> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp xu hướng biến động của giá thế giới

Điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp xu hướng biến động của giá thế giới

16/06/2015
Vừa qua, cử tri đã gửi tới kỳ họp thứ 9 của Quốc hội kiến nghị về việc tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong điều hành giá bán xăng dầu để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

Vấn đề được dư luận quan tâm này được Bộ Công Thương và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, điều hành giá xăng dầu phù hợp với xu hướng biến động giá xăng dầu thế giới, đáp ứng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu cũng như Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP) đều cho phép doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được tham gia kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu (thay vì trước đây quy định chỉ doanh nghiệp nhà nước mới được thực hiện).

Đến hết năm 2012, trên thị trường có 12 doanh nghiệp đầu mối tham gia kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, trong đó có cả doanh nghiệp nhà nước (chiếm đa số) và doanh nghiệp tư nhân; đến giữa tháng 5 năm 2015, số doanh nghiệp đầu mối đã tăng lên 22 doanh nghiệp, trong đó có 8 doanh nghiệp nhà nước, còn lại 14 doanh nghiệp thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Mặt hàng xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, những doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP đều có thể tham gia kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, vì vậy việc kinh doanh xăng dầu không còn mang tính độc quyền nữa.

Bên cạnh việc kinh doanh xăng dầu theo phương thức tổng đại lý, đại lý được quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP bổ sung thêm 2 phương thức phân phối xăng dầu mới là phương thức mua đứt bán đoạn và nhượng quyền thương mại. Theo đó, thương nhân phân phối xăng dầu (hoạt động theo phương thức mua đứt bán đoạn) được mua xăng dầu từ nhiều thương nhân đầu mối, được quyền quy định giá bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình theo nguyên tắc, trình tự như thương nhân đầu mối; thương nhân nhận quyền bán lẻ (kinh doanh bán lẻ xăng dầu bằng phương thức nhượng quyền thương mại) được nhận quyền từ thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu để bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng sở hữu, đồng sở hữu. Quy định mới này sẽ tăng tính cạnh tranh trên thị trường xăng dầu.

Ngoài ra, để tăng cường tính công khai, minh bạch trong điều hành xăng dầu, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP có một điều quy định về công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu. Trong đó, quy định Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá công khai, minh bạch, đúng quy định tại Nghị định; Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố thông tin về giá thế giới, giá cơ sở, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành, số trích lập, sử dụng và số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo hàng quý… Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát việc điều hành giá xăng dầu, giám sát mức trích lập, mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá của doanh nghiệp đầu mối. Doanh nghiệp đầu mối chịu trách nhiệm công bố thông tin về giá bán lẻ hiện hành, số trích lập, sử dụng, số dư Quỹ Bình ổn giá của doanh nghiệp, công bố báo cáo tài chính trong năm tài chính của doanh nghiệp khi đã được kiểm toán.

Thị trường xăng dầu hiện nay không có tính độc quyền; tính cạnh tranh ngày càng tăng, hoạt động kinh doanh xăng dầu được công khai, minh bạch để người dân, doanh nghiệp đều có thể khai thác, sử dụng thông tin phục vụ hoạt động nghiên cứu của mình, đồng thời giám sát được việc điều hành kinh doanh xăng dầu của cơ quan quản lý nhà nước, điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp…

2.jpg
Các ĐBQH tỉnh Gia Lai tham dự phiên họp ở hội trường

Thực hiện Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, từ tháng 11 năm 2014 đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ Bộ Tài chính trong công tác điều hành giá xăng dầu, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phù hợp xu hướng biến động của giá thế giới, bảo đảm nguyên tắc vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước; Theo đó, mặt hàng xăng đã có 6 lần điều chỉnh giảm (khoảng 6.664 đồng/lít), 2 lần điều chỉnh tăng (khoảng 3.550 đồng/lít); dầu diesel 6 lần giảm (khoảng 4.213 đồng/lít), 1 lần điều chỉnh tăng (khoảng 700 đồng/lít); dầu hỏa có 8 lần giảm (khoảng 4.707 đồng/lít), 1 lần tăng (khoảng 700 đồng/lít); dầu mazut có 7 lần giảm (khoảng 4.159 đồng/kg), 1 lần tăng (khoảng 900 đồng/lít).

Giá bán hiện nay (tham chiếu giá của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex) đối với xăng RON 92: 19.230 đồng/lít; xăng E5: 18.900 đồng/lít; diesel 0.05S: 15.880 đồng/lít; dầu hỏa:15.810 đồng/lít; dầu mazut 3.5S: 12.650 đồng/kg. 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đi lại của người dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tâm lý người tiêu dùng, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu giữ ổn định giá bán các chủng loại xăng dầu trong và sau Tết Nguyên đán, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để bù đắp toàn bộ chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hiện hành, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng.
                                                                                     
Duy Hiếu
(tóm lược)

Điều hành giá xăng dầu trong nước phù hợp xu hướng biến động của giá thế giới

16/06/2015
Vừa qua, cử tri đã gửi tới kỳ họp thứ 9 của Quốc hội kiến nghị về việc tăng cường tính cạnh tranh, công khai, minh bạch trong điều hành giá bán xăng dầu để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng.

Vấn đề được dư luận quan tâm này được Bộ Công Thương và Bộ Tài chính phối hợp chặt chẽ, điều hành giá xăng dầu phù hợp với xu hướng biến động giá xăng dầu thế giới, đáp ứng mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô.

Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu cũng như Nghị định số 83/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2014 của Chính phủ về kinh doanh xăng dầu (thay thế Nghị định số 84/2009/NĐ-CP) đều cho phép doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được tham gia kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu (thay vì trước đây quy định chỉ doanh nghiệp nhà nước mới được thực hiện).

Đến hết năm 2012, trên thị trường có 12 doanh nghiệp đầu mối tham gia kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, trong đó có cả doanh nghiệp nhà nước (chiếm đa số) và doanh nghiệp tư nhân; đến giữa tháng 5 năm 2015, số doanh nghiệp đầu mối đã tăng lên 22 doanh nghiệp, trong đó có 8 doanh nghiệp nhà nước, còn lại 14 doanh nghiệp thuộc khu vực doanh nghiệp tư nhân.

Mặt hàng xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, những doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Nghị định số 83/2014/NĐ-CP đều có thể tham gia kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, vì vậy việc kinh doanh xăng dầu không còn mang tính độc quyền nữa.

Bên cạnh việc kinh doanh xăng dầu theo phương thức tổng đại lý, đại lý được quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP bổ sung thêm 2 phương thức phân phối xăng dầu mới là phương thức mua đứt bán đoạn và nhượng quyền thương mại. Theo đó, thương nhân phân phối xăng dầu (hoạt động theo phương thức mua đứt bán đoạn) được mua xăng dầu từ nhiều thương nhân đầu mối, được quyền quy định giá bán lẻ xăng dầu thuộc hệ thống phân phối của mình theo nguyên tắc, trình tự như thương nhân đầu mối; thương nhân nhận quyền bán lẻ (kinh doanh bán lẻ xăng dầu bằng phương thức nhượng quyền thương mại) được nhận quyền từ thương nhân đầu mối, thương nhân phân phối xăng dầu để bán lẻ xăng dầu tại các cửa hàng sở hữu, đồng sở hữu. Quy định mới này sẽ tăng tính cạnh tranh trên thị trường xăng dầu.

Ngoài ra, để tăng cường tính công khai, minh bạch trong điều hành xăng dầu, Nghị định số 83/2014/NĐ-CP có một điều quy định về công khai, minh bạch trong điều hành giá và kinh doanh xăng dầu. Trong đó, quy định Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp Bộ Tài chính điều hành giá công khai, minh bạch, đúng quy định tại Nghị định; Bộ Công Thương có trách nhiệm công bố thông tin về giá thế giới, giá cơ sở, giá bán lẻ xăng dầu hiện hành, số trích lập, sử dụng và số dư Quỹ Bình ổn giá xăng dầu theo hàng quý… Bộ Tài chính có trách nhiệm giám sát việc điều hành giá xăng dầu, giám sát mức trích lập, mức sử dụng Quỹ Bình ổn giá của doanh nghiệp đầu mối. Doanh nghiệp đầu mối chịu trách nhiệm công bố thông tin về giá bán lẻ hiện hành, số trích lập, sử dụng, số dư Quỹ Bình ổn giá của doanh nghiệp, công bố báo cáo tài chính trong năm tài chính của doanh nghiệp khi đã được kiểm toán.

Thị trường xăng dầu hiện nay không có tính độc quyền; tính cạnh tranh ngày càng tăng, hoạt động kinh doanh xăng dầu được công khai, minh bạch để người dân, doanh nghiệp đều có thể khai thác, sử dụng thông tin phục vụ hoạt động nghiên cứu của mình, đồng thời giám sát được việc điều hành kinh doanh xăng dầu của cơ quan quản lý nhà nước, điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu của doanh nghiệp…

2.jpg
Các ĐBQH tỉnh Gia Lai tham dự phiên họp ở hội trường

Thực hiện Nghị định số 83/2014/NĐ-CP, từ tháng 11 năm 2014 đến nay, Bộ Công Thương đã phối hợp chặt chẽ Bộ Tài chính trong công tác điều hành giá xăng dầu, bảo đảm giá xăng dầu trong nước phù hợp xu hướng biến động của giá thế giới, bảo đảm nguyên tắc vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước; Theo đó, mặt hàng xăng đã có 6 lần điều chỉnh giảm (khoảng 6.664 đồng/lít), 2 lần điều chỉnh tăng (khoảng 3.550 đồng/lít); dầu diesel 6 lần giảm (khoảng 4.213 đồng/lít), 1 lần điều chỉnh tăng (khoảng 700 đồng/lít); dầu hỏa có 8 lần giảm (khoảng 4.707 đồng/lít), 1 lần tăng (khoảng 700 đồng/lít); dầu mazut có 7 lần giảm (khoảng 4.159 đồng/kg), 1 lần tăng (khoảng 900 đồng/lít).

Giá bán hiện nay (tham chiếu giá của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam - Petrolimex) đối với xăng RON 92: 19.230 đồng/lít; xăng E5: 18.900 đồng/lít; diesel 0.05S: 15.880 đồng/lít; dầu hỏa:15.810 đồng/lít; dầu mazut 3.5S: 12.650 đồng/kg. 

Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác quản lý điều hành nhằm bình ổn giá cả thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ xăng dầu đi lại của người dân, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, tâm lý người tiêu dùng, Liên Bộ Công Thương - Tài chính đã yêu cầu các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu giữ ổn định giá bán các chủng loại xăng dầu trong và sau Tết Nguyên đán, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu để bù đắp toàn bộ chênh lệch giữa giá cơ sở và giá hiện hành, bảo đảm hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng.
                                                                                     
Duy Hiếu
(tóm lược)