> Tin tức - Sự kiện > Tin hoạt động ĐĐBQH > Đưa ý chí, nguyện vọng của Nhân dân kết tinh vào hoạt động giám sát của Quốc hội

Đưa ý chí, nguyện vọng của Nhân dân kết tinh vào hoạt động giám sát của Quốc hội

29/03/2016
Quốc hội khóa XIII đã tiến hành giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực thi pháp luật, góp phần bảo đảm để Hiến pháp, pháp luật phát huy hiệu lực trong cuộc sống.

Hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm để pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đồng thời chỉ ra những vấn đề nổi cộm trong đời sống kinh tế - xã hội, những bất cập về chính sách, pháp luật cần sớm được khắc phục, sửa đổi, bổ sung.

Phạm vi giám sát của Quốc hội rất phong phú, đa dạng, từ các vấn đề kinh tế vĩ mô đến những vấn đề dân sinh bức xúc, với nhiều hình thức cụ thể, thiết thực, sát với thực tiễn đời sống.

Qua giám sát, nhiều hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành của các cấp, các ngành được phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý, tạo ra hiệu ứng tích cực trong xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Chất vấn là hình thức giám sát hiệu quả nhất

Hoạt động chất vấn của Quốc hội tiếp tục được đổi mới về chiều sâu, chú trọng về chất lượng, đề cao tinh thần xây dựng, tính dân chủ, công khai, tính tranh luận, đối thoại và ý thức trách nhiệm, tự phê bình của người được chất vấn tăng lên rõ rệt qua từng kỳ họp.

2.jpg
ĐBQH Bùi Văn Cường (Gia Lai) phát biểu về việc tái cơ cấu nền kinh tế (Kỳ họp thứ 8, QH khóa XIII)

Thời gian cho hoạt động chất vấn không thể tăng thêm, nhưng các nội dung được đưa ra ngày một nhiều và đã được phân tích, trao đổi, xử lý kỹ lưỡng nên đã tạo ảnh hưởng tích cực, rõ nét hơn trong đời sống kinh tế -xã hội.
Cách thức tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề được kế thừa và phát huy một cách hiệu quả, bảo đảm sự hài hòa giữa tính khái quát, vĩ mô trong giám sát tối cao của Quốc hội và tính cụ thể, trực tiếp trong thực thi nhiệm vụ đại diện cho cử tri.

Việc Quốc hội luôn ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn với những nội dung xác đáng, thiết thực là điểm đối mới đáng kể, giúp cho việc giám sát thực hiện lời hứa và các yêu cầu của Quốc hội sau chất vấn được kịp thời và có căn cứ.

Qua hoạt động chất vấn, nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc trên các lĩnh vực như: giao thông vận tải, ngân hàng, y tế, giáo dục, tư pháp… đã có nhiều chuyển biến đáng kể, được các vị đại biểu Quốc hội, cử tri, dư luận xã hội đánh giá cao.

3.JPG
ĐBQH Hà Công Long (Gia Lai) chấp vấn Viện trưởng VKSNDTC (Kỳ họp thứ 5, QH khóa XIII)

Điểm mới của nhiệm kỳ khóa XIII là tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội tiến hành chất vấn trực tiếp những người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII, thể hiện việc theo dõi, giám sát đến cùng việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát, chất vấn nhiệm kỳ vừa qua, rút ra những bài học cần thiết để tiếp tục hoàn thiện chức năng quan trọng này của Quốc hội.

Nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội tiếp tục được đưa ra phân tích, xem xét thấu đáo dưới nhiều góc độ. Quốc hội đã ra nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, các vị bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục thực hiện có kết quả những vấn đề đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước.

