> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh xã hội

08/10/2014
Nhằm phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII, sẽ diễn ra từ 20/10/2014 đến 29/11/2014, chiều ngày 08 tháng 10 năm 2014, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với Thường trực HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan của tỉnh để tham gia ý kiến về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Ông Huỳnh Thành, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Công tác triển khai các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh xã hội của tỉnh Gia Lai trong 9 tháng đầu năm 2014 cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu: các hoạt động dạy và học được thực hiện nghiêm túc, tích cực; ngành Y tế đã chủ động triển khai các biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền nhân dân đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở điều trị đảm bảo duy trì tốt việc cấp cứu, khám và điều trị cho bệnh nhân. Đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người có công và các hoạt động an sinh xã hội; thực hiện tốt đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Dạy nghề cho lao động nông thôn 3.895 người, giải quyết việc làm mới cho 17.987 lao động. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn tỉnh có 5 xã đạt 19 tiêu chí; 07 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 42 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 120 xã đạt 5-9 tiêu chí; 11 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

Đại biểu các sở, ngành đã kiến nghị nhiều vấn đề quan trọng như: chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng trong tỉnh; tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm còn bất cập; người nghèo đặc biệt là người DTTS chiếm tỷ lệ cao; giải quyết chế độ nhiễm chất độc da cam/dioxin cho thế hệ thứ 3 (là cháu nội, ngoại của người hoạt động kháng chiến) bị nhiễm chất độc da cam; kiến nghị các bộ, ngành trung ương cần ưu tiên tăng vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu Quốc gia cho tỉnh, chú trọng lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư để người dân có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước cải thiện nâng cao đời sống, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Những ý kiến, kiến nghị của các ban, ngành trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh xã hội được ông Huỳnh Thành, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận, và kiến nghị tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII sắp đến theo thẩm quyền./.                                                                                                                                                                                   
TH: Q. Vinh

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh lấy ý kiến các sở, ngành về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh xã hội

08/10/2014
Nhằm phục vụ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII, sẽ diễn ra từ 20/10/2014 đến 29/11/2014, chiều ngày 08 tháng 10 năm 2014, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm việc với Thường trực HĐND tỉnh, đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành có liên quan của tỉnh để tham gia ý kiến về lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh. Ông Huỳnh Thành, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì buổi làm việc.

Công tác triển khai các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh xã hội của tỉnh Gia Lai trong 9 tháng đầu năm 2014 cơ bản đã hoàn thành các chỉ tiêu: các hoạt động dạy và học được thực hiện nghiêm túc, tích cực; ngành Y tế đã chủ động triển khai các biện pháp tăng cường phòng chống dịch bệnh, tuyên truyền nhân dân đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, các cơ sở điều trị đảm bảo duy trì tốt việc cấp cứu, khám và điều trị cho bệnh nhân. Đã triển khai thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách đối với người có công và các hoạt động an sinh xã hội; thực hiện tốt đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" theo Quyết định 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ. Dạy nghề cho lao động nông thôn 3.895 người, giải quyết việc làm mới cho 17.987 lao động. Thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững và sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, đến nay toàn tỉnh có 5 xã đạt 19 tiêu chí; 07 xã đạt từ 15-18 tiêu chí; 42 xã đạt từ 10-14 tiêu chí; 120 xã đạt 5-9 tiêu chí; 11 xã chỉ đạt dưới 5 tiêu chí.

Đại biểu các sở, ngành đã kiến nghị nhiều vấn đề quan trọng như: chất lượng giáo dục chưa đồng đều giữa các vùng trong tỉnh; tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, công tác vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm còn bất cập; người nghèo đặc biệt là người DTTS chiếm tỷ lệ cao; giải quyết chế độ nhiễm chất độc da cam/dioxin cho thế hệ thứ 3 (là cháu nội, ngoại của người hoạt động kháng chiến) bị nhiễm chất độc da cam; kiến nghị các bộ, ngành trung ương cần ưu tiên tăng vốn đầu tư cho các chương trình mục tiêu Quốc gia cho tỉnh, chú trọng lồng ghép các chương trình, dự án đầu tư để người dân có điều kiện phát triển kinh tế, từng bước cải thiện nâng cao đời sống, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.

Những ý kiến, kiến nghị của các ban, ngành trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, an sinh xã hội được ông Huỳnh Thành, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh ghi nhận, và kiến nghị tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XIII sắp đến theo thẩm quyền./.                                                                                                                                                                                   
TH: Q. Vinh