Có chính sách đột phá và quyết liệt hơn trong thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, vì hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta nhiều năm nhưng công nghiệp hỗ trợ nước ta không đáp ứng được, đóng góp không đáng kể vào chuỗi giá trị sản phẩm. Đẩy mạnh việc hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ, đổi mới các chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ.

5. Có cơ chế đặc thù trong chính sách phát triển các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ, đặc biệt là trong xây dựng hạ tầng giao thông. Theo tính toán, mật độ đường giao thông so với diện tích tự nhiên của vùng Tây Nguyên thấp hơn so với mật độ chung của cả nước. Tây Nguyên có diện tích tự nhiên rộng, 54.641 km2, đây là một lợi thế cho phát triển nông nghiệp. Để làm được điều đó thì việc đầu tư các công trình thủy lợi cần được xem xét đầu tư. Bên cạnh việc đầu tư các công trình hạ tầng thì trong đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực cần phải được tính đến. Trong Báo cáo có đề cập hỗ trợ và thúc đẩy các địa phương phát triển ý tưởng mới nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với tiềm năng, lợi thế của địa phương, để đạt được mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình phát triển. Tuy nhiên, Báo cáo lại chưa đề cập đến chính sách phát triển kinh tế các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ”./.

Đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết có hiệu quả về an sinh xã hội

31/10/2014
Ngày 30/10/2014, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015. Ban Biên tập Trang Thông tin xin đăng toàn văn bài phát biểu của đại biểu Quốc hội Siu Hương (Đoàn Gia Lai) như sau:

“Tôi cơ bản thống nhất với báo cáo của Chính phủ về tình hình kinh tế - xã hội năm 2014 và nhiệm vụ năm 2015, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. Chúng tôi đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ trong ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế, duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế và giải quyết có hiệu quả về an sinh xã hội. Từ thực tế công tác ở địa phương và nghiên cứu các báo cáo về kinh tế - xã hội tại kỳ họp, chúng tôi đề nghị Chính phủ và Quốc hội quan tâm một số vấn đề sau:

1. Tiếp tục có giải pháp sát thực để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và người dân, vì hiện nay số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và giải thể tiếp tục gia tăng. Theo báo cáo thì 9 tháng đầu năm có khoảng 48.330 doanh nghiệp với tổng số vốn đăng ký là 408.150 tỷ đồng gặp khó khăn buộc phải giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động, tăng 13,8% so với cùng kỳ năm 2013. Khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế còn yếu như đại biểu Đặng Thuần Phong của tỉnh Bến Tre đã phát biểu trước tôi. Theo báo cáo dư nợ cho vay các chương trình tín dụng, chính sách ước đạt trên 126.500 tỷ đồng, tăng 4% so với cuối năm 2013.

2. Có cơ chế, chính sách huy động, khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia tái cơ cấu ngân hàng và xử lý vấn đề nợ xấu, vì cùng với vai trò chủ lực và sự cố gắng của ngành ngân hàng, cần có sự tham gia, hỗ trợ tích cực của các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị và các doanh nghiệp. Thực hiện đồng bộ các giải pháp trong việc phục hồi, hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, xử lý hàng tồn kho, xử lý nợ kéo dài trong xây dựng cơ bản.

3. Có chính sách phù hợp về nợ công và bội chi ngân sách nhà nước, vì tăng trưởng kinh tế phải gắn liền với đầu tư phát triển. Vấn đề là phải có những điều kiện bảo đảm hiệu quả trong đầu tư, khả năng trả nợ theo thời hạn. Trên thế giới có nhiều nước có trần nợ công và bội chi ngân sách lớn hơn nước ta nhưng các nước đó kinh tế vẫn phát triển và ổn định kinh tế vĩ mô.

4. Có chính sách đột phá và quyết liệt hơn trong thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ, vì hiện nay các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nước ta nhiều năm nhưng công nghiệp hỗ trợ nước ta không đáp ứng được, đóng góp không đáng kể vào chuỗi giá trị sản phẩm. Đẩy mạnh việc hoàn thiện quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ, đổi mới các chính sách nhằm khuyến khích các nhà đầu tư phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng cường sự liên kết giữa các doanh nghiệp trong quá trình phát triển công nghiệp hỗ trợ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ.

5. Có cơ chế đặc thù trong chính sách phát triển các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ, đặc biệt là trong xây dựng hạ tầng giao thông. Theo tính toán, mật độ đường giao thông so với diện tích tự nhiên của vùng Tây Nguyên thấp hơn so với mật độ chung của cả nước. Tây Nguyên có diện tích tự nhiên rộng, 54.641 km2, đây là một lợi thế cho phát triển nông nghiệp. Để làm được điều đó thì việc đầu tư các công trình thủy lợi cần được xem xét đầu tư. Bên cạnh việc đầu tư các công trình hạ tầng thì trong đào tạo, xây dựng nguồn nhân lực cần phải được tính đến. Trong Báo cáo có đề cập hỗ trợ và thúc đẩy các địa phương phát triển ý tưởng mới nhằm phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với tiềm năng, lợi thế của địa phương, để đạt được mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình phát triển. Tuy nhiên, Báo cáo lại chưa đề cập đến chính sách phát triển kinh tế các vùng Tây Nguyên, Tây Bắc và Tây Nam Bộ”./.