Có thể khẳng định chất vấn là hình thức giám sát hiệu quả nhất trong hoạt động giám sát của Quốc hội, luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của nhiều tầng lớp Nhân dân, luôn thúc đẩy đại biểu Quốc hội lắng nghe, trăn trở với các vấn đề bức xúc, nổi cộm của đời sống xã hội để tâm huyết chuẩn bị các chất vấn có chất lượng; đồng thời, cũng giúp những người bị chất vấn sẵn sàng chia sẻ, nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đặt ra một cách chính xác, khách quan; từ đó tạo ra sự chuyển biến tích cực, sự thống nhất chung trong nhận thức và hành động của cả bộ máy nhà nước.
Trong 09 kỳ họp Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ nhất không chất vấn) và 07 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai có 63 chất vấn (60 chất vấn bằng văn bản và 03 chất vấn trực tiếp ở hội trường) đối với Thủ tướng Chính phủ và 46 lượt Bộ trưởng, Trưởng ngành về một số nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước, những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội mà cử tri, nhân dân quan tâm.

Các thành viên Chính phủ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã trả lời trực tiếp và có văn bản trả lời kịp thời chất vấn của đại biểu Quốc hội, giải trình về trách nhiệm và đề ra giải pháp triển khai, thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc chức năng của Bộ, ngành, Chính phủ trong thời gian tới.

4.JPG
ĐBQH Siu Hương (Gia Lai) phát biểu về báo cáo giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo (Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIII)

Tuy nhiên, còn trường hợp trả lời chất vấn chưa sâu, chưa giải trình được nguyên nhân chủ quan của hạn chế, thiếu sót; tổ chức thực hiện công việc sau chất vấn còn chậm; có vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm như: Một số tồn tại liên quan đến Dự án thủy điện An Khê - KaNak chưa được giải quyết phù hợp với thực tế để ổn định sản xuất, đời sống bền vững của người dân; Việc bảo đảm duy trì dòng chảy bình thường của sông Ba sau đập An Khê trong mùa nắng như trước khi làm công trình thủy điện An Khê - KaNak…

Quốc hội tăng cường giám sát chuyên đề

Quốc hội tập trung hoạt động giám sát tối cao theo chuyên đề vào những vấn đề bức xúc và cấp thiết của cuộc sống như việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; quy hoạch thủy điện; đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh; bảo hiểm y tế, giảm nghèo; việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản; việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng; tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự...

Trên cơ sở kết quả thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã ban hành nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề, qua đó nêu rõ yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể mà Chính phủ, các cơ quan liên quan phải tập trung thực hiện.
Việc xem xét báo cáo công tác của các cơ quan hữu quan đã được Quốc hội thực hiện thường xuyên, nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật. Các báo cáo đều được thẩm tra kỹ lưỡng, định hướng được những vấn đề quan trọng làm cơ sở cho Quốc hội thảo luận.

Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận sâu sắc các báo cáo gắn với tình hình thực tiễn, đánh giá khách quan những tồn tại, hạn chế trong công tác của các cơ quan, nguyên nhân của thực trạng và từ đó yêu cầu các cơ quan đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục.

Sau khi xem xét báo cáo, nhiều nội dung đã được Quốc hội ban hành nghị quyết làm căn cứ cho các cơ quan thực hiện, tạo chuyển biến tích cực; đồng thời để Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội theo dõi, giám sát việc thực hiện. Các nghị quyết, kiến nghị giám sát về cơ bản đúng, trúng những vấn đề thực tiễn đang đặt ra và được tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả rõ rệt.

5.JPG
Các ĐBQH thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII

Trong nhiệm kỳ Quốc hội tiếp tục có nhiều cải tiến, đổi mới hoạt động giám sát. Việc “tái” giám sát được tiến hành thường xuyên, trước hết là xem xét kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, kỳ họp sau phải báo cáo kết quả thực hiện những điều đã hứa, những giải pháp đã đưa ra trong lần chất vấn trước.

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã tiến hành “chất vấn toàn khóa” đối với những người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, về chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ. Có thể khẳng định, Quốc hội đã theo dõi, giám sát “đến cùng” việc thực hiện nghị quyết Quốc hội, rút ra những bài học cần thiết để tiếp tục hoàn thiện chức năng quan trọng này.

Hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được quan tâm, tiến hành thường xuyên hơn, đạt kết quả thiết thực, góp phần nâng cao trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành trong giám sát và tổ chức thực thi pháp luật; nâng cao tính minh bạch, công khai trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Đánh giá tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII cũng đã đánh dấu một dấu mốc lịch sử khi lần đầu tiên Quốc hội hai lần thay mặt nhân dân cả nước thực hiện quyền giám sát tối cao trong việc đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được triển khai một cách thận trọng, nghiêm túc theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục được quy định trong Nghị quyết của Quốc hội và hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Toàn bộ quy trình lấy phiếu tín nhiệm được làm một cách dân chủ, công khai, minh bạch để công luận, cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi, giám sát.

Với trách nhiệm của mình, các vị đại biểu Quốc hội đã dành thời gian nghiên cứu, nắm bắt thông tin, thảo luận, đánh giá khách quan, công tâm mức độ tín nhiệm của các vị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã thúc đẩy những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn không ngừng phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác, tạo chuyển biến rõ rệt trong trong một số ngành, lĩnh vực.

Mặc dù có nhiều cải tiến, đổi mới, nhưng hoạt động giám sát của Quốc hội vẫn còn không ít hạn chế, bất cập.
Trong một số trường hợp, chưa có cơ chế xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan, quy trình xử lý và chế tài phù hợp; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát chưa thực sự quyết liệt, không ít vụ việc chậm được giải quyết, gây bức xúc trong dư luận; việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử tri chưa đạt yêu cầu; giám sát việc thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được thực hiện tốt và kết quả thấp; một số quy định của pháp luật về giám sát như việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chưa có điều kiện thực tế để thực hiện...

Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên là do có lúc, có việc chưa thực sự đi sâu, phân tích toàn diện nội dung giám sát; hình thức giám sát chủ yếu là nghe báo cáo của bộ, ngành, địa phương; một số quy định về hoạt động giám sát còn thiếu cụ thể hoặc chưa thật phù hợp, nhất là trong việc giám sát thực hiện kết luận, xử lý kiến nghị sau giám sát và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Nâng cao năng lực hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã phối hợp tốt trong việc giám sát chuyên đề theo chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Nhiều vị đại biểu Quốc hội đã tích cực tham gia hoạt động của các Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội, từ đó có điều kiện thực hiện tốt hơn quyền chất vấn và giám sát tối cao tại các kỳ họp Quốc hội.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã có nhiều nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và chương trình giám sát đã ban hành đạt kết quả tốt, chất lượng và hiệu quả giám sát ngày càng được nâng cao, góp phần bảo đảm việc thực hiện đúng đắn chính sách, pháp luật của Nhà nước đã ban hành và nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

6.jpg
Họp Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai (Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII)

Năng lực hoạt động giám sát của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn ngày càng nâng lên. Từ thực tiễn giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị xác đáng, có tính khả thi để các cơ quan, tổ chức khắc phục hạn chế, thiếu sót nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách, pháp luật đã ban hành.

Trong nhiệm kỳ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức 09 Đoàn giám sát và 03 Đoàn khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Trên cơ sở kết quả giám sát, khảo sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã nhận xét, đánh giá cụ thể kết quả đã đạt được và hạn chế, tồn tại; đồng thời, có 343 kiến nghị đối với cơ quan chịu sự giám sát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện chính sách, pháp luật.

Sau giám sát, Đoàn đã chú trọng theo dõi, đôn đốc các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện, giải quyết các kiến nghị của Đoàn nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát. Đến nay, các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan đã giải quyết, trả lời và tổ chức thực hiện 320/343 kiến nghị của Đoàn (đạt 93,30%), còn lại 23 kiến nghị, Đoàn đang tiếp tục đôn đốc giải quyết.

Theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã tham gia 24 Đoàn giám sát, khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Tuy vậy, Đoàn chưa đủ nhân lực, thời gian và các điều kiện bảo đảm để tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; chưa triển khai giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Phương pháp giám sát còn mang tính hình thức. Một số cơ quan, tổ chức chưa chú trọng giải quyết kịp thời các kiến nghị giám sát, nên ảnh hưởng đến hiệu lực hoạt động giám sát của Đoàn.

Nguyên nhân chủ yếu do các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội (trong đó có đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội) chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời như: Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2008...
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự, đất đai, v.v.. để bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất, đạt hiệu quả và tạo thuận lợi cho hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
Duy Hiếu (tổng hợp)


Đưa ý chí, nguyện vọng của Nhân dân kết tinh vào hoạt động giám sát của Quốc hội

29/03/2016
Quốc hội khóa XIII đã tiến hành giám sát có trọng tâm, trọng điểm, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong việc thực thi pháp luật, góp phần bảo đảm để Hiến pháp, pháp luật phát huy hiệu lực trong cuộc sống.

Hoạt động giám sát của Quốc hội đã có nhiều đổi mới, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của bộ máy nhà nước từ trung ương đến cơ sở; bảo đảm để pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh, đồng thời chỉ ra những vấn đề nổi cộm trong đời sống kinh tế - xã hội, những bất cập về chính sách, pháp luật cần sớm được khắc phục, sửa đổi, bổ sung.

Phạm vi giám sát của Quốc hội rất phong phú, đa dạng, từ các vấn đề kinh tế vĩ mô đến những vấn đề dân sinh bức xúc, với nhiều hình thức cụ thể, thiết thực, sát với thực tiễn đời sống.

Qua giám sát, nhiều hạn chế, yếu kém trong quản lý, điều hành của các cấp, các ngành được phát hiện, xử lý hoặc kiến nghị xử lý, tạo ra hiệu ứng tích cực trong xã hội, củng cố niềm tin của Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.

Chất vấn là hình thức giám sát hiệu quả nhất

Hoạt động chất vấn của Quốc hội tiếp tục được đổi mới về chiều sâu, chú trọng về chất lượng, đề cao tinh thần xây dựng, tính dân chủ, công khai, tính tranh luận, đối thoại và ý thức trách nhiệm, tự phê bình của người được chất vấn tăng lên rõ rệt qua từng kỳ họp.

2.jpg
ĐBQH Bùi Văn Cường (Gia Lai) phát biểu về việc tái cơ cấu nền kinh tế (Kỳ họp thứ 8, QH khóa XIII)

Thời gian cho hoạt động chất vấn không thể tăng thêm, nhưng các nội dung được đưa ra ngày một nhiều và đã được phân tích, trao đổi, xử lý kỹ lưỡng nên đã tạo ảnh hưởng tích cực, rõ nét hơn trong đời sống kinh tế -xã hội.
Cách thức tiến hành nội dung chất vấn và trả lời chất vấn theo nhóm vấn đề được kế thừa và phát huy một cách hiệu quả, bảo đảm sự hài hòa giữa tính khái quát, vĩ mô trong giám sát tối cao của Quốc hội và tính cụ thể, trực tiếp trong thực thi nhiệm vụ đại diện cho cử tri.

Việc Quốc hội luôn ban hành Nghị quyết về chất vấn và trả lời chất vấn với những nội dung xác đáng, thiết thực là điểm đối mới đáng kể, giúp cho việc giám sát thực hiện lời hứa và các yêu cầu của Quốc hội sau chất vấn được kịp thời và có căn cứ.

Qua hoạt động chất vấn, nhiều vấn đề nổi cộm, bức xúc trên các lĩnh vực như: giao thông vận tải, ngân hàng, y tế, giáo dục, tư pháp… đã có nhiều chuyển biến đáng kể, được các vị đại biểu Quốc hội, cử tri, dư luận xã hội đánh giá cao.

3.JPG
ĐBQH Hà Công Long (Gia Lai) chấp vấn Viện trưởng VKSNDTC (Kỳ họp thứ 5, QH khóa XIII)

Điểm mới của nhiệm kỳ khóa XIII là tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội tiến hành chất vấn trực tiếp những người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn từ đầu nhiệm kỳ khóa XIII, thể hiện việc theo dõi, giám sát đến cùng việc thực hiện nghị quyết của Quốc hội, đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát, chất vấn nhiệm kỳ vừa qua, rút ra những bài học cần thiết để tiếp tục hoàn thiện chức năng quan trọng này của Quốc hội.

Nhiều vấn đề bức xúc của đời sống kinh tế - xã hội tiếp tục được đưa ra phân tích, xem xét thấu đáo dưới nhiều góc độ. Quốc hội đã ra nghị quyết về việc tiếp tục thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về hoạt động giám sát chuyên đề và hoạt động chất vấn, yêu cầu Thủ tướng Chính phủ, các vị bộ trưởng, trưởng ngành tiếp tục thực hiện có kết quả những vấn đề đã hứa trước Quốc hội và cử tri cả nước.

Có thể khẳng định chất vấn là hình thức giám sát hiệu quả nhất trong hoạt động giám sát của Quốc hội, luôn thu hút sự quan tâm, theo dõi của nhiều tầng lớp Nhân dân, luôn thúc đẩy đại biểu Quốc hội lắng nghe, trăn trở với các vấn đề bức xúc, nổi cộm của đời sống xã hội để tâm huyết chuẩn bị các chất vấn có chất lượng; đồng thời, cũng giúp những người bị chất vấn sẵn sàng chia sẻ, nhìn nhận, đánh giá các vấn đề đặt ra một cách chính xác, khách quan; từ đó tạo ra sự chuyển biến tích cực, sự thống nhất chung trong nhận thức và hành động của cả bộ máy nhà nước.
Trong 09 kỳ họp Quốc hội khóa XIII (kỳ họp thứ nhất không chất vấn) và 07 phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai có 63 chất vấn (60 chất vấn bằng văn bản và 03 chất vấn trực tiếp ở hội trường) đối với Thủ tướng Chính phủ và 46 lượt Bộ trưởng, Trưởng ngành về một số nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước, những vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội mà cử tri, nhân dân quan tâm.

Các thành viên Chính phủ và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao đã trả lời trực tiếp và có văn bản trả lời kịp thời chất vấn của đại biểu Quốc hội, giải trình về trách nhiệm và đề ra giải pháp triển khai, thực hiện hiệu quả hơn các nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc chức năng của Bộ, ngành, Chính phủ trong thời gian tới.

4.JPG
ĐBQH Siu Hương (Gia Lai) phát biểu về báo cáo giám sát thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo (Kỳ họp thứ 6, QH khóa XIII)

Tuy nhiên, còn trường hợp trả lời chất vấn chưa sâu, chưa giải trình được nguyên nhân chủ quan của hạn chế, thiếu sót; tổ chức thực hiện công việc sau chất vấn còn chậm; có vấn đề đến nay vẫn chưa được giải quyết dứt điểm như: Một số tồn tại liên quan đến Dự án thủy điện An Khê - KaNak chưa được giải quyết phù hợp với thực tế để ổn định sản xuất, đời sống bền vững của người dân; Việc bảo đảm duy trì dòng chảy bình thường của sông Ba sau đập An Khê trong mùa nắng như trước khi làm công trình thủy điện An Khê - KaNak…

Quốc hội tăng cường giám sát chuyên đề

Quốc hội tập trung hoạt động giám sát tối cao theo chuyên đề vào những vấn đề bức xúc và cấp thiết của cuộc sống như việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề; quy hoạch thủy điện; đầu tư công cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn; quản lý, sử dụng đất đai tại các nông, lâm trường quốc doanh; bảo hiểm y tế, giảm nghèo; việc thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản; việc thực hiện tái cơ cấu kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng; tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự...

Trên cơ sở kết quả thảo luận của các đại biểu Quốc hội, Quốc hội đã ban hành nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề, qua đó nêu rõ yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể mà Chính phủ, các cơ quan liên quan phải tập trung thực hiện.
Việc xem xét báo cáo công tác của các cơ quan hữu quan đã được Quốc hội thực hiện thường xuyên, nghiêm túc theo đúng quy định của pháp luật. Các báo cáo đều được thẩm tra kỹ lưỡng, định hướng được những vấn đề quan trọng làm cơ sở cho Quốc hội thảo luận.

Quốc hội, các vị đại biểu Quốc hội nghiên cứu kỹ lưỡng, thảo luận sâu sắc các báo cáo gắn với tình hình thực tiễn, đánh giá khách quan những tồn tại, hạn chế trong công tác của các cơ quan, nguyên nhân của thực trạng và từ đó yêu cầu các cơ quan đề ra các biện pháp cụ thể để khắc phục.

Sau khi xem xét báo cáo, nhiều nội dung đã được Quốc hội ban hành nghị quyết làm căn cứ cho các cơ quan thực hiện, tạo chuyển biến tích cực; đồng thời để Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội theo dõi, giám sát việc thực hiện. Các nghị quyết, kiến nghị giám sát về cơ bản đúng, trúng những vấn đề thực tiễn đang đặt ra và được tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả rõ rệt.

5.JPG
Các ĐBQH thực hiện việc lấy phiếu tín nhiệm tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII

Trong nhiệm kỳ Quốc hội tiếp tục có nhiều cải tiến, đổi mới hoạt động giám sát. Việc “tái” giám sát được tiến hành thường xuyên, trước hết là xem xét kết quả thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về chất vấn và trả lời chất vấn. Theo đó, kỳ họp sau phải báo cáo kết quả thực hiện những điều đã hứa, những giải pháp đã đưa ra trong lần chất vấn trước.

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 10, Quốc hội đã tiến hành “chất vấn toàn khóa” đối với những người đứng đầu các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các nghị quyết của Quốc hội về giám sát chuyên đề, về chất vấn và trả lời chất vấn từ đầu nhiệm kỳ. Có thể khẳng định, Quốc hội đã theo dõi, giám sát “đến cùng” việc thực hiện nghị quyết Quốc hội, rút ra những bài học cần thiết để tiếp tục hoàn thiện chức năng quan trọng này.

Hoạt động giải trình tại Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội được quan tâm, tiến hành thường xuyên hơn, đạt kết quả thiết thực, góp phần nâng cao trách nhiệm của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, các bộ, ngành trong giám sát và tổ chức thực thi pháp luật; nâng cao tính minh bạch, công khai trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Đánh giá tín nhiệm đối với những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII cũng đã đánh dấu một dấu mốc lịch sử khi lần đầu tiên Quốc hội hai lần thay mặt nhân dân cả nước thực hiện quyền giám sát tối cao trong việc đánh giá tín nhiệm đối với các chức danh lãnh đạo chủ chốt trong bộ máy nhà nước.

Việc lấy phiếu tín nhiệm đã được triển khai một cách thận trọng, nghiêm túc theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục được quy định trong Nghị quyết của Quốc hội và hướng dẫn của Ủy ban thường vụ Quốc hội. Toàn bộ quy trình lấy phiếu tín nhiệm được làm một cách dân chủ, công khai, minh bạch để công luận, cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi, giám sát.

Với trách nhiệm của mình, các vị đại biểu Quốc hội đã dành thời gian nghiên cứu, nắm bắt thông tin, thảo luận, đánh giá khách quan, công tâm mức độ tín nhiệm của các vị được Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã thúc đẩy những người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn không ngừng phấn đấu, rèn luyện phẩm chất, nâng cao năng lực, hiệu quả công tác, tạo chuyển biến rõ rệt trong trong một số ngành, lĩnh vực.

Mặc dù có nhiều cải tiến, đổi mới, nhưng hoạt động giám sát của Quốc hội vẫn còn không ít hạn chế, bất cập.
Trong một số trường hợp, chưa có cơ chế xác định rõ trách nhiệm của các chủ thể liên quan, quy trình xử lý và chế tài phù hợp; việc theo dõi, đôn đốc thực hiện kết luận, kiến nghị sau giám sát chưa thực sự quyết liệt, không ít vụ việc chậm được giải quyết, gây bức xúc trong dư luận; việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của cử tri chưa đạt yêu cầu; giám sát việc thi hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng và thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chưa được thực hiện tốt và kết quả thấp; một số quy định của pháp luật về giám sát như việc cử tri bãi nhiệm đại biểu Quốc hội, việc bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn chưa có điều kiện thực tế để thực hiện...

Nguyên nhân của các hạn chế nêu trên là do có lúc, có việc chưa thực sự đi sâu, phân tích toàn diện nội dung giám sát; hình thức giám sát chủ yếu là nghe báo cáo của bộ, ngành, địa phương; một số quy định về hoạt động giám sát còn thiếu cụ thể hoặc chưa thật phù hợp, nhất là trong việc giám sát thực hiện kết luận, xử lý kiến nghị sau giám sát và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Nâng cao năng lực hoạt động giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã phối hợp tốt trong việc giám sát chuyên đề theo chương trình giám sát của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Nhiều vị đại biểu Quốc hội đã tích cực tham gia hoạt động của các Đoàn giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, của Đoàn đại biểu Quốc hội, từ đó có điều kiện thực hiện tốt hơn quyền chất vấn và giám sát tối cao tại các kỳ họp Quốc hội.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã có nhiều nỗ lực thực hiện chức năng, nhiệm vụ giám sát theo Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và chương trình giám sát đã ban hành đạt kết quả tốt, chất lượng và hiệu quả giám sát ngày càng được nâng cao, góp phần bảo đảm việc thực hiện đúng đắn chính sách, pháp luật của Nhà nước đã ban hành và nâng cao hiệu lực, hiệu quả giám sát của Quốc hội.

6.jpg
Họp Đoàn ĐBQH tỉnh Gia Lai (Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII)

Năng lực hoạt động giám sát của các đại biểu Quốc hội trong Đoàn ngày càng nâng lên. Từ thực tiễn giám sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh và các đại biểu Quốc hội đã đưa ra nhiều đề xuất, kiến nghị xác đáng, có tính khả thi để các cơ quan, tổ chức khắc phục hạn chế, thiếu sót nhằm thực hiện tốt hơn các chính sách, pháp luật đã ban hành.

Trong nhiệm kỳ, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tổ chức 09 Đoàn giám sát và 03 Đoàn khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về kinh tế - xã hội, hoạt động tư pháp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Trên cơ sở kết quả giám sát, khảo sát, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã nhận xét, đánh giá cụ thể kết quả đã đạt được và hạn chế, tồn tại; đồng thời, có 343 kiến nghị đối với cơ quan chịu sự giám sát và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc thực hiện chính sách, pháp luật.

Sau giám sát, Đoàn đã chú trọng theo dõi, đôn đốc các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện, giải quyết các kiến nghị của Đoàn nhằm bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát. Đến nay, các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát và các cơ quan, tổ chức có liên quan đã giải quyết, trả lời và tổ chức thực hiện 320/343 kiến nghị của Đoàn (đạt 93,30%), còn lại 23 kiến nghị, Đoàn đang tiếp tục đôn đốc giải quyết.

Theo yêu cầu của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội trong Đoàn đã tham gia 24 Đoàn giám sát, khảo sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về các lĩnh vực kinh tế - xã hội, ngân sách nhà nước, đầu tư xây dựng, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

Tuy vậy, Đoàn chưa đủ nhân lực, thời gian và các điều kiện bảo đảm để tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc giám sát việc thi hành pháp luật ở địa phương; chưa triển khai giám sát văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương. Phương pháp giám sát còn mang tính hình thức. Một số cơ quan, tổ chức chưa chú trọng giải quyết kịp thời các kiến nghị giám sát, nên ảnh hưởng đến hiệu lực hoạt động giám sát của Đoàn.

Nguyên nhân chủ yếu do các văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Quốc hội (trong đó có đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội) chưa được sửa đổi, bổ sung kịp thời như: Luật tổ chức Quốc hội năm 2001, Luật hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2003, Quy chế hoạt động của đại biểu Quốc hội và Đoàn đại biểu Quốc hội năm 2008...
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội có ý kiến với Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thường xuyên rà soát, hệ thống hóa các văn bản pháp luật trong các lĩnh vực hình sự, hành chính, dân sự, đất đai, v.v.. để bảo đảm việc áp dụng pháp luật thống nhất, đạt hiệu quả và tạo thuận lợi cho hoạt động giám sát của đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội.
Duy Hiếu (tổng hợp